1. Lí do chọn đề tàiTrong thời kỳ hội nhập và thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở Việt Nam, con người luôn phải hướng tới tiếp thu những kho tàng văn hóa, kinh nghiệm xã hội lịch sử, những thành tựu khoa học tiên tiến… để phát triển và hoàn thiện nhân cách của bản thân. Học tập là hoạt động nhận thức tích cực và sáng tạo, là con đường cơ bản nhằm chiếm lĩnh những tri thức khoa học, hình thành những năng lực mới. Đó là hoạt động trí óc căng thẳng, nghiêm túc, có tổ chức, nền nếp rõ ràng. Để cho học tập đạt kết quả cao, người học cần phải tích cực, tự giác học tập. Đặc biệt phải nắm vững và có thái độ đúng đắn đối với quy chế học tập, quy chế thi cử. Thi cử là khâu quan trọng và không thể thiếu trong quá trình học tập. Quy chế thi tạo cơ sở cho sự phối hợp, sự đồng thuận, thống nhất giữa các khâu trong quá trình thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học. Mặt khác nó được coi như công cụ tạo lề lối làm việc, học tập, thi cử một cách khoa học, hợp lý, là công cụ để quản lý người học, đồng thời giúp cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên một cách thuận lợi, dễ dàng.Trong dạy học, ở mỗi trường đều có quy chế học tập, thi cử riêng quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của người học. Quy chế thi giữ vai trò quan trọng góp phần duy trì trật tự, kỉ cương trong suốt quá trình học tập, thi cử. Từ đó, người học cần tuân thủ đúng quy chế học tập và có thái độ đúng đắn cũng như phê phán các hành vi vi phạm quy chế học tập, thi cử. Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên là trung tâm Giáo dục Đào tạo giáo viên cho các bậc học. Trường có chế học tập, quy chế thi cử khoa học, hoàn chỉnh, chặt chẽ đòi hỏi sinh viên phải tuân thủ một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, thực tế qua mỗi kỳ thi ở trường ĐHSP – ĐHTN thường xảy ra tình trạng sinh viên có hành vi vi phạm quy chế thi. Điều này xuất phát từ sự nhận thức chưa đầy đủ và thái độ chưa đúng đắn của sinh viên đối với quy chế thi cử, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của sinh viên cũng như nền nếp, trật tự, kỷ cương của nhà trường.Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thái độ của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN đối với hành vi vi phạm quy chế thi” để nghiên cứu với mong muốn xác định được thái độ của sinh viên đối với vấn đề này. Trên cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức, giáo dục thái độ đúng đắn cho sinh viên để hạn chế tình trạng tiêu cực trong thi cử góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở trường ĐHSP – ĐHTN
Trang 1Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Tâm lý Giáo dục đã giúp đỡ em khi em tiến hành nghiên cứu đề tài này Cảm ơn các bạn trong lớp và các bạn sinh viên trong khoa đã giúp đỡ cổ vũ tôi khi thực hiện đề tài.
-Cảm ơn các bạn sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài.
Do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, đề tài này không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 03 năm 2014
NGƯỜI THỰC HIỆN
Trần Thị Oanh
Tâm lý Giáo dục K46
Trang 2MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
Chương 1 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM QUY CHẾ THI 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Trên thế giới 5
1.1.2 Ở Việt Nam 8
1.2 Lý luận về thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi 11
1.2.1 Lý luận về quy chế thi 11
1.2.2 Hành vi vi phạm quy chế thi 17
1.2.3 Thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi cử 21
1.2.4 Khái quát đặc điểm tâm lý sinh viên 26
Chương 2 29
THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐHTN ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM QUY CHẾ THI 29
2.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu 29
2.2 Thái độ của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đối với hành vi vi phạm quy chế thi 30
2.2.1 Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên về quy chế thi và hành vi vi phạm quy chế thi 31
2.2.2 Thái độ của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đối với hành vi vi phạm quy chế thi cử 43
2.2.3.Thực trạng vi phạm quy chế thi của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 46
2.2.4 Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm quy chế thi của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 49
KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 58
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong thời kỳ hội nhập và thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ởViệt Nam, con người luôn phải hướng tới tiếp thu những kho tàng văn hóa,kinh nghiệm xã hội - lịch sử, những thành tựu khoa học tiên tiến… để pháttriển và hoàn thiện nhân cách của bản thân Học tập là hoạt động nhận thứctích cực và sáng tạo, là con đường cơ bản nhằm chiếm lĩnh những tri thứckhoa học, hình thành những năng lực mới Đó là hoạt động trí óc căng thẳng,nghiêm túc, có tổ chức, nền nếp rõ ràng Để cho học tập đạt kết quả cao,người học cần phải tích cực, tự giác học tập Đặc biệt phải nắm vững và cóthái độ đúng đắn đối với quy chế học tập, quy chế thi cử Thi cử là khâu quantrọng và không thể thiếu trong quá trình học tập Quy chế thi tạo cơ sở cho sựphối hợp, sự đồng thuận, thống nhất giữa các khâu trong quá trình thi, kiểmtra, đánh giá kết quả học tập của người học Mặt khác nó được coi như công
cụ tạo lề lối làm việc, học tập, thi cử một cách khoa học, hợp lý, là công cụ
để quản lý người học, đồng thời giúp cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả họctập và rèn luyện của sinh viên một cách thuận lợi, dễ dàng
Trong dạy học, ở mỗi trường đều có quy chế học tập, thi cử riêng quyđịnh cụ thể các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của người học Quy chế thigiữ vai trò quan trọng góp phần duy trì trật tự, kỉ cương trong suốt quá trìnhhọc tập, thi cử Từ đó, người học cần tuân thủ đúng quy chế học tập và có thái
độ đúng đắn cũng như phê phán các hành vi vi phạm quy chế học tập, thi cử
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên là trung tâm Giáodục - Đào tạo giáo viên cho các bậc học Trường có chế học tập, quy chế thi
cử khoa học, hoàn chỉnh, chặt chẽ đòi hỏi sinh viên phải tuân thủ một cáchnghiêm túc Tuy nhiên, thực tế qua mỗi kỳ thi ở trường ĐHSP – ĐHTNthường xảy ra tình trạng sinh viên có hành vi vi phạm quy chế thi Điều nàyxuất phát từ sự nhận thức chưa đầy đủ và thái độ chưa đúng đắn của sinh viên
Trang 4đối với quy chế thi cử, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của sinh viêncũng như nền nếp, trật tự, kỷ cương của nhà trường.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thái độ củasinh viên trường ĐHSP – ĐHTN đối với hành vi vi phạm quy chế thi” đểnghiên cứu với mong muốn xác định được thái độ của sinh viên đối với vấn
đề này Trên cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức, giáo dục thái độđúng đắn cho sinh viên để hạn chế tình trạng tiêu cực trong thi cử góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở trường ĐHSP – ĐHTN
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thái độ của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN đối với hành
vi vi phạm quy chế thi Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giáo dục sinh viên
để họ có thái độ nghiêm túc đối với những hành vi sai trái góp phần ngănngừa tình trạng vi phạm quy chế thi
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của sinh viên trường ĐH sư phạm - ĐHThái Nguyên đối với hành vi vi phạm quy chế thi
3.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên Trong đó: 50 sinh viên khoa Toán K46
50 sinh viên khoa Ngữ Văn K46
50 sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục K46
4 Giả thuyết khoa học
Còn một bộ phận sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN chưa có thái độđúng đắn đối với những hành vi vi phạm quy chế thi Đó là nguyên nhân dẫnđến tình trạng sinh viên vi phạm quy chế thi
