Để có cái nhìn tổng quan nhất về chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ, phần này xin được đưa ra mô hình SWOT cho từng đối tượng trong chuỗi.
2.7.1. Người trồng chè
Người trồng chè trong chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ hiện nay đang ở tình trạng bị động, chỉ có thể thực hiện việc trồng và sản xuất chè tươi, giá chè cũng phụ thuộc vào giá cả thị trường.
Bảng 2.3: Ma trận SWOT với người trồng chè
•
•
2.7.2. Người thu gom chè
Người thu gom chè chỉ đóng một vai trò tương đối nhỏ trong chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ hiện nay, họ đảm nhiệm thực hiện vận chuyển chè từ các hộ trồng chè tới các công ty chế biến. Giá cả đều do các công ty chế biến chè đặt ra.
Điểm mạnh
Có kinh nghiệm và truyền thống lâu đờ•i trồng chè • • • Điểm yếu - Nhận thức kém về tầm quan trọng của chè búp tươi
- Chất lượng chè không tốt nên khó sản xuất chè xanh, chỉ phù hợp sản xuất chè đen
Bảng 2.4: Mô hình SWOT với người thu gom chè
• •
•
2.7.3. Cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè
Đây là đối tượng có phần giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi và cũng là đối tượng có khả năng làm thay đổi diện mạo ngành chè của tỉnh.
Điểm mạnh
Có mạng lưới rộng lớn •
Khả năng linh hoạt, di động • • •
Điểm yếu
Vốn mỏng Phươn g tiện thô sơ
Kĩ thuật bảo quản chè kém
Cơ hội
Bảng 2.5: Mô hình SWOT với cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè
Điểm mạnh
- Doanh nghiệp thành lập lâu
- Là một trong các tỉnh trồng và sản xuất chè lớn của cả nước.
Điểm yếu
- Hoạt động thiếu sự chuyên nghiệp, đa số là các cơ sở sơ chế chè, cạnh tranh về giá là chủ yếu, ít giá trị gia tăng; tiềm lực về tìa chính còn kém; chưa có sự liên kết
- Công ty thiếu vốn hoạt động
- Chất lượng giống cây, công nghệ còn lạc hâu nên chất lượng sản phẩm kém.
Cơ hội
- Nhà nước đã có những chính sách,đang và sẽ cấp vốn đầu tư cho việc nâng cao năng lực nông-lâm nghiệp, trong đó có ngành chè.
Thách thức
- Người trồng chè không nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng nguyên
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Từ những đánh giá ở chương 2 về thực trạng chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ, có thể rút ra các kết luận sau:
1. Quản trị trong Chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ còn lỏng lẻo, chưa có sự quản trị chặt chẽ giữa các chủ thể trong chuỗi. Các chủ thể trong nước là đối tượng chịu quản trị còn người mua nước ngoài là đối tượng quản trị, đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn chung cho toàn chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, thông tin quản lý, những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm chưa được truyền đi một cách hiệu quả và kịp thời. Nhiều chủ thể ở đầu chuỗi (người trồng chè, xưởng chế biến…) còn chưa ý thức được về các tiêu chuẩn về chất lượng ngày càng cao trên thị trường chè do người mua quốc tế đặt ra.
2. Phân phối thu nhập trong chuỗi bất cân xứng, phần lớn thu nhập, giá trị gia tăng nằm trong tay của người đóng gói, làm marketing và phân phối chè thành phẩm (người mua nước ngoài), trong khi các chủ thể trong nước chỉ thu được một khoản lợi nhuận rất nhỏ, có thể nói là không đáng kể khi so sánh với thu nhập của người mua nước ngoài.
3. Các đối tượng trong chuỗi đều gặp phải khó khăn trong việc gia nhập chuỗi. + Người trồng chè:
- Hạn chế về thông tin cũng như tiêu chuẩn kĩ thuật, công nghệ sản xuất chè tiên tiến.
- Diện tích đất trồng chè hạn chế, khó có thể mở rộng + Người thu gom:
- Cạnh tranh cao
- Phạm vi hoạt động hẹp do phương tiện thô sơ và hạn chế về nguồn lực tài chính
- Hoạt động chủ yếu dựa vào mối hàng quen biết từ lâu - Kĩ thuật bảo quản chè lạc hậu
+ Các doanh nghiệp sản xuất, xưởng chế biến chè:
- Hoạt động thiếu sự chuyên nghiệp, đa số là các cơ sở sơ chế chè, cạnh tranh về giá là chủ yếu, ít giá trị gia tăng; tiềm lực về tài chính còn kém;
- Qui mô nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết ngang để gia tăng sức mạnh cho nhóm chủ thể.
- Khó khăn trong vay vốn sản xuất
- Chất lượng giống cây, công nghệ còn lạc hâu nên chất lượng sản phẩm kém.
