Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thá

Một phần của tài liệu Thái độ của sinh viên trường ĐHSPĐHTN đối với hành vi vi phạm quy chế thi (Trang 33 - 45)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thá

Nguyên về quy chế thi và hành vi vi phạm quy chế thi

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm, hành động ý chí). Nhận thức là một quá trình, ở con người quá trình này luôn gắn với một mục đích nhất định, là sự định hướng và chỉ đạo mọi hành vi, hành động của con người, nó là một trong những biểu hiện cơ bản của thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi. 2.2.1.1 Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên về quy chế thi.

Quy chế thi cử là những quy định trong thi cử mà người học bắt buộc phải tuân theo do nhà trường hoặc các tổ chức Giáo dục – Đào tạo ban hành nhằm đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, công bằng… của hoạt động thi cử. Quy chế thi cử là văn bản không thể thiếu trong mỗi kỳ thi, kiểm tra, đánh giá người học. Nó đóng vai trò như một yếu tố quan trọng để ổn định kỷ cương, đảm bảo tính nghiêm túc, có nề nếp của học sinh, sinh viên trong toàn trường nhằm thực hiện chủ trương Giáo dục - Đào tạo học sinh, sinh viên trở thành những người có “đức”, có “tài”, có phẩm chất, năng lực và đạo đức toàn diện. Việc nhận thức đầy đủ về bản chất, vai trò và những nội dung của quy chế thi cử là sự cần thiết và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giúp cho sinh

viên thực hiện nghiêm túc quy chế thi và tránh được những sai lầm, vi phạm quy chế trong thi cử.

- Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên về khái niệm quy chế thi

Để xác định nhận thức của sinh viên về khái niệm quy chế thi, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo bạn, quy chế thi là gì?” và đưa ra các phương án lựa chọn. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1: Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên về khái niệm “quy chế thi”

Lựa chọn Khái niệm quy chế thi

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Là quy định trong thi cử mà người học bắt buộc phải tuân theo do nhà trường hoặc các tổ chức GD–ĐT ban hành nhằm đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, công bằng...của hoạt động thi cử

129/150 86,0 Quy định đặt ra trong các kỳ thi, quy chế thi mang tính nghiêm

túc, khách quan, công bằng 5/150 3,3

Văn bản quy định những điều sv được làm và những điều không được làm trong hoạt động thi cử nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng

16/150 10,7

Qua bảng trên cho thấy:

Có 129/150 sinh viên (chiếm tỷ lệ 86%) nhận thức được quy chế thi là quy định trong thi cử mà người học bắt buộc phải tuân theo do nhà trường hoặc các tổ chức GD–ĐT ban hành nhằm đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, công bằng...của hoạt động thi cử. Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn sinh viên đã nhận thức đúng bản chất của quy chế thi. Bên cạnh đó vẫn còn 21/150 sinh viên (chiếm tỷ lệ 14 %) chưa nhận thức đầy đủ về khái niệm quy chế thi. Số sinh viên này chỉ cho rằng: Quy chế thi là quy định đặt ra trong các kỳ thi, là văn bản quy định những điều sinh viên được làm và những điều không được làm trong hoạt động thi cử nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng trong thi cử.

- Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên về vai trò của quy chế thi

Quy chế thi đóng vai trò như một yếu tố quan trọng để ổn định kỷ cương, đảm bảo tính nghiêm túc, có nền nếp trong học tập của học sinh, sinh viên trong toàn trường. Nó tạo nên tính nghiêm túc trong các kỳ thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học. Quy chế thi giúp sinh viên hạn chế tình trạng tiêu cực trong thi cử cũng như các hoạt động liên quan đến giáo dục và đào tạo từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục.

Mặt khác nó được coi như công cụ tạo lề lối làm việc, học tập, thi cử một cách khoa học, hợp lý, là công cụ để quản lý người học, đồng thời dễ dàng trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên. Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về vai trò của quy chế thi, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Theo bạn, quy chế thi có vai trò như nào?”. Kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 2: Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên về vai trò của quy chế thi

Ý kiến

Vai trò của quy chế thi

Đúng Không đúng Phân vân SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Yếu tố quan trọng để ổn định kỷ cương, đảm bảo tính nghiêm túc, có nề nếp của học sinh, sinh viên trong toàn trường

144/150 96,0 1/150 0,7 5/150 3,3

Tạo nên tính nghiêm túc trong các kỳ thi, giúp cho việc duy trì, ổn định kỷ cương, nề nếp học tập của học sinh, sinh viên

144/150 96,0 0/150 00,0 6/150 4,0

Góp phần làm cho kết quả thi, kiểm tra, đánh giá khách quan,

công bằng

Yếu tố thôi thúc sinh viên tự lực, tự giác phấn đấu học thật, thi thật, chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học

139/150 92,7 3/150 2,0 8/150 5,3

Tạo cơ sở cho sự phối hợp, sự đồng thuận, thống nhất giữa các khâu trong quá trình thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