Xác định được thái độ của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại họcThái Nguyên đối với hành vi vi phạm quy chế thi tạo cơ sở cho việc giáo dụcthái độ đúng đắn và khắc phục tình trạng vi phạm quy chế thi ở sinh viên
Trang 55 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Lý luận vềquy chế thi, thái độ đối với hành vi vi phạm quy chế thi
Khảo sát thực trạng thái độ của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN đốivới hành vi vi phạm quy chế thi
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất các giải pháp giáo dục sinh viên
để họ có thái độ nghiêm túc đối với những hành vi sai trái góp phần ngănngừa tình trạng vi phạm quy chế thi
Thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi
Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với hành vi viphạm quy chế thi
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phối hợp các phươngpháp:
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Chúng tôi tiến hànhphân tích lý thuyết thành từng bộ phận theo một trình tự Trên cơ sở đó,chúng tôi tiến hành tổng hợp những ý kiến, những vấn đề lý thuyết để có đượcnhững tri thức lý luận tương đối đầy đủ, khái quát về vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp phân loại và hệ thống lý thuyết nhằm sắp xếp các trithức lý thuyết thành một hệ thống lôgíc chặt chẽ theo từng đơn vị kiến thức đểlàm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Trang 66.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện về hành vi vi phạm quychế thi cử của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN
- Phương pháp điều tra bằng Anket: Chúng tôi xây dựng hệ thống câuhỏi đóng, mở để tìm hiểu thực trạng thái độ của sinh viên trường ĐH sư phạm
- ĐH Thái Nguyên đối với hành vi vi phạm quy chế thi Đây là phương phápđược sử dụng là phương pháp chủ yếu trong quá trình nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp sinh viêntrường ĐH sư phạm - ĐH Thái Nguyên để nắm bắt được thái độ của họ đốivới hành vi vi phạm quy chế thi
6.3 Nhóm phương pháp toán học
Khi đã thu thập được những thông tin, chúng tôi tiến hành xử lý thôngtin đó bằng các công thức toán học học để đảm bảo tính khách quan và độ tincậy của các kết quả nghiên cứu
Công thức chúng tôi đã sử dụng như sau
Công thức tính phần trăm:
% =
Trong đó: m là số lượng khách thể trả lời
N là số lượng khách thể nghiên cứu
Trang 71.1.1.1 Nghiên cứu về thái độ
Trong lĩnh vực tâm lý xã hội ở phương tây vấn đề thái độ của conngười luôn là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Đặc biệt làcác công trình nghiên cứu về thái độ của các nhà tâm lý học người Nga (LiênXô) và Đức Nhiều công trình nghiên cứu đã có ảnh hưởng to lớn đến sự pháttriển của nghành tâm lý học nói riêng và khoa học nói chung trên thế giới.Trọng tâm của các công trình này các tác giả muốn đi sâu vào nghiên cứuđịnh nghĩa thái độ, cấu trúc của thái độ, mối quan hệ giữa thái độ đối với hành
vi của con người
Trong một nghiên cứu tổng quan khi nghiên cứu lich sử thái độ trongtâm lý học phương tây, nhà tâm lý học người Nga P.M Shikhirev đã chia quátrình này thành 3 thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất (Từ khi khái niệm thái độ được sử dụng lần đầu tiênvào năm 1918 cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai): Đây là thời kỳphát triển mạnh mẽ, với nhiều công trình tập trung chủ yếu vào định nghĩa,cấu trúc, chức năng thái độ và mối quan hệ giữa thái độ và hành vi Tiêubiểu là công trình nghiên cứu của W.I Thomas và F Znaniecki (Mỹ) Nộidung chủ yếu của các nghiên cứu tập trung vào định nghĩa, cấu trúc, chứcnăng của thái độ, mối quan hệ giữa thái độ và hành vi Đặc biệt trong thờigian này đã có hai tác giả phát hiện ra sự không nhất quán giữa thái độ vàhành vi của con người
Trang 8Thời kỳ thứ hai (Từ chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối những năm
1950): Vì lí do chiến tranh diễn ra trên toàn thế giới, cùng với sự bế tắc trongquá trình giải thích các nghịch lý nảy sinh khi nghiên cứu thái độ, nên trongthời kỳ này, các công trình nghiên cứu về thái độ giảm sút cả về sồ lượng vàchất lượng so với thời kỳ trước đó Nội dung của thời kỳ này là sự hoài nghi
về vai trò của thái độ trong việc chi phối hành vi của con người
Thời kỳ thứ 3 (Đầu năm 1960 cho đến nay): Các nước phương Tâyphục hồi và phát triển trở lại sau chiến tranh, cùng với sự phát triển đi lêncủa đất nước, các công trình nghiên cứu thái độ cũng được tiếp tục vớinhiều ý tưởng và quan điểm mới Ngoài việc kế thừa những nghiên cứutrước đó, các nhà Tâm lý học thời kỳ này còn nghiên cứu nhiều khía cạnhkhác nhau của thái độ nhất là các vấn đề về vai trò, cấu trúc, chức năng Chẳng hạn như các nghiên cứu của M.Rokeach (1968), T.M.Ostrom (1969)
và U.J.Mc.Guire (1969)
Như vậy có thể thấy rằng trong suốt thời kỳ đầu tiên của thế kỷ XX đếnnay, ở phương Tây có rất nhiều công trình nghiên cứu về thái độ, và cùng vớicác nghiên cứu đó là các phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ hiện tượng tâm
lý đặc biệt này Bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại những hạn chếnhất định như sự bế tắc trong phương pháp luận trong việc lý giải các số liệuthực nghiệm, không lý giải được mâu thuẫn giũa thái độ và hành vi
Như vậy ta có thể thấy lịch sử nghiên cứu thái độ của con người đã trảiqua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển của xã hội loài người
Gần đây, khi nghiên cứu nhân cách như một phạm trù của Tâm lý học,V.F Lomop nhà tâm lý học Xô Viết đã đề cập đến thái độ chủ quan của nhâncách, sự chế định của quan hệ xã hội đối với thái độ chủ quan thông qua hoạtđộng và giao tiếp Khi nghiên cứu thái độ, các nhà Tâm lý học Liên Xô đãvận dụng cách tiếp cận hoạt động và nhân cách đối với thái độ và nhu cầu.Coi thái độ như một hệ thống từ đó lý giải khoa học về sự hình thành thái độ,
vị trí, chức năng của thái độ trong sự điều chỉnh hành vi của cá nhân
Trang 9Ở Đức, những công trình nghiên cứu thái độ tiêu biểu là các công trìnhnghiên cứu của các nhà tâm lý học xã hội như: Vnâyzơ, V.ddorrxtow ngoàivấn đề truyền thống, các nhà tâm lý học Đức còn đề cập đến kiểu định hìnhthái độ, cơ chế của thái độ, coi thái độ như một thành tố của năng suất laođộng tập thể.
Như vậy có thể thấy rằng trong suốt thời kỳ đầu tiên của thế kỷ XX đếnnay, ở phương Tây có rất nhiều công trình nghiên cứu về thái độ và xuất hiệncác phương pháp nghiên cứu hiện tượng tâm lý này
1.1.1.2 Nghiên cứu về thi cử
Trong thập kỷ vừa qua, ở khắp nơi trên thế giới, từ châu Á, châu Âu cho đến châu Mỹ đâu đâu người ta cũng có thể chứng kiến hiện tượng gian lận trong học đường và “tỷ lệ gian lận” này ngày càng tăng lên với tốc độ chóng mặt Chỉ tính ở Hoa Kỳ, nghiên cứu của Trường Đại học Duke với đối tượng là sinh viên trường cao đẳng và học sinh trung học cho thấy 70% thừa nhận đã từng có hành vi gian lận trong thi cử dưới các hình thức khác nhau
Năm 2011, cảnh sát Nhật vào cuộc điều tra việc đề thi vào Đại học Tokyo bị đăng lên mạng trong khi cuộc thi đang diễn ra
Năm 2012, trường đại học danh tiếng Harvard đã tiến hành điều tra vềthực trạng gian lận trong thi cử của trường này Kết quả nhóm điều tra củatrường Đại học Harvard ở Mỹ mới đây đã phát hiện dấu hiệu gian lận củakhoảng một nửa trong tổng số 250 bài thi được làm ở nhà của các sinh viêntheo học tại trường
Ở Trung Quốc, bộ giáo dục nước này đã điều tra, khảo sát thực trạng viphạm quy chế thi và đã sửa đổi quy định phòng thi để ngăn chặn gian lận Trên trang web, bộ này đã thêm 15 khoản mới trong quy định và cho biết việcsửa đổi lần đầu tiên này nhằm đối phó "các tình huống, vấn đề mới, nạn gian lận tràn lan và sử dụng công nghệ cao" Cụ thể, các thiết bị bị cấm mang vào phòng thi không chỉ gồm điện thoại mà là tất cả những gì "có thể gửi và nhận tín hiệu", theo Tân Hoa xã Không đăng ký thông tin hay gây rối khi thi sẽ bị
Trang 10phạt nặng Bị bắt quả tang gian lận sẽ bị cấm thi 1-3 năm Hình phạt cũng tăng đối với các giáo viên, công chức tiếp tay cho gian lận.