Bên cạnh những vấn đề được phát hiện theo cách tiếp cận Chuỗi giá trị toàn cầu, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy một số vấn đề mà các chủ thể trong chuỗi giá trị chè trồng tại Tỉnh Phú Thọ đang gặp phải là:
- Chất lượng chè không tốt nên khó sản xuất chè xanh, chỉ phù hợp sản xuất chè đen
- Đồi chè bị lão hóa
- Khó mở rộng diện tích trồng chè
- Sự hỗ trợ từ phía chính quyền, cơ quan, hiệp hội chè còn chưa sâu. Các hỗ trợ về cây giống, tài chính phần lớn đến từ người mua nước ngoài vì vậy các chủ thể trong nước luôn chịu sự ràng buộc, chi phối và bị quản trị.
Dựa trên những phân tích ở chương 2, chương 3 sẽ đưa ra các giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ.
CHƯƠNG 3:
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TRỒNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Định hướng nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ
Thực trạng của chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ có thể tóm gọn bằng ma trận SWOT3 dưới đây:
SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) là ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chủ thể được xem xét.
Bảng 3.1: Ma trận SWOT của ngành chè tỉnh Phú Thọ
Điểm mạnh, điểm yếu của chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ đã được phân tích rõ trong chương 2. Ông Flavio Corsin, đại diện của Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) cho rằng, ngành chè Việt Nam đang vướng vào một cái vòng luẩn quẩn: số lượng nhà máy chế biến chè tăng nhanh dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến, nên nguyên liệu sẵn sàng được mua với bất kỳ chất lượng nào. Điều này khiến người dân không muốn cố gắng sản xuất sản phẩm chất lượng tốt hơn nên
Điểm mạnh
- Số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè thành lập và hoạt động khá lớn, nhiều thành phần.
- Là một trong các tỉnh trồng và sản xuất chè lớn của cả nước.
Điểm yếu
- Hoạt động của các doanh nghiệp chè Phú Thọ còn nhỏ lẻ, thiếu sự chuyên nghiệp, đa số là các cơ sở sơ chế chè, cạnh tranh về giá là chủ yếu, ít giá trị gia tăng; tiềm lực về tài chính còn kém; chưa có sự liên kết cao giữa các đối tượng trong chuỗi
- Thiếu nguyên liệu đầu vào
- Chủ yếu xuất khẩu dạng hàng rời
Cơ hội
- Nhu cầu tiêu dùng về chè trong nước đang tăng và còn thấp hơn so với thế giới
- Chuyên môn hoá ngày càng cao, việc tạo giá trị gia tăng tại từng khâu trong chuỗi sẽ khả thi hơn.
chất lượng sản phẩm ngày một giảm, đồng nghĩa với đó là thu nhập của nông dân đi xuống, do đó thiếu đầu tư cho mở rộng sản xuất dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế thấp. Sau đây xin được phân tích những cơ hội, thách thức của chuỗi giá trị này.
Ngày 5/8/2008, tại Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khoá X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, trong đó đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa hàng hoá tập trung, trước hết là các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu”. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước với cây công nghiệp, trong đó có cây chè. Ngoài ra, dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn nông sản và phát triển khí sinh học QSEAP (2009 – 2015)” có vay vốn từ ADB đang giúp các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Sơn La, Yên Bái, Lâm Đồng quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất chè an toàn SAZ, tài trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, thay thế giống mới, tập huấn VietGAP4 đang được tiến hành.
Viện Khoa khọc kĩ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc là đơn vị được Bộ giao làm chủ đầu tư Dự án “Sản xuất giống chè giai đoạn 2011 - 2015”. Năm 2011 và năm 2012, dự án đã sản xuất được 10,5 triệu bầu chè giống gốc của 06 giống PH8, PH9, PH10, PH11, PH12 và PH14, đạt 52,25% kế hoạch toàn dự án. Lượng bầu chè giống gốc này được trồng trên diện tích 583 ha tại các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Hà Giang và Lai Châu. Trong hai năm đầu triển khai thực hiện, dự án đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong công tác sản xuất giống, hoàn thiện quy trình công nghệ và đào tạo tập huấn. dự án cũng tổ chức 08 Ngày 28-1-2008 tiêu chu ẩn VietGAP đã chính thức được Bộ Nông nghi ệp và Phát tri ển nông thôn ban hành. VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) hayThực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí sau:
+ Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.
+ An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
+ Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
+ Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
lớp tập huấn tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Sơn La và Hà Giang cho 418 lượt người nhằm nâng cao kỹ thuật sản xuất chè cho nông dân.
Không những thế, việc xuất khẩu chè của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng có những dấu hiệu khởi sắc khi một số nước cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng chè của Việt Nam. Tiêu biểu là Ấn Độ. Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, cục đầu tư nước ngoài, Ấn Độ cam kết giảm thuế từ 90 – 100% xuống còn 45% đối với chè đen của Việt Nam bắt đầu từ năm 2018.
