Mối quan hệ giữa bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh

Một phần của tài liệu Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông (Trang 71 - 92)

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BẮT NẠT

2.4. Phân tích kết quả nghiên cứu

2.4.3. Mối quan hệ giữa bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh

Bị bạn bè bắt nạt sẽ khiến các em rất nhạy cảm, ít nói, trốn tránh, hay xấu hổ, tự ti, mặc cảm về nhược điểm của mình. Các em thường xuyên lo lắng, cảm giác không an toàn, không vui và tự đánh giá bản thân thấp, hay chán nản, phiền não và có ý tưởng tự tử nhiều hơn bạn bè cùng trang lứa.

Hầu hết những em đã và đang chịu sự bắt nạt, dè bỉu của bạn bè thường có xu hướng rụt rè, nhút nhát hoặc rất bướng bỉnh, có những hành vi bất thường, tức thời không kiểm soát được, thậm chí có xu hướng bạo lực để tự vệ. Hiện tượng học sinh đánh nhau cũng xuất phát từ nguyên nhân không muốn bị bạn bắt nạt, chế giễu.

Số liệu ở bảng 2.2 mối liên quan giữa các thang đo và tiểu thang đo cho thấy, tương quan giữa toàn bộ thang đo bắt nạt và toàn bộ thang đo nhận thức CATS là khá cao (0.434), đây là tương quan có ý nghĩa, với p < 0.01. Tất cả các hình thức bắt nạt đều có tương quan với các lĩnh vực nhận thức, tương quan giữa các hình thức bắt nạt với các lĩnh vực nhận thức trong khoảng từ 0.115 (tương quan giữa nhận thức về những mối đe dọa xã hội và bắt nạt tổng) đến 0.445 (tương quan giữa nhận thức về những thất bại của bản thân với hình thức bắt nạt

cơ thể). Mối tương quan giữa các thang đo và tiểu thang đo bắt nạt và nhận thức khá cao, đây là tương quan có ý nghĩa, p < 0.01 cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa hai hiện tượng này trong thực tế.

Số liệu so sỏnh ở bảng 2.3 cho thấy một hiện trạng rừ hơn. Trong 36 trẻ cho rằng mình có quyền trả thù nếu ai xứng đáng bị trả thù, hay trong 34 trẻ cho rằng sẽ trả thù những ai bắt nạt mình, có tương ứng 33.3% và 32.4% trong số đó bị ít nhất một hình thức bắt nạt. Con số này thể hiện sự thiếu kỹ năng ứng phó của học sinh với những tỡnh huống bất lợi. Rừ ràng, khi bị bắt nạt, điều nờn làm nhất là báo cho nhà trường hoặc giáo viên, chứ không phải trả thù. Vì trả thù sẽ gây ra một vòng luẩn quẩn, đánh – bị đánh – đánh, của bạo lực học đường.

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu đã có trên thế giới, ví dụ các nghiên cứu của Callagan và Joseph (1994), các tác giả đã tìm ra rằng trẻ bị bắt nạt càng nhiều thì suy nghĩ càng tiêu cực về mọi việc, cho rằng mình yếu kém hơn ở nhiều mặt. Như vậy nhận thức ở trẻ em cũng được hình thành và phát triển bởi tương tác xã hội với người khác, đặc biệt là những tương tác trong đó có những lời nhận xét cay độc, đánh giá, và những thông tin liên quan đến bản thân (Cole, 1991; Rose & Abramson, 1992). Các nghiên cứu trước đây có chỉ ra rằng bắt nạt là một dạng quan trọng của tương tác xã hội liên quan tới tự giá trị tổng thể, khả năng tự nhận thức, những điều vô vọng tập nhiễm, và thậm chí là sự hiện diện của tự nhận thức về việc bị bắt nạt.

