Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm quy chế thi của sinh viên

Một phần của tài liệu Thái độ của sinh viên trường ĐHSPĐHTN đối với hành vi vi phạm quy chế thi (Trang 51 - 65)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm quy chế thi của sinh viên

trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Những hành vi vi phạm quy chế thi đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn tới hành vi vi phạm quy chế thi cử của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên là việc quan trọng. Từ việc tìm ra nguyên nhân chúng ta sẽ có cơ sở để đề xuất biện pháp giúp cho sinh viên có thái độ đúng đắn, tích cực đối với hành vi vi phạm quy chế thi. Khi tiến hành điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 7: Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm quy chế thi của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Ý kiến Nguyên nhân Số lượng Tỉ lệ (%)

Do muốn đạt điểm số cao, bằng cấp khá để dễ xin được

việc làm 130/150 24,1

Chưa nhận thức đầy đủ về quy chế thi và hậu quả của hành

vi vi phạm quy chế thi 75/150 13,9

Do tác động từ gia đình, bạn bè và xã hội 21/150 3,9

Do thói quen quay cóp 75/150 13,9

Giám thị coi thi lỏng lẻo, không xử lý nghiêm khắc trường

hợp vi phạm 58/150 10,8

Bản thân sinh viên lười học, ỉ lại 115/150 21,3

Khối lượng kiến thức quá nặng nề 65/150 12,1

Tổng 539 100

Qua bảng 7 ta có thể thấy:

Có 130/150 sinh viên (chiếm tỉ lệ 24,1%) cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi vi phạm quy chế thi là do muốn đạt điểm số cao, bằng cấp khá để dễ xin được việc làm. Điều đó cho thấy vấn đề bằng cấp và việc làm chi phối rất nhiều đến việc học tập và thi cử của sinh viên, việc chịu áp lực từ xã hội, từ việc làm đối với sinh viên là rất lớn. Nguyên nhân đứng thứ 2 mà 115/150 sinh viên (chiếm tỉ lệ 21,3%) lựa chọn là do bản thân sinh viên lười học, ỉ lại nên mới dẫn đến vi phạm quy chế thi. Thực tế một số sinh viên hiện nay còn thụ động, chưa thực sự tích cực học tập, tìm tòi, nghiên cứu mà chỉ phụ thuộc vào tài liệu quay cóp hoặc tiêu cực theo một cách nào đó, học sinh thiếu sự cố gắng, thiếu sáng tạo, không chủ động trong học tập chính vě vậy mŕ thŕnh ra học vẹt, học tủ. Tất cả đã dẫn đến việc thi cử thiếu minh bạch như hiện nay. Theo 75/150 sinh viên (chiếm tỉ lệ 13,9%) thì nguyên nhân sinh viên vi phạm quy chế thi là do chưa nhận thức đầy đủ về quy chế thi và hậu quả của hành vi vi phạm quy chế thi và do thói quen quay cóp của sinh viên. Có 65/150 sinh viên (chiếm tỉ lệ 12,1%) cho rằng khối lượng kiến thức

quá nặng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm quy chế thi. Nguyên nhân mà ít sinh viên lựa chọn nhất đó là do tác động từ gia đình, bạn bè và xã hội (chiếm 3,9%).

Ngoài ra, để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm quy chế thi chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số sinh viên của trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên với câu hỏi: “Theo bạn, nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi vi phạm quy chế thi?” và nhận được nhiều câu trả lời khác nhau:

Sinh viên N.T.Y lớp Toán-Lý K46, khoa THCS cho rằng: Nguyên nhân chủ yếu là do sinh viên lười học, không tập trung học ngay từ đầu học kỳ mà đợi đến các kỳ thi mới bắt đầu ôn thi dẫn đến tình trạng thường thấy là “nước đến chân mới nhảy” ôn không kịp nên sinh viên quay cóp dẫn đến vi phạm quy chế thi.

Bạn sinh viên C.T.C lớp Văn A K46, khoa Ngữ Văn cho rằng: Nguyên nhân vi phạm quy chế thi chủ yếu là do sinh viên muốn được điểm cao trong bài thi để đạt được loại bằng khá dễ xin việc làm khi ra trường.