Ngành chè được quan tâm là cơ hội nhưng cũng tạo ra những thách thức cho ngành chè Phú Thọ. Đó là các quy định về tiêu chuẩn chất lượng ngày càng khắt khe. Ngày 9/10/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT Quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn. Trong đó, chè phải được sản xuất theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chè búp tươi trong sản xuất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm có trong VietGAP hoặc GAP khác nhưng mức giới hạn an toàn không thấp hơn các quy định tại VietGAP. Ngoài ra, việc chế biến chè phải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01- 07: 2009/BNNPTNT cơ sở chế biến chè - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn chịu sự kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của các cơ quan kiểm tra ở trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật. Các quy định này đặt ra thách thức rất lớn về tiêu chuẩn chất lượng cho ngành chè Phú Thọ. Tuy nhiên, như thực trạng được phân tích ở chương 2, các doanh nghiệp chè vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ các chương trình hỗ trợ vốn, công nghệ từ nhà nước. Hơn nữa, do thu lợi nhuận thấp nên người dân thường không nghĩ đến việc cải thiện chất lượng chè nguyên liệu. Đây là thách thức với việc tuyên truyền, dạy người dân trồng và chăm sóc chè.
Dựa vào những đặc điểm trên, nội dung định hướng nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọđược xác định như sau:
+ Ngành chè là ngành kinh tế mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ.
+ Xây dựng phương pháp đánh giá chè theo tiêu chuẩn quốc gia.
+ Xây dựng vùng nguyên liệu sạch, giống mới, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm của VietGAP.
+ Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sơ chế, chế biến chè tại các xưởng sản xuất chè.
+ Lượng chè sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chè của tỉnh, tăng cường xuất khẩu và có tích lũy để tái sản xuất mở rộng.
+ Củng cố sự liên kết giữa các đối tượng trong chuỗi + Xây dựng và bảo vệ thương hiệu chè Phú Thọ.
3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô
Mặc dù khung lý thuyết nâng cấp chuỗi giá trị không đề cập đến vai trò của chính phủ, nhưng ảnh hưởng của chính sách nhà nước tới ngành chè là không hề nhỏ. Sau khi nghiên cứu thực trạng chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ, bài nghiên cứ đề xuất một số giải pháp vĩ mô sau nhằm nâng cấp chuỗi giá trị chè tại tỉnh Phú Thọ. Các biện pháp này được nhìn nhận như một cách “nâng cấp sản phẩm”.
Thứ nhất, cần thay đổi tư duy của các nhà lãnh đạo về vai trò của các đối tượng trong chuỗi giá trị chè. Tại tỉnh Phú Thọ, ngành chè luôn được nhắc đến là một ngành mũi nhọn, nhưng bản thân người làm chè chưa được quan tâm đúng mức, cần tăng cường sự liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, người trồng chè, doanh nghiệp. Ngoài hai doanh nghiệp chè Phú Bền, Phú Đa là các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp chè còn lại của tỉnh đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự liên kết còn lỏng lẻo, làm giảm sức cạnh tranh ngành chè của tỉnh so với các tỉnh khác, và càng yếu nếu so với các quốc gia khác. Mặc dù Hiệp hội chè tỉnh Phú Thọ đã được thành lập, nhưng hoạt động của Hiệp hội chưa nhiều, chưa mang lại kết quả rõ rệt. Việc liên kết này nên được triển khai theo chiều dọc và cả chiều ngang. Theo chiều dọc, Hiệp hội chè là trung gian kết nối người nông dân trồng chè với nhà sản xuất. Ngoài ra, các buổi hội thảo ngành chè – nơi giao lưu, gặp gỡ đối tác, được tổ chức với quy mô lớn hơn, được hỗ trợ chi phí để các chủ
doanh nghiệp nhỏ cũng có thể tham gia. Trang mạng (website) của Hiệp hội và các cơ quan hữu quan cũng nên kết nối với nhau, giới thiệu chi tiết hơn về các doang nghiệp chè của tỉnh. Theo chiều ngang, các hợp tác xã được thành lập kết nối những người nông dân trồng chè, các cơ quan vận động các doanh nghiệp cũng đều nên tham giá vào Hiệp hội chè Phú Thọ, cũng như Hiệp hội chè Việt Nam để học hỏi lẫn nhau.
Thứ hai, giải pháp về khoa học công nghệ: Tăng cường công tác nghiên cứu giống cây, hỗ trợ giống tốt cho người dân. Hiện nay, các giống chè được Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tập trung nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, các giống chè mới thường phải nhập khẩu từ Trung Quốc, các giống chè do Viện tự nghiên cứu chưa có chất lượng cao. Hơn nữa, do người dân trồng chè không có quy hoạch, thậm chí dùng các giống cũ nên các giống bị lai hỗn tạp, chất lượng kém. Điều này cần phải khắc phục bằng cách khảo sát và xác định lại các vùng chè nguyên liệu có chất lượng quá kém, và thay mới hoàn toàn. Ngoài ra, các cơ quan hữu quan cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản xuất, chế biến chè, đảm bảo theo đúng quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật của