nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự ánđầu tư xây dựng của Công ty TNHH Bất động sản FPT” làm đề tài tốt nghiệp của mình với mong muốn góp phần làm phong
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
- -ĐỖ THỊ GIANG
Một số giải pháp nâng cao chất lợng công tác
quản lý dự án đầu t xây dựng của
Công ty TNHH Bất động sản FPT
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Hà Nội – 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
- -ĐỖ THỊ GIANG
Một số giải pháp nâng cao chất lợng công tác
quản lý dự án đầu t xây dựng của
Công ty TNHH Bất động sản FPT
Ngành đào tạo: Quản lý xõy dựng Chuyờn ngành: Kinh tế xõy dựng
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Cỏn bộ hướng dẫn: TS NGUYỄN PHẠM QUANG TÚ
Hà Nội - 2013
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Đầu tư các dự án xây dựng không phải một trào lưu nhất thời, đó làhướng đầu tư đánh dấu sự trưởng thành cả về chất và về lượng của doanhnghiệp Sau thời gian không ngừng lớn mạnh, phát triển đa ngành nghề và đạtđược những thành công tập đoàn FPT đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực bấtđộng sản - thành lập Công ty TNHH Bất động sản FPT( FLand)
Chiến lược phát triển của FLand là đầu tư xây dựng các khu đô thị,công nghiệp, các toà nhà văn phòng, trung tâm thương mại và chung cư chấtlượng cao, các công trình dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật hiện đại trên cả nước vàcung cấp các dịch vụ hoàn hảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sống, làm việc, sinhhoạt, vui chơi, giải trí cho mọi đối tượng khách hàng mà trước tiên là chocộng đồng FPT, người FPT
Tuy nhiên, đầu tư không phải mảnh đất màu mỡ đối với mọi doanhnghiệp, bên cạnh những thuận lợi và lợi ích cho doanh nghiệp, đầu tư chứa đựngrất nhiều yếu tố rủi ro, bất định không thể lường trước được, vì vậy bên cạnhnhiều dự án đầu tư thành công đã đem lại hiệu quả tốt cho các doanh nghiệpcũng không ít dự án thất bại làm doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thậm chí phá sản
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là hoạt động quản lý hết sức phức tạp,liên quan đến nhiều yếu tố chi phối bao gồm cả yếu tố chủ quan và kháchquan Chất lượng công tác quản lý dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng, tiến độ và hiệu quả của dự án Sau một thời gian công tác tại Công tyTNHH Bất Động Sản FPT, được làm việc và tham gia nhiều khâu trong quátrình quản lý dự án, tác giả nhận thấy, vấn đề quản lý dự án tại Công ty cầnphải có sự điều chỉnh để hiệu quả hơn nữa và phù hợp với xu thế phát triểnchung trong thời gian tới Với những kiến thức đã tích lũy được trong quá
Trang 4nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Bất động sản FPT” làm đề tài tốt
nghiệp của mình với mong muốn góp phần làm phong phú thêm lý luận vềquản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và giải quyết một số vấn đề về nângcao chất lượng quản lý dự án tại Công ty Công ty TNHH Bất động sản FPT(FLand) nói riêng và các Công ty khác có mô hình quản lý tương tự nhưFLand nói chung
2 Mục đích của đề tài
Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về dự án đầu tư xây dựng côngtrình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Trên cơ sở đó vận dụng đểđánh giá thực trạng công tác quản lý dự án các dự án đầu tư xây dựng tạiCông ty TNHH Bất động sản FPT hiện nay rút ra những tồn tại hạn chế vànguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó Đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty
3.Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng tạiCông ty TNHH Bất động sản FPT
Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý dự án trong các giai đoạn đầu tưxây dựng các công trình tại Công ty TNHH Bất động sản FPT
Luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:Phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, chuyên gia,các phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát thực tế,
Phương pháp phỏng vấn để tập hợp các thông tin sơ cấp và kiểm địnhcác kết quả nghiên cứu, các nhận định và đánh giá của tác giả Các số liệu thứcấp bao gồm các tài liệu thống kê, báo cáo đã được công bố của Công ty và
Hồ sơ của các Dự án đã và đang thực hiện
Vận dụng các chính sách, văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước,
Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về quản lý đầu tư xây dựng công trìnhvào thực tiễn nghiên cứu đề tài
Trang 54 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Làm phong phú thêm nguồn cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xâydựng
công trình
Giải quyết một số vấn đề về nâng cao chất lượng quản lý dự án tạiCông ty TNHH Bất động sản FPT(Fland) nói riêng và các Công ty khác có
mô hình quản lý tương tự như Fland nói chung
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 phần chính:
Chương I Tổng quan về Quản lý dự án và Chất lượng công tác quản lý
dự án đầu tư xây dựng
Chương II Thực trạng công tác quản lý dự án tại Công ty TNHH Bất
động sản FPT
Chương III Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản
lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty TNHH Bất động sản FPT
Trang 6CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1 Lý luận chung về Dự án đầu tư xây dựng
1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng
Dự án cũng giống như bất kỳ hoạt động có mục đích nào của conngười đó là việc tiêu hao các nguồn lực của xã hội nhằm tạo ra một sản phẩmhoặc dịch vụ hữu ích phục vụ nhu cầu nhất định của xã hội Có nhiều cáchđịnh nghĩa về dự án đầu tư theo tài liệu và các tác giả như sau:
Theo Viện quản lý dự án Quốc tế (PMI-2000) [17] “dự án là một nỗlực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ đơn nhất.Trong đó tính tạm thời được thể hiện dự án dự án có thời điểm bắt đầu và thờiđiểm kết thúc xác định, tính đơn nhất nghĩa là sản phẩm hoặc dịch vụ đượctạo ra là sản phẩm đầu tiên xuất hiện hoặc khác biệt so với sản phẩm, dịch vụ
đã tồn tại.”
