6. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2 Thái độ của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thá
Nguyên đối với hành vi vi phạm quy chế thi cử
Thái độ ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Nếu trong cuộc sống con người luôn có thái độ đúng, khách quan trước sự việc hiện tượng diễn ra thì nhân cách con người đó sẽ phát triển tốt.Ngược lại nếu họ thường xuyên có thái độ lệch lạc trước những vấn đề của cuộc sống thì nhân sinh quan sẽ không đúng, nhân cách chưa được hoàn thiện. Đồng thời nhân cách cũng chi phối trở lại thái độ con người. Một nhân cách phát triển toàn diện là điều kiện để con người có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng trong cuộc sống và ngược lại.
Với sinh viên cũng vậy, khi gặp phải hành vi vi phạm quy chế thi nếu có thái độ đúng sẽ giúp sinh viên có nhân sinh quan đúng đắn, học tập, nghiên cứu, rèn luyện đạt hiệu quả cao từ đó góp phần giúp cho nhân cách sinh viên được hoàn thiện.
Để tìm hiểu thái độ của sinh viên trước những hành vi vi phạm quy chế thi, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Khi đứng trước các hành vi vi phạm quy chế thi sau, bạn thường có thái độ như thế nào?” và đưa ra 3 mức độ khác nhau là “Thường xuyên”, “Đôi khi” và “Chưa bao giờ”. Kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 6: Thái độ của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái nguyên đối với các hành vi vi phạm quy chế thi
Tần suất
Biểu hiện thái độ
Thườngxuyên Đôi khi Chưa bao giờ Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Nhận thức được hành vi vi phạm quy chế thi là hành vi sai trái, đáng lên án và cần phải sửa đổi.
126/150 84,0 23/150 15,3 1/150 0,7 Không lên án mà chỉ đứng
nhìn, thờ ơ trước những sinh
viên có hành vi vi phạm quy chế thi cử
Dùng ngôn ngữ (lời nói) để phản đối trước những sinh viên có hành vi vi phạm quy chế thi cử
14/150 9,3 81/150 54,0 55/150 36,7 Nhíu mày thể hiện sự không
hài lòng hoặc không đồng tình trước những hành vi vi phạm quy chế thi
61/150 40,7 74/150 49,3 15/150 10,0 Tố cáo hoặc khuyên giải những
người có hành vi vi phạm quy chế thi cử...
16/150 10,7 57/150 38,0 77/150 51,3 Không có biểu hiện gì khi đứng
trước hành vi vi chế thi hay nói cách khác, sinh viên thờ ơ, lãnh cảm, không quan tâm
36/150 24,0 60/150 40,0 54/150 36,0 Thái độ
khác: ... 0/150 00,0 0/150 00,0 0/150 00,0 Qua số liệu ở bảng 6 cho thấy:
Đa số sinh viên đã nhận thức được hành vi vi phạm quy chế thi là hành vi sai trái, đáng lên án và cần phải sửa đổi. Cụ thể là có 126/150 sinh viên (chiếm tỉ lệ 84,0%) thường xuyên nhận thức đúng đắn về hành vi vi phạm quy chế thi. Có 23/150 sinh viên (chiếm tỉ lệ 15,3%) đôi khi nhận thức được hành vi vi phạm quy chế thi là sai trái. Còn lại 1/150 sinh viên (chiếm tỉ lệ 0,7%) chưa bao giờ nhận thức đúng về hành vi vi phạm quy chế thi cử.
Khi đứng trước những hành vi vi phạm quy chế thi, hầu như sinh viên đều thể hiện thái độ của mình đối với những hành vi sai lệch đó như: Sinh viên tỏ thái độ của mình thông qua ngôn ngữ, cụ thể là lời nói thể hiện thái độ đồng tình hoặc phản đối trước những hành vi vi phạm quy chế thi hoặc dùng hành vi, cử chỉ để thể hiện thái độ của mình như nét mặt, ánh mắt, chân tay… đơn giản như biểu hiện nhíu mày thể hiện sự không hài lòng, không đồng tình
trước những hành vi vi phạm quy chế thi, những việc làm cụ thể như tố cáo, khuyên giải những người có hành vi vi phạm quy chế thi cử...
Phần lớn sinh viên đều thể hiện sự không hài lòng và không đồng tình trước những hành vi vi phạm quy chế thi cử. Có 135/150 sinh viên (chiếm tỉ lệ 90%) tỏ thái độ nhíu mày đối với hành vi vi phạm quy chế thi. Sinh viên đôi khi dùng ngôn ngữ (lời nói) để phản đối trước những sinh viên có hành vi vi phạm quy chế thi cử chiếm hơn một nửa (54%). Có 73/150 sinh viên (chiếm tỉ lệ 48,7%) có thái độ cụ thể hơn đó là thường xuyên hoặc đôi khi tố cáo, khuyên giải những người có hành vi vi phạm quy chế thi cử...đây là những con số tích cực cho thấy sinh viên đã có thái độ khá đúng đắn khi đứng trước một số hành vi vi phạm thi cử nào đó.
Bên cạnh những sinh viên đã có thái độ đúng đắn thì còn một bộ phận không nhỏ sinh viên vẫn chưa thực sự có ý thức khi nhìn thấy những sinh viên có hành vi vi phạm quy chế thi cử. Cụ thể là có 26/150 sinh viên (chiếm tỉ lệ 17,3%) thường xuyên và 83/150 sinh viên (chiếm tỉ lệ 55,3%) đôi khi không lên án những sinh viên có hành vi vi phạm quy chế thi cử. Ngoài ra qua số liệu thống kê được chúng tôi thấy có tới 64% sinh viên không có biểu hiện gì khi đứng trước hành vi vi phạm quy chế thi hay nói cách khác sinh viên thờ ơ, lãnh cảm, không quan tâm tới những biểu hiện sai trái trong thi cử.