1.1.2 Ở Việt Nam
1.1.2.1 Nghiên cứu về thái độ
Nghiên cứu về thái độ ở Việt Nam thường gắn với các hoạt động cụ thểnhư: thái độ trong học tập, thái độ trong nghề nghiệp Những đề tài nghiêncứu không còn mang tính chung chung, trừu tượng mà nó được cụ thể hóa,thể hiện trên các mặt cụ thể, trên các khía cạnh khác nhau của thái độ như xúccảm, tình cảm, hứng thú và vai trò của nó đối với hoạt động thực tiễn “Tìnhcảm là nguồn động lực mạnh mẽ giúp con người đạt được kết quả của nhậnthức” (nguyễn Quang Uẩn)
Khi nghiên cứu các thành tựu của tâm lý học thế giới và thực tiễn tâm
lý học nước nhà, các nhà Tâm lý học Việt Nam đã xác định một số kháiniệm cơ bản về vị trí, vai trò của thái độ trong quá trình thực hiện hoạt độnggiảng dạy và hoạt động học tập Mục tiêu giáo dục là hình thành ở người học
có đầy đủ tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo là một trong những động cơcủa hoạt động học tập Thái độ là một bộ phận cấu thành đồng thời là mộtthuộc tính trọn vẹn của ý thức tham gia hoạt động của chủ thể, là yếu tố quyđịnh tính tự giác, tích cực hoạt động của chủ thể và được thể hiện bằngnhững cảm xúc, hành động tương ứng Trong mối tương quan: Nhận thức,thái độ, hành động thì lĩnh hội tri thức đóng vai trò cơ sở, có ý nghĩa địnhhướng, điều chỉnh soi sáng cho thái độ, hành vi Sự hình thành động cơ hoạtđộng của sinh viên chịu sự chi phối của nhiều nhân tố trong đó có quanniệm, thái độ của gia đình đối với việc học tập của con cái, thái độ, sự đánhgiá của xã hội đối với học tập nói riêng và các hoạt động khác nói chung
Từ thực tiễn của việc nghiên cứu thái độ của nước ta có thể kể ramột số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề thái độ của sinhviên như sau:
Trang 11Tác giả - TS Nguyễn Kim Dung “Tìm hiểu nhận thức và thái độ của sinh viên
về định hướng tương lai” Nội dung đề tài xoay quanh vấn đề nhận thức, thái
độ của sinh viên về định hướng tương lai
Tác giả Tạ Nhật Ánh với bài viết đôi điều suy nghĩ về thái độ của sinhviên đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (2006)
1.1.2.2 Nghiên cứu về thi cử
Trong giáo dục phổ thông có thể dẫn ra hàng loạt các vụ việc tiêu cực,
vi phạm quy chế thi cử trong thời gian qua: Năm học 2006-2007, theo báo cáotổng kết thanh tra thi tốt nghiệp phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Có2.525 thí sinh bị đình chỉ thi do lỗi mang tài liệu vào phòng thi trong giờ làmbài, 8 thí sinh thi hộ” Năm học 2007-2008, theo báo cáo tổng kết thanh tratốt nghiệp phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Có 1.809 thí sinh bị đìnhchỉ thi do mang tài liệu vào phòng thi trong giờ làm bài, 293 thí sinh thi hộ;trong đó riêng Nghệ An đã phát hiện 151 thí sinh thi hộ tại đợt thi lần 2”
Đối với giáo dục đại học, các vụ việc tiêu cực trong thi cử thời gian vừaqua cũng cao đến mức lo ngại Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề áncải tiến tuyển sinh đại học, cao đẳng theo giải pháp 3 chung (2002-2006) của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, số thí sinh bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế thi cửnhư sau: Năm 2002 có 3.186 trường hợp, năm 2003 có 5.544 trường hợp, năm
2004 có 3.186 trường hợp, năm 2005 có 1.546 trường hợp, năm 2006 có1.166 trường hợp Các vi phạm phổ biến là mang tài liệu vào phòng thi để sửdụng, sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân trong phòng thi
Đặc biệt, trong mấy năm gần đây, do sự phát triển như vũ bão của côngnghệ thông tin, các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân ngày càng tinh xảo,nhỏ gọn, đã tạo điều kiện cho thí sinh dễ dàng mang vào phòng thi mà khó bịphát hiện Gần đây, nhờ kỹ thuật photo màu đã trở nên thông dụng, nhiều thísinh đã làm giả giấy chứng nhận kết quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng đểtham gia xét tuyển vào cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…
Trang 12Bộ giáo dục và đào tạo nước ta đã đưa ra nhiều quyết định, nhiều quychế liên quan đến vấn đề thi cử như: Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệchính quy (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); “Quy định thi kếtthúc học phần đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3693/QĐ-ĐHSP, ngày 09 tháng 12 năm
2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm) hoặc “Quy chế thi tốt
nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số BGDĐT ngày 6/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”…
10/2012/TT-Trên cơ sở những thực trạng này, ở nước ta đã có một số đề tài nghiêncứu về thi cử như:
Tác giả TS.Đỗ Hạnh Nga (Trường ĐH Sư phạm TP HCM), ThS.BùiThị Kim Dung (Trường ĐH Bách Khoa TP HCM) “Kiểm tra và thi cử trongnhà trường phổ thông”
TS Phạm Ngọc Trúc “ Khảo sát, đánh giá thực trạng tiêu cực trong thi
cử, làm luận văn thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”
Tóm lại, ở trên thế giới và Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thái
độ và vi phạm quy chế thi cử có nhiều tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâunghiên cứu về thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi.Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Thái độ của sinh viên trường ĐHSP –ĐHTN đối với hành vi vi phạm quy chế thi” để nghiên cứu với mong muốnxác định được thái độ của sinh viên đối với vấn đề này Trên cơ sở đề xuấtcác giải pháp nâng cao nhận thức, giáo dục thái độ đúng đắn cho sinh viên đểhạn chế tình trạng tiêu cực trong thi cử góp phần nâng cao chất lượng đào tạogiáo viên ở trường ĐHSP – ĐHTN
Trang 131.2 Lý luận về thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi 1.2.1 Lý luận về quy chế thi
1.2.1.1 Khái niệm quy chế
“Quy chế” là những nguyên tắc đặt ra cho mỗi người trong công việc,trong các hoạt động, trong quan hệ ứng xử Đó là một khái niệm phức tạp cóthể hiểu khái niệm “quy chế” ở nhiều phương diện khác nhau:
Theo cách giải thích tại Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học
do NXB Đà Nẵng phát hành năm 2007: “Quy chế là những điều đã được quyđịnh thành chế độ để mọi người theo đó mà thực hiện trong những hoạt độngnhất định nào đó” [2]
Theo nguồn http://www.từ-điển.com/quy%20chế: “Quy chế là chế độđược quy định bởi một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong một phạm vinhất định, được ban hành có văn bản và có hiệu lực thi hành trong phạm vi
cơ quan, tổ chức đó”; “quy chế là điều định ra để nhiều người, nhiều nơicùng theo đó mà làm” [12]
Nguồn http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Quy_ch%E1%BA%BF có viết:
“Quy chế là những điều đã được quy định thành chế độ để mọi người theo đó
mà thực hiện trong những hoạt động nhất định nào đó” [12]
Theo nguồn quy-trinh.html?m=1: “Quy chế là quy phạm điều chỉnh các vấn đề liên quanđến chế độ, chính sách, công tác tổ chức hoạt động, công tác nhân sự, phâncông và phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn, định mức, đơn giá áp dụng Đồngthời quy chế đưa ra yêu cầu cần đạt được và có tính định khung mang tínhnguyên tắc [12]
http://quyphamnoibo.blogspot.com/p/quy-che-quy-inh-Dựa vào các cách định nghĩa trên, chúng tôi khái quát: Quy chế là vănbản được quy định bởi một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã được quy địnhthành chế độ để mọi người theo đó mà thực hiện