Theo Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn chất lượng ISO, dự án là một quátrình đơn nhất, gồm tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, cóthời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt đạt được mục tiêu phù hợpvới các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí vànguồn lực
Theo Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005 [13], dự án đầu tư là tập hợpcác đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành hoạt động đầu tư trên địa bàn
cụ thể, trong khoảng thời gian xác định
Theo GS.TSKH Nguyễn Văn Chọn [7]: “Dự án đầu tư là tập hợp các
đề xuất có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý về mặt kỹ thuật, công nghệ, tổchức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội làm cơ sở cho việc quyết định bỏvốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh
tế xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được.”
Trang 7Theo Luật xây dựng số 16/2003 ngày 26/11/2003 : “Dự án đầu tư xâydựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xâydựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đíchphát triển, duy trì, nâng cao chất lượng của công trình hoặc sản phẩm, dịch vụtrong một thời gian nhất định Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồmphần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở”
1.1.2.Vai trò của dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng thường có giá trị lớn và ảnh hưởng tới nhiềumặt của đời sống xã hội Đầu tư xây dựng cũng như tất cả các hoạt động đầu
tư khác là cốt lõi là động lực cho sự tăng truởng và phát triển nền kinh tế.Việc ngừng trệ đầu tư không chỉ ảnh hưởng đến các dự án đầu tư xây dựng
mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều nghành kinh tế, dịch vụ liên quan khác
Đối với tổng cầu: Đầu tư xây dựng là một yếu tố quan trọng cấu thànhtổng cầu Bởi vì, đầu tư một mặt tạo ra các công trình xây dựng cho nền kinh
tế mặt khác nó lại tiêu thụ và sử dụng một khối lượng lớn nguyên vật liệu vàdịch vụ trong quá trình thực hiện đầu tư
Đối với tổng cung: đầu tư xây dựng đòi hỏi một nguồn lực, một khốilượng vốn, thời gian khá dài mới có thể phát huy tác dụng Do vậy, khi cácthành quả này phát huy tác dụng làm cho sản lượng của nền kinh tế tăng lên.Như vậy, đầu tư có tính chất lâu dài và nó sẽ làm cho đường tổng cung dàihạn của nền kinh tế tăng lên
Tốc độ phát triển: Ngoài ra đầu tư còn làm tăng năng suất lao động, chấtlượng sản phẩm, năng lực sản xuất do vậy thay đổi tốc độ phát triển kinh tế
Đầu tư xây dựng tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Dự ánđầu tư xây dựng sau khi ra đời có thể ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế theo hướngcông nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp ví dụ việc xây dựng nhà máy, côngxưởng, xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng, xây dựng trung tâmnghiên cứu và cung ứng giống cây trồng…
Trang 8Qua việc phân tích trên ta có thể khẳng định rằng đầu tư nói chung vàđầu tư xây dựng nói riêng là chìa khoá cho sự phát triển của mỗi quốc gia vàcho toàn thế giới
1.1.3 Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng bao gồm các đặc điểm chung như tính cố định,tính cá biệt và đa dạng, thời gian xây dựng dài, quy mô lớn, phụ thuộc điềukiện địa phương, tự nhiên… Luận văn phân tích sâu một số đặc điểm như sau:
- Tính bền lâu: Do đất đai là tài sản do thiên nhiên ban tặng, một loạitài nguyên được xem như không thể bị huỷ hoại, trừ khi có thiên tai, xói lở,vùi lấp Đồng thời, các vật kiến trúc và công trình xây dựng trên đất sau khixây dựng hoặc sau một thời gian sử dụng được cải tạo nâng cấp có thể tồn tạihàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa Hiện nay, trong xây dựng hiện đại cùng với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật người ta tính toán và xây dựng các côngtrình vĩnh cửu có tuổi thọ lâu dài và khả năng chống chịu động đất, sóng thần,thảm họa hạt nhân…
