CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.2. Nhận thức bản thân
1.2.2.1. Khái niệm nhận thức [10, tr. 1-2]
Do yêu cầu của lao động, của cuộc sống, con người thường xuyên tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh, qua đó con người nhận thức được các nét cơ bản của sự vật hiện tượng (ví dụ con người gò đá thấy lửa).
Cứ như vậy, nhận thức của con người ngày càng được mở rộng. Theo từ điển triết học: Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan.
Theo Cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học”: “Nhận thức là toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá, được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng.
Trong nghiên cứu này, định nghĩa nhận thức là một hệ thống phức tạp, năng động và có tính tổ chức về những niềm tin, thái độ và quan niệm học được.
Ví dụ một đứa trẻ tin mình là vô dụng, đứa trẻ đó sẽ nghĩ rằng mình không thể tự làm được gì, và chỉ tập trung vào những điểm yếu và thất bại của mình, và phủ nhận những gì mình làm được.
1.2.2.2. Nhận thức bản thân
Nhận thức bản thân là khả năng phản ánh hiện thực khách quan (lời nói, hành động, việc làm, hành vi… của bản thân) trong ý thức của bản thân.
Nhận thức bản thân là khả năng cao nhất của con người, tức là khả năng tự đánh giá bản thân mình, hành vi của mình cho phù hợp với hiện thực khách quan (có người tự đánh giá quá cao, có người tự đánh giá quá thấp…) [5, tr. 109]
Ở học sinh, sự phát triển của nhận thức là một đặc điểm nổi bật trong phát triển nhân cách, có một ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi.
Từ độ tuổi thiếu niên, các em đã có nhu cầu về tự ý thức một cách mạnh mẽ: chú ý hình dáng bên ngoài (soi gương, chú ý sửa tư thế, làm dáng...). Quá trình tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính đặc thù riêng. Các em có nhu cầu tìm hiểu bản thân, đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích sống và hoài bão của bản thân, quan tâm tới đời sống tình cảm, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng.
Nhận thức của các em trong độ tuổi này xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động. Sự mở rộng các mối quan hệ xã hội, với thế giới xung quanh, và với bạn bè cùng trang lứa thôi thúc và buộc các em hiểu bản thân và ý thức được những đặc điểm nhân cách của mình, biểu hiện ra như việc ghi nhật ký, đối chiếu bản thân về đặc điểm nhân cách, hứng thú, động cơ, tình cảm với người xung quanh, hay một thần tượng, một tấm gương mà họ theo đuổi. Song song với tự ý thức phát triển mạnh mẽ là nhu cầu tự giáo dục như khắc phục thiếu sót, phát huy nét tốt, hình thành nhân cách phù hợp theo quan điểm đã hình thành.
Ở lứa tuổi học sinh từ 8 đến 13 tuổi, các em bắt đầu phát triển nhận thức tâm lý chủ quan về bản thân. Các em mới bắt đầu cảm nhận rằng có sự cách biệt giữa cảm xúc bên trong và bày tỏ bên ngoài. Đây cũng là lứa tuổi mà sự so sánh xã hội trở thành cơ sở để tự đánh giá. Các em đối chiếu ý kiến của những người xung quanh về bản thân mình. Tuy nhiên tự đánh giá của các em có thể có sai lầm. Đánh giá bản thân một cách khách quan không phải đơn giản và thường là
đánh giá người khác bao giờ cũng dễ hơn đánh giá chính mình. Vì vậy, các em không phải lúc nào cũng điều khiển được tốt những cảm nhận về bản thân và mọi người. Các em thường hành động theo suy nghĩ của bản thân và các em luôn cho rằng những việc làm đó là đúng, những nhận xét và góp ý của mọi người khiến các em khó chịu. Các em sẽ đổ lỗi cho người khác nếu có gì tồi tệ xảy ra.
Dường như các em không thể chấp nhận sự thực là mình làm sai hay có lỗi, do đó các em sẽ làm tất cả để giải thích hoặc chối tội.
Bên cạnh đó có những em tự đánh giá thấp bản thân như luôn không hài lòng, xem thường mình, không tin ở sức mình. Những em này thường có mâu thuẫn trong biểu tượng về bản thân, khó khăn trong giao tiếp, che dấu người xung quanh bằng một mặt nạ nào đó, khiến nội tâm căng thẳng. Các em dễ có phản ứng mạnh với sự phê phán, tiếng cười, sự chê trách của những người xung quanh. Lòng tự trọng, sự tự đánh giá càng thấp thì họ càng dễ bị đau khổ vì cô độc, thường khó đạt được mục tiêu, không thành công vì thiếu tin tưởng và sức mình. Và điều đó càng củng cố sự tự ý đánh giá thấp của các em.
