+ Người trồng chè
Về công nghệ được sử dụng: ngày nay, trừ những hộ gia đình nhỏ lẻ hái chè bằng tay, tại các nông trường chè, việc sử dụng máy hái chè rất phổ biến. Tuy nhiên, máy hái còn thô sơ, kèm theo việc nhân công không được đào tạo bài bản để sử dụng máy thành thạo đã làm chất lượng chè búp tươi giảm đáng kể. Thứ nhất, búp chè bị cắt thường quá dài, nên tỷ lệ cành và lá không sử dụng được cao. Thứ hai, việc cắt búp chè không đúng cộng thêm với việc người lao động không có ý thức chăm sóc cây chè ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng của lứa chè sau. Theo phỏng vấn, tại những nông trường chè lớn, việc bón phân, tưới nước và chăm sóc khác cho cây chè mới được chú trọng, còn tại các hộ gia đình nhỏ, công việc này thậm chí không được xem xét tới, tất cả đều phó mặc cho thời tiết.
Về tài chính: Đầu tư cho một nông trường chè không hề đơn giản. Như thông tin đã đề cập tại Hộp 1, việc đầu tư cần lượng vốn lớn vì cần thuê đất, vốn cho giống mới, vốn cho phân bón và đào tạo nhân công. Điều này nằm ngoài khả năng của những người trồng chè nhỏ.
Về tổ chức: Để đóng vai trò lớn trong chuỗi giá trị, các chủ nông trường luôn phải tìm cách gia tăng về cả số lượng và chất lượng chè, trong đó, khâu tổ chức là rất quan trọng. Điều này rất khó cho các hộ trồng chè nhỏ lẻ, với diện tích chè nhỏ thì việc tính kinh tế theo quy mô hay hiệu quả tổ chức đều không có ý nghĩa. Diện tích trồng chè tự phát trong dân tăng lên nhưng không có con số thống kê cụ thể, dẫn tới việc khó quy hoạch và lập kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu chè. Việc quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung đã được triển khai xây dùng, song hầu hết diện tích chè trồng mới do người dân tự chuyển đổi đất vường tạp sang trồng chè, hoặc người dân có tự lập dự án trình UBND cấp huyện duyệt cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng trong nhiều trường howpjk không theo quy hoạch, vùng sản xuất rõ ràng mà dựa trên diện tích đất của hộ nông dân dược giao đất. Vì thế, không có sự gắn kết giữa các nông dân tạo nhóm mạnh. Ngoài ra, tại một số nơi đất trồng cây nguyên liệu giấy xen kẽ ruộng chè gây khó khăn trong chăm sóc, bảo vệc cây chè.
+ Người thu gom chè
Người thu gom chè cần nhiều nhất các mối quan hệ với người trồng chè chất lượng cao, đủ vốn cho việc xây dựng nhà kho chứa hoặc phương tiện vẩn tải, bảo quản chè tươi – mặc dù việc thu gom rồi bán cho các doanh nghiệp sản xuất diễn ra theo ngày. Đây chính là hai yếu tố rào cản lớn nhất với người thu gom chè trong việc thâm nhập vào chuỗi giá trị.
+ Cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè
Về công nghệ: Hiện tại, các doanh nghiệp chủ yếu dùng dây chuyền sản xuất của Nga, ít đầu tư cải tiến và bảo trì máy móc vì thiếu vốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp mới cũng cần nắm được bí quyết và kinh nghiệm sản xuất chè để vừa có thể giảm chi phí, tăng hiệu quả và đảm bảo chất lượng cho chè thành phẩm.
Về tài chính: Để thành lập một doanh nghiệp chè, chủ doanh nghiệp cần đầu tư vào nhiều hạng mục khác nhau như nhà xưởng, máy móc, chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu… vì vậy mà với số vốn hạn hẹp, doanh nghiệp khó có thể tồn tại. Với tính mùa vụ đặc trưng, doanh nghiệp sẽ hoạt động với công suất cao vào mùa thu hoạch chè và duy trì hoạt động vào thời gian còn lại trong năm nên doanh nghiệp chè cần có những chính sách quay vòng vốn tốt để đảm bảo duy trì hoạt động cho cả bộ máy. Theo số liệu nhóm nghiên cứu khảo sát được, Công ty TNHH chế biến chè xuất khẩu Đại Đồng, có trụ sở tại Huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, đã vay vốn ngân hàng 30 tỷ đồng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Hay như Công ty TNHH một thành viên Phú Bền, có trụ sở chính tại Thanh Ba, Phú Thọ và 4 nhà máy khác tại Hạ Hòa, Đoan Hùng được sự đầu tư lớn từ công ty mẹ tại nước ngoài để có thể duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam từ năm 1995.
