1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh phú thọ

77 1,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 420,91 KB

Nội dung

Năm 2004, Ngân hàng Phát triển Châu Á Asian DevelopmentBank đã nghiên cứu chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ và Thái Nguyên nhằmxác định lợi ích mà người nghèo người trồng chè đạt

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-o0o -Công trình tham dự Cuộc thi

Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC HỘP v

DANH MỤC BẢNG v

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TRỒNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ 5

1.1 Khái niệm Chuỗi giá trị 5

1.1.1 1.1.2 1.1.3 Khung lý thuyết Filière 5

Chuỗi giá trị của Michael Porter 6

Khung lý thuyết Chuỗi giá trị của Raphael Kaplinsky và Mike Morris ………6

1.2 Ý nghĩa của việc phân tích chuỗi giá trị 10

1.2.1 1.2.2 Góp phần đánh giá sức cạnh tranh hệ thống 10

Giúp các doanh nghiệp và các quốc gia tìm cách thức hữu hiệu tham gia vào thị trường toàn cầu 10

1.3 Các yếu tố cần phân tích theo cách tiếp cận theo chuỗi giá trị 11

1.3.1 1.3.2 1.3.3 1.3.4 1.3.5 Quản trị chuỗi giá trị 11

Phân loại chuỗi giá trị 16

Phân phối lợi ích kinh tế trong chuỗi 18

Rào cản gia nhập chuỗi 19

Nâng cấp chuỗi giá trị 20

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TRỒNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ 23

2.1 T ổng quan v ề điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến ngành chè Phú Thọ 23

2.1.1 2.1.2 L ịch sử ngành chè tỉnh Phú Thọ 23

Nh ững đặc trưng cơ bả n của sản phẩ m chè t ỉnh Phú Th ọ 23

Trang 3

2.1.3 S ự phù h ợp của điều ki ện tự nhiên củ a t ỉnh Phú Thọ với sự phát triển

củ a cây chè 24

2.2 2.3 Mô tả chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ 25

Quản trị chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 29

2.3.1 Đặc điểm quản trị của mỗi chủ thể trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 29

2.3.2 Kiểu quản trị của chuỗi giá trị chè Phú Thọ 30

2.4 2.5 2.6 Loại hình chuỗi giá trị chè Phú Thọ 31

Phân phối lợi ích kinh tế trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ ……….32

Rào cản gia nhập chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 35

2.6.1 Kiến thức về chuỗi giá trị 35

2.6.2 Khả năng công nghệ, tài chính, tổ chức, tiếp thị 36

2.6.3 Sự tương thích với các chức năng của chuỗi 39

2.7 Đánh giá chung về chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ 40

2.7.1 2.7.2 2.7.3 Người trồng chè 40

Người thu gom chè 40

Cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè 41

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 43

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TRỒNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ 45

3.1 3.2 Định hướng nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 45

Đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ ……….49

3.2.1 3.2.2 Nhóm giải pháp vĩ mô 49

Nhóm giải pháp vi mô 53

KẾT LUẬN 60

Trang 4

PHỤ LỤC 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA NGÀNH CHÈ TẠI TỈNH PHÚ THỌ

CƠ SỞ, DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 65 PHỤ LỤC 2:

PHIẾU ĐIỀU TRA NGÀNH CHÈ TẠI TỈNH PHÚ THỌ

HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT 69

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bốn đối tượng trong một chuỗi giá trị đơn giản 8

Hình 1.2: Các chuỗi giá trị giao nhau giữa một số ngành 9

Hình 2.1: Mô hình chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 26

Hình 2.2: Phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 34

DANH MỤC HỘP Hộp 2.1: Sự quản trị trong chuỗi giá trị chè của công ty TNHH Một thành viên chè Phú Bền 31

Hộp 2.2: Công ty TNHH MTV chè Phú Bền với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ 38

Hộp 3.1: Nâng cấp toàn chuỗi và nâng cấp quy trình tại công ty TNHH Một thành viên Thế hệ mới Phú Thọ 58

DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Ba đặc điểm của quản trị trong chuỗi giá trị 13

Bảng 1.2: Các nhân tố quyết định đến quản trị chuỗi 16

Bảng 1.3: Sự khác nhau giữa chuỗi hàng hóa do người bán chi phối và chuỗi hàng hóa do người mua chi phối 17

Bảng 1.4: Nâng cấp trong chuỗi giá trị 22

Bảng 2.1: Đặc điểm chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 32

Bảng 2.2: Phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 34

Bảng 2.3: Ma trận SWOT của người trồng chè 40

Bảng 2.4: Ma trận SWOT của người thu gom chè 41

Bảng 2.5: Ma trận SWOT của cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè 42

Bảng 3.1: Ma trận SWOT của ngành chè tỉnh Phú Thọ 46

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 5/8/2008, tại Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khoá X đãban hành Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, trong

đó đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau,hoa hàng hoá tập trung, trước hết là các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

và xuất khẩu” Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước với cây côngnghiệp, trong đó có cây chè

Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, được trồng nhiều ở các tỉnh trung du,miền núi phía Bắc và trên các cao nguyên cao ở Tây Nguyên Tại Phú Thọ - mộttỉnh miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam Ở đây, sản xuất chè không chỉ đáp ứngnhu cầu của nhân dân mà còn là nguồn cung cấp cho thị trường xuất khẩu Xác địnhđây là cây mũi nhọn thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, tỉnh Phú Thọ đã tậptrung phát triển cây chè, liên tục giữ vị trí thứ 3 về sản lượng, thứ 4 về diện tích trêntổng số 35 tỉnh trồng chè của cả nước Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Phú Thọ, năm 2012, năng suất chè búp tươi của tỉnh đạt 9,09 tấn/ha (cao hơnbình quân cả nước: khoảng 8 tấn/ha)

Mặc dù có nhiều ưu thế và đạt được những thành quả đáng khích lệ, nhưngchất lượng chè của tỉnh chưa cao, giá chè thấp và không ổn định – chỉ khoảng 60%

so với giá chè bình quân thế giới Vậy, câu hỏi đặt ra là: Những gì tỉnh Phú Thọ đã

và đang làm liệu đã khai thác hết tiềm năng của ngành chè chưa, và tỉnh còn có thểlàm những gì để gia tăng giá trị sản phẩm chè?

Vì lý do trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Các giải

pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ” là đề tài nghiên cứu cho

cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

Trang 7

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Từ những năm 80, đã có rất nhiều các nghiên cứu về cây chè, nhưng các tàiliệu chủ yếu đề cập đến vấn đề kĩ thuật trồng, giống cây, Về vấn đề phát triểnngành chè và việc xuất khẩu chè Việt Nam nói chung, số lượng bài viết, bài nghiêncứu được công bố ít hơn, bắt đầu được chú ý từ đầu thế kỉ 21 – khi quá trình toàncầu hóa được đẩy mạnh

Các công trình nghiên cứu quốc tế liên quan gồm có:

Nhóm nghiên cứu thứ nhất quan tâm nhiều đến sự tham gia của người nghèovào chuỗi giá trị chè Năm 2004, Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian DevelopmentBank) đã nghiên cứu chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ và Thái Nguyên nhằmxác định lợi ích mà người nghèo (người trồng chè) đạt được trong chuỗi giá trị này.Ngoài ra, nghiên cứu có nêu ra những hạn chế của chuỗi giá trị chè nhưng chưa nêu

cụ thể làm sao để nâng cấp chuỗi giá trị này

Tháng 6/2008, Sanne van der Wal, dưới góc nhìn của phát triển bền vững vàxoá đói giảm nghèo, đã nêu lên các vấn đề khó khăn của ngành chè nói chung, vàđưa ra kinh nghiệm của các nước đứng đầu trong ngành chè như những giải pháptham khảo Cuối nghiên cứu có đề cập đến trường hợp ngành chè của Việt Nam,nhưng tác giả chỉ dừng lại ở liệt kê các tiềm năng và thách thức với ngành chè ViệtNam

Nhóm thứ hai nghiên cứu vấn đề này đứng dưới góc nhìn của các doanhnghiệp chè Năm 2010, nhóm nghiên cứu của nhóm ThS Lương Thị Ngọc Oanh,Ths Nguyễn Thị Hải Yến và Sørensen OJ đã mô tả chuỗi giá trị chè Việt Nam(chọn Hà Nội, Thái Nguyên và Phú Thọ để nghiên cứu) và đề cập tới các lựa chọn

để tạo thêm giá trị gia tăng Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra mang tính lý thuyết màchưa xét nhiều tới tính khả thi

Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan gồm có:

Nhóm thứ nhất nghiên cứu năng lực cạnh tranh và khả năng xuất khẩu củangành chè Tiêu biểu là nghiên cứu của TS Nguyễn Hữu Khải, năm 2006: “Cây chèViệt Nam – Năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển” Nghiên cứu đã phân tíchđiểm mạnh và yếu của ngành chè Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao

Trang 8

năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu từ phía Nhà nước và doanh nghiệp.Tuy nhiên, do chưa chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp nên giải pháp được đưa ra còn mang tính lý thuyết, chưa cụthể và thậm chí không khả thi với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm số lượng lớntrên thị trường chè Việt Nam).

