Một số đặc điểm về khách thể và địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BẮT NẠT

2.1. Một số đặc điểm về khách thể và địa bàn nghiên cứu

Lý do chọn học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 là vì đây là lứa tuổi quyết định trong sự phát triển nhận thức, sự hình thành niềm tin đạo đức và hình thành thế giới quan, cũng là lứa tuổi mà các hình thức bắt nạt phổ biến nhất, nhiều nhất.

Hiện tượng bắt nạt có thể phổ biến ở lứa tuổi nhỏ hơn, nhưng dưới 8 tuổi thì các em chưa thể tự đọc và hoặc trả lời các bảng hỏi trên giấy, còn học sinh từ 9 đến 14 tuổi thì tác giả đã nghiên cứu trong báo cáo khoa học sinh viên năm 2011.

Với điều kiện cho phép, tác giả chọn lứa tuổi từ 16 đến 18 để tiếp nối đề tài nghiờn cứu khoa học sinh viờn và đồng thời để hiểu rừ hơn về đối tượng học sinh mà tác giả sẽ tiếp xúc trong tương lai.

Biểu đồ 2.1. Số phiếu đạt yêu cầu và số phiếu không đạt yêu cầu.

Số lượng khách thể của nghiên cứu này là 400 học sinh (tương ứng với 400 phiếu phát ra) từ 3 trường trung học phổ thông là trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1 (Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh), trường trung học phổ thông Tây Hồ (Quận Tây Hồ, Hà Nội ) và trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội). Số phiếu thu vào là 400 phiếu, tuy nhiên trong quá trình nhập dữ liệu và xử lý sơ bộ dữ liệu thấy có 7 em học sinh (tương ứng với 7 phiếu không đạt yêu cầu) có điểm chuẩn về bắt nạt và nhận thức quá khác biệt so với tất cả những bạn khác nên phiếu trả lời của các em bị loại. Tiêu chí để loại những phiếu điều tra là các phiếu đánh dấu tất cả những cột thường xuyên và

7 393

luôn luôn mà không chọn những đáp án khác, những phiếu không đánh dấu mà bỏ trống quá nhiều câu hỏi…Sau khi loại bỏ 7 phiếu điều tra không đạt yêu cầu thì còn lại 393 phiếu đạt yêu cầu tương đương với 393 em học sinh được phân bố khá đồng đều ở 3 trường. Trong đó trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1 có 135 học sinh, chiếm 34.4%; trường trung học phổ thông Tây Hồ có 141 học sinh, chiếm 35.9%; trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng có 117 học sinh, chiếm 25.8%. Tỉ lệ giới tính cũng khá đồng đều ở 2 giới, nam là 185 em, chiếm 47.1%, nữ là 208 em, chiếm 52.9%.

Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ phần trăm học sinh điều tra ở 3 trường trung học phổ thông.

Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ phần trăm học sinh nam và nữ.

Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ học sinh 3 khối lớp 10 – 11 – 12.

25.8% 34.4%

35.9%

52.9% 47.1%

17.6% 43.7%

38.7%

Tỉ lệ học sinh các lớp không có sự chênh lệch quá lớn, lớp 10 bao gồm 172 em, chiếm 43.7%, lớp 11 bao gồm 152 em, chiếm 38.7%, lớp 12 bao gồm 69 em, chiếm 17.6%. 100% các em đi học đúng tuổi, sinh năm 1995 (lớp 10), sinh năm 1994 (lớp 11) và sinh năm 1993 (lớp 12).

Học lực kỳ vừa rồi, 42 em loại giỏi (10.7%), 208 em loại khá (52.9%), 128 em học lực trung bình (32.6%), 15 em học lực yếu (3.8%).

Biểu đồ 2.5. Tỉ lệ phần trăm học lực của học sinh.

Trong số 393 học sinh nghiên cứu có 22 em hình dáng bình thường (5.6%), 23 em rất gầy (5.9%), 200 em hơi gầy (50.9%), 142 em hơi béo (36.1%), 6 em rất béo (1.6%); 33 em chiều cao bình thường (8.4%), 14 em rất thấp (3.6%), 180 em hơi thấp (45.8%), 153 em hơi cao (38.9 %), 13 em rất cao (3.3%); So với kinh tế của gia đình các bạn khác có 77 em gia đình có kinh tế bình thường (18.3% ), 47 em gia đình có kinh tế rất nghèo (12%), 226 em gia đình có kinh tế hơi nghèo (57.5%), 44 em gia đình có kinh tế hơi giàu (11.2), 3 em gia đình có kinh tế rất giàu (0.8%).

Địa bàn nghiên cứu ở đây gồm có 3 trường phổ thông, nằm ở cả ba khu vực là nông thôn (trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1 – Thuận Thành – Bắc Ninh), khu vực ngoại thành (trường trung học phổ thông Tây Hồ - Quận Tây Hồ - Hà Nội), khu vực trung tâm thành phố (Trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội). Trong ba trường trung học phổ thông đó có: hai trường thuộc hệ thống trường trung học phổ thông công lập (Trường trung học

3.8% 10.7%

32.6%

52.9%

phổ thông Tây Hồ và trung học phổ thông Thuận Thành số 1) và một trường thuộc hệ thống trường trung học phổ thông dân lập (Trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng); Như vậy nghiên cứu đã bao gồm học sinh ở cả ba môi trường chủ yếu ở Việt Nam, do đó cũng có sự phân hóa về kinh tế gia đình, khả năng nhận thức, vốn hiểu biết và sự phân hóa giữa khả năng tự lập và trách nhiệm trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w