Trang 141.2.1.2 Quy chế thi
a Định nghĩa
Dựa vào khái niệm “Quy chế” có thể hiểu: Quy chế thi là những quyđịnh trong thi cử mà người học bắt buộc phải tuân theo do nhà trường hoặccác tổ chức Giáo dục – Đào tạo ban hành nhằm đảm bảo tính nghiêm túc,khách quan, công bằng… của hoạt động thi cử
b Vai trò của quy chế thi
Kiểm tra và thi cử là một thành phần không thể tách rời của hoạt độngdạy - học và đang được sử dụng như một biện pháp quan trọng thúc đẩy vàcải tiến việc dạy-học Trong mỗi kỳ thi, kiểm tra, đánh giá, quy chế thi là vănbản không thể thiếu Nó đóng vai trò như một yếu tố quan trọng để ổn định kỷcương, đảm bảo tính nghiêm túc, có nề nếp của học sinh, sinh viên trong toàntrường nhằm thực hiện chủ trương Giáo dục - Đào tạo học sinh, sinh viên trởthành những người có “đức”, có “tài”, có phẩm chất, năng lực và đạo đứctoàn diện
Quy chế thi có vai trò vô cùng quan trọng trong dạy học, có thể kể đếncác vai trò cụ thể như sau:
Quy chế thi là yếu tố vô cùng quan trọng, nó tạo nên tính nghiêm túctrong các kỳ thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học Đồng thời
nó giúp cho việc duy trì, ổn định kỷ cương, nền nếp học tập của học sinh, sinhviên trong nhà trường
Quy chế thi quy định sinh viên phải nghiêm túc trong các kỳ thi từ đógóp phần làm cho kết quả thi, kiểm tra, đánh giá khách quan, công bằng hơn.Hay nói cách khác, quy chế thi giúp sinh viên hạn chế tình trạng tiêu cựctrong thi cử cũng như các hoạt động liên quan đến giáo dục và đào tạo từ đógóp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục
Quy chế thi còn tạo thái độ tích cực, chủ động của học sinh, sinh viêntrong học tập và rèn luyện Nó như một yếu tố thôi thúc sinh viên tự lực, tự
Trang 15giác phấn đấu học thật, thi thật, chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học từ đólàm chủ kiến thức và tương lai chính bản thân mình.
Quy chế thi tạo cơ sở cho sự phối hợp, sự đồng thuận, thống nhất giữacác khâu trong quá trình thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học.Mặt khác nó được coi như công cụ tạo lề lối làm việc, học tập, thi cử mộtcách khoa học, hợp lý, là công cụ để quản lý người học, đồng thời dễ dàngtrong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên
Hơn nữa, nếu học sinh, sinh viên sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đúngvới thực chất của mình thì khi bước vào đời họ sẽ không gặp phải những bỡngỡ, khó khăn, loay hoay tìm một chỗ đứng cho mình trong xã hội Nhữngkiến thức họ tiếp thu được trên ghế nhà trường sẽ là hành trang hữu ích, lànền tảng để họ có thể thể hiện mình, phát huy hết năng lực của mình trongcông cuộc phát triển đất nước
c Nội dung của quy chế thi
Trích “QUY ĐỊNH thi kết thúc học phần đào tạo đại học và cao đẳng
hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” (Ban hành kèm theo Quyết định số
3693/QĐ-ĐHSP, ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm)
Điều 2 Kỳ thi kết thúc học phần và quy định về điều kiện dự thi
1 Cuối mỗi học kỳ, Trường tổ chức một kỳ thi kết thúc các học phần
đã giảng dạy; không tổ chức thi lại (trừ các học phần Giáo dục thể chấtkhông chuyên)
2 Điều kiện để sinh viên được dự thi kết thúc học phần:
a Sinh viên phải đảm bảo tham gia tối thiểu 80% số giờ lên lớp kể cả
lý thuyết và thảo luận của học phần mới được dự thi Đối với các học phần có
cả lý thuyết và thực hành sinh viên phải tham gia tối thiểu 80% số giờ củamỗi loại mới được dự thi
b Danh sách sinh viên đủ (hoặc không đủ) điều kiện dự thi kết thúc
học phần (được ghi trong bản Báo cáo điểm học tập của sinh viên) do giảng
Trang 16viên đề nghị, Trưởng khoa/bộ môn quản lý nội dung đào tạo duyệt và giaocho Trợ lý đào tạo của Khoa/Bộ môn (sau đây gọi tắt là Khoa) Trợ lý đào tạocủa Khoa chịu trách nhiệm gạch tên những sinh viên không đủ điều kiện dự
thi trong Danh sách thi và biên bản chấm thi trước buổi thi
3 Sinh viên vắng mặt trong buổi thi kết thúc học phần, nếu không có lý
do chính đáng coi như bỏ thi và phải nhận điểm không (0)
4 Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng (có đơn xin hoãn thi đượcchấp nhận hoặc có quyết định nghỉ học trước thời gian thi) sẽ không bị đánhgiá điểm không (0), không phải học lại, được bảo lưu các điểm thành phần vàđược đăng ký thi vào những kỳ thi tiếp sau
Điều 9 Trách nhiệm của sinh viên dự thi
1 Phải có mặt tại địa điểm thi đúng thời gian quy định đã thông báotrong lịch thi Đối với môn thi tự luận, sinh viên đến chậm quá 15 phút saukhi đã bóc đề thi thì không được dự thi Đối với các môn thi theo hình thứcvấn đáp, thực hành, trắc nghiệm trên máy tính, trường hợp sinh viên vắng mặtkhi CBCT gọi tên vào phòng thi, trong thời gian tổ chức môn thi, nếu sinhviên có lý do chính đáng thì CBCT có thể xem xét và quyết định cho sinhviên được dự thi
2 Phải đeo thẻ sinh viên khi dự thi Trường hợp mất hoặc quên thẻ,sinh viên phải viết giấy cam đoan có xác nhận của giảng viên hoặc sinh viêncùng lớp học phần
3 Chuẩn bị giấy thi (theo mẫu giấy thi tuyển sinh hiện hành), giấy nhápchưa sử dụng để làm bài thi (trong trường hợp Trường và Khoa chưa có quyđịnh riêng) Giấy thi và giấy nháp của sinh viên chuẩn bị phải đảm bảo không
có bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến việc có thể lợi dụng để làm bài thi
4 Chỉ được mang vào phòng thi các vật dụng, gồm: bút viết; bút chì;compa; tẩy; thước kẻ; thước tính; máy tính bỏ túi không có thẻ nhớ cắm thêmvào, không soạn thảo được văn bản và các vật dụng khác được quy định cụthể trong đề thi Được mang các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng
Trang 17ghi thông tin mà không truyền được thông tin, không có màn hình hiển thịhình ảnh, nhưng phải báo cáo cho CBCT trước khi vào phòng thi
5 Trước khi làm bài thi phải ghi đầy đủ họ tên, số báo danh vào giấythi và nhất thiết phải đề nghị cả hai CBCT ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi
6 Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánhdấu hoặc làm ký hiệu riêng Không làm bài thi bằng hai thứ mực, mực đỏ,bút chì (trừ hình vẽ) Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo,không dùng bút xoá
7 Phải bảo vệ bài làm của mình, nghiêm cấm mọi hành vi gian lận,không được xem bài của sinh viên khác, không được trao đổi ý kiến, trao đổigiấy nháp với sinh viên khác
8 Nếu có biểu hiện vi phạm quy chế thi, sinh viên phải tuân thủ mọiyêu cầu của CBCT hoặc Cán bộ Thanh tra thi để làm sáng tỏ sự việc Sinhviên phải giữ trật tự trong phòng thi, không được ra ngoài trong thời gian làmbài thi Sinh viên chỉ được ra khỏi phòng thi sau 2/3 thời gian làm bài và saukhi đã nộp bài làm, đề thi cho CBCT Trường hợp ốm đau hoặc có lý do đặcbiệt, phải báo cáo để CBCT xử lý
9 Khi hết giờ thi, sinh viên phải ngừng làm bài và nộp bài cho CBCT.Không làm được bài, sinh viên cũng phải nộp giấy thi Khi nộp bài, sinh viênphải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký vào bản danh sách dự thi Ngoài ra, SVphải nộp lại tất cả các tờ giấy thi đã có chữ ký của CBCT nhưng chưa làm bài
Điều 16 Xử lý sinh viên dự thi vi phạm quy định về công tác thi
1 Khiển trách tại phòng thi áp dụng với những sinh viên phạm lỗi mộtlần: nhìn bài của bạn, trao đổi với bạn, mất trật tự trong phòng thi, không bảo