Nhóm thứ hai nghiên cứu ngành chè dựa trên cở sở lý luận về chuỗi giá trị.Năm 2004, T.S Trần Công Thắng chủ nhiệm đề tài “Sự tham gia của người nghèotrong chuỗi giá trị nông nghiệp: Nghiên cứu đối với ngành chè", tập trung phân tíchhoạt động của chuỗi giá trị chè và lợi ích của người nghèo khi họ tham gia vàochuỗi giá trị và nâng cao năng lực để hỗ trợ sự phát triển thị trường cho ngườinghèo thông qua các hoạt động nghiên cứu, phát triển mạng lưới buôn bán và cácchính sách xúc tiến thương mại Đề tài có ý nghĩa nghiên cứu vào thời điểm 2003-

2004 khi ngành chè Việt Nam vừa thoát thời kì khủng hoảng về thị trường xuấtkhẩu Sau đó, Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2005, đã có nhiều doanh nghiệp chếbiến chè ra đời mà không cần có vùng nguyên liệu, điều này dẫn đến nhiều vấn đề

mà đề tài chưa đề cập đến liên quan đến việc thu gom chè tươi

Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi: “Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá

trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ” không trùng lặp với các công trình đã được công

bố

3 Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

+ Đối tượng: chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ (2008-2013)

+ Mục tiêu: Đề tài phân tích chuỗi giá trị chè với chè nguyên liệu trồng tạitỉnh Phú Thọ nhằm đưa ra các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị này

4 Phương pháp nghiên cứu

- Kế thừa, tổng hợp, phân tích kết quả nghiên cứu của các đề tài đi trước, cácbáo cáo có liên quan đến nội dung đề tài để làm cơ sở lý luận và tham khảo

- Phỏng vấn thông qua bảng hỏi

- Phỏng vấn chuyên gia: trao đổi, lấy ý kiến từ một số nhà quản lý doanhnghiệp chế biến, sản xuất chè tại tỉnh Phú Thọ

Trang 9

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có 56 doanh nghiệp chè vừa và nhỏ, vàhơn 200 cơ sở chế biến chè nhỏ lẻ Trước hết, nhóm nghiên cứu dùng các thông tinthứ cấp, dùng bảng hỏi để phỏng vấn thông qua bảng hỏi với một số doanh nghiệp(5 doanh nghiệp), cơ sở chế biến chè nhỏ lẻ (5 cơ sở) và người trồng chè (5 người)

để có cái nhìn chung về toàn chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ Sau đó, nhómtác giả thực hiện phỏng vấn chuyên gia là một số chủ doanh nghiệp đi đầu của tỉnh

để trao đổi, lấy ý kiến về công tác sản xuất kinh doanh của tỉnh

6 Kết quả nghiên cứu dự kiến

Nhóm nghiên cứu mong muốn đạt được các kết quả sau:

- Làm rõ lý thuyết về chuỗi giá trị

- Mô tả, phân tích chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ

- Đánh giá tính khả thi của các cách nâng cấp đối với chuỗi giá trị chè trồngtại tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa ra giải pháp nâng cấp đối với chuỗi giá trị này

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mụcbảng biểu, đề tài gồm 3 chương chính:

Chương I: Khung lý thuyết phân tích chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú ThọChương II: Phân tích Chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ

Chương III: Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ

Trang 10

và chương 3 Phần đầu chương này khái quát hệ thống các khung lý thuyết và giảithích cho sự lựa chọn khung lý thuyết của Kaplinsky cho bài nghiên cứu, phần cònlại của chương đưa ra những nội dung cơ bản nhất về khung lý thuyết này.

1.1 Khái niệm Chuỗi giá trị

Có ba khung lý thuyết chính phân tích chuỗi giá trị: Filière, Chuỗi giá trị củaMichael Porter, Chuỗi giá trị của Raphael Kaplinsky và Mike Morris

1.1.1 Khung lý thuyết Filière

Vào những năm 60 của thế kỉ 20, các học giả Pháp lần đầu tiên xây dựng lýthuyết này Filière (dòng, mạch) miêu tả dòng vận chuyển của các đầu vào vật chất

và dịch vụ để sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng Những phân tích ban đầu

đã nhấn mạnh tác động lên nền kinh tế nội địa của quan hệ đầu vào – đầu ra giữacác doanh nghiệp và hiệu quả thu được từ lợi thế kinh tế nhờ quy mô, chi phí vậnchuyển, chi phí giao dịch, Về sau, phương pháp này chú trọng đặc biệt đến cáchthức kết nối giữa hệ thống sản xuất địa phương, công nghệ chế biến, thương mại,xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng

Dựa trên việc nghiên cứu sơ đồ dòng chảy của hàng hoá và xác định nhữngđối tượng tham gia vào dòng đó, Filière về cơ bản khá gần với phân tích chuỗi giátrị hiện nay Tuy nhiên, chuỗi giá trị theo Filière chỉ được xem xét ở trạng thái tĩnh(tại một thời điểm nhất định), tập trung vào các mối quan hệ vật chất và kỹ thuậtđịnh lượng mà chưa phân tích trong điều kiện thay đổi của các dòng hàng hoá, thậmchí tri thức và các tác nhân khác Thêm vào đó, rào cản theo chiều ngang cũngkhông được nhấn mạnh Do đó, nó không thích hợp với nền kinh tế toàn cầu hoáhiện nay và chỉ ứng dụng cho chuỗi giá trị nội địa

Trang 11

1.1.2 Chuỗi giá trị của Michael Porter

Năm 1985, GS Michael Porter đã nhắc tới khái niệm “Chuỗi giá trị” (ValueChain) trong cuốn “Competitive Advantage” khi khảo sát các hệ thống sản xuất,thương mại và dịch vụ rất phát triển ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác

Theo Porter, đối với một doanh nghiệp, các hoạt động sơ cấp (primary

activities - trực tiếp góp phần tăng giá trị cho sản xuất hàng hoá) và các hoạt động

hỗ trợ (support activites - ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm)kết nối chặt chẽ với nhau, tạo nên “chuỗi giá trị” Chuỗi giá trị là tổng thể các hoạtđộng liên quan đến sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm/dịch vụ Giá trị tạo ra củachuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi công đoạn của chuỗi Hầu hết, để sảnxuất ra một sản phẩm, cần có nhiều doanh nghiệp, tổ chức Họ lại liên kết với nhautạo nên “Hệ thống giá trị” (Value system) – khái niệm này cũng giống như kháiniệm Filière Ở đây rõ ràng đang xét đến liên kết dọc

Nhưng, mục đích của Porter là làm thế nào để một công ty có lợi thế cạnhtranh hơn đối thủ (bằng chiến lược cạnh tranh chi phí thấp hoặc tạo sự khác biệt)1

Do đó, cái mà công ty hướng đến chính là làm sao để mình phát triển tốt nhất, trongkhi không tính đến sự hoạt động của cả “hệ thống giá trị” sẽ ra sao Đây cũng làthiếu sót của phân tích Porter, vì tại thời điểm ra đời của Lý thuyết này, xu hướngtoàn cầu hoá và hiệu quả hệ thống chưa xuất hiện

1.1.3 Khung lý thuyết Chuỗi giá trị của Raphael Kaplinsky và Mike

Morris

Khung lý thuyết Chuỗi giá trị của Rapheal Kaplinsky và Mike Morris khaithác theo phương pháp tiếp cận toàn cầu là hướng đi mới nhất được áp dụng đểphân tích chuỗi giá trị

Khung lý thuyết này cũng đề cập đến lý thuyết của Gary Gereffi trước đó.Giữa thập niên 90, Gereffi và một số học giả đưa ra khái niệm “Chuỗi hàng hoá

Đó là làm thế nào để một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một loại hàng hoá hay dịch vụ có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược cạnh tranh chi phí thâp) hoặc làm thế nào để một công ty có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng muốn mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt).

Trang 12

toàn cầu” (Global Commodity Chain) Không phải “chuỗi giá trị” trong nội bộ mộtdoanh nghiệp như Porter, “Chuỗi hàng hoá” của Gereffi đề cập đến “một mạng lướicủa các quá trình lao động sản xuất để mang đến sản phẩm cuối cùng” Đặc trưngcủa những chuỗi này là có một hoặc nhiều nhóm chi phối cả chuỗi (chịu trách

nhiệm nâng cấp hoạt động của từng đối tượng trong mạng lưới và điều phối sựtương tác giữa chúng) Dựa trên đặc điểm này, Gereffi chia Chuỗi hàng hoá thành 2loại: chuỗi hàng hoá do người bán/sản xuất (producer) chi phối và chuỗi hàng hoá

do người mua chi phối (Điều này sẽ được giải thích rõ hơn ở phần 3.1) Sau đó, vàonăm 2005, Gary Gereffi cũng nghiên cứu về Chuỗi giá trị Trong chương này, nhómtác giả không đề cập đến tất cả nội dung của khung lý thuyết này, mà chỉ đi sâu khaithác những khía cạnh lý thuyết làm nền tảng cho phân tích ở chương 2 và chương 3.Ngoài ra, lý thuyết của Gary Gereffi sẽ được đề cập khi cần thiết để bổ sung chokhung lý thuyết của Raphael Kaplinsky

Theo Kaplinsky, có sự khác nhau giữa “chuỗi giá trị đơn giản” và “chuỗi giátrị mở rộng” “Chuỗi giá trị đơn giản là chuỗi các hoạt động cần thiết để đưa mộtsản phẩm/dịch vụ từ khi còn là ý tưởng, qua các công đoạn sản xuất khác nhau (liênquan đến sự kết hợp, chuyển hoá vật chất những yếu tố đầu vào của các dịch vụ sảnxuất khác nhau) đến khi được phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng, kể cả việc

xử lý sản phẩm đã qua sử dụng (final disposal after use)” Chuỗi giá trị đơn giảnđược mô tả như trong Hình 1 hoạt động sản xuất chỉ là một phần của chuỗi giá trị,

và bản thân hoạt động này cũng bao gồm nhiều hoạt động khác Các hoạt độngtrong chuỗi có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau chứ không chỉ theo một chiều từ điểmđầu đến điểm cuối Nhưng, chuỗi giá trị đơn giản chỉ được xây dựng mang ý nghĩanền tảng lý thuyết, trong thực tế, chuỗi giá trị phức tạp hơn rất nhiều

Trang 13

Hình 1.1: Bốn đối tượng trong một chuỗi giá trị đơn giản

Nguồn: Kaplinsky & Morris, 2010

“Chuỗi giá trị mở rộng” là một phức hợp các hoạt động do nhiều người thamgia (người sản xuất sơ cấp, người gia công chế biến, nhà buôn, người cung cấp dịchvụ,…) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm và được đưa ra bán Như vậy,các hoạt động thuộc từng đối tượng trong chuỗi giá trị đơn giản đã trở thành mộtđối tượng trong chuỗi giá trị mở rộng Trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự phân táchnhư thế này rõ ràng là mô tả chính xác hơn chuỗi giá trị đơn giản (cũng như Chuỗigiá trị và hệ thống giá trị của Porter), ví dụ: các chi tiết được sản xuất ở một nước,lắp ráp ở một nước, tiêu thụ lại ở một nước khác Hơn thế, giữa các chuỗi giá trị

khác nhau cũng có sự giao thoa Ví dụ được mô tả trong Hình 2 Trong đó, nhà sảnxuất trung gian (“lâm nghiệp, “nhà máy cưa”) tham gia vào nhiều chuỗi giá trị khácnhau, và mỗi chuỗi giá trị hấp thu một phần sản phượng của họ Một đối tượng cóthể có vai trò then chốt trong một chuỗi giá trị này nhưng lại chỉ là phần tương đốinhỏ trong một chuỗi giá trị khác