Các em bắt đầu cảm nhận được động lực và việc làm của người khác, và biết đưa ra đánh giá về bản thân khi so sánh với người khác. Sự cảm nhận này chính là bắt đầu của phát triển đạo đức. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng thế giới quan về lĩnh vực đạo đức bắt đầu hình thành ở con người từ tuổi thiếu niên. Các em thiếu niên biết đánh giá phân loại hành vi của bản than và của người khác theo các phạm trù đạo đức khác nhau và có khả năng đưa ra những chính kiến tương đối khái quát của riêng mình về các vấn đề đạo đức...Song sang tới tuổi thanh niên ý thức đạo đức đã phát triển lên một bậc cao hơn cả về mặt nhận thức tình cảm và hành vi. Về mặt nhận thức thanh niên không chỉ có khả năng giải thớch một cỏch rừ ràng cỏc khỏi niệm đạo đức, quy chỳng vào một hệ thống nhất định, thể hiện một trình độ khái quát cao hơn mà ở họ còn xuất hiện một cách có ý thức nhu cầu xây dựng các chính kiến đạo đức của riêng mình về
các vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Ở khía cạnh tình cảm các chuẩn mực đạo đức đã có được ý nghĩa riêng tư đối với thanh niên, nhờ đó các hành vi tương ứng với các chuẩn mực đạo đức nhất định có thể khơi dậy ở họ những xúc cảm đặc biệt.
Nói cách khác, ở lứa tuổi thanh niên, niềm tin, đạo đức đã bắt đầu hình thành [4, tr.220]. Bây giờ, các em đã có thể hiểu làm thế nào và tại sao hành động của mình lại ảnh hưởng tới người khác. Các em có thể cảm thông với nỗi đau của người khác, và các em có mong muốn tìm hiểu về cái gì đúng và cái gì sai.
Ngoài xã hội, từng bước các em cũng có những hoạt động có vai trò như người lớn, khẳng định được vị trí của mình. Bước sang tuổi thanh niên , các em cú cảm nhận rừ rệt rằng mỡnh đó lớn hay mỡnh cũng gần giống người lớn, sắp trở thành người lớn [4, tr.213]. Các em muốn có những người bạn muốn có những mối quan hệ, muốn bảo vệ nhau giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn, các em muốn chứng minh cho mọi người biết mình đã lớn rồi, các em muốn tự mình làm tất cả những việc của mình, thậm chí rất muốn gúp đỡ người khác bởi đây là lứa tuổi các em có tính độc lập rất cao. Vì vậy mà sẽ có hai xu hướng phát triển về nhận thức ở các em. Thứ nhất các em có thể có suy nghĩ rằng bắt nạt những bạn cùng lúa tuổi như: có đủ sức mạnh để đánh bạn, bắt các bạn gọi bắng “anh’,
“chị’, “đại ca”, hay quỳ lạy, bắt bạn làm trâu, làm ngựa… là mình đã lớn hơn các bạn, giỏi hơn các bạn… Thứ hai, bên cạnh những em học sinh có nhận thức không tốt thì vẫn có những em nhận thức rất đúng đắn về tình bạn,về những mối quan hệ bạn bè. Các em muốn mình có thật nhiều mối quan hệ tốt, thật nhiều bạn quý mình nên các em luôn luôn muốn thể hiện sự tôn trọng và quý mến bạn bè của mình bằng việc: nhớ ngày sinh nhật của bạn để tặng quà, gọi điện hỏi thăm bạn khi bạn bị ốm, chép bài giúp bạn khi bạn không thể chép bài, khi bạn không hiểu bài thì giảng bài cho bạn…
Có thể nói, đây là lứa tuổi nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người trong xã hội vì đây không chỉ là giai đoạn đặc bịêt trong sự phát triển nhân cách
mà còn có nhiều biểu hiện của hành vi lệch chuẩn chiếm tỷ lệ khá lớn và đang có xu hướng gia tăng [4, tr.214].
Lứa tuổi học sinh là một giai đoạn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong nhận thức của các em. Nếu như những em học sinh nào mà có nhận thức tích cực sẽ có xu hướng ít bị bắt nạt hơn, còn những em mà có nhận thức tiêu cực sẽ mãi bị bắt nạt thậm chí gây ra những hành động dại dột đáng tiếc.