Trong kỳ thi kết thúc học phần kỳ I năm học 2013-2014 vừa qua, chúng tôi đã tiến hành quan sát thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi cử trong phòng thi qua 4 môn thi và thấy rằng: Vẫn còn tình trạng sinh viên vi phạm quy chế thi cử như quay cóp tài liệu, nhìn bài của bạn, trao đổi ý kiến…Khi chứng kiến những hành vi vi phạm đó, đa số sinh viên tỏ thái độ nhíu mày, không đồng tình. Tuy nhiên, thái độ của sinh viên chỉ dừng lại ở suy nghĩ chứ không có hành động cụ thể như khuyên giải hoặc tố cáo. Hầu như các sinh viên đều cho rằng những hành vi vi phạm đó là tự nhiên thường thấy nên không quan tâm. Điều đó chứng tỏ vẫn còn khá đông sinh viên chưa có thái độ thực sự đúng đắn đối với hành vi vi phạm quy chế thi, cần phải có
biện pháp tác động để sinh viên thực sự có ý thức và thái độ đúng đắn hơn trong việc thực hiện quy chế thi cử.
2.2.3.Thực trạng vi phạm quy chế thi của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Để tìm hiểu thực trạng vi phạm quy chế thi của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Bạn có vi phạm quy chế thi cử không?” và đưa ra 3 mức độ “Thường xuyên”, “Đôi khi” và “Chưa bao giờ”. Kết quả thu được có thể biểu diễn bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 1:
Qua biểu đồ ta thấy:
Có 70% sinh viên chưa bao giờ vi phạm quy chế thi. Đó là con số khả quan cần phát huy.
Khi nghiên cứu lấy ý kiến trên 150 sinh viên thì có 70% sinh viên chưa bao giờ vi phạm quy chế thi. Bên cạnh đó có 3/150 sinh viên (chiếm tỉ lệ 2%) thường xuyên vi phạm quy chế thi và một bộ phận không nhỏ sinh viên đôi khi vẫn vi phạm quy chế thi (chiếm tỉ lệ 28%). Đó là số liệu thực tế mà chúng tôi khảo sát được trong quá trình nghiên cứu và cần phải có biện pháp để hạn chế tình trạng này.
Vi phạm quy chế thi hay nói hẹp hơn là gian lận, quay cóp trong thi cử sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của những công dân trong tương lai. Đây là sự ăn cắp kiến thức không phải của mình. Trong quá trình thực hiện quay cóp, sử dụng nhiều hình thức khác nhau, sẽ hình thành ở con người những mánh khóe. Điều không giúp thế hệ công dân trong tương lai làm việc khoa học, có tầm nhìn xa, có sự sáng tạo mà đưa đến một số nhóm sinh viên quen quay cóp, quen lừa dối, trong các hoạt động thì thụ động, trông chờ vào kiến thức của người khác. Như vậy sẽ không tạo ra được sản phẩm của chính
mình, mong muốn có đội ngũ trí thức, công nhân lành nghề hoặc những công nhân thời kỳ hội nhập của mình đang bị yếu kém đi. Để mỗi sinh viên là một con người không chỉ có kiến thức mà còn có đạo đức và có những khát vọng để trở thành giáo viên trong tương lai. Những sinh viên đó không chỉ làm việc tốt mà còn rèn luyện đức tính trung thực ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.
Theo kết quả thống kê của phòng thanh tra khảo thí trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên năm học 2011-2012 và năm học 2012-2013 số lượng sinh viên vi phạm quy chế thi của các khoa trong trường như sau:
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SV VI PHẠM QUY CHẾ THI
STT Khoa Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Kì I năm học 2013-2014 1 Toán 68 61 34 58 43 2 Vật lý 34 34 23 29 13 3 Hóa học 14 10 18 26 11 4 Ngữ văn 60 41 36 28 33 5 Lịch sử 20 20 34 11 21 6 Địa lý 11 20 17 18 14 7 Sinh – KTNN 39 34 28 28 16 8 TL – GD 7 8 2 16 03 9 TDTT 46 74 71 51 40 10 GD Mầm non 18 15 27 36 30 11 GD Tiểu học 15 29 18 35 17 12 GD THCS 105 70 43 64 38
13 BM Ngoại ngữ 2 8 14 BM Nghệ thuật 7 8 12 12 15 GD Chính trị 14 9 22 13
Ghi chú: hàng trên là SV VPQC thi kỳ I, hàng dưới là SV VPQC thi kỳ II Qua bảng thống kê trên, ta có thể thấy số lượng sinh viên vi phạm quy chế thi còn rất nhiều, có những khoa số lượng sinh viên vi phạm quy chế thi năm học 2012-2013có xu hướng giảm xuống so với năm học 2011-2012 như khoa Toán, khoa Vật Lý, khoa Văn…Bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều khoa trong trường số lượng sinh viên vi phạm quy chế thi tăng như khoa Mầm Non, khoa Tiểu Học…Như vậy, qua số liệu thống kê thực tế qua các kỳ thi ta có thể thấy số lượng sinh viên vi phạm quy chế thi rất đông. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến nhân cách của sinh viên mà còn ảnh hưởng đến gia đình, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo người giáo viên trong tương lai.