Trang 14

Hình 1.2: Các chuỗi giá trị giao nhau giữa một số ngành

Nguồn: Kaplinsky & Morris, 2010

Theo khung lý thuyết này, việc mô tả chuỗi giá trị được thực hiện như sau:+ Thứ nhất, xác định các chức năng mà chuỗi thực hiện Tùy vào từng lĩnhvực, phạm vi và mục tiêu của nghiên cứu mà sự lựa chọn về chức năng này sẽ thaykhác nhau giữa các chuỗi

+ Thứ hai, xác định các đối tượng nào thực hiện chức năng nào của chuỗi, cóthể một đối tượng thực hiện nhiều chức năng và một chức năng được thực hiện bởinhiều đối tượng khác nhau trong chuỗi

+ Thứ ba, lập sơ đồ chuỗi giá trị: Sắp xếp các chức năng và đối tượng thamgia chuỗi thành sơ đồ dọc chuỗi, theo dòng luân chuyển của sản phẩm

+ Cuối cùng là xác định sự liên kết, cách thức giao dịch giữa các tác nhân

trong chuỗi giá trị

Ngoài ra, chúng ta cũng cần phân biệt hai khái niệm: chuỗi giá trị và chuỗicung ứng (Supply Chain) Hiểu một cách đơn giản, chuỗi cung ứng bao gồm các

mạng lưới phòng ban và sự lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu muanguyên vật liệu, biến đổi nguyên vật liệu, và phân phối đến người tiêu dùng Chuỗicung ứng dường như là một công cụ để Chuỗi giá trị đạt được mục tiêu

Trang 15

1.2 Ý nghĩa của việc phân tích chuỗi giá trị

1.2.1 Góp phần đánh giá sức cạnh tranh hệ thống

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá nhanh chóng hiện nay, sức cạnh tranh hệthống có vai trò rất quan trọng – để có được tính hiệu quả của cả hệ thống, người ta

có thể chấp nhận sự phi hiệu quả tại một điểm của hệ thống

Phân tích chuỗi giá trị đảm bảo tính tổng thể ấy được xem xét: không tậptrung vào một đối tượng cụ thể tham gia vào chuỗi mà tập trung phân tích mối liênkết giữa các đối tượng: đâu là người có nhiều lợi ích, quyền lực nhất trong chuỗi,các đối tượng trong chuỗi ảnh hưởng đến nhau như thế nào, liên kết giữa các đốitượng trong chuỗi là lỏng lẻo hay chặt chẽ, và phân phối lợi ích được tạo ra ở từngđối tượng ra sao

Nếu không có phân tích chuỗi giá trị, mỗi đối tượng sẽ chỉ thấy, chỉ quan tâmđến hoạt động nội bộ của mình, làm mọi cách để mình có quyền lực nhất, “phìnhto” nhất có thể mà không biết rằng việc đó có thể làm giảm tính hiệu quả của cả hệthống Ví dụ, người trồng chè muốn tăng lợi nhuận bằng mọi cách nên hái chè dàihơn, già hơn, và không cần biết các doanh nghiệp sẽ phải mất thêm chi phí để sànglọc lại chè, và chất lượng chè sẽ giảm sút Điều này được nói rõ hơn ở chương 2

1.2.2 Giúp các doanh nghiệp và các quốc gia tìm cách thức hữu hiệu tham gia vào thị trường toàn cầu

Xu hướng toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ mang đến cho các quốc gia, cácdoanh nghiệp không chỉ cơ hội phát triển mà cả những nguy cơ bị thiệt hại Nhưngvấn đề không phải là có nên tham gia vào nền kinh tế toàn cầu hay không, vì dưới

áp lực từ các tổ chức đa phương (WTO, IMF, và Ngân hàng thế giới) và hầu hếtchính phủ các nước, các nước chống đối cũng đang bị buộc phải tự hoà nhập sâu sắchơn vào nền kinh tế toàn cầu Vấn đề ở đây là: tham gia vào toàn cầu hoá như thếnào để tranh thủ được những lợi ích từ xu hướng này, và phân tích chuỗi giá trị làcông cụ tốt để tìm ra câu trả lời

Khi phân tích chuỗi giá trị, nhà nghiên cứu sẽ lập sơ đồ một cách hệ thốngcác bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hàng một sản phẩm cụ thể.Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của những người tham gia, cơ cấu lãi và

Trang 16

chi phí, dòng hàng hoá trong chuỗi, đặc điểm việc làm và khối lượng, điểm đến củahàng hoá được bán trong nước hay nước ngoài Đối với một quốc gia, phân tíchchuỗi giá trị sẽ làm rõ đâu là hoạt động tạo ra nhiều giá trị gia tăng và bản chất cácnhân tố năng lực sản xuất, công nghệ, đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia để có

dự báo chính xác: ngành nào cần tập trung đầu tư và đầu tư ra sao nhằm phát huylợi thế so sánh Đối với một doanh nghiệp, phân tích chuỗi giá trị làm rõ vị trí củadoanh nghiệp trong chuỗi, đối tượng nào trong chuỗi có tác động lớn, tìm ra nhân tốquyết định năng lực tại mỗi đối tượng, hiểu rõ mạng lưới phối kết hợp, duy trì vàphát triển mối quan hệ với các đối tượng, tiến hành nâng cấp để vừa đạt lợi ích kinh

tế cao hơn lại bền vững hơn

1.3 Các yếu tố cần phân tích theo cách tiếp cận theo chuỗi giá trị

1.3.1 Quản trị chuỗi giá trị

1.3.1.1 Quản trị chuỗi giá trị theo Kaplinsky

Theo Kaplisky, quản trị chuỗi giá trị không chỉ là sự cộng tác trong nhữnghoạt động giữa các chủ thể trong chuỗi mà còn là sự hợp tác ở nhiều vị trí khácnhau trong các liên kết để đảm bảo rằng các ảnh hưởng (nội bộ ngành, liên ngànhhoặc khu vực) được quản lí Quản trị chuỗi ảnh hưởng đến các yếu tố của thị

trường: loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm, cách thức sản xuất, giá cả sản phẩm,…

Quyền lực không cân xứng là nguyên nhân chính dẫn tới sự quản trị: cónhững chủ thể chủ chốt trong chuỗi phân phối công việc, chức năng và quyết địnhquyền hạn của các chủ thể khác Điều này ngày càng quan trọng bởi trong thời đạitoàn cầu hóa, giao dịch thương mại đòi hỏi một hình thức hợp tác, liên kết phức tạp,không đơn giản chỉ là việc được giao vào một vị trí nhất định với những quyền hạn,nhiệm vụ nhất định mà còn trong mối quan hệ của sự kết nối, hòa nhập các chủ thể

để tạo ra sản phẩm cuối cùng với các tiêu chuẩn chất lượng mà sự hội nhập này tạonên Hợp tác thường liên quan đến việc quản lí những tiêu chuẩn vì chúng yêu cầuphải quản lí đầu ra, kết nối những hoạt động rời rạc giữa những chủ thể khác nhau,thành lập và quản lí những mối quan hệ giữa nhiều chủ thể bao gồm liên kết, tổchức hậu cần tới duy trì mạng lưới quốc gia, khu vực và cả quốc tế Đó chính làchức năng của sự hợp tác và chức năng bổ sung trong việc xác định những cơ hội

Trang 17

tìm kiếm lợi ích kinh tế và chia nhỏ các chức năng, nhiệm vụ cho các chủ thể chủchốt, một trong những phần quan trọng trong việc quản trị.

Tuy nhiên, quản trị không đòi hỏi một doanh nghiệp nào đó đảm nhận nhữngnhiệm vụ này: có thể có nhiều điểm nút quản trị và hợp tác trong một chuỗi giá trị.Những điểm nút này có thể thay đổi theo thời gian vì sự nổi bật của những doanhnghiệp, chủ thể luôn luân chuyển trong chuỗi

Theo Kapinsky (2002), quản trị (hay còn gọi là sự phân chia quyền lực) có 3chức năng quan trọng: ban hành luật lệ, thi hành luật lệ và giám sát việc tuân thủluật lệ

Thứ nhất, ban hành luật lệ nói đến các nguyên tắc cơ bản xác định điều kiệngia nhập chuỗi Trong quá khứ, những luật lệ này được gắn với việc đáp ứng tiêuchuẩn chi phí cơ bản và đảm bảo nguồn cung cấp, nhưng cùng với sự lan rộng củacách quản lí của người Nhật trong thập niên 90, những yếu tố đảm bảo thành côngquan trọng bao hàm cả những tiêu chuẩn QPD (Q: chất lượng, P: giá, D: đảm bảovận chuyển uy tín) Gần đây, quy định gia nhập ngày càng gần tới sự tuân thủ cáctiêu chuẩn quốc tế như ISO9000 (về chất lượng), ISO14000 (về môi trường) Những luật lệ này như là tiêu chuẩn cơ bản của việc gia nhập chuỗi có thể được gọi

là “quản trị lập pháp Thứ hai, để đáp ứng những quy định gia nhập, cần có “quảntrị thi hành”, kiểu quản trị cung cấp sự hỗ trợ tới những chủ thể trong chuỗi giá trịtrong việc đáp ứng những qui định hoạt động, ví dụ như quản lí mạng lưới cấp dướitrong chuỗi Quản trị thi hành này có thể trực tiếp (ví dụ như giúp nhà cung cấp đápứng được tiêu chuẩn chất lượng) hoặc gián tiếp (ép nhà cung cấp đầu tiên giúp cácnhà cung cấp cấp hai, hoặc giới thiệu họ tới các đơn vị dịch vụ có thể hỗ trợ trongviệc đáp ứng các yêu cầu này) Cuối cùng là thi hành luật (“quản trị tư pháp”) làviệc rà soát các hoạt động và kiểm tra sự tuân thủ những luật lệ

Cần chú ý rằng: một chủ thể có thế đảm nhiệm cả ba vai trò Ví dụ, trongngành sản xuất ô tô, Toyota xác lập luật lệ yêu cầu các nhà cung cấp phải đáp ứng,giám sát hoạt động của họ và chủ động giúp các nhà cung cấp hoàn thành mục tiêu.Tuy nhiên, trong thực tế, hiếm khi cả ba chức năng được thực hiện bởi một bên, đó

là một trong những lí do giải thích tại sao lí thuyết chuỗi cung ứng lại khó khăn

Trang 18

trong việc giải thích sự phổ biến của những chuỗi giá trị không hiệu quả trong thựctế.

