Khái quát đặc điểm tâm lý sinh viên

Một phần của tài liệu Thái độ của sinh viên trường ĐHSPĐHTN đối với hành vi vi phạm quy chế thi (Trang 28 - 31)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2.4. Khái quát đặc điểm tâm lý sinh viên

Sinh viên là một đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần cho xã hội. Nó bổ sung cho đội

ngũ trí thức được đào tạo cho lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng của xã hội.

Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của thanh niên - sinh viên là sự phát triển cao của tự ý thức. Đó là ý thức và tự đánh giá về hành động và kết quả tác động của mình, đánh giá về tư tưởng, tình cảm, phong cách đạo đức, động cơ, lý tưởng… Sinh viên đã đánh giá toàn diện về chính bản thân mình và vị trí của mình trong xã hội. Động cơ khẳng định mình phát triển cao, sinh viên luôn muốn thể hiện mình đã trưởng thành, nên ở mọi nơi, mọi lúc hầu hết sinh viên đều muốn thể hiện cái tôi của mình, khẳng định mình..

Kế hoạch đường đời và tự xác định nghề nghiệp cũng là nét đặc trưng nổi bật của lứa tuổi thanh niên, sinh viên. Sự hình thành con đường sống rõ ràng giúp cho họ có quyết định nên đi theo hướng nào, làm gì, từ mục đích đó ảnh hưởng đến các hoạt động mà sinh viên tham gia trong quá trình học tập, lao động. Thích xây dựng kịch bản đường đời cho mình.

Trong quá trình học đại học, sự phát triển nhân cách của sinh viên được diễn ra theo các hướng cơ bản:

- Niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết được củng cố và phát triển.

- Các quá trình tâm lý, đặc biệt là các quá trình nhận thức được “nghề nghiệp hóa”.

- Tình cảm nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm, tính độc lập được nâng cao, các tính và lập trường sống của sinh viên được bộc lộ rõ rệt.

Kỳ vọng đối với nghề nghiệp tương lai được phát triển.

- Sự trưởng thành về mặt xã hội, khả năng tự tu dưỡng, tự giáo dục phát triển.

Kiểm tra và thi cử là một thành phần không thể tách rời của hoạt động dạy - học và đang được sử dụng như một biện pháp quan trọng thúc đẩy và cải tiến việc dạy-học. Trong mỗi kỳ thi, kiểm tra, đánh giá, quy chế thi là văn bản không thể thiếu. Quy chế thi là những quy định trong thi cử mà người học bắt buộc phải tuân theo do nhà trường hoặc các tổ chức Giáo dục – Đào tạo ban hành nhằm đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, công bằng… của hoạt động thi cử.

Vi phạm quy chế thi cử là một vấn đề đang bức xúc hiện nay. Nó là hành vi của người học không tuân theo hoặc thực hiện sai lệch các quy chế thi, quy định do nhà trường hoặc các tổ chức GD-ĐT ban hành làm mất đi tính nghiêm túc, khách quan, công bằng... của hoạt động thi cử. Vi phạm quy chế thi cử làm cho người học ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình, làm cho giáo viên mất đi lương tâm nghề nghiệp. Người học không có kiến thức cho nên không đáp ứng được yêu cầu của xã hội từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy.

Sinh viên là một đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần cho xã hội, bổ sung cho đội ngũ trí thức được đào tạo cho lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng của xã hội. Vì vậy, khi gặp phải hành vi vi phạm quy chế thi nếu có thái độ đúng sẽ giúp sinh viên có nhân sinh quan đúng đắn, học tập, nghiên cứu, rèn luyện đạt hiệu quả cao từ đó giúp cho nhân cách người học được hoàn thiện. Thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi là cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá hành động của sinh viên theo một hướng nào đó trước những hành vi vi phạm quy chế thi cử. Nó được biểu hiện thông qua nhận thức, tình cảm, hành vi của người học trong những tình huống, điều kiện cụ thể.

Chương 2

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐHTN ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM QUY CHẾ THI

Một phần của tài liệu Thái độ của sinh viên trường ĐHSPĐHTN đối với hành vi vi phạm quy chế thi (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w