Tiểu kết

Khi điều tra về nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư pham - Đại học Thái Nguyên về quy chế thi và hành vi vi phạm quy chế thi cho thấy: Phần lớn sinh viên nhận thức đúng khái niệm, vai trò, nội dung của quy chế thi đối với việc hoc tập, thi cử của mình. Sinh viên hiểu biết tương đối đầy đủ về biểu hiện của hành vi vi phạm quy chế thi. Số sinh viên chưa có nhận thức đúng chiếm tỉ lệ nhỏ.

Kết quả khảo sát về thái độ của sinh viên cho thấy sinh viên đã có thái độ đúng đắn khi đứng trước những hành vi vi phạm quy chế thi. Tuy nhiên còn rất đông sinh viên tuy đã nhận thức được nhưng vẫn thiếu trách nhiệm và chưa có thái độ đúng đắn đối với những hành vi vi phạm quy chế thi cử.

Hành vi vi phạm quy chế thi cử của sinh viên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sinh viên muốn đạt điểm số cao, bằng cấp khá để dễ xin được việc làm. Điều đó cho thấy vấn đề bằng cấp và việc làm chi phối rất nhiều đến việc học tập và thi cử của sinh viên, việc chịu áp lực từ xã hội, từ việc làm đối với sinh viên là rất lớn.

KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 1. Kết luận

Vi phạm quy chế thi cử là một vấn đề đang bức xúc hiện nay. Nó là hành vi của người học không tuân theo hoặc thực hiện sai lệch các quy chế thi, quy định do nhà trường hoặc các tổ chức GD-ĐT ban hành làm mất đi tính nghiêm túc, khách quan, công bằng... của hoạt động thi cử. Vi phạm quy chế thi cử làm cho người học ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình, làm cho giáo viên mất đi lương tâm nghề nghiệp. Người học không có kiến thức cho nên không đáp ứng được yêu cầu của xã hội từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy.

Khi đứng trước một tình huống, điều kiện nào đó, con người thường có những thái độ khác nhau. Thái độ ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách con người..

Với sinh viên cũng vậy, khi gặp phải hành vi vi phạm quy chế thi nếu có thái độ đúng sẽ giúp sinh viên có nhân sinh quan đúng đắn, học tập, nghiên cứu, rèn luyện đạt hiệu quả cao từ đó giúp cho nhân cách người học được hoàn thiện. Thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi là cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá hành động của sinh viên theo một hướng nào đó trước những hành vi vi phạm quy chế thi cử. Nó được biểu hiện thông qua nhận thức, tình cảm, hành vi của người học trong những tình huống, điều kiện cụ thể.

Qua kết quả nghiên cứu thu được chúng tôi có thể đưa ra một số kết luận về thái độ của sinh viên trương Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đối với hành vi vi phạm quy chế thi như sau:

Chúng ta đều biết gian lận trong thi cử là một vấn đề nhức nhối hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên nhận thức tương đối đầy đủ về vấn đề vi phạm quy chế thi cũng như hậu quả của có nhưng lại chưa thực sự có ý thức, thái độ đúng đắn đối với hành vi vi phạm quy chế thi và chưa thực sự tích cực trong công tác chống gian lận trong thi cử và thành tích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong giáo dục. Ngoài ra vẫn còn tồn tại sinh viên (chiếm tỉ lệ nhỏ) vẫn chưa có nhận thức đầy đủ. Nghiêm trọng hơn, một số sinh viên vẫn còn thờ ơ, không quan tâm, thiếu trách nhiệm trong vấn đề này.

Sinh viên đã nhận thức được về vai trò của quy chế thi cũng như hậu quả của việc vi phạm quy chế mang lại nhưng qua số liệu thống kê thực tế qua các kỳ thi cho thấy số lượng sinh viên vi phạm quy chế thi vẫn rất đông. Riêng năm học 2011-2012 trường có khoảng 647 sinh viên vi phạm quy chế thi trên tổng số hơn 12000 sinh viên của toàn trường. Năm học 2012-2013 số lượng sinh viên vi phạm quy chế thi giảm xuống còn 802 sinh viên. Đó là những số liệu cụ thể phản ánh thực trạng sinh viên vi phạm quy chế thi của trường ĐHSP-ĐHTN. Số lượng sinh viên vi phạm quy chế thi đông như vậy không chỉ làm ảnh hưởng đến nhân cách của sinh viên mà còn ảnh hưởng đến gia đình, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo người giáo viên trong tương lai.

Qua kết quả điều tra chúng tôi thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm quy chế thi của người học:

Thứ nhất, xuất phát từ áp lực xếp loại bằng cấp, kiếm việc làm. Cá nhân người đi học nào cũng muốn đạt kết quả cao. Trong điều kiện kết quả học tập “thật”, “giả” lẫn lộn thì mọi người sẽ tìm mọi cách gian lận để có kết quả cao để xin được việc làm.

Thứ hai, xuất phát từ người học đó là do bản thân sinh viên lười học, ỉ lại. Đa số sinh viên còn thụ động, chưa thực sự tích cực học tập, tìm tòi, nghiên cứu mà chỉ phụ thuộc vào tài liệu quay cóp hoặc tiêu cực theo một cách nào đó như chạy điểm, mua điểm, mua bằng cấp… Học sinh thiếu sự cố gắng, thiếu sáng tạo trong học tập.

Thứ ba, do bản thân sinh viên chưa nhận thức đầy đủ về quy chế thi cũng như hành vi vi phạm quy chế thi và hậu quả của nó để lại.

Thứ tư, do điều kiện khách quan thuận lợi cho việc thực hiện gian lận. Điều kiện này được tạo ra do tổ chức thi cử không tốt, không phù hợp và

không hết trách nhiệm; do thành tích cố tình “lơi lỏng” hoặc cố tình tạo điều kiện vì lợi ích cá nhân.

Thứ năm, do như áp lực tiêu cực của gia đình, nhà trường…buộc người học “phải” đạt kết quả cao trong học tập.

Thứ sáu, khối lượng kiến thức quá nặng không thể tiếp thu hết cũng là một nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm quy chế thi.

2. Ý kiến đề xuất

Xuất phát từ những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm quy chế thi, để hạn chế tình trạng sinh viên vi phạm quy chế thi cử chúng tôi đưa ra một số ý kiến đề xuất sau:

Nâng cao nhân thức cho sinh viên: Tổ chức các buổi phổ biến về quy chế thi hoặc tổ chức giao lưu, tọa đàm...nói về vấn đề này để giúp sinh viên hiểu biết đầy đủ, đúng đắn hơn về quy chế thi và những hậu quả nghiêm trọng mà việc vi phạm quy chế thi để lại để không mắc phải.

Phối hợp với gia đình và xã hội trong việc giáo dục về tư tưởng, đạo đức cho người học: Muốn làm được điều này, cần có biện pháp để tăng cường thông tin nhiều chiều, minh bạch. Cụ thể như thông báo kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên về gia đình của họ đồng thời nhận và xử lý thông tin phản hồi từ gia đình sinh viên.

Giảm bớt áp lực lên người học, áp lực từ gia đình xuất phát từ thiếu thông tin và từ xã hội. Cần tăng cường thông tin, khuyến cáo, tư vấn…đối với gia đình người học. Không nên tạo áp lực về vấn đề thành tích, điểm số lên con cái.

Tổ chức học tập, thi cử nghiêm túc, phù hợp. Thực tế cho thấy, người học không thể hoặc không cần gian lận trong thi cử nếu tổ chức học tập và thi cử nghiêm túc, hợp lý. Để làm tốt vấn đề này, cần phải:

Lấy người học làm trung tâm, tăng cường tự học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Đổi mới phương pháp giảng dạy. Để người thầy có thể đổi mới phương pháp giảng dạy, ngoài những vấn đề về điều kiện

trang thiết bị dạy học, cần phải có đánh giá, xếp loại khách quan từ phía nhà trường và người học về giáo viên.

Tổ chức thi cử nghiêm túc, đúng quy chế và phù hợp.Thực hiện khen thưởng, kỷ luật trong nhà trường phải làm nghiêm túc, khách quan và chính xác. Cần xử lý nghiêm túc người coi thi và người dự thi vi phạm quy chế thi cử.

Thay đổi phương pháp đánh giá kết quả học tập, làm sao để có thể đánh giá được suốt cả quá trình học tập, để người học không phải và không thể đối phó, gian lận khi thi cử.

Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất là sinh viên cần tự ý thức được vai trò quan trọng của việc học tập. Sinh viên cần nhận thức được nếu học sinh, sinh viên sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đúng với thực chất của mình sẽ là hành trang hữu ích, là nền tảng để họ có thể thể hiện mình, phát huy hết năng lực của mình trong công cuộc phát triển đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Dương Diệu Hoa (chủ biên), giáo trình tâm lý học phát triển NXB ĐHSP, 2011.

[2]. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2007.

[3]. Nguyễn Khắc Viện , Từ điển Tâm lý học, NXB Văn hóa thông tin, 2001. [4]. Nguyễn Khắc Viện, Từ điển xã hội học

[5]. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP, 2009. [6]. Nguyễn Thạc (chủ biên), Tâm lý hoc sư phạm đại học, NXB ĐHSP, 2008. [7]. Trần Hiệp, Tâm lý học xã hội. một số vấn đề lý luận, NXB Khoa học xã

hội HN, 1996.

[8]. Trần Thị Tuyết Oanh, Đánh giá và đo lường kết quả học tập, NXB ĐHSP, 2009.

[9]. Từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học, NXB New York, 1996. [10]. Vũ Dũng , Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách Khoa, 2013.

[11]. Quy định thi kết thúc học phần đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3693/QĐ-ĐHSP, ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm.

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, xin bạn vui lòng đọc kỹ những câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách đánh dấu (X) vào phương

án phù hợp với ý kiến của bạn.

Câu 1: Theo bạn, quy chế thi là:

□ Quy định trong thi cử mà người học bắt buộc phải tuân theo do nhà trường hoặc các tổ chức GD-Đào tạo ban hành nhằm đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, công bằng… của hoạt động thi cử.

□ Quy định đặt ra trong các kỳ thi, quy chế thi cử mang tính nghiêm túc, khách quan, công bằng.

□ Văn bản quy định những điều sinh viên được làm và những điều không được làm trong hoạt động thi cử nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng. Ý kiến khác:

……… ………

Câu 2: Theo bạn, quy chế thi có vai trò là:

Ý kiến Vai trò của quy chế thi

Đúng Khôn

g đúng

Phân vân

Yếu tố quan trọng để ổn định kỷ cương, đảm bảo tính nghiêm túc, có nề nếp của học sinh, sinh viên trong toàn trường

Tạo nên tính nghiêm túc trong các kỳ thi, giúp cho việc duy trì, ổn định kỷ cương, nền nếp học tập của học sinh, sinh viên.

Góp phần làm cho kết quả thi, kiểm tra, đánh giá khách quan, công bằng hơn

Yếu tố thôi thúc sinh viên tự lực, tự giác phấn đấu học thật, thi thật, chủ động chiếm lĩnh tri thức

khoa học

Tạo cơ sở cho sự phối hợp, sự đồng thuận, thống nhất giữa các khâu trong quá trình thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

Công cụ tạo lề lối làm việc, học tập, thi cử một cách khoa học, hợp lý, là công cụ để quản lý người học

Ý kiến khác:

Câu 3: Bạn cho biết ý kiến của mình về những nội dung trong quy chế thi cử sau đây:

Ý kiến Nội dung quy chế thi

Đúng Khôn

g đúng

Phân vân

Sinh viên phải đảm bảo tham gia tối thiểu 80% số giờ lên lớp kể cả lý thuyết và thảo luận của học phần mới được dự thi

Sinh viên vắng mặt trong buổi thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng coi như bỏ thi và phải nhận điểm không (0). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phải có mặt tại địa điểm thi đúng thời gian quy định. Đối với môn thi tự luận, sinh viên đến chậm quá 15 phút sau khi đã bóc đề thi thì không được dự

Một phần của tài liệu Thái độ của sinh viên trường ĐHSPĐHTN đối với hành vi vi phạm quy chế thi (Trang 51 - 65)