Bảng 1.1: Ba đặc điểm của quản trị trong chuỗi giá trị

Nguồn: Kapinsky & Morris, 2010

Có một số điều cần lưu ý với quản trị chuỗi như sau:

Thứ nhất, khi sự quản trị chuỗi không được thực thi đúng, một chủ thể sẽđược cho vào/loại ra khỏi chuỗi, hoặc bị giới hạn quyền hạn hay bị phạt tài chính.Nhưng ngược lại, nhưng hoạt động của một chủ thể diễn ra tốt thì chủ thế đó sẽkhông bị giám sát nhiều như trước

Thứ hai là sự tuân thủ, chấp hành luật lệ một cách có ý thức Quản trị chuỗigiá trị được đặt trong mức độ tin tưởng lẫn nhau giữa các bên, cụ thể là “người quảntrị” Trong chuỗi thiếu sự tin tưởng, người cung cấp thường xuyên bị thay đổi để

Tiến hành bởi chủ thể trong chuỗi

Tiến hành bởi chủ thể

ngoài chuỗi

Quản trị lập pháp

Thiết lập tiêu chuẩn cho những

nhà cung cấp trong mối quan hệ

với việc vận chuyển đúng thời

hạn, tần suất vận chuyển và chất

lượng

Tiêu chuẩn về môi trường,

Tiêu chuẩn về lao động trẻ

em

Quản trị tư pháp

Quản lí hoạt động của những nhà

cung cấp trong việc đáp ứng tiêu

Trang 19

chạy theo nguồn lợi ngắn hạn và không làm theo những ước muốn của nhà quản trịdẫn tới việc nhanh chóng bị loại ra khỏi chuỗi Những mối quan hệ thiếu sự tintưởng này đã tạo nên nền sản xuất đại trà Ngược lại, hệ thống sản xuất linh hoạthiện đại (còn được gọi là “tùy biến đại chúng”), lòng tin ngày càng trở nên quantrọng, và việc không đạt được mức độ tiêu chuẩn yêu cầu không có nghĩa sẽ bị loại

bỏ ngay lập tức, thay vào đó quản trị thi hành được tiến hành để hỗ trợ các bên viphạm đáp ứng những tiêu chuẩn Những mối quan hệ tin tưởng trong chuỗi có thểtạo nên một chuỗi giá trị phát triển bền vững

Cuối cùng là mức độ thâm nhập và sự phổ biến rộng rãi của sự quản trị Mức

độ thâm nhập là mức độ mà quản trị ảnh hưởng tới các hoạt động cốt lõi của từngchủ thể riêng lẻ trong chuỗi Cách hiểu về quản trị chuỗi giá trị được thay đổi

thường xuyên bởi sự phức tạp của những mối quan hệ trong thực tế và rất nhiềuchuỗi giá trị được định tính dựa theo nhiều nhà quản trị, thường đặt ra những quytắc xung đột cho những nhà sản xuất hạn chế về nguồn lực, phục vụ những nhu cầucủa họ

1.3.1.2 Quản trị chuỗi giá trị theo Gary Gereffi

Cũng giống quan điểm của Kaplinsky, Gary Gereffi cho rằng quản trị là phầnrất quan trọng với bất kì chuỗi giá trị nào Nhưng, ông không phân tích quản trịchuỗi trên cơ sở việc đặt ra các tiêu chuẩn, luật lệ mà phân chia các chuỗi thành cáckiểu quản trị khác nhau, đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định

Gereffi phân quản trị chuỗi giá trị thành 5 kiểu như sau:

+ Kiểu quản trị thị trường: là kiểu đơn giản nhất trong quản trị chuỗi giá trị.Thông tin trao đổi tương đối đơn giản nên dễ dàng được hệ thống hóa, và sự phốihợp giữa các bên cũng không phức tạp Trên thị trường, người mua dễ dàng chấpnhận chất lượng và giá cả sản phẩm người bán đưa ra; do đó, lượng hàng tồn sẽ ít

và biến động thị trường nằm trong tầm kiểm soát

+ Kiểu quản trị mẫu (module): Không còn giống kiểu thị trường, ở đây, nhàcung cấp sản xuất các sản phẩm theo quy cách phẩm chất chi tiết người mua đặt ra.Tuy nhiên, khi đó, nhà cung cấp phải chịu mọi trách nhiệm kĩ thuật, máy móc chung

Trang 20

nhằm giới hạn khoản đầu tư trong một giao dịch cụ thể và bỏ ra kinh phí cho cácnguyên vật liệu hộ khách hàng.

+ Kiểu quản trị quan hệ: trong mạng lưới này chúng ta có thể thấy nhữngtương tác phức tạp giữa người mua và người bán, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau vàtính đặc trưng cao Nó có thể được xây dựng dựa theo danh tiếng, quan hệ gia đình,lòng tin Việc xây dựng lòng tin là cả một quá trình dài nên chi phí chuyển sang đốitác mới cao hơn hai kiểu quản trị trước

+ Kiểu quản trị ràng buộc: Những nhà cung cấp nhỏ trở nên phụ thuộc vàonhững người mua lớn Nhà cung cấp phải đối mặt với chi phí chuyển đổi đối tác lớn

và do đó trở nên bị ràng buộc Những mạng lưới kiểu này thường được phân hóadựa theo mức độ cao trong quản trị và kiểm soát của các công ty đứng đầu

+ Kiểu quản trị phân quyền: Hình thức quản trị được tạo ra bởi những hộinhập theo chiều dọc: kiểm soát từ cấp quản lí tới nhân viên cấp dưới, từ trụ sở chínhtới các chi nhánh và công ty con

Lý thuyết quản trị của Gereffi được phát triển dựa theo các yếu tố:

+ Sự phức tạp của thông tin và chuyển giao kiến thức để duy trì một giaodịch (transaction) cụ thể, đặc biệt đối với sản phẩm và quy trình sản xuất

+ Mức độ mà thông tin và kiến thức này có thể được hệ thống hóa, và do đó

có thể truyền tải hiệu quả mà không cùng với giao dịch cho những khoản đầu tư cụthể giữa các bên tham gia giao dịch

+ Khả năng của những nhà cung cấp tiềm năng và thực tế trong việc đáp ứngnhững yêu cầu của giao dịch

+ Mức độ hợp tác và bất đối xứng quyền lực

Các kiểu quản trị có thể được tóm tắt trong bảng sau

Trang 21

Bảng 1.2: Các nhân tố quyết định đến quản trị chuỗi

Nguồn: Gary Gereffi, John Humphrey, Timothy Sturgeon, 2005

1.3.2 Phân loại chuỗi giá trị

Dựa trên khái niệm quản trị, Gereffi (1994) phân loại hai dạng chuỗi hànghóa: chuỗi hàng hóa do người mua chi phối và chuỗi hàng hóa do người bán chiphối Chuỗi hàng hóa do người mua chi phối là đặc tính của những ngành côngnghiệp sử dụng nhiều lao động (thường xuất hiện tại các nước đang phát triển) nhưsản xuất quần áo, nội thất, đồ chơi Trong chuỗi hàng hóa do người bán chi phối,những nhà sản xuất chính thường nắm giữ những công nghệ kĩ thuật quan trọng,quyền phối hợp, quản lí các liên kết trong chuỗi Tại đây, họ chịu trách nhiệm hỗ trợnhững nhà cung cấp và cả khách hàng của họ Gereffi chỉ ra rằng những chuỗi hànghóa do người bán chi phối thường được tạo dựng bởi nguồn đầu tư trực tiếp nướcngoài FDI hơn là những chuỗi hàng hóa do người mua chi phối Ông cũng nhấnmạnh rằng mỗi loại khác nhau của chuỗi giá trị lại liên kết với một loại hệ thống sảnxuất khác nhau (Bảng 3)

Chuỗi hàng hóa do người bán chi phối là những chuỗi mà những tập đoàn đaquốc gia hay những nhà sản xuất lớn nắm những vai trò quan trọng trong việc phốihợp và quản lí mạng lưới sản xuất (bao gồm cả liên kết trước và sau) Đây là đặctính của những ngành công nghiệp có vốn lớn và công nghệ cao như điện thoại diđộng, máy bay, máy tính, vật liệu bán dẫn, và công nghiệp nặng

Trang 22

Chuỗi hàng hóa do người mua chi phối thường liên quan đến những ngànhcông nghiệp mà người bán lẻ và những nhà sản xuất có thương hiệu nắm giữ vai tròquan trọng trong việc tạo lập mạng lưới sản xuất phi tập trung tại các quốc gia xuấtkhẩu, chủ yếu tại các nước đang và kém phát triển Mô hình này ngày càng phổ biếntại những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và sản xuất tiêu dùng nhưmay mặc, đồ chơi, đồ điện gia dụng, và hàng loạt hàng thủ công mĩ nghệ.