vệ bài làm của mình để cho sinh viên khác chép bài (hình thức này do cán bộcoi thi quyết định và ghi rõ trong biên bản) Sinh viên bị khiển trách trong khithi môn nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm thi của môn đó
2 Cảnh cáo tại phòng thi đối với các sinh viên vi phạm một trong cáclỗi sau đây:
Trang 18a Đã bị khiển trách một lần trong giờ thi môn đó nhưng vẫn tiếp tục
vi phạm;
b Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp cho bạn;
c Chép bài của sinh viên khác;
d Cố tình để cho sinh viên khác nhìn bài
Hình thức kỷ luật cảnh cáo do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật(nếu có) và ghi rõ hình thức kỷ luật đã đề nghị trong biên bản
Sinh viên bị kỷ luật cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 50% số điểmthi của môn đó
3 Đình chỉ thi đối với các sinh viên vi phạm một trong các lỗi sau đây:
a Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục
vi phạm;
b Khi vào phòng thi vẫn mang theo vật dụng không được phép: tàiliệu; điện thoại; máy tính bỏ túi có thẻ nhớ và có khả năng soạn thảo được vănbản; các loại máy ghi âm và ghi hình có khả năng truyền, nhận được thông tin
để lợi dụng làm bài thi; vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, các vật dụng gây nguyhại khác;
c Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vàophòng thi;
d Viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi;
đ Có hành động gây gổ, đe dọa hoặc chống đối cán bộ có trách nhiệmtrong kỳ thi hay đe dọa sinh viên dự thi khác;
e Nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức
Hình thức đình chỉ thi do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật Việc xử
lý kỷ luật sinh viên tại phòng thi phải được công bố cho sinh viên biết Nếusinh viên không chịu ký tên vào biên bản thì chỉ cần hai cán bộ coi thi ký vàobiên bản Sinh viên bị kỷ luật đình chỉ thi trong khi thi môn nào sẽ bị điểmkhông (0) môn đó
Trang 194 Đối với các trường hợp vi phạm khác, tuỳ theo tính chất và mức độ
vi phạm, cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi lập biên bản đề nghị Ban Giámhiệu hoặc người được ủy quyền xử lý kỷ luật theo các hình thức theo quy địnhcủa Bộ Giáo dục và đào tạo
5 Ngoài các mức độ xử lý vi phạm tại phòng thi đã nêu ở trên, sinhviên vi phạm quy định về công tác thi của Trường còn bị xử lý theo Quy địnhcông tác học sinh sinh viên ban hành theo Quyết định số 809/QĐ-ĐHTN ngày03/8/2012 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên Căn cứ vào biên bản đã lập tạiphòng thi, các Khoa xử lý kết quả thi và xét kỷ luật sinh viên vi phạm
xã hội, gián tiếp bởi ngôn ngữ và các hệ thống dấu hiệu - ngữ nghĩa khác màhình thức đặc trưng của chúng là lao động và thuộc tính là giao tiếp” [10]
Cuốn từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện có viết: ”Tiếng Anh
”Behavior” thường dùng trong sách vở tâm lý có thể dịch ra tiếng Pháp với hai từ khác nhau là ”comportement và conduite”; qua tiếng Việt cũng thành
hai từ là ứng xử và hành vi Từ ứng xử chỉ mọi phản ứng của một động vậtkhi bị một yếu tố nằm trong môi trường kích thích; các yếu tố bên ngoài vàtình trạng bên trong gộp thành một tình huống, và tiến trình của ứng xử đểthích ứng có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh Khinhấn mạnh về tính khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích thích cũngnhư phản ứng đều là những hiện tượng quan sát được, chứ không như tình ý
Trang 20bên trong, thì gọi là ứng xử Khi nhấn mạnh mặt định hướng, mục tiêu thì gọi
là hành vi” [3]
Theo cuốn từ điển Tâm lý học của GS.TS Vũ Dũng: “Hành vi là sựtương tác với môi trường có ở động vật trên cơ sở tính tích cực bên ngoài (vậnđộng) và bên trong (tâm lý) của chúng, tính tích cực có định hướng của cơ thểsống đảm bảo thực hiện các tiếp xúc với thế giới bên ngoài Thuật ngữ hành
vi được ứng dụng đối với các con vật, các cả thể nhất định”.[10]
I.P.Paplôp định nghĩa: “Hành vi được coi là tổng hợp các phản ứng vậnđộng đối với các kích thích bên ngoài” [10]
Theo nguồn hanh -vi-va-hanh-vi-suc-khoe.html: “Hành vi của con người được hiểu làmột hành động hay nhiều hành động phức tạp trước một sự việc, hiệntượng mà các hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bêntrong và bên ngoài, chủ quan và khách quan” [12]
http://ycantho.com/content/2/219/1879/1/khai-niem-ve-Nguồn http://aitc.com.vn/tin-tuc/hanh-vi-con-nguoi có viết: “Hành vicủa con người là một chuỗi các hành động lặp đi, lặp lại Hành động là nhữnghoạt động có mục đích cụ thể, phương tiện cụ thể tại một địa điểm cụ thể.Như vậy, đơn vị cơ sở của hành vi là hành động và do đó hành vi của conngười có tính chất hướng đích” [12]
Dựa vào các cách định nghĩa trên, chúng tôi khái quát: Hành vi là cáchứng xử của con người đối với một sự kiện, sự vật, hiện tượng trong một hoàncảnh, tình huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành độngnhất định Hay nói cách khác, hành vi là hành động phức tạp có mục đích cụthể của con người nhằm đáp lại các kích thích từ bên ngoài hiện thực kháchquan Hành vi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: bên trong, bên ngoài, chủquan, khách quan
Tóm lại: Hành vi là khái khái niệm phức tạp có nhiều định nghĩa khácnhau về hành vi Song có thể hiểu một cách tổng quát: Hành vi là toàn thểnhững phản ứng, cách ứng xử của cơ thể nhằm đáp lại kích thích ngoại giới
Trang 211.2.2.2 Hành vi vi phạm quy chế thi
a Khái niệm hành vi vi phạm quy chế thi
Hành vi vi phạm quy chế thi là hành vi của người học không tuân theohoặc thực hiện sai lệch các quy chế thi, quy định do nhà trường hoặc các tổchức GD-ĐT ban hành làm mất đi tính nghiêm túc, khách quan, công bằng của hoạt động thi cử
Gian lận, tiêu cực, bất minh trong các kỳ thi sẽ làm sai lệch kết quả thi
cử Những hành vi đó xuất phát từ nhiều động cơ, nguyên nhân và mục đíchkhác nhau Tiêu cực trong thi cử được thực hiện độc lập hoặc có sự phối hợp
từ nhiều phía: Người thi, người coi thi, người xét duyệt kết quả…
b Biểu hiện của hành vi vi phạm quy chế thi
Những bất cập và biểu hiện gian lận, tiêu cực trong tuyển sinh, thi cửnhư tình trạng mua điểm, chạy điểm; gian lận, tiêu cực, vi phạm quy chếtuyển sinh, xét tuyển Tại không ít hội đồng thi, các giám thị trông thi còn quá
lơ là, dễ dãi để cho học sinh tùy tiện mang tài liệu vào phòng thi Sau mỗibuổi thi, sân trường và ở nhiều phòng thi vẫn tràn ngập "phao" do thí sinh bỏlại Có trường hợp, thí sinh sử dụng thiết bị hiện đại vào việc quay cóp nhưliên lạc qua điện thoại di động, tai nghe, nhưng cán bộ trông thi bỏ qua, khônglập biên bản Việc thuê người thi hộ, thi kèm chưa chấm dứt Công tác chấmthi ở các trường, các địa phương vẫn còn nhiều kẽ hở Vẫn xảy ra những saisót về trình tự dọc phách, ghép điểm, nhập điểm, nhiều khi để lại hậu quảnặng nề Cá biệt, có nơi xuất hiện việc mua chuộc cán bộ chấm thi và hộiđồng thi để làm sai lệch kết quả thi cử
Đối với sinh viên, những hành vi vi phạm quy chế thi là:
Mang vào khu vực thi và phòng thi giấy than, bút xoá, các tài liệu, vũkhí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyềntin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bàithi và các vật dụng khác
Hút thuốc trong phòng thi
Trang 22Xem bài của thí sinh khác, trao đổi ý kiến, trao đổi giấy nháp với thísinh khác.
