Sự tương thích với các chức năng của chuỗi

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh phú thọ (Trang 44 - 45)

+ Người trồng chè

Sự tương thích của người trồng chè với chuỗi giá trị thể hiện ở chất lượng chè đầu vào. Yêu cầu với chè búp tươi rất cao, để đáp ứng không chỉ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm mà còn yêu cầu về chất chè. Hiện nay, chè búp tươi Phú Thọ không đảm bảo đầu vào cho sản xuất, cả về chất và lượng. Đây là hậu quả của việc không qua các rào cản đã nêu. Ngoài ra, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng chè còn khá phổ biến, khiến cho chất lượng nguyên liệu chè thiếu đảm bảo. Không những thế, nguồn nguyên liệu đồng nhất cũng là rào cản với nhiều người trồng chè. Nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất đồng nhất sẽ cho ra sản phẩm đầu ra đồng nhất. Chè búp tươi đầu vào hiện nay thường được chia thành 3 loại 1, 2, 3 theo thứ tự về chất lượng nhưng việc nhận biết chất lượng được thực hiện bằng mắt, thâm chí các loại chè được trộn lẫn nhau – không đạt tiêu chuẩn cho sản xuất.

+ Cơ sở, doanh nghiệp sản xuất chè

Thứ nhất là vấn đề quan hệ sản xuất chưa phù hợp. Công suất chế biến của các nhà máy trên đang gấp đôi sản lượng nguyên liệu, dẫn đến dư thừa công suất ngay cả trong mùa vụ.

Thứ hai, trên địa bàn tỉnh vẫn có các doanh nghiệp sản xuất chè xanh mặc dù nguồn nguyên liệu không phù hợp với sản xuất chè xanh. Như vậy, ở các doanh nghiệp này, sản xuất không phù hợp với nguyên liệu đầu vào.

Thứ ba, sản phẩm không đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Trừ hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Công ty Phú Đa, Công ty Phú Bền), các doanh nghiệp còn lại của tỉnh “bán cái mình có chứ không bán cái thị trường cần”. Sản phẩm khách hàng cần thì không có, trong khi sản phẩm mình có lại bán không hết,

vậy nên, việc bị đào thải hoặc không thâm nhập sâu được vào chuỗi giá trị là tất yếu.

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh phú thọ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w