Kiểu quản trị của chuỗi giá trị chè Phú Thọ

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh phú thọ (Trang 35 - 40)

Dựa vào cách phân loại quản trị theo năm khía cạnh của Gereffi, như đã trình bày ở chương 1 của bài nghiên cứu và những số liệu, thông tin chúng tôi thu thập được trong quá trình điều tra chuỗi giá trị chè Phú Thọ, nghiên cứu chỉ ra rằng chuỗi giá trị chè Phú Thọ mang những đặc điểm của kiểu quản trị mẫu (module) và kiểu quản trị ràng buộc.

+ Kiểu quản trị mẫu: trong chuỗi giá trị chè Phú Thọ, quy cách phẩm chất của sản phẩm đều do người mua cung cấp, người bán sẽ chịu trách nhiệm sản xuất chè thành phẩm đáp ứng được những yêu cầu của người mua. Kiểu quản trị mẫu phổ biến trong các giao dịch giữa người mua nước ngoài với công ty chế biến hoặc với công ty xuất chè. Các công ty chè trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thường sản xuất theo đơn đặt hàng và tiêu chuẩn kĩ thuật của đối tác.

+ Kiểu quản trị ràng buộc thể hiện ở mối quan hệ gắn bó giữa người trồng chè tươi và các xưởng và công ty chế biến chè. Người trồng chè tại tỉnh Phú Thọ thường là những người trồng nhỏ lẻ, hạn chế về nhân lực và vốn nên thường bán chè tươi cho các đầu mối thu mua quen, gần với nơi sản xuất để hạn chế chi phí vận chuyển. Người chế biến chè cũng muốn ổn định đầu vào của mình nên cũng phát triển một vùng nguyên liệu, thu mua của toàn bộ các hộ trồng chè. Ngoài ra, kiểu quản trị này cũng phát sinh từ việc người chế biến muốn nâng cao chất lượng chè hoặc khác biệt hóa sản phẩm của mình.

Hộp 2.1: Sự quản trị trong chuỗi giá trị chè của công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền

Công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền là công ty chế biến và xuất khẩu chè lớn nhất tỉnh Phú Thọ được thành lập từ năm 1995 với trụ sở tại Thanh Ba, Phú Thọ. Hiện nay Công ty đã có 5 nhà máy chế biến, sản xuất chè tại Thanh Ba, Đoan Hùng và Hạ Hòa với tổng sản lượng hàng năm đặt 10,000 tấn chè thành phẩm. Phú Bền là công ty con của một công ty nước ngoài và mọi hoạt động của họ đều chịu sự chi phối của công ty mẹ này. Công ty Phú Bền chỉ cần đảm nhận khâu sản xuất còn về đầu ra đã có công ty mẹ ở nước ngoài bao tiêu.

Công ty Phú Bền tham gia vào hầu như mọi công đoạn trong chuỗi giá trị chè từ trồng chè trên diện tích đất được khoán, đến chế biến, buôn chè khô và xuất khẩu ra nước ngoài. Các sản phẩm của công ty gồm có cả chè xanh và chè đen với tiêu chuẩn chất lượng và số lượng do bên mua yêu cầu.

Phú Bền có một vùng nguyên liệu rộng lớn, cung cấp 80% nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, 20% còn lại do công ty thu mua từ nhiều nguồn với nguyên tắc thuận mua vừa bán, không có hiện tượng ép giá.

Qua những thông tin cơ bản trên, có thể thấy, Phú Bền chịu sự quản trị của công ty mẹ ở nước ngoài và người mua. Cụ thể, công ty mẹ là người hỗ trợ, cung cấp thông tin cho Phú Bền, vì vậy công ty mẹ đang thực hiện hoạt động quản trị thi hành. Người mua là người đặt ra các tiêu chuẩn cho sản phẩm nên người mua đang thực hiện quản trị lập pháp. Bên cạnh đó, Công ty mẹ của Phú Bền cũng đảm nhận hoạt động quản trị tư pháp trong việc giám sát hoạt động của công ty con.

Tóm lại, chuỗi giá trị chè của công ty Phú Bền được coi là một chuỗi giá trị theo kiểu quản trị mẫu, biểu hiện ở giao dịch giữa người mua và công ty mẹ của Phú Bền khi người mua đặt ra các tiêu chuẩn cho sản phẩm và kiểu quản trị ràng buộc, thể hiện ở mối quan hệ gắn bó giữa Phú Bền và công ty mẹ.

2.4. Loại hình chuỗi giá trị chè Phú Thọ

Như đã phân tích ở chương 1, chuỗi giá trị có thể phân loại thành chuỗi giá trị do người mua chi phối và chuỗi giá trị do người bán chi phối.

Với chuỗi giá trị chè nói chung và chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ nói riêng, đây là một điển hình của của chuỗi giá trị do người mua chi phối.

Với đặc tính là ngành sản xuất nông sản, sử dụng nhiều lao động chân tay, chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ bị chi phối và điều hành bởi người mua nước ngoài, người đặt ra những tiêu chuẩn về kĩ thuật, chất lượng và cả môi trường… để người cung cấp sản xuất nhưng sản phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn đó.