Đến muộn giờ thi hoặc ra về trước thời gian quy định
Tổ chức, thực hiện nhờ người thi hộ hoặc đi thi hộ người khác
Không xuất trình thủ tục, giấy tờ khi tham dự các kỳ thi
Mang vào phòng thi tài liệu không cho phép đã được quy định trongquy chế thi
c Hậu quả của hành vi vi phạm quy chế thi
Bàn về vấn đề này, thầy giáo Nguyễn Quốc Bình (Hiệu trưởng TrườngTHPT Việt Đức - Hà Nội) đánh giá: “Việc quay cóp ảnh hưởng đến sự hìnhthành nhân cách của những công dân trong tương lai Đây là sự ăn cắp kiếnthức không phải của mình Trong quá trình thực hiện quay cóp, sử dụng nhiềuhình thức khác nhau, sẽ hình thành ở con người những mánh khóe Điềukhông giúp thế hệ công dân trong tương lai làm việc khoa học, có tầm nhìn
xa, có sự sáng tạo mà đưa đến một số nhóm học sinh quen quay cóp, quen lừadối, trong các hoạt động thì thụ động, trông chờ vào kiến thức của ngườikhác Như vậy sẽ không tạo ra được sản phẩm của chính mình, mong muốn
có đội ngũ trí thức, công nhân lành nghề hoặc những công nhân thời kỳ hộinhập của mình đang bị yếu kém đi Để mỗi một học sinh là một con ngườikhông chỉ có kiến thức mà còn có đạo đức và có những khát vọng để trởthành công dân trong tương lai Những công dân đó không chỉ làm việc tốt
mà còn rèn luyện đức tính trung thực ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.Không trung thực trong học tập và thi cử sẽ dần dần biến học sinh trở thànhnạn nhân của sự lười biếng và ngu dốt”
Vi phạm quy chế thi là một vấn đề đang bức xúc hiện nay Nó là hành
vi tiêu cực, sai trái để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng Cụ thể:
Vi phạm quy chế, gian lận trong thi cử sẽ tạo ra kết quả ảo, thành tích
ảo, chất lượng giáo dục đi xuống Người học không có kiến thức cho nênkhông đáp ứng được yêu cầu của xã hội từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy
Trang 23Gian lận sẽ làm cho người học không có chí tiến thủ trong học tập,càng sinh ra sự lười biếng, ỉ lại làm mất đi tương lai của mình khi còn ngồitrên ghế nhà trường.
Vi phạm quy chế thi nhiều lần sẽ tạo nên thói quen dựa dẫm, là biểuhiện của con người thiếu lòng tự trọng, thiếu tự tin, đánh mất đi nhân cách,phẩm giá của mình
Một trường học có những học sinh gian lận sẽ làm cho những sinh viêntrung thực bi quan, mất niềm tin với cuộc sống thậm chí sẽ sa ngã vào conđường gian lận, vi phạm quy chế thi cử Không chỉ thế, một thế hệ thiếu trungthực trong thi cử, gian lận trong cuộc sống sẽ kéo theo những thế hệ kế tiếprơi vào vòng thiếu trung thực, gian lận, luẩn quẩn
Cuối cùng, xã hội sẽ mất niềm tin vào nghành giáo dục của đất nước,chất lượng giảm sút, không thể nâng cao chất lượng giáo dục trên trường quốc
tế, đánh dấu sự sa sút của một đất nước
Tóm lại: Vi phạm quy chế thi là hành vi xấu, làm cho người học ỷ lại,không tự phát huy năng lực học tập của mình, làm cho giáo viên mất đi lươngtâm nghề nghiệp Nếu tiêu cực kéo dài, người học không có động lực để học,không tiếp thu được kiến thức sẽ không có tương lai Các thầy cô cũng sẽkhông có động lực để dạy, không có sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học,nền giáo dục khi ấy sẽ ngày càng trì trệ
1.2.3 Thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi cử
1.2.3.1 Khái niệm thái độ
“Thái độ” là một khái niệm phức tạp, có nhiều cách hiểu khác nhau vềthái độ:
Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê (chủ biên) có ghi: “Thái độ là tổngthể nói chung của những biểu hiện ra bên ngoài (nét mặt, cử chỉ, lời nói,hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc sự việc nào đó trước mộtvấn đề [2]
Trang 24Theo Từ điển tâm lý học của tác giả Vũ Dũng (chủ biên): “Thái độ lànhững phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chốngđối như đã có sẵn những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó”.[10]
Từ điển Tâm lý học – Nguyễn khắc Viện khẳng định: ”Trước mộtđối tượng nhất định, nhiều người thường có phản ứng tức thì, tiếp nhận dễdàng hay khó khăn, đồng tình hay chống đối như đã có sẵn, có những cơcấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó Từ những thái độ có sẵn,tri giác về đối tượng cũng như tri thức bị chi phối về vận động thì thái độgắn liền với tâm thế” [3]
Còn trong từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bảntại New York năm 1996 thì lại cho rằng: "Thái độ là một trạng thái ổnđịnh bền vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử mộtcách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải nhưbản thân chúng ra sao mà chúng được nhận thức ra sao Một thái độ đượcnhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với một nhóm đốitượng Trạng thái sẵn sàng có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hànhđộng có liên quan đến đối tượng” [9]
Như vậy, các từ điển khi định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là “cáchứng xử của cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội” Nó đượccấu thành rất phức tạp, với nhiều bộ phận hợp thành, cho dù cách sử dụng từngữ khi định nghĩa về thái độ là khác nhau
Nhà tâm lý học T.M.Newcom cho rằng: “Thái độ chính là một thiênhướng hành động, tư duy nhận thức, cảm nhận của cá nhân tới một đối tượnghay sự việc có liên quan” [7]
G.W.Allport định nghĩa: “Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinhthần và thần kinh, được tổ chức thông qua kinh nghiệm, điều chỉnh hoặc ảnhhưởng năng động đến các phản ứng của các nhân với tất cả các khách thể vàtình huống mà có mối quan hệ” [7]
Trang 25Những quan niệm về thái độ cũng được phản ánh trong quan điểm củacác nhà tâm lý học Việt Nam Đó là quan niệm cho rằng “thái độ là một bộphận cấu thành, đồng thời là một thuộc tính cơ bản của ý thức” hay “thái độ,
về mặt cấu trúc, bao hàm cả mặt nhận thức, mặt xúc cảm và mặt hành vi
Tóm lại: Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thái độ Chúng tôi đãxem xét, phân tích các định nghĩa đó, và khái quát: “Thái độ là một bộ phậnhợp thành, một thuộc tính trọn vẹn của ý thức, nói lên cách nhìn, cách suynghĩ và thể hiện của con người đối với đối tượng theo một hướng nhất định,được bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt và lời nói củangười đó trong những tình huống, điều kiện cụ thể”
1.2.3.2 Đặc trưng của thái độ
Thái độ là một thuộc tính nhân cách, nó bao gồm những đặc trưng sau:
- Có sự thống nhất: Thái độ của con người là một chỉnh thể thống nhấtbao gồm các mặt: Nhận thức, hứng thú, hành vi Các mặt này có liên quan đếnnhau, kết hợp chặt chẽ với nhau tao thành một chỉnh thể thống nhất chứkhông phải là một phép cộng trừ đơn giản của các mặt riêng lẻ Vì vậy khixem xét, đánh giá thái độ của con người đối với một đối tượng nào đó chúng