118/150 78,7 3/150 2,0 29/15

0 19,3

Công cụ tạo lề lối làm việc, học tập, thi cử một cách khoa học, hợp lý, là công cụ để quản lý người học

127/150 84,7 9/150 6,0 14/15

0 9,3

Theo kết quả thu được thì có 144/150 sinh viên (chiếm tỉ lệ 96%) nhận thức được quy chế thi có vai trò là yếu tố quan trọng để ổn định kỷ cương, đảm bảo tính nghiêm túc, có nề nếp của học sinh, sinh viên trong toàn trường, đồng thời nó tạo nên tính nghiêm túc trong các kỳ thi, giúp cho việc duy trì, ổn định kỷ cương, nề nếp học tập của học sinh, sinh viên. Kết quả điều tra cho thấy đa số sinh viên đều nhận thức được vai trò này. Số sinh viên còn lại chiếm 4% chưa nhận thức đúng đắn cho rằng vai trò này sai hoặc phân vân không trả lời.

Tương tự, có 143/150 sinh viên (chiếm tỉ lệ 95,3%) sinh viên có hiểu biết đúng đúng đắn và cho rằng quy chế thi góp phần làm cho kết quả thi, kiểm tra, đánh giá khách quan, công bằng hơn. Còn lại 4,7% sinh viên nhận thức chưa đúng đối với vai trò này. 139/150 sinh viên (chiếm tỉ lệ 92,7) nhận thức được quy chế thi có vai trò là yếu tố thôi thúc sinh viên tự lực, tự giác phấn đấu học thật, thi thật, chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học cũng như có 127/150 sinh viên (chiếm tỉ lệ 84,7%) cho rằng quy chế thi là công cụ tạo lề lối làm việc, học tập, thi cử một cách khoa học, hợp lý, là công cụ để quản lý

người học. Số sinh viên còn lại chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của quy chế thi.

Ngoài ra hầu hết sinh viên (chiếm 78,7%) nhận thức được quy chế thi có vai trò tạo cơ sở cho sự phối hợp, sự đồng thuận, thống nhất giữa các khâu trong quá trình thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học. Tuy nhiên vẫn còn 22,3% sinh viên chưa nhận thức đúng, họ cho rằng vai trò này sai (chiếm 2%), đồng thời có 19,3 % sinh viên phân vân không có câu trả lời. Điều đó chứng tỏ còn một số bộ phận không nhỏ sinh viên nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của quy chế thi cử. Việc nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của quy chế thi cử cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm quy chế thi làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của sinh viên cũng như nề nếp, trật tự, kỷ cương của nhà trường.

- Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên về nội dung của quy chế thi

Quy chế thi là những quy định trong thi cử mà người học bắt buộc phải tuân theo. Đó là văn bản có tính chất pháp lí liên quan đến nhiều người. Nội dung của quy chế thi rất phức tạp, trong phạm vi đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu nhận thức của sinh viên về những nội dung của quy chế có liên quan đến người học. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3: Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái nguyên về nội dung trong quy chế thi

Ý kiến Nội dung

quy chế thi

Đúng Không đúng Phân vân Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) (1) 145/150 96,7 3/150 2,0 2/150 1,3 (2) 149/150 99,3 0/150 00,0 1/150 0,7 (3) 147/150 98,0 1/150 0,7 2/150 1,3 (4) 145/150 96,7 0/150 00,0 5/150 3,3 (5) 142/150 94,7 3/150 2,0 5/150 3,3 (6) 146/150 97,3 1/150 0,7 3/150 2,0 (7) 143/150 95,3 3/150 2,0 4/150 2,7 (8) 146/150 97,3 0/150 00,0 4/150 2,7 (9) 147/150 98,0 1/150 0,7 2/150 1,3 (10) 145/150 96,7 2/150 1,3 3/150 2,0 (11) 150/150 100 0/150 00,0 0/150 00,0 Chú thích:

(1): Sinh viên phải đảm bảo tham gia tối thiểu 80% số giờ lên lớp kể cả lý thuyết và thảo luận của học phần mới được dự thi.

(2): Sinh viên vắng mặt trong buổi thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng coi như bỏ thi và phải nhận điểm không (0).

(3): Phải có mặt tại địa điểm thi đúng thời gian quy định đã thông báo trong lịch thi. Đối với môn thi tự luận, sinh viên đến chậm quá 15 phút sau khi đã bóc đề thi thì không được dự thi.

(4): Phải đeo thẻ sinh viên khi dự thi. Trường hợp mất hoặc quên thẻ, sinh viên phải viết giấy cam đoan có xác nhận của giảng viên hoặc sinh viên cùng lớp học phần. (5): Chuẩn bị giấy thi, giấy nháp chưa sử dụng để làm bài thi (Giấy thi và giấy nháp phải đảm bảo không có bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến việc có thể lợi dụng để làm bài thi).

(6): Chỉ được mang vào phòng thi các vật dụng, gồm: bút viết; bút chì; compa; tẩy; thước kẻ; thước tính; máy tính bỏ túi không có thẻ nhớ cắm thêm vào, không soạn thảo được văn bản và các vật dụng khác được quy định cụ thể trong đề thi.