Bảng 2.1: Đặc điểm chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tóm tắt

2.5. Phân phối lợi ích kinh tế trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ

Trong quá trình điều tra thị trường và tình hình sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhóm thực hiện gặp khó khăn trong việc thu thập các số liệu về lợi nhuận mà mỗi đối tượng/chủ thể được hưởng nên phân phối lợi nhuận vì thế cũng khó có thể phác thảo được. Tuy nhiên, để có được bức tranh sơ bộ về phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ, các số liệu về giá trị gia tang được tạo ra ở mỗi mắt xích của chuỗi đã được ước tính. Với giả định hợp lý rằng, đối với mỗi mắt xích, giá trị gia tăng càng cao thì càng có cơ hội thu được nhiều lợi nhuận.

Tiêu chí

Chuỗi giá trị do người mua chi phối

Yếu tố chi phối chuỗi Nguồn vốn thương mại Thành phần cốt lõi

Đấu trộn, đóng gói, marketing cho các sản phẩm chè

Rào cản gia nhập

Phạm vi kinh tế: vốn, vùng nguyên liệu, bí quyết, kĩ thuật

Thành phẩn kinh tế

Sản phẩm chè, sản phẩm tiêu dùng ngắn hạn

Chủ sở hữu của các doanh nghiệp sản xuất

Doanh nghiệp địa phương Mạng liên kết chủ yếu

Số liệu về giá bán chè tươi, chè đen thành phẩm được nhóm nghiên cứu tổng hợp, ước tính bình quân từ số liệu thu được trong quá trình phỏng vấn, khảo sát những chủ thể trong chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ.

Theo số liệu chúng tôi thu thập được, hiện nay giá chè tươi dao động ở mức 4.500 VNĐ/kg, mức giá này là mức giá bán ra của người trồng chè, người thu gom chè tươi bán lại chè cho các xưởng và công ty chế biến chè với mức giá 5.000 VNĐ/kg. Sau khi chế biến, xao chè để được chè đen thành phẩm, người chế biến chè thu được 30.000 VNĐ/kg. Theo tìm hiểu của chúng tôi, để sản xuất được 1kg chè đen, người chế biến chè cần có 5kg chè tươi nguyên liệu. Vì vậy, với 1kg chè tươi nguyên liệu, sau khi sản xuất ra chè đen thành phẩm, người chế biến sẽ thu về được 6.000 VNĐ.

Giá bán chè thành phẩm có sự khác biệt rất lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ chất lượng chè, loại chè, đến các giá trị đi kèm mà doanh nghiệp cho thêm vào chè như uy tín, sự phân phối sản phẩm…Ví dụ, giá bán chè túi lọc Lipton, chè Cozy trên thị trường hiện tại vào khoảng 25.000 VNĐ/25 túi 2gram, tương đương 1000 VNĐ/2 gram, hay 100.000 VNĐ/0,2 kg. Vì chè thành phẩm còn được cho thêm các hương liệu, bao bì nên nhóm nghiên cứu giả định giá chè đen trong chè thành phẩm là 60.000 VNĐ/0,2kg.

Như vậy ta có bảng so sánh sau với giả sử không tính đến các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, chế biến chè, ta sẽ so sánh được mức giá trị gia tăng mỗi chủ thể tạo ra trong quá trình sản xuất.2

Cách tính được tham khảo tại trang 256, chương 10: Lựa chọn chiến lược cho các cơ sở chế biến chè Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, sách Con rồng Châu Á mới: Quốc tế hoá các doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội 2010.

Bảng 2.2: Phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp, tính toán

Hình 2.2: Phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ

8% 0%

2%

Người trồng chè Người thu gom Người chế biến Người đấu trộn

90%

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp

Như có thể thấy được trong bảng tổng hợp trên, giá trị gia tăng mà các đối tượng trong nước được hưởng là rất nhỏ, trong khi đó, khoảng 90% giá trị gia tăng lại do những người đấu trộn, đóng gói, marketing xây dựng thương hiệu và tiến hành phân phối chè hưởng.

Về phía các chủ thể trong nước, tuy giá trị gia tăng của người trồng chè nhiều nhất nhưng họ phải bỏ ra nhiều chi phí nhất như phí giống cây trồng, chăm

Đối tượng Giá bán (VNĐ) Giá trị gia tăng

(VNĐ)

Phần trăm tính trong giá cuối cùng

Người trồng chè 4.500 4.500

sóc, thu hoạch,… nên nếu tính thêm cả yếu tố chi phí đầu vào thì lợi nhuận của người trồng chè còn lại là không nhiều.

Do những hạn chế về nguồn lực, nhóm nghiên cứu chưa thể điều tra, nghiên cứu được mức chi phí trung bình mà mỗi chủ thể phải bỏ ra trong quá trình sản xuất nên chúng tôi tạm thời đưa ra kết luận như trên.

2.6. Rào cản gia nhập chu ỗ i giá trị chè trồ ng t ạ i tỉnh Phú Thọ

Trong nghiên cứu này, rào cản gia nhập được hiểu là những khó khăn mà những đối tượng tiềm năng, có ý định gia nhập chuỗi giá trị hiện tại gặp phải và những khó khăn các đối tượng trong chuỗi gặp phải trong việc gia tăng phần giá trị gia tăng trong khâu gia sản xuất kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh phú thọ (Trang 35 - 40)