- Phụ thuộc rất lớn vào yếu tố địa điểm: Giá trị dự án có thể được quyếtđịnh bởi yếu tố địa điểm nơi đặt dự án, cùng một dự án nhưng đặt trên hai địađiểm khác nhau có giá trị và giá trị sử dụng khác nhau Một dự án phát huygiá trị một cách tối đa khi đáp ứng được về mặt địa điểm đầu tư xây dựng dự
án
- Tính phụ thuộc vào năng lực quản lý: dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi khảnăng và chi phí quản lý cao hơn so với các dự án thông thường khác Việc đầu tưxây dựng các dự án này rất phức tạp, chi phí lớn, thời gian dài Do đó, các dự ánđầu tư xây dựng đòi hỏi cần có khả năng quản lý thích hợp và tương xứng
- Mang nặng yếu tố tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội: các dự án đầu tưxây dựng chịu sự chi phối của các yếu tố tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội
- Chịu tác động rất lớn của sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế
và những biến động về tài chính, tiền tệ, khủng hoảng kinh tế… Những thay
Trang 9đổi của nền kinh tế có tác đến nhiều mặt của dự án: Có thể nói tình hình sứckhoẻ của nền kinh tế nói chung luôn phản ảnh trực tiếp và khách quan lênquyết định đầu tư xây dựng Sự phát triển hay suy giảm của nền kinh tế trựctiếp ảnh hưởng tới giá các nguyên vật liệu đầu vào dự án, tới tiến độ thực hiện
dự án do không có nguồn vốn thực hiện dự án hay thậm chí có thể dẫn tới dự
án có thể bi dừng đầu tư
- Chịu tác động của yếu tố thời cơ: Thời điểm đưa dự án vào kinhdoanh có thể quyết định phần lớn tới hiệu quả dự án đạt được: Trong tìnhhình nền kinh tế biến động phức tạp, việc nghiên cứu, nắm bắt cơ hội đầu tư
dự án cũng như đưa dự án vào kinh doanh nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệuquả to lớn thậm chí vượt hơn cả những chỉ tiêu kế hoạch đặt ra Ngược lại, dự
án không mang lại hiệu quả, thậm chí lỗ dẫn tới tình trạng tài chính bi đát củachủ đầu tư: bán dự án cắt lỗ, phá sản, giải thể
- Thiệt hại ứ đọng vốn, thiệt hại về kinh tế rất lớn có thể xảy ra nếu dự
án chậm về tiến độ … Do vậy yêu cầu thực hiện nhanh dự án có vai trò quantrọng đối với việc đầu tư dự án
- Chế độ chính sách của nhà nước chi phối lớn tới dự án đầu tư xâydựng, đối với các chính sách khuyến khích phát triển thì đó là động lực thúcđẩy sự phát triển không ngừng của xây dựng cơ bản, ngược lại sẽ hạn chếthậm chí ngừng hẳn đầu tư đối với một dạng dự án …
1.1.4 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Có nhiều tiêu chí để phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình:
Theo phân cấp quản lí
+ Dự án nhóm A do thủ tướng quản lí
+ Dự án nhóm B,C do bộ ,cơ quan ngang bộ hoặc UBND các tỉnh,thành phố quản lí
Theo nguồn vốn huy động
+ Vốn huy động trong nước
Trang 10+ Vốn huy động từ nước ngoài.
Theo hình thức đầu tư: Tự đầu tư, Liên doanh, Hợp đồng HTKD, BOT,
BTO, BT, PPP, v.v
1.1.5 Các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng
Cũng như các dự án khác, dự án đầu tư xây dựng qua các giai đoạn:chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư Trong phạm vi đề tài, tácgiả trình bày trình tự, thủ tục thực hiện những công việc chính trong quá trìnhđầu tư dự án và vòng đời của dự án đầu tư xây dựng
a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
- Tìm kiếm và xác định cơ hội đầu tư: Xác định hiện trạng pháp lý củakhu đất; Đánh giá khả năng đầu tư và hiệu quả kinh tế của khu đất;
- Chuẩn bị các thủ tục pháp lý tham gia đầu tư: Xin giới thiệu hoặc thỏathuận địa điểm; Xin thỏa thuận với Quận - Huyện, Phường – Xã, cũng như chủtrương đầu tư của UBND Tỉnh – thành phố (Gửi tờ trình xin lập Dự án đầu tư);
- Xin thông tin quy hoạch kiến trúc khu đất: tính chất sử dụng khu đất, mật
độ xây dựng, chiều cao trung bình, hệ số sử dụng đất, khoảng lùi, chỉ giới xâydựng;
- Nhiệm vụ lập quy hoạch tỷ lệ 1/2000 (đối với khu đất chưa có quyhoạch 1/2000), 1/500 và các số liệu kỹ thuật khu đất được lập bởi đơn vị thuêlập quy hoạch trình Chủ đầu tư thẩm định trước khi sở Quy hoạch kiến trúcthẩm định lần 2 xin UBND thành phố hoặc quận huyện phê duyệt nhiệm vụquy hoạch;
- Đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/2000, 1/500 được lập bởi đơn vị thuê lập quyhoạch trình Chủ đầu tư thẩm định lần 1 trước khi