TIỂU KẾT

Qua điều tra trên 393 em học sinh thuộc 3 trường trung học phổ thông (THPT Thuận Thành số 1, THPT Tây Hồ, THPT Đinh Tiên Hoàng) cho thấy: Số em thường xuyên hoặc luôn luôn bị ít nhất một hình thức bắt nạt là 21.12%. Số em học sinh bị cả 4 hình thức bắt nạt thì thấp hơn, chỉ có 1.02%.

Khi so sánh giữa các lĩnh vực bắt nạt thì bị bắt nạt về thể chất (Bắt nạt về cơ thể) và bắt nạt về các mối quan hệ chiếm tỉ lệ các em thường xuyên và luôn luôn là cao hơn cả.

So sánh hiện tượng bắt nạt ở nam và nữ cho thấy, xét về tất cả các hình thức bắt nạt thì hiện tượng bắt nạt ở nam vẫn phổ biến hơn. Tuy nhiên sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở hình thức bắt nạt về cơ thể và bắt nạt về sở hữu (p

< 0.05), nghĩa là ở nam, hiện tượng bắt nạt về cơ thể và bắt nạt về sở hữu nhiều hơn ở nữ.

Nhìn chung không có sự khác nhau giữa hiện tượng bắt nạt ở trường dân lập và công lập vì điểm trung bình khác nhau không nhiều và chỉ số p > 0.05 nên sự khác nhau về điểm số ở đây không có ý nghĩa về mặt thống kê. Chính vì vậy, không nên có định kiến với học sinh trường dân lập.

Bắt nạt và ngoại hình (chiều cao, hình dáng), kinh tế của gia đình các em có quan hệ với nhau.

Nhìn chung điểm trung bình thang đo nhận thức tiêu cực ở nữ cao hơn nam, điều đó có nghĩa là đa số ở nữ khi bị bắt nạt có suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn nam. Suy nghĩ tiêu cực ở nam lại cao hơn nữ ở nhóm nhận thức về những ý định thù địch.

Trường trung học phổ thông dân lập Đinh Tiên Hoàng có nhận thức tiêu cực cao nhất ở hầu hết các nhóm nhận thức do bắt nạt gây nên. Điều đó cho thấy các em học sinh trường trung học phổ thông dân lập thường có mặc cảm tự ti về bản thân mình nhiều hơn các em học sinh trường trung học phổ thông công lập.

Điểm số nhận thức của các em học sinh cấp 1 lớn hơn các em học sinh cấp 2 cấp 3. Chúng ta cần quan tâm và giúp đỡ các em biết nhận thức tích cực mọi vấn đề ngay từ khi còn nhỏ. Đặc biệt giáo dục kĩ năng sống cũng như các kĩ

năng mềm cho các em từ nhỏ để các em biết cách xử lý những tình huống bất lợi, không lúng túng và hoang mang lo sợ.

Tương quan giữa toàn bộ thang đo bắt nạt và toàn bộ thang đo nhận thức CATS là khá cao (0.434). Tất cả các hình thức bắt nạt đều có tương quan với các lĩnh vực nhận thức. Mối tương quan giữa các thang đo và tiểu thang đo bắt nạt và nhận thức khá cao, đây là tương quan có ý nghĩa, p < 0.01 cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa hai hiện tượng này trong thực tế.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG BẮT NẠT VÀ GIÚP NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢN THÂN Ở HỌC SINH

3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích

Mọi biện pháp giáo dục cần hướng tới mục đích giúp các em có hiểu biết nhất định về nguyên nhân, hậu quả của bắt nạt cũng như cách ứng phó khi bị bắt nạt hoặc gặp những tình huống bất lợi. Đồng thời giúp các em có những nhận thức đúng đắn về bản thân cũng như về những người xung quanh, từ đó có những hành động chuẩn mực.

3.1.2. Thống nhất giữa giáo dục ý thức, thái độ và hành vi

Các biện pháp giáo dục cần thống nhất giữa giáo dục ý thức, thái độ và hành vi bởi nhân cách của mỗi người là một chỉnh thể toàn vẹn, bao gồm ba mặt

thống nhất: nhận thức – ý thức; xúc cảm, tình cảm - thái độ và hành vi, hành động.

3.1.3. Tôn trọng nhân cách kết hợp với yêu cầu cao

Mỗi con người là một chủ thể có ý thức, luôn có lòng tự trọng và cần biết tôn trọng người khác, đồng thời cũng có nhu cầu người khác phải tôn trọng mình. Đây là một đặc điểm quan trọng của con người có nhân cách và là một biểu hiện của trình độ phát triển cao của con người có giáo dục. Để giáo dục các em, trước hết cần biết tôn trọng và có niềm tin đối với các em, biết trân trọng và đề cao phẩm giá của các em.

Cần biết nhìn nhận đúng những ưu điểm, những cố gắng của các em, biết đánh giá những tiến bộ, dù là thành công nhỏ nhất của các em, và nên coi đó là những đóng góp có ích cho tập thể và cho xã hội. Tôn trọng, động viên người học vươn lên chính là biện pháp phát huy ưu điểm, là cơ sở để tạo cho các em những thành công mới tốt hơn.

3.1.4. Chú ý đến đặc điểm lứa tuổi, giới tính và các đặc điểm cá biệt của các em

Giáo dục chỉ có hiệu quả khi có những tác động phù hợp với những đặc điểm tâm lý, sinh lý của từng độ tuổi, giới tính… và những đặc điểm cá biệt của các em học sinh.

3.1.5. Phối hợp các lực lượng giáo dục và thống nhất yêu cầu giáo dục

Để tiến hành giáo dục, các lực lượng giáo dục cần phải kết hợp và thống nhất các yêu cầu chung về quan điểm, về nội dung và phương pháp giáo dục.

3.1.6. Giáo dục cần hướng trung tâm vào học sinh và phải chuyển hóa thành tự giáo dục

Các phương pháp giáo dục cần được thiết kế, tổ chức được cơ hội và các điều kiện thuận lợi, động viên, chỉ dẫn…để các em có thể phát huy được tính tích cực vai trò chủ động tự giác của mình.

3.2. Một số biện pháp giáo dục giúp cải thiện tình trạng bắt nạt và giúp nâng cao nhận thức bản thân ở học sinh

3.2.1. Cần quan tâm các em nhiều hơn

Sự quan tâm của gia đình, thầy cô, nhà trường và xã hội luôn luôn cần thiết mọi lúc mọi nơi, dù hiện tượng đã xảy ra hay chưa xảy ra. Khi các em có được quan tâm của mọi người ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp giảm bớt nguy cơ các em bị bắt nạt hoặc trở thành kẻ đi bắt nạt. Bởi tất cả sự quan tâm đó đều hướng đến một mục đích cuối cùng là định hướng cho các em có nhận thức và hành vi chuẩn mực như:

- Bố mẹ và những người lớn trong gia đình phải kiểm soát được việc các em tiếp cận phim ảnh, trò chơi bạo lực…

- Cần quan tâm nhiều hơn đến việc học tập, các mối quan hệ bạn bè của các em khi đó các em sẽ cảm nhận được giá trị của bản thân các em.

- Giúp các em định hướng chọn bạn và chọn nguồn tri thức trên những trang web chính thống để học.

- Giáo dục kĩ năng sống và các kĩ năng mềm cho các em để các em có thể thích nghi tốt và ứng phó kịp thời trong các trường hợp bất lợi.

- Sẵn sàng chia sẻ tâm sự với các em để giúp các em định hướng cách giải quyết vấn đề và giải quyết các mâu thuẫn. Giáo viên có thể trợ giúp các em bằng cách:

Sắp xếp nhóm riêng, tách biệt những em có xu hướng tương tác tiêu cực với nhau. Khi nhận thấy một em trong nhóm bị cô lập hãy sắp xếp em đó vào một nhóm khác để em có thể hòa đồng và được hỗ trợ.

- Luụn đối xử cụng bằng với cỏc em để cỏc em nhận thức một điều rừ ràng là tất cả mọi người ai cũng như ai, đều có những giá trị riêng cần được tôn trọng. Khi

giáo viên đối xử công bằng với tất cả các em trong lớp, không định kiến, miệt thị giúp các em cảm thấy không bị phân bệt đối xử, từ đó giảm thiểu được hiện tượng ganh ghét mà bắt nạt lẫn nhau.

- Đặc biệt những người lớn cần là tấm gương để các em học tập, không nên đánh cãi, gây lộn trước mặt các em, cũng như có những hành động bạo lực với các em.

Khi chúng ta luôn luôn quan tâm tới các em thì nhất định chúng ta sẽ dễ ràng nhận ra những hành vi, thái độ bất thường của các em cho thấy các em đang bị bắt nạt: không muốn đi học, miễn cưỡng phải đi học, lo lắng sợ sệt khi gặp bạn bè; căng thẳng, buồn bã, ủ dột, một thời gian dài nói ít hoặc không nói, thích chơi một mình, rút lui khỏi hoạt động nào đó, dấu hiệu cơ thể bị trầy xước, bầm tím, quần áo xộc xệch… Từ đó, sẽ có những can thiệp sớm nhất có thể.

3.2.2. Biết cách lắng nghe

Nếu nghi ngờ các em đang bị bắt nạt, hãy khuyến khích các em mô tả chính xác xem chuyện gì đã xảy ra. Hỏi xem trước đây các em đã từng bị như vậy chưa và có thường xuyên không. Không phản ứng quá mạnh khi nghe tin các em bị bắt nạt, chúng có thể sẽ cảm thấy có lỗi do đã gây nên sự giận dữ ở chúng ta. Đừng để các em thấy rằng chúng ta đang thất vọng về chúng. Không vặn vẹo tra hỏi các em quá nhiều về vấn đề này vì bản thân chúng cũng đang cảm thấy rất xấu hổ vì bị bắt nạt. Chăm chú nghe các em trình bày để các em cảm thấy chúng ta là chỗ dựa vững chắc giúp các em không bị bắt nạt nữa.

Lắng nghe và đáp ứng tất cả các điều các em phản ánh về việc bị bắt nạt kể cả những điều nhỏ nhặt như bị bạn gọi tên chế giễu thay vì Thúy thì thành Thúi, Đồng thành Cu… ghi nhận lại việc các em bị bắt nạt để yêu cầu những người có trách nhiệm xử lý và giúp đỡ, tiến hành nói chuyện với người lớn khác như thầy cô giáo, huấn luyện viên, những người có trách nhiệm nơi các em bị

bắt nạt để tìm cách khắc phục các tổn thương và ngăn ngừa hành vi có thể tái diễn trong tương lai.

Đặc biệt phải thật bình tĩnh khi nghe các em trình bày. Giúp các em bị trêu chọc hay bị bắt nạt cảm thấy là chúng có thể nói hết câu chuyện đó với chúng ta.

Nếu mất bình tĩnh và doạ sẽ xử lý thủ phạm bắt nạt (gọi điện cho cha mẹ, báo cáo nhà trường…) thì các em có thể đề nghị là bạn đừng làm thế hoặc có thể các em sẽ không nói gì nữa. Lần sau có bị bắt nạt cũng không nói cho chúng ta biết.

Khi chưa tìm hiểu kỹ, không nên kết luận rằng đó là do lỗi của “thủ phạm”. Có thể các em đã trêu chọc hoặc “khiêu khích” trước một cách vô tình hay cố ý.

Đối với giáo viên, cần nói chuyện và trấn an với các em bị bắt nạt để chúng cảm thấy mình được bảo vệ ngay khi thấy dấu hiệu các em bị bắt nạt.

Điều này giỳp kẻ bắt nạt cũng như những kẻ tũng phạm cú một bức tranh rừ ràng về điều gì được cho phép làm và không. Nó cũng góp phần vào tạo ra cảm giác an toàn trong cả lớp, các em sẽ nhận biết rằng chúng không còn cảm thấy lúng túng trong những hoàn cảnh hay tình huống dễ bị bạn xấu bắt nạt.