Bảng 1.3: Sự khác nhau giữa chuỗi hàng hóa do người bán chi phối và chuỗi hàng

hóa do người mua chi phối

Nguồn: Gary Gereffi, 1994

Tuy nhiên, không phải chuỗi hàng hóa nào cũng thể hiện rõ ràng sự quản trịcủa người mua/người bán – có thể có sự kết hợp giữa hai loại chuỗi này và cùngmột loại hàng hóa, có thể có chuỗi được quản trị theo hướng người bán chi phối, cóthể được quản trị theo hướng người mua chi phối

Chuỗi hàng hóa do người

bán chi phối

Chuỗi hàng hóa do người

mua chi phối

Yếu tố chi phối chuỗi

Trang 23

Chuỗi hàng hóa tập trung phân tich hàng hóa hữu hình, nhưng lý thuyếtchuỗi giá trị (Gereffi, 2005 và Kaplinsky, 2002) bổ sung thêm đối với hàng hóa vôhình (dịch vụ) Những phân tích từ chuỗi hàng hóa vẫn còn đúng với các hàng hóa

vô hình

1.3.3 Phân phối lợi ích kinh tế trong chuỗi

Cùng với quá trình toàn cầu hóa, khoảng cách thu nhập trong một nước vàgiữa các nước ngày càng tăng Việc phân tích phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị(ở đây có thể hiểu là lợi nhuận) có thể giúp giải thích sự mất cân xứng này và từ đótìm ra hướng giải quyết

Quá trình phân tích phân phối lợi ích một chuỗi có thể tóm tắt thành ba bước.Đầu tiên, ta phân tích tổng thu nhập được tạo ra trong chuỗi thành những phần nhỏhơn mà từng chủ thể nhận được Thứ hai là tìm hiểu phân phối thu nhập qua thờigian Cuối cùng, tập trung vào các tổ chức chi phối sự chuyên môn hóa, đưa rahướng thay đổi mô hình phân phối

Điểm mấu chốt trong phân tích phân phối kết quả sẽ được tìm thấy trong tậptrung vào thu nhập thu được, cái mà duy trì trong những phần khác nhau của chuỗi,hơn là lợi nhuận Có hai điều quan trong được rút mà mà ta cần ghi nhớ là:

Thứ nhất, tính toán tỉ lệ đầu ra trên lao động Trong trường hợp này, chúng tacần tập trung vào giá trị gia tăng (bằng giá trị đầu ra trừ đi chi phí đầu vào) hơn làtổng giá trị bán hoặc xuất khẩu trong mỗi liên kết trong chuỗi Lí do rất đơn giản –

ví dụ, người mua gần đỉnh chuỗi giá trị chỉ đóng một phần rất nhỏ trong tổng giá trịgia tăng của toàn chuỗi, nhưng sẽ chiếm một phần lớn trong giá trị doanh thu

Thứ hai, mặc dù thu nhập bình quân duy trì trong bất kì liên kết trong chuỗi

có thể giúp hệ thống phân phối doanh thu địa phương, nó chỉ nói lên rất ít về phânphối kết quả trong bất kì liên kết nào trong chuỗi hoặc trong một khu vực Do đónhững thu nhập này cần được phân tích và ở đây sự phân tích liên quan đến phảnánh việc tập trung vào điều tra Ví dụ, nó có thể là cái mà những nhà kinh tế gọi làphân tích chức năng (giữa lao động và vốn), hoặc có thể là phân chia giới, hoặc là

sự phân chia giữa người lao động có tay nghề và không có tay nghề

Trang 24

1.3.4 Rào cản gia nhập chuỗi

Như đã phân tích ở các phần trước, một chuỗi giá trị mang lại rất nhiều lợiích Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thâm nhập sâu vào chuỗigiá trị, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất cơ bản (primary producers) Ràocản gia nhập chuỗi hay những vấn đề về liên kết ngang trong chuỗi sẽ lý giải chođiều này

1.3.4.1 Kiến thức về chuỗi giá trị

Đây là nguyên do đầu tiên cần nhắc đến trong các rào cản gia nhập không chỉvới chuỗi giá trị mà với tất cả các hoạt động kinh tế nào Kiến thức không chỉ gồm

có những vấn đề lý thuyết như khái niệm, tầm quan trọng, cách thức hoạt động vàphát triển một chuỗi giá trị mà còn bao gồm kinh nghiệm làm việc

Với những ngành công nghiệp với yêu cầu về trình độ người lao động thấp,việc tham gia vào chuỗi giá trị rất đơn giản Những ngành công nghiệp yêu cầutrình độ người lao động cao, số lượng lao động sẽ ít hơn Không chỉ có người laođộng, tất cả các đối tượng trong chuỗi và cả nhà nước đều có thể bị vướng mắc vớirào cản này

1.3.4.2 Khả năng công nghệ, tài chính, tổ chức, tiếp thị

Sự thiếu khả năng của doanh nghiệp hàm ý đến 4 yếu tố: công nghệ, nguồntài chính, tổ chức, tiếp thị

Khả năng trong công nghệ là việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển

(R&D), cho máy móc sản xuất Một ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cànghiện đại, phải có vốn đầu tư lớn thì rào cản gia nhập càng lớn

Tổ chức hướng đến các chương trình cải tiến liên tục, kết quả hàng tồn kho

và chất lượng, thời gian sản xuất/kinh doanh

Tiếp thị đề cập tới chi phí quảng cáo, việc xây dựng thương hiệu

Các doanh nghiệp không quan tâm, hoặc không đủ nguồn lực tài chính, nhân

sự để phát triển các yếu tố trên là nguyên nhân lớn dẫn đến sự lạc hậu trong dâychuyền sản xuất, chất lượng sản phẩm không đảm bảo Do đó họ không đủ tiêuchuẩn để có thể hợp tác với các đối tác phát triển hơn, nên không thể tham gia vàochuỗi giá trị lớn

Trang 25

1.3.4.3 Sự tương thích giữa các đối tượng của chuỗi

Tất cả các đối tượng trong chuỗi đều có thể gặp khó khăn về sự tương thích.Mỗi một chủ thể có một đặc tính riêng và không phải thích hợp với mọi chuỗi giátrị Cùng cung cấp sản phẩm nông sản, nhưng chuỗi cung ứng đồ ăn nhanh lại cần

có nhà cung cấp khác với chuỗi cung ứng đồ ăn thường Hơn thế nữa, giữa các đốitượng trong chuỗi cũng cần sự kết hợp hài hoà Không có mối quan hệ tốt, các chủthể mới khó có thể tham gia vào một chuỗi giá trị, đặc biệt khi chuỗi có sẵn mức độliên kết cao giữa các đối tượng

Trên đây nêu ra 3 rào cản quan trọng nhất, nhưng suy cho cùng chúng đều cónguồn gốc từ thiếu kiến thức về chuỗi giá trị Đặc biệt, việc thiếu kiến thức của cácnhà lãnh đạo – nguồn chính của kiến thức cho nông dân và doanh nghiệp, được xemnhư rào cản quan trọng nhất Rào cản gia nhập càng lớn, mức độ sinh lợi càng cao

Do đó, việc nghiên cứu Rào cản gia nhập (hay hiểu đơn giản là khó khăn của doanhnghiệp để tham gia chuỗi giá trị) rất quan trọng, không chỉ với doanh nghiệp ngoàichuỗi muốn tham gia vào chuỗi mà còn với các doanh nghiệp trong chuỗi giá trịđang nghiên cứu

1.3.5 Nâng cấp chuỗi giá trị

Nâng cấp trong chuỗi giá trị là quá trình các đối tượng trong chuỗi (người laođộng, doanh nghiệp, quốc gia) chuyển từ những hoạt động tạo ra giá trị thấp sangnhững hoạt động tạo ra giá trị cao hơn, với tốc độ nhanh hơn các đối thủ khác, từ đónâng cao vị trí của mình trong chuỗi Nhưng làm thế nào để một chủ thể biết họ cóthể nâng cấp hoạt động của mình? Theo Hamel và Pralahad (1994), việc đầu tiên làphải tìm ra “năng lực cốt lõi” (core competence), là những năng lực có đặc điểm:

- Mang lại giá trị cho khách hàng sau cùng

- Tương đối đặc trưng (gần như không đối thủ nào có được)

- Khó bắt chước (có hàng rào cản trở sự tham gia hoạt động)

Sự nâng cấp bắt nguồn từ sự phát triển năng lực cốt lõi đã tìm được và khai thácthêm nguồn lực bên ngoài với các chức năng không đáp ứng 3 tiêu chí trên LeonardBarton (1995) lại đưa ra ý kiến khác, rằng năng lực cốt lõi có thể trở thành sự cứng

Trang 26

nhắc và một phần nhiệm vụ của nâng cấp là từ bỏ những lĩnh vực chuyên môn trongquá khứ.

Do đó, nhìn nhận một cách tổng quát, đã có 4 cách nâng cấp chính được đưara: nâng cấp quy trình, nâng cấp sản phẩm, nâng cấp chức năng và nâng cấp toànchuỗi

+ Nâng cấp quy trình: nâng cao hiệu quả của các quy trình nội bộ để có cáchoạt động tốt hơn đối thủ cạnh tranh, cả trong các liên kết đơn lẻ của chuỗi và giữacác chuỗi trong chuỗi giá trị

+ Nâng câp sản phẩm: giới thiệu những sản phẩm mới hoặc cải tiến nhữngsản phẩm cũ nhanh hơn đối thủ cạnh tranh Điều này liên quan đến việc thay đổiquá trình phát triển sản phẩm mới cả trong từng liên kết của chuỗi giá trị và trongmối quan hệ giữa các liên kết khác nhau của chuỗi

+ Nâng cấp chức năng: nâng cao giá trị gia tăng bằng cách thay đổi dây hệthống hoạt động trong doanh nghiệp (ví dụ như chịu trách nhiệm về, hoặc thuê kếtoán, hậu cần và chất lượng) hoặc chuyển các hoạt động sang các liên kết kháctrong chuỗi giá trị (ví dụ như từ sản xuất sang thiết kế)

+ Nâng cấp toàn chuỗi: chuyển tới một chuỗi giá trị mới (ví dụ, doanh

nghiệp Đài Loan đã chuyển từ sản xuất các bóng bán dẫn phát thanh sang máy tính,

ti vi, màn hình máy vi tính, laptop và giờ là điện thoại di động) Một chủ thể nhấtđịnh trong chuỗi có thể nâng cấp tạo ra một sản phẩm liên quan hoặc không liênquan, nhưng điều đó không quyết định chủ thể khác trong chuỗi có chuyển sangchuỗi giá trị mới có liên quan hay không liên quan với chuỗi giá trị cũ Ví dụ, ngườitrồng chè chuyển sang trồng rừng (có liên quan), nhưng người chế biến, thu muachè tươi lại không chuyển sang ngành nghề khác Nhưng có khi, người sản xuất chèchuyển sang sản xuất rau củ sấy khô (có liên quan), và người trồng chè chuyển sangtrồng rau củ (có liên quan)

Việc nâng cấp chuỗi giá trị thường được thực hiện theo trình tự từ nâng cấpquy trình tới nâng cấp sản phẩm, nâng cấp chức năng và nâng cấp chuỗi (Bảng 1.4)

Trang 27

Bảng 1.4: Nâng cấp trong chuỗi giá trị

Nguồn: Raphael Kaplinsky and Mike Morris, 2001

Kinh nghiệm từ thành công của các nước Đông Á cho thấy một qui trìnhnâng cấp chuỗi giá trị từ sản xuất OEA (original equipment assembling - lắp rápthiết bị chính) tạo ra ít giá trị sang sản xuất thiết bị chính đến cung cấp các sảnphẩm mang nhãn mác của người mua, rồi ODM (own design manufacturer - sảnxuất tự thiết kế) và bây giờ là OBM (own brand manufacturing - sản xuất có thươnghiệu cho riêng mình) Đó là quy trình mà người sản xuất dần thoát khỏi sự phụthuộc vào người mua toàn cầu trong việc thiết kế, tạo dựng thương hiệu cho chínhmình và nhờ đó thu lại nhiều giá trị gia tăng từ sản phẩm

Tuy nhiên, trong trường hợp chủ thể trong chuỗi giá trị gặp khó khăn, thay vìnâng cấp, họ cũng có thể thực hiện việc “hạ cấp” – chuyển từ chuỗi giá trị cấp caoxuống chuỗi giá trị cấp thấp, cốt là mang lại nhiều lợi ích hơn Và việc nâng cấpcũng không nên hiểu nhầm với tất cả tiêu chí đều cao hơn (sản lượng, chất

lượng,…) – có thể quá trình nâng cấp làm sản lượng giảm nhưng lợi ích lại tăng lên

Trang 28

Từ sau năm 1956, khu công nghiệp chế biến chè đầu tiên của Việt Nam đượ cLiên Xô giúp đỡ xây d ựng tại Đào Giã (Thanh Ba) và Hương Xạ (H ạ Hòa) Đếnnhững năm 1970 các nhà máy Đoan Hùng, Thanh Sơn,… lần lượt đượ c xây dự ng.

Chè Phú Thọ đã được xuất đi các nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực

Trung Đông và châu Âu

2.1.2 Nh ững đặc trưng cơ bả n của sản phẩ m chè tỉnh Phú Th ọ

Các sản phẩm chè Phú Thọ được người tiêu dùng đánh giá là có hương vịđặc bi ệt khác h ẳn cây chè ở những vù ng đất khác là: chè ng ọt, đậm, mát, hươngthơm nồ ng

Sản phẩm chè xanh: có màu xanh tự nhiên, cánh chè dài, xoăn đều, non, cótuy ết Màu nước chè xanh và trong Hương thơm mạnh tư nhiên, thoáng cố m Vịđậm, d ịu, hậu ng ọ t

Với chè đen: Hình xoăn, tương đối đều, đen tự nhiên, thoáng tuyết Màu

nước đỏ nâu sáng, rõ vi ền vàng, hương thơm đượ m V ị chè đậm và có h ậu ngọ t

Trang 29

Ngoài ra, Phú Thọ còn có chè đườ ng phèn, lo ại chè quý, hương vị đậm đà, thơmngon hơn.

Ở đây xin được nói thêm về phương pháp chế biến chè: phương pháp OTD(orthodox) và phương pháp CTC (Crushing - Tearing- Curling) Chè sản xuất theophương pháp OTD hay còn gọi là chè OTD được các nước Đông Âu, Nga và TrungĐông ưa chuộng Lo ại chè này có s ắc đỏ , v ị nồng, đượ c sử d ụng b ằng cách pha chè

v ớ i nước đun sôi Còn chè sản xu ất theo phương pháp CTC (hay còn gọ i là chèCTC) được các nướ c có nh ịp số ng kh ẩn trương ưa thích, đặc bi ệt là Anh Chè CTC

có d ạng viên, màu nâu đen đậm, thơm nhẹ

2.1.3 S ự phù h ợp của điều ki ện tự nhiên c ủ a tỉnh Phú Thọ với sự phát triển củ a cây chè

-20 oC – 24oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối không được vượt quá - 10 oC

+ Nước

Chè thuộc nhóm cây sinh trưởng mạnh, sinh khối lớn nên cần một

lượng nước khá lớn, đặc biệt vào thời kỳ phát triển búp Lượng nước mưa hàng nămcần thiết 1.300 - 1.600 mm/năm Lượng mưa cả năm của Phú Thọ trung bình đạt

1710 mm, tuy nhiên phân bố không đều trong năm, tập trung gần 70% vào mùa

mưa (từ tháng 5 – tháng 10); mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lạnh và

thường chỉ có mưa phùn Lượng mưa từ tháng 2 - 4 tuy không nhiều nhưng độ ẩmkhông khí cao 85 – 87%, giai đoạn này là thời gian ra búp, nếu gặp mưa nhiều cộngvới cường độ chiếu sáng tốt, chè sẽ có năng suất và chất lượng cao

Trang 30

+ Ánh sáng

Cũng như nhiều loại cây trồng khác, để sinh trưởng phát triển tốt, chè cầnđầy đủ ánh sáng và độ thoáng để đảm bảo quá trình quang hợp, hình thành các hợpchất hữu cơ nuôi thân, cành, lá, chồi và hoa quả; chè không chịu được nơi quá khô

và ánh sáng gay gắt Cây chè cũng thích hợp nhất với ánh sáng ôn hoà, lúc đó câycho hiệu suất quang hợp lá cao nhất Điều kiện ánh sáng tại các đồi chè ở Phú Thọcũng rất phù hợp cho sự phát triển của loại cây này

+ Đất đai, thổ nhưỡng

Đất tỉnh Phú Thọ chủ yếu thuộc nhóm feralit phát triển trên đá trầm tích, mộtphần trên đá macma và phù sa cổ, tầng đất dày trên 70cm do đó rất phù hợp với việctrồng và phát triển cây chè Với điều kiện thổ nhưỡng như vậy đã hình thành cácyếu tố vi lượng, đa lượng quan trọng của chè Phú Thọ, góp phần làm cho chè PhúThọ có hương vị thơm ngon đặc biệt

Thực tế các vùng chè nổi tiếng đều tập trung trên đất gò đồi như: Yên Lập,Thanh Sơn, Tân Sơn, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh Các loại đất của Phú Thọ có

độ phì khá, thích hợp để canh tác nhiều loại cây trồng hàng năm và cây trồng lâunăm, trong đó có cây chè

Tóm lại, cây chè Phú Thọ đã có truyền thống lâu đời và có nhiều tiềm năngphát triển công nghiệp sản xuất, chế biến chè

2.2 Mô tả chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ

Với truyền thống trồng và sản xuất chè lâu đời, chuỗi giá trị chè tỉnh PhúThọ gần như đã phát triển hoàn thiện với sự tham gia của nhiều chủ thể, mỗi chủ thểđảm nhận một công việc chuyên môn hóa nhất định và trở thành một mắt xích quantrọng trong toàn chuỗi Chuỗi giá trị bắt đầu với người trồng chè, chủ thể trực tiếpsản xuất ra chè tươi nguyên liệu, sau đó theo sự luân chuyển và biến đổi của chè, ta

có thêm các chủ thể khác như: Người thu gom, người chế biến, người xuất khẩu…Các chủ thể trong toàn chuỗi tác động qua lại lẫn nhau và sự luân chuyển không chỉ

có sản phẩm chè mà còn có thông tin, yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng và cả

những sự hỗ trợ Những điều này làm cho chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ trở nênphức tạp như được thể hiện trong hình dưới đây:

Trang 31

Hình 2.1: Mô hình chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ

Xuất khẩu trựctiếp

TTNgười

trồng chè

Người thugom/ buôn chè

Xưởng/ Công

ty chế biến

Nhà xuất khẩuchè

nướcngoàitươi

Đại lý bán chè nội

Người tiêudùng nội địa

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp

Xét về từng chủ thể tham gia chuỗi giá trị chè Phú Thọ, nhóm nghiên cứu đãtiến hành một cuộc khảo sát thực tế và có những kết luận sơ bộ về chức năng và

từng nhóm chủ thể tham gia vào các hoạt động trong chuỗi giá trị chè

+ Người trồng chè

Theo một báo cáo gần đây của Viện chính sách và chiến lược Phát triển nôngnghiệp nông thôn - Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp, người trồng chè có

thể được phân chia thành nhiều đối tượng khác nhau:

- Công nhân nông trường (nông trường viên): chủ yếu là công nhân ở các

lâm trường quốc doanh hoặc các công ty Hiện nay, họ được phân đất sử dụng trongvòng 50 năm với điều kiện sản xuất chè theo yêu cầu của công ty

- Nông dân hợp đồng: là nông dân trồng chè có đất riêng nhưng ký hợp đồngvới công ty bán một phần hay toàn bộ sản lượng cho công ty

- Nông dân hợp tác xã: những người sản xuất tham gia vào các hợp tác

- Nông dân tự do (nông dân không liên kết): chiếm phần lớn hộ sản xuất chè

Họ sản xuất chè và phải tự tìm cách tiêu thụ sản phẩm

Trang 32

+ Người thu gom và buôn chè tươi

Người thu gom và buôn chè tươi là những người tiến hành hoạt động muachè tươi từ người trồng chè và bán trực tiếp cho các xưởng chế biến mà không quabất kì công đoạn bảo quản, sơ chế nào Do đặc điểm lá chè tươi sẽ bắt đầu biến chấtsau 4-6 tiếng nên lá chè tươi phải được vận chuyển nhanh chóng đến địa điểm chếbiến Đôi khi, người thu gom chè tươi có thể đảo qua lá chè để giữ được lâu hơn.Phương tiện vận chuyển chủ yếu của người thu gom chè tươi là xe máy, phạm vihoạt động cũng chỉ trong phạm vi gần và họ thường có những mối bán hàng xácđịnh gần vị trí của mình

Trong một số trường hợp, người trồng chè cũng bán trực tiếp chè tươi củamình cho những xưởng chế biến chè tại địa phương với số lượng và quy mô nhỏ màkhông thông qua người thu mua

+ Xưởng/doanh nghiệp chế biến chè

Chủ thể đảm nhận việc chế biến chè có thể phân ra làm 2 loại:

- Xưởng chế biến: thường là do các hộ gia đình thành lập, không đăng kígiấy phép kinh doanh Quy mô sản xuất thường nhỏ, thu mua chè tươi nguyên liệungay tại địa phương Máy móc sản xuất chè thường thô sơ như lò quay tay hoặcmáy có mô tơ Vì vậy, sản lượng chè cũng thấp, chỉ khoảng 100kg chè khô/ngày

- Doanh nghiệp chế biến: đã đăng kí giấy phép kinh doanh, có quy mô lớn, làmột đại diện pháp nhân Quy mô sản xuất lớn hơn nhiều so với xưởng sản xuất, thumua chè tươi từ người thu gom Dây truyền sản xuất hiện đại hơn, họ thường sảnxuất cả chè đen và chè xanh để xuất khẩu Sản lượng lớn, khoảng 50 tấn/ngày

+ Nhà xuất khẩu chè

Theo báo cáo của Viện chính sách và chiến lược Phát triển nông nghiệp nôngthôn - Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp, khoảng 80% sản lượng chè sảnxuất ra được xuất khẩu Chè được xuất khẩu dưới 3 kênh chính:

- Thông qua các công ty nhà nước

- Thông qua các công ty liên doanh nước ngoài: như công ty Phú Bền

- Thông qua các công ty tư nhân trong nước: như công ty TNHH xuất nhậpkhẩu Đại Đồng

Trang 33

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, dù chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng theotìm hiểu của nhóm tác giả, nhà xuất khẩu chè của tỉnh thì cũng đồng thời là cácxưởng/doanh nghiệp chế biến chè, điều ngược lại không đúng Nhận xét này sẽ giúpviệc xác định phân phối thu nhập trong chuỗi dễ dàng hơn.

Khoảng 80% chè tươi được bán cho các hộ chế biến và những người thu gomchè tươi, sau đó chè được bán lại cho các xưởng và công ty chế biến Chỉ khoảng20% chè tươi còn lại được bán trực tiếp từ người trồng chè cho các xưởng và công

đi các thị trường Đài Loan, Nga, Sri Lanka…

Đối với việc sản xuất chè xanh và chè đen, các xưởng và công ty chế biếnchè đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp thông tin, quy trình kĩthuật và cả giống chè cho người trồng chè để phù hợp với chất lượng chè thànhphẩm theo yêu cầu của người mua nước ngoài

Trong chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ, người mua nước ngoài là người chuyểncác thông tin về yêu cầu chất lượng chè cho các người chế biến chè trên địa bản tỉnh

để sản xuất theo đơn đặt hàng từ phía người mua Thậm chí, một số doanh nghiệpchế biến chè còn tiến hành đóng gói bao bì sản phẩm theo yêu cầu của người muanhư Công ty TNHH chè Hưng Hà đã làm

Trang 34

2.3 Quản trị chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ

2.3.1 Đặc điểm quản trị của mỗi chủ thể trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ

Như đã được nhắc đến trong chương 1 của bài nghiên cứu, lý thuyết về quảntrị chuỗi giá trị của Kaplinsky đề cập đến 3 chức năng của quản trị trong một chuỗigiá trị là ban hành luật lệ, thi hành luật lệ và giám sát việc tuân thủ luật lệ và tươngứng với 3 loại quản trị trong chuỗi giá trị là Quản trị lập pháp, Quản trị tư pháp vàQuản trị thi hành

Trong phần này của bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích đểnhận diện từng loại quản trị trên thể hiện trong chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ nhưthế nào, chủ thể nào nắm quyền và tiến trình thực hiện việc quản trị trên ra sao

+ Quản trị lập pháp trong chuỗi giá trị chè được thể hiện ở việc thiết lập

những tiêu chuẩn chất lượng, quy cách sản phẩm, số lượng sản phẩm… Trong chuỗigiá trị chè Phú Thọ nói riêng, theo những tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, chủ thểxây dựng những tiêu chuẩn trên là người mua và người bán – hai bên thương lượng

về số lượng và chất lượng chè Ngoại trừ có hai công ty có vốn đầu tư nước ngoài,người đặt ra tiêu chuẩn về chè là người mua nước ngoài Với Công ty TNHH mộtthành viên Phú Bền, tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lượng, quy cách bao bì của sản phẩmchè đều do công ty mẹ nước ngoài đặt ra, đây cũng là công ty bao tiêu sản phẩm chocông ty Phú Bền Mọi hoạt động sản xuất của công ty Phú Bền đều phụ thuộc vàoquyết định của công ty mẹ tại nước ngoài

+ Quản trị tư pháp trong chuỗi giá trị chè thể hiện ở hoạt động giám sát các

hoạt động sản xuất để nhằm đảm bảo việc đáp ứng những tiêu chuẩn đã được đặt ratrong hoạt động quản trị lập pháp Tại chuỗi giá trị chè Phú Thọ, chỉ với hai công ty

có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty nước ngoài, công ty xuất khẩu chè là nhữngchủ thể thực hiện quản trị tư pháp Các chủ thể này giám sát chất lượng sản phẩmchè tại các cơ sở chế biến chè Ngoài ra, các xưởng, công ty chế biến chè kháckhông thực hiện quản trị tư pháp bằng hoạt động giám sát quá trình trồng chè haythu hoạch chè để đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.Chất lượng chè thường chỉ được đánh giá qua thị giác và vị giác

Trang 35

+ Quản trị thi hành trong chuỗi giá trị chè thể hiện ở các hoạt động hỗ trợ các

nhà cung cấp để đáp ứng được những tiểu chuẩn về chất lượng sản phẩm đã đượcđặt ra Trong chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ, chủ thể thực hiện quản trị thi hànhphần lớn cũng là những chủ thể thực hiện quản trị tư pháp và lập pháp Ví dụ nhưnhững công ty xuất khẩu hỗ trợ vốn cho các công ty chế biến hay các công ty nướcngoài hỗ trợ về kĩ thuật, máy móc thiết bị và cả giống chè chất lượng cao để giúpcác hộ trồng chè và các xưởng, công ty chế biến tạo ra các sản phẩm có chất lượng.Việc này cũng tạo nên một mối quan hệ chặt chẽ nhất định giữa các đối tượng trongchuỗi, tạo nên rào cản lớn cho các chủ thể khác trong việc thâm nhập chuỗi giá trị -điều này sẽ được làm rõ hơn ở phần sau

2.3.2 Kiểu quản trị của chuỗi giá trị chè Phú Thọ

Dựa vào cách phân loại quản trị theo năm khía cạnh của Gereffi, như đã trìnhbày ở chương 1 của bài nghiên cứu và những số liệu, thông tin chúng tôi thu thậpđược trong quá trình điều tra chuỗi giá trị chè Phú Thọ, nghiên cứu chỉ ra rằngchuỗi giá trị chè Phú Thọ mang những đặc điểm của kiểu quản trị mẫu (module) vàkiểu quản trị ràng buộc

+ Kiểu quản trị mẫu: trong chuỗi giá trị chè Phú Thọ, quy cách phẩm chất

của sản phẩm đều do người mua cung cấp, người bán sẽ chịu trách nhiệm sản xuấtchè thành phẩm đáp ứng được những yêu cầu của người mua Kiểu quản trị mẫuphổ biến trong các giao dịch giữa người mua nước ngoài với công ty chế biến hoặcvới công ty xuất chè Các công ty chè trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thường sản xuấttheo đơn đặt hàng và tiêu chuẩn kĩ thuật của đối tác

+ Kiểu quản trị ràng buộc thể hiện ở mối quan hệ gắn bó giữa người trồng

chè tươi và các xưởng và công ty chế biến chè Người trồng chè tại tỉnh Phú Thọthường là những người trồng nhỏ lẻ, hạn chế về nhân lực và vốn nên thường bánchè tươi cho các đầu mối thu mua quen, gần với nơi sản xuất để hạn chế chi phí vậnchuyển Người chế biến chè cũng muốn ổn định đầu vào của mình nên cũng pháttriển một vùng nguyên liệu, thu mua của toàn bộ các hộ trồng chè Ngoài ra, kiểuquản trị này cũng phát sinh từ việc người chế biến muốn nâng cao chất lượng chèhoặc khác biệt hóa sản phẩm của mình

Trang 36

Hộp 2.1: Sự quản trị trong chuỗi giá trị chè củacông ty TNHH một thành viên chè Phú BềnCông ty TNHH một thành viên chè Phú Bền là công ty chế biến và xuất khẩu chèlớn nhất tỉnh Phú Thọ được thành lập từ năm 1995 với trụ sở tại Thanh Ba, PhúThọ Hiện nay Công ty đã có 5 nhà máy chế biến, sản xuất chè tại Thanh Ba, ĐoanHùng và Hạ Hòa với tổng sản lượng hàng năm đặt 10,000 tấn chè thành phẩm PhúBền là công ty con của một công ty nước ngoài và mọi hoạt động của họ đều chịu

sự chi phối của công ty mẹ này Công ty Phú Bền chỉ cần đảm nhận khâu sản xuấtcòn về đầu ra đã có công ty mẹ ở nước ngoài bao tiêu

Công ty Phú Bền tham gia vào hầu như mọi công đoạn trong chuỗi giá trị chè từtrồng chè trên diện tích đất được khoán, đến chế biến, buôn chè khô và xuất khẩu ranước ngoài Các sản phẩm của công ty gồm có cả chè xanh và chè đen với tiêuchuẩn chất lượng và số lượng do bên mua yêu cầu

Phú Bền có một vùng nguyên liệu rộng lớn, cung cấp 80% nguồn nguyên liệu đầuvào cho sản xuất, 20% còn lại do công ty thu mua từ nhiều nguồn với nguyên tắcthuận mua vừa bán, không có hiện tượng ép giá

Qua những thông tin cơ bản trên, có thể thấy, Phú Bền chịu sự quản trị của công ty

mẹ ở nước ngoài và người mua Cụ thể, công ty mẹ là người hỗ trợ, cung cấp thôngtin cho Phú Bền, vì vậy công ty mẹ đang thực hiện hoạt động quản trị thi hành.Người mua là người đặt ra các tiêu chuẩn cho sản phẩm nên người mua đang thựchiện quản trị lập pháp Bên cạnh đó, Công ty mẹ của Phú Bền cũng đảm nhận hoạtđộng quản trị tư pháp trong việc giám sát hoạt động của công ty con

Tóm lại, chuỗi giá trị chè của công ty Phú Bền được coi là một chuỗi giá trị theokiểu quản trị mẫu, biểu hiện ở giao dịch giữa người mua và công ty mẹ của Phú Bềnkhi người mua đặt ra các tiêu chuẩn cho sản phẩm và kiểu quản trị ràng buộc, thểhiện ở mối quan hệ gắn bó giữa Phú Bền và công ty mẹ

2.4 Loại hình chuỗi giá trị chè Phú Thọ

Như đã phân tích ở chương 1, chuỗi giá trị có thể phân loại thành chuỗi giátrị do người mua chi phối và chuỗi giá trị do người bán chi phối

Trang 37

Với chuỗi giá trị chè nói chung và chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ nói riêng, đây làmột điển hình của của chuỗi giá trị do người mua chi phối.

Với đặc tính là ngành sản xuất nông sản, sử dụng nhiều lao động chân tay,chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ bị chi phối và điều hành bởi người mua nước ngoài,người đặt ra những tiêu chuẩn về kĩ thuật, chất lượng và cả môi trường… để ngườicung cấp sản xuất nhưng sản phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn đó

Bảng 2.1: Đặc điểm chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tóm tắt

2.5 Phân phối lợi ích kinh tế trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ

Trong quá trình điều tra thị trường và tình hình sản xuất chè trên địa bàn tỉnhPhú Thọ, nhóm thực hiện gặp khó khăn trong việc thu thập các số liệu về lợi nhuận

mà mỗi đối tượng/chủ thể được hưởng nên phân phối lợi nhuận vì thế cũng khó cóthể phác thảo được Tuy nhiên, để có được bức tranh sơ bộ về phân phối lợi íchtrong chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ, các số liệu về giá trị gia tang được tạo ra ở mỗimắt xích của chuỗi đã được ước tính Với giả định hợp lý rằng, đối với mỗi mắtxích, giá trị gia tăng càng cao thì càng có cơ hội thu được nhiều lợi nhuận

Tiêu chí Chuỗi giá trị do người mua chi phối

Yếu tố chi phối chuỗi

Nguồn vốn thương mại

Trang 38

Số liệu về giá bán chè tươi, chè đen thành phẩm được nhóm nghiên cứu tổnghợp, ước tính bình quân từ số liệu thu được trong quá trình phỏng vấn, khảo sátnhững chủ thể trong chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ.

Theo số liệu chúng tôi thu thập được, hiện nay giá chè tươi dao động ở mức4.500 VNĐ/kg, mức giá này là mức giá bán ra của người trồng chè, người thu gomchè tươi bán lại chè cho các xưởng và công ty chế biến chè với mức giá 5.000VNĐ/kg Sau khi chế biến, xao chè để được chè đen thành phẩm, người chế biếnchè thu được 30.000 VNĐ/kg Theo tìm hiểu của chúng tôi, để sản xuất được 1kgchè đen, người chế biến chè cần có 5kg chè tươi nguyên liệu Vì vậy, với 1kg chètươi nguyên liệu, sau khi sản xuất ra chè đen thành phẩm, người chế biến sẽ thu vềđược 6.000 VNĐ

Giá bán chè thành phẩm có sự khác biệt rất lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố,

từ chất lượng chè, loại chè, đến các giá trị đi kèm mà doanh nghiệp cho thêm vàochè như uy tín, sự phân phối sản phẩm…Ví dụ, giá bán chè túi lọc Lipton, chè Cozytrên thị trường hiện tại vào khoảng 25.000 VNĐ/25 túi 2gram, tương đương 1000VNĐ/2 gram, hay 100.000 VNĐ/0,2 kg Vì chè thành phẩm còn được cho thêm cáchương liệu, bao bì nên nhóm nghiên cứu giả định giá chè đen trong chè thành phẩm

là 60.000 VNĐ/0,2kg

Như vậy ta có bảng so sánh sau với giả sử không tính đến các chi phí phátsinh trong quá trình sản xuất, chế biến chè, ta sẽ so sánh được mức giá trị gia tăngmỗi chủ thể tạo ra trong quá trình sản xuất.2

Cách tính được tham khảo tại trang 256, chương 10: Lựa chọn chiến lược cho các cơ sở chế biến

chè Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, sách Con rồng Châu Á mới: Quốc tế hoá các doanh

nghiệp ở Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội 2010.

Ngày đăng: 11/10/2014, 02:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Vũ Quốc Khánh, 4/2013, Kết quả thực hiện năm 2011, 2012: Dự án “Sản xuất giống chè 2011-2015”http://vukehoach.mard.gov.vn/Default.aspx?id=1270Truy cập ngày 20/04/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuấtgiống chè 2011-2015
1. Agroviet, 12/2013 Kiến nghị miễn thuế phát triển chèhttp://xttm.mard.gov.vn/Site/vi-VN/67/55/150/78466/Default.aspxTruy cập ngày 09/04/2014 Link
2. Agroviet, 11/2012, Ngành chè Việt Nam: Thách thức và hướng phát triển http://xttm.agroviet.gov.vn/Site/vi-vn/64/109/68104/Default.aspxTruy cập ngày 20/04/2014 Link
3. Nguyễn Bích, 5/2013, Làm gì để ngành chè phát triển bền vững?http://bantinxk.vietradeportal.vn/tin-tuc/en/lam-gi-de-nganh-che-phat-trien-ben-vung-6425-1573.htmTruy cập ngày 20/04/2014 Link
4. Hùng Cường, 1/2014, Khai thác tiềm năng phát triển ngành chèhttp://baophutho.vn/kinh-te/201401/khai-thac-tiem-nang-phat-trien-nganh-che-2300386/Truy cập ngày 09/04/2014 Link
6. Thuỷ Tiên, 2/2012, Rau xanh VietGAP Bình Ngọc: Do đâu tiêu thụ còn khó khăn?http://www.baophuyen.com.vn/Kinh-te-82/0505505905006204955 Link
7. Anh Vũ, 6/2011, Dự luật giá bỏ quên quyền lợi người tiêu dùnghttp://www.thanhnien.com.vn/pages/20110607/du-luat-gia-bo-quen-quyen-loi-nguoi-tieu-dung.aspxTruy cập ngày 25/04/2014 Link
8. Quốc Vượng, 3/2014, Chè Phú Thọ và bài toán xây dựng thương hiệuhttp://baophutho.vn/kinh-te/cong-nghiep/201403/che-phu-tho-va-bai-toan-xay-dung-thuong-hieu-2315168/Truy cập ngày 09/04/2014 Link
9. Giới thiệu khái quát về tỉnh Phú Thọhttp://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tinhphutho/thongtintinhthanh?view=introduction&provinceId=1371Truy cập ngày 10/04/2014 Link
10. Giới thiệu chung về VietGAPhttp://vietgap.gov.vn/Content.aspx?mode=uc&page=About&Option=6Truy cập ngày 11/04/2014 Link
11. 1/2013, Cà phê, chè đen Việt vào Ấn Độ sẽ được giảm thuế http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&aID=1426 Link
1. Nguyễn Hoàng Anh, 2008, Khoá luận tốt nghiệp, Khả năng tham gia của mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, Đại học Ngoại thương Khác
2. Nguyễn Hữu Khải, 2005, Cây chè Việt Nam – Năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển, NXB Lao động – Xã hội Khác
3. Hoàng Quỳnh Ngọc, 2012, Luận văn thạc sĩ kinh tế: Chuỗi giá trị toàn cầu – (Global Value Chain – GVC) Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam, Đại học Ngoại thương Khác
4. Lương Thị Ngọc Oanh, Nguyễn Thị Hải Yến và Olav Jull Sứrensen, 2010, Lựa chọn chiến lược cho các cơ sở chế biến chè Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, NXB Lao động – Xã hội Khác
5. Nhóm chuyên gia ngành hàng, Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp, 2007, Hồ sơ ngành chè Khác
6. Trần Thị Thảo, 2010, Khoá luận tốt nghiệp, Chuỗi giá trị của doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ, Thực trạng và giải pháp nâng cao giá trị, Đại học Ngoại thương Khác
7. Trần Công Thắng, 2004, chủ nhiệm đề tài “Sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị nông nghiệp: Nghiên cứu đối với ngành chè&#34 Khác
8. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1, 2013, Thuyết minh đề án Mô hình trình diễn kỹ thuật đấu trộn và tinh chế chè đen CTC của Công ty TNHH MTV Thế hệ mới Phú Thọ - Xã Phú Hộ - TX. Phú Thọ - tỉnh Phú ThọII. Tài liệu tiếng Anh Khác
1. Asian Development Bank, 2004, The Value Chain for Tea in Vietnam: Prospects for Participation of the Poor Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Bốn đối tượng trong một chuỗi giá trị đơn giản - các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh phú thọ
Hình 1.1 Bốn đối tượng trong một chuỗi giá trị đơn giản (Trang 13)
Hình 1.2: Các chuỗi giá trị giao nhau giữa một số ngành - các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh phú thọ
Hình 1.2 Các chuỗi giá trị giao nhau giữa một số ngành (Trang 14)
Hình 2.1: Mô hình chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ Xuất khẩu trực - các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh phú thọ
Hình 2.1 Mô hình chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ Xuất khẩu trực (Trang 31)
Bảng 2.2: Phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ - các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh phú thọ
Bảng 2.2 Phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w