ta cần xem xét chúng trong mối liên hệ với các mặt của thái độ
- Có tính không ổn định: Dưới tác động của xã hội và giáo dục thì thái
độ của con người cũng sẽ thay đổi, nó có thể thay đổi theo hai chiều hướngtích cực hoặc tiêu cực tùy theo khả năng nhận thức của các nhân và tác độngcủa xã hội Tuy nhiên thái độ thay đổi từ từ chứ không thay đổi tức khắc khi
có tác động
- Có tính chân thực: Thái độ của con người biểu hiện rõ ra bên ngoàithông qua các hành vi, hành động, thái độ của con người thế nào thì hành vi,hành động của con người như thế đó, con người không thể che dấu được thái
độ của mình Như vậy thông qua hành vi, hành động chúng ta có được hiểubiết về thái độ của con người
Trang 261.2.3.3 Chức năng của thái độ
Tổng kết ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể thấy thái độ xã hội cómột số chức năng chủ yếu sau đây:
- Chức năng thích nghi: Tùy thuộc vào những trường hợp cụ thể màcon người thay đổi thái độ do tác động của môi trường xung quanh nhằm đạtmục đích đề ra
- Chức năng biểu hiện giá trị: Thông qua việc đánh giá một cách chọnlọc về đối tượng qua biểu lộ cảm xúc, hành động cũng như sẵn sàng hànhđộng các nhân có thể biểu hiện giá trị nhân cách của mình
- Chức năng tiết kiệm trí lực: Các nhân tiết kiệm trí lực, năng lực thầnkinh, cơ bắp trong hành động nhờ các khuôn mẫu hành vi quen thuộc
- Chức năng tự vệ: Thái độ giúp chúng ta hiểu biết về thế giới mà tađang sống Đồng thời thái độ cung cấp sự nhất quán và làm rõ những giảithích của chúng ta về các sự kiện Nhờ những tri thức có được về đối tượng
mà chủ thể có xúc cảm, đánh giá về đối tượng đó
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu: Thái độ được hình thành như là nhữngkết quả của thành công hay thất bại trong quá khứ mỗi con người sau khiđược hình thành, thái độ vẫn tiếp tục có ích trong việc thỏa mãn các nhu cầuhoặc đạt được mục đích
- Chức năng điều chỉnh hành vi và hành động: Đây là chức năng màcác nhà Tâm lý học chú ý, quan tâm hơn cả Họ tập trung làm rõ cơ chế thựchiện các chức năng của thái độ, tìm ra các điều kiện để các chức năng đó đượcthực hiện
Như vậy trong quá trình nghiên cứu thái độ cần nghiên cứu nó trongmối quan hệ đa dạng với các thuộc tính tâm lý khác, trong hành động, trongtâm lý cá nhân
1.2.3.4 Thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi
Thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi là cách suynghĩ, nhìn nhận, đánh giá hành động của sinh viên theo một hướng nào đó
Trang 27trước những hành vi vi phạm quy chế học tập thông qua hành vi, cử chỉ, nétmặt và lời nói của mình trong những tình huống, điều kiện cụ thể.
Khi đứng trước một tình huống, điều kiện nào đó, con người thường cónhững thái độ khác nhau Thái độ của cá nhân phản ánh mối quan hệ của cánhân với hiện thực Khi nói đến thái độ của cá nhân là chúng ta nói đến nhữngtình cảm đã vững chắc, ổn định của cá nhân Tuy nhiên, thái độ không chỉ dotình cảm tạo ra, mà còn có sự tham gia của quá trình nhận thức, xu hướng của
cá nhân…
Thái độ ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cáchcon người Nếu trong cuộc sống con người luôn có thái độ đúng, khách quantrước sự việc hiện tượng diễn ra thì nhân cách con người đó sẽ phát triển tốt.Ngược lại nếu họ thường xuyên có thái độ lệch lạc trước những vấn đề củacuộc sống thì nhân sinh quan sẽ không đúng, nhân cách chưa được hoànthiện Đồng thời nhân cách cũng chi phối trở lại thái độ con người Một nhâncách phát triển toàn diện là điều kiện để con người có thái độ đúng đắn đốivới các hiện tượng trong cuộc sống và ngược lại
Với sinh viên cũng vậy, khi gặp phải hành vi vi phạm quy chế thi nếu
có thái độ đúng sẽ giúp sinh viên có nhân sinh quan đúng đắn, học tập, nghiêncứu, rèn luyện đạt hiệu quả cao từ đó giúp cho nhân cách người học đượchoàn thiện Sinh viên có những thái độ khác nhau đối với hành vi vi phạm quychế thi
Thái độ của sinh viên được biểu hiện qua nhiều mặt khác nhau trong đó có bamặt cơ bản đó là qua suy nghĩ, lời nói và qua hành vi, cử chỉ:
- Thái độ biểu hiện qua suy nghĩ: Suy nghĩ là sự kết hợp các chuỗi dàicủa nhiều trạng thái khác nhau, được kết hợp một cách chặt chẽ và lô-gic Khiđứng trước một hành vi vi phạm quy chế học tập nào đó, sinh viên có nhậnthức và thái độ khác nhau bộc lộ trong suy nghĩ của bản thân Những suy nghĩ
đó không bộc lộ ra bên ngoài Thông thường có 2 loại suy nghĩ: tích cực vàtiêu cực
Trang 28Suy nghĩ tích cực: Khi nói đến vấn đề vi phạm quy chế học tập, suynghĩ tích cực không phải cho rằng những hành vi vi phạm quy chế học tập làđúng mà ở đây suy nghĩ tích cực là sinh viên nhận thức được hành vi vi phạmquy chế học tập là hành vi sai trái, đáng lên án và cần phải sửa đổi.
Suy nghĩ tiêu cực: Nghĩa là sinh viên có suy nghĩ sai lệch cho rằnghành vi vi phạm quy chế học tập là đúng hoặc không ảnh hưởng gì đến ai.Không lên án mà chỉ đứng nhìn, thờ ơ trước những sinh viên có hành vi viphạm quy chế học tập
- Thái độ biểu hiện qua ngôn ngữ, lời nói: Sinh viên tỏ thái độ của mìnhthông qua ngôn ngữ, cụ thể là lời nói thể hiện thái độ đồng tình hoặc phản đốitrước những hành vi vi phạm quy chế học tập
- Thái độ biểu hiện qua hành vi: Đó là hành động hay ý định hành động
và sinh viên sẽ ứng xử khi gặp hành vi vi phạm quy chế thi Sinh viên dùnghành vi, cử chỉ để thể hiện thái độ của mình như nét mặt, ánh mắt, chân tay…Đơn giản như có biểu hiện nhíu mày thể hiện sự không hài lòng hoặc khôngđồng tình trước những hành vi vi phạm quy chế thi Hoặc việc làm cụ thể như
tố cáo hoặc khuyên giải những người có hành vi vi phạm quy chế thi cử…Khi đánh giá thái độ của sinh viên, chúng tôi đưa ra các tiêu chí để đánh giáthái độ của sinh viên như sau:
- Tiêu chí 1: Thái độ đúng đắn, không đồng tình, lên án hành vi viphạm quy chế thi
- Tiêu chí 2: Thái độ chưa thực sự tích cực, đôi khi còn thờ ơ, khôngquan tâm trước những hành vi vi phạm quy chế thi
- Tiêu chí 3: Sinh viên có thái độ không đúng, lệch lạc đối với hành vi
vi phạm quy chế thi
1.2.4 Khái quát đặc điểm tâm lý sinh viên
Sinh viên là một đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bịcho hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần cho xã hội Nó bổ sung cho đội
Trang 29ngũ trí thức được đào tạo cho lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham giatích cực vào hoạt động đa dạng của xã hội.
Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của thanh niên sinh viên là sự phát triển cao của tự ý thức Đó là ý thức và tự đánh giá vềhành động và kết quả tác động của mình, đánh giá về tư tưởng, tình cảm,phong cách đạo đức, động cơ, lý tưởng… Sinh viên đã đánh giá toàn diện vềchính bản thân mình và vị trí của mình trong xã hội Động cơ khẳng địnhmình phát triển cao, sinh viên luôn muốn thể hiện mình đã trưởng thành, nên
-ở mọi nơi, mọi lúc hầu hết sinh viên đều muốn thể hiện cái tôi của mình,khẳng định mình
Kế hoạch đường đời và tự xác định nghề nghiệp cũng là nét đặc trưngnổi bật của lứa tuổi thanh niên, sinh viên Sự hình thành con đường sống rõràng giúp cho họ có quyết định nên đi theo hướng nào, làm gì, từ mục đích đóảnh hưởng đến các hoạt động mà sinh viên tham gia trong quá trình học tập,lao động Thích xây dựng kịch bản đường đời cho mình
Trong quá trình học đại học, sự phát triển nhân cách của sinh viên đượcdiễn ra theo các hướng cơ bản:
- Niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết được củng
Kỳ vọng đối với nghề nghiệp tương lai được phát triển
- Sự trưởng thành về mặt xã hội, khả năng tự tu dưỡng, tự giáo dụcphát triển
Tiểu kết
Trang 30Kiểm tra và thi cử là một thành phần không thể tách rời của hoạt độngdạy - học và đang được sử dụng như một biện pháp quan trọng thúc đẩy vàcải tiến việc dạy-học Trong mỗi kỳ thi, kiểm tra, đánh giá, quy chế thi là vănbản không thể thiếu Quy chế thi là những quy định trong thi cử mà người họcbắt buộc phải tuân theo do nhà trường hoặc các tổ chức Giáo dục – Đào tạoban hành nhằm đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, công bằng… của hoạtđộng thi cử.
Vi phạm quy chế thi cử là một vấn đề đang bức xúc hiện nay Nó làhành vi của người học không tuân theo hoặc thực hiện sai lệch các quy chếthi, quy định do nhà trường hoặc các tổ chức GD-ĐT ban hành làm mất đitính nghiêm túc, khách quan, công bằng của hoạt động thi cử Vi phạm quychế thi cử làm cho người học ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập củamình, làm cho giáo viên mất đi lương tâm nghề nghiệp Người học không cókiến thức cho nên không đáp ứng được yêu cầu của xã hội từ đó sẽ kéo theonhiều hệ lụy
Sinh viên là một đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bịcho hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần cho xã hội, bổ sung cho đội ngũtrí thức được đào tạo cho lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tíchcực vào hoạt động đa dạng của xã hội Vì vậy, khi gặp phải hành vi vi phạmquy chế thi nếu có thái độ đúng sẽ giúp sinh viên có nhân sinh quan đúng đắn,học tập, nghiên cứu, rèn luyện đạt hiệu quả cao từ đó giúp cho nhân cáchngười học được hoàn thiện Thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạmquy chế thi là cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá hành động của sinh viêntheo một hướng nào đó trước những hành vi vi phạm quy chế thi cử Nó đượcbiểu hiện thông qua nhận thức, tình cảm, hành vi của người học trong nhữngtình huống, điều kiện cụ thể
Trang 31Chương 2 THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐHTN
ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM QUY CHẾ THI
2.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên tiền thân là trườngĐại học Sư phạm Việt Bắc, trường được thành lập ngày 18/07/1966 theoquyết định số 127/CP của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà
Trải qua 47 năm xây dựng và trưởng thành, trường không ngừng đượcphát triển và hoàn thiện Sứ mạng của trường Đại học Sư phạm – Đại họcThái Nguyên được xác định rõ ràng, xuyên suốt qua các giai đoạn phát triểncủa trường gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
và cả nước: “Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên là cơ sở giáodục đại học có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáodục có trình độ Cao đẳng, Đại học, Sau đại học có chất lượng cao; triển khaihoạt động nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Khoahọc xã hội – Nhân văn, Khoa học giáo dục; phục vụ đắc lực sự nghiệp giáodục của cả nước, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam”
Sinh viên ĐHSP – ĐHTN cũng như sinh viên cả nước đang trong giaiđoạn học nghề - nghề sư phạm Hoạt động của sinh viên rất phong phú, phứctạp và nhiều mặt thực hiện theo mục đích hoạt động của nhà trường sư phạmbậc Đại học và mục đích tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên Trong đóhoạt động học tập, nghiên cứu, học nghề là chủ đạo
Sinh viên ĐHSP – ĐHTN bao gồm con em thuộc nhiều dân tộc khácnhau chủ yếu đến từ các tỉnh miền núi, được đào tạo ở cả hệ chính quy, hệ cửtuyển, hệ tại chức Họ là những con người nhiệt huyết tràn đầy sức trẻ, luôn
ấp ủ những ước mơ, hoài bão cao đẹp Họ không ngừng phấn đấu học tập vàrèn luyện để trau dồi phẩm chất đạo đức cũng như năng lực của người giáoviên tương lai Họ học tập với lý tưởng đem sức mình cống hiến cho sự
Trang 32nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước Để làm được điều đó thì khi còn họctập nghiên cứu tại trường, ngoài việc học tập tốt nội dung chương trình đàotạo, sinh viên còn phải rèn luyện thật tốt và tuân thủ đầy đủ quy chế học tậpcũng như quy chế thi cử của nhà trường.
Thực tế cho thấy, ở trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyênvẫn còn xảy ra tình trạng sinh viên vi phạm quy chế thi làm ảnh hưởng khôngtốt đến việc học tập, nghiên cứu của sinh viên cũng như ảnh hưởng đến chấtlượng đào tạo cán bộ, giáo viên của nhà trường
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra 150sinh viên thuộc ba khoa: Khoa Toán, khoa Ngữ văn và khoa Tâm lý – Giáodục, cụ thể: 50 sinh viên lớp ToánB K46, 50 sinh viên lớp Văn A K46 và 50sinh viên lớp TLGD K46
2.2 Thái độ của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đối với hành vi vi phạm quy chế thi
Quy chế thi là văn bản không thể thiếu trong mỗi kỳ thi, kiểm tra, đánhgiá kết quả học tập Nó đóng vai trò như một yếu tố quan trọng để ổn định kỷcương, đảm bảo tính nghiêm túc, có nền nếp của học sinh, sinh viên trongtoàn trường nhằm thực hiện chủ trương Giáo dục - Đào tạo học sinh, sinh viêntrở thành những người có “đức”, có “tài”, có phẩm chất, năng lực và đạo đứctoàn diện Thực tế qua mỗi kỳ thi ở trường ĐHSP – ĐHTN thường xảy ra tìnhtrạng sinh viên có hành vi vi phạm quy chế thi Điều này xuất phát từ thái độchưa nghiêm túc của sinh viên đối với quy chế thi cử và hành vi vi phạm quychế thi
Thái độ là một bộ phận hợp thành, một thuộc tính trọn vẹn của ý thức,nói lên cách nhìn, cách suy nghĩ và cách thể hiện của con người đối với đốitượng theo một hướng nhất định, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành vi,
cử chỉ, nét mặt và lời nói của người đó trong những tình huống, điều kiện cụthể Thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi là cách suynghĩ, nhìn nhận, đánh giá của sinh viên theo một hướng nào đó trước những