3.2.3. Dạy các em cách ứng phó khi bị bắt nạt

Đôi khi các em cố gắng xử lý tình huống bị bắt nạt. Thường thì chúng thử 1 hoặc 2 lần rồi chịu thua vì chuyện đó vẫn tiếp tục. Tìm hiểu xem các em đã thử những cách nào và tại sao chưa có kết quả. Từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp và gợi ý các em thực hiện. Nói không khi cảm thấy bị áp lực và khó chịụ;

Phản kháng lại bằng lời nói (không phải hành vi bạo lực); Tránh xa khỏi nơi bị bắt nạt và kẻ bắt nạt; Không nổi giận hoặc nóng nảy hay bỏ chạy; Không răm rắp nghe theo lời những kẻ bắt nạt; Lờ đi coi như không biết hoặc không nghe thấy bạn chế giễu, trêu chọc, dần dần các em đi bắt nạt sẽ thấy không thú vị và không trêu chọc nữa; Chơi với những bạn khác ; Thể hiện sự tự tin và cương quyết với kẻ bắt nạt; Hãy nhờ bạn bè giúp đỡ - khi có người giúp đỡ sẽ khó bị

bắt nạt hơn; Cố gắng không chơi hoặc đi một mình ở những chỗ đã từng bị bắt nạt, hoặc những nơi không an toàn. Đừng mang theo những đồ vật “hấp dẫn” kẻ bắt nạt. Không có những cử chỉ hay lời nói khiêu khích kẻ bắt nạt; Ghi nhớ ngày giờ và địa điểm xảy ra. Nhớ những gì mà kẻ bắt nạt đã nói. Sau đó nói lại cho cha mẹ hay người lớn khác biết, lúc đó trẻ và người lớn đều có chứng cứ. Nếu bị tấn công vì kẻ bắt nạt muốn lấy tiền, đồ…mà tình huống có thể nguy hiểm đến sức khoẻ hay thậm chí tính mạng thì hãy nhớ rằng tính mạng con người quí hơn đồ vật.

- Giáo viên có thể dạy các em cách ứng phó khi bị bắt nạt bằng cách cùng cả lớp thảo luận về những hành vi bắt nạt và cách giải quyết tình huống khi bị bắt nạt hoặc gặp tình huống bắt nạt. Dạy các em nói "Không" với những hành vi bất công, bắt nạt nhau trong lớp: Không bắt nạt ai, không hùa theo bạn bè "hư", bảo vệ và bênh vực bạn...; Giáo dục các em để các em cảm thấy mình đủ khả năng thực hiện những điều đúng đắn, những hành vi tốt đẹp; Cung cấp cho các - những em yếu thế, đơn độc, hay có dấu hiệu bị bắt nạt - một số tình huống cụ thể và hướng dẫn đối phó với những tình huống bị bắt nạt thế nào.

3.2.4. Giáo dục bằng các hoạt động tập thể

-Tạo ra các hoạt động vui chơi lành mạnh và môi trường trường học tập tích cực thu hút các em học sinh trọng nhất là giúp trẻ hiểu giá trị của tình bạn, từ đó chủ động xây dựng tình bạn, hạn chế mâu thuẫn trong học đường. Sử dụng các hình thức dạy học và vui chơi nhằm tăng cường sự tham gia tích hợp của cả lớp: có tinh thần làm việc cũng như học tập nhóm, đoàn kết và tương trợ nhau. Như tổ chức cho các em đóng kịch: Diễn các vở kịch có tình huống liên quan bắt nạt nhau, hãy cho các em vào vai các nạn nhân (đặc biệt các em biết đang bị bắt nạt). Việc làm này giúp các em được trải nghiệm thực sự phải làm thế nào khi rơi vào tình huống bị bạn bè bắt nạt.

Một phần của tài liệu Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông (Trang 71 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w