Về nhân lực: Tại các doanh nghiệp lớn, nhân viên và công nhân đều được trải qua quá trình đào tạo bài bản. Các doanh nghiệp nhỏ đều không có chính sách này. Một phần, họ không có điều kiện tài chính để tổ chức đào tạo cho nhân viên, công nhân. Phần khác, do công việc tại các doanh nghiệp nhỏ đơn giản, từ việc sử dụng máy móc, đến xử lý dữ liệu của doanh nghiệp, nên họ không yêu cầu người lao động có trình độ cao.
Về tổ chức: Các doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong chuỗi giá trị đều có tổ chức chặt chẽ, phức tạp với nhiều phòng ban, việc chuyên môn hoá và công tác bảo mật được đặt lên hàng đầu. Còn tại các doanh nghiệp nhỏ, tổ chức khá đơn giản, thiếu nhiều bộ phận, thiếu sự chuyên môn hoá, khiến một người phải đảm nhận nhiều công việc, do đó giảm hiệu quả công việc. Ví dụ, các doanh nghiệp nhỏ thiếu hẳn bộ phận nghiên cứu thị trường. Họ mới chỉ chú trọng tới tăng số lượng, chất lượng sản phẩm chè hiện có của công ty, như vậy là chưa đủ, cần có sự quan tâm hơn đến nhu cầu của thị trường, để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Thêm nữa, việc kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định trong nhà máy lớn được tiến hành đều đặn nhưng gần như chưa áp dụng cho các cơ sở nhỏ lẻ - đây là thiết sót lớn trong khâu tổ chức, nhất là khi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang ngày càng được coi trọng.
Hộp 2.2: Công ty TNHH MTV chè Phú Bền với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ
Công ty chè Phú B ền đang có nhiều nỗ lự c trong vi ệc tạo dựng được uy tín đáp ứng các cam k ế t, tích cự c ch ủ độ ng tham gia th ự c hi ện gi ảm dư lượng hoá ch ất trong s ản ph ẩm, các nhà máy đều đượ c chứ ng nh ận vệ sinh an toàn th ự c ph ẩm. Nh ờ đó, chè Phú B ền đã làm hài lòng nhiều b ạn hàng khó tính và có m ặt ở hơn 10 nướ c trên th ế giới như: Mỹ, Úc, Nga, Nhật Bản, Trung Đông, Pakistan.
Về tiếp thị, đặc biệt là việc tiếp cận kênh phân phối: Một trong những trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp mới chính là tìm kiếm bạn hàng. Khách hàng của các doanh nghiệp chè đều là khách hàng truyền thống, là bạn hàng trong thời gian dài, việc tìm khách hàng mới chưa được đề cao, đặc biệt là qua các kênh thương mại điện tử. Ngay cả các doanh nghiệp đi đầu của tỉnh không chỉ cho rằng việc sử dụng kênh thương mại điện tử không phải là ý kiến hay, họ thậm chí không quan tâm đến các khách hàng mới. Việc quá chú trọng vào việc duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ có thể dẫn tới sự phụ thuộc cao trong chuỗi giá trị, khi đó, việc mất đi một khách hàng cũng có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn lớn.
Đảm bảo đầu ra là việc làm tối quan trọng đối với bất kì một ngành nghề sản xuất nào. Đối với ngành chè, việc tiêu thụ, phân phối sản phẩm còn đóng một vai trò quan trọng hơn bởi lẽ do tính chất mùa vụ nên có thời điểm sản xuất rất nhiều, hàng tồn kho rất lớn, nếu không phân phối kịp thời dòng vốn sẽ không thể quay vòng và doanh nghiệp khó lòng sản xuất tiếp.