(7): Trước khi làm bài thi phải ghi đầy đủ họ tên, số báo danh vào giấy thi và nhất thiết phải đề nghị cả hai CBCT ký và ghi rõ họ tên vào giấy.

(8): Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Không làm bài thi bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì (trừ hình vẽ).Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo, không dùng bút xoá.

(9): Phải bảo vệ bài làm của mình, nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, không được xem bài của sinh viên khác, không được trao đổi ý kiến, trao đổi giấy nháp với sinh viên khác.

(10): Nếu có biểu hiện vi phạm quy chế thi, sinh viên phải tuân thủ mọi yêu cầu của CBCT hoặc Cán bộ Thanh tra thi để làm sáng tỏ sự việc. Sinh viên phải giữ trật tự trong phòng thi, không được ra ngoài...

(11): Hết giờ thi, sinh viên phải ngừng làm bài và nộp bài cho CBCT. Không làm được bài, sinh viên cũng phải nộp giấy thi.Khi nộp bài, sinh viên phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký vào bản danh sách dự thi.

Những nội dung của quy chế thi trong bảng trên đều được trích từ “Quy định thi kết thúc học phần đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” (Ban hành kèm theo Quyết định số 3693/QĐ-ĐHSP, ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm).

Đó là những nội dung cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, tất cả sinh viên trong trường đều phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc những nội dung này và tự giác thực hiện một cách nghiêm túc quy chế thi.

Kết quả khảo sát ở bảng 3 cho thấy: Vẫn còn một số sinh viên cho rằng một hoặc một số nội dung trong quy chế thi chưa đúng hoặc có sự phân vân về một số nội dung trong quy chế. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên (chiếm tỷ lệ 94 % trở lên) đã nhận thức đúng nội dung quy chế thi cử. Số sinh viên chưa có hiểu biết về nội dung quy chế thi chiếm tỉ lệ nhỏ.

Việc đề ra những quy chế thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chỉ thực sự có tác dụng khi người học hiểu biết đầy đủ và tự giác tuân theo. Chính vì vậy việc nhận thức của sinh viên về quy chế thi ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tổ chức các kỳ thi và việc đánh giá kết quả thi một cách khách quan, công bằng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm.

2.2.1.2 Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên về hành vi vi phạm quy chế thi

- Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên về khái niệm hành vi vi phạm quy chế thi

Hành vi vi phạm quy chế thi cử là những hành vi gian lận, tiêu cực, bất minh làm sai lệch kết quả thi cử. Những hành vi đó xuất phát từ nhiều động cơ, nguyên nhân và mục đích khác nhau. Tiêu cực trong thi cử được thực hiện độc lập hoặc có sự phối hợp từ nhiều phía: Người thi, người coi thi, người xét duyệt kết quả… Đối với sinh viên, những biểu hiện về hành vi vi phạm quy chế thi cử là:

Mang vào khu vực thi và phòng thi giấy than, bút xoá, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng khác.

Hút thuốc trong phòng thi

Xem bài của thí sinh khác, trao đổi ý kiến, trao đổi giấy nháp với thí sinh khác.

Đến muộn giờ thi hoặc ra về trước thời gian quy định.

Tổ chức, thực hiện nhờ người thi hộ hoặc đi thi hộ người khác. Không xuất trình thủ tục, giấy tờ khi tham dự các kỳ thi.

Mang vào phòng thi tài liệu không cho phép đã được quy định trong quy chế

Việc nhận thức về bản chất và biểu hiện của hành vi vi phạm quy chế thi có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giúp sinh viên thực hiện nghiêm túc quy chế thi.

Tuy đa số sinh viên đã có hiểu biết đúng về khái niệm, vai trò của quy chế thi nhưng vẫn có tình trạng sinh viên vi phạm quy chế thi xảy ra. Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên về hành vi vi phạm quy chế thi cử. Chúng tôi đã đặt ra câu hỏi “Theo bạn,

hành vi vi phạm quy chế thi là gì?” và đưa ra 4 đáp án khác nhau. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4: Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên về hành vi vi phạm quy chế thi

Ý kiến trả lời Hành vi vi phạm quy chế thi Số lượng Tỉ lệ (%)

Là hành vi sai trái của sinh viên trong hoạt động thi cử 7/150 4,7 Là những hành vi gian lận, tiêu cực, bất minh làm sai lệch kết quả

thi cử 2/150 1,3

Là những hành vi sai trái, những bất cập và biểu hiện gian lận, tiêu cực trong tuyển sinh, thi cử như tình trạng mua điểm, chạy điểm; gian lận, tiêu cực, vi phạm quy chế tuyển sinh, xét tuyển

23/150 15,3 Hành vi vi phạm quy chế thi là hành vi người học không tuân theo

hoặc thực hiện sai lệch các quy chế, quy định do nhà trường hoặc

Một phần của tài liệu Thái độ của sinh viên trường ĐHSPĐHTN đối với hành vi vi phạm quy chế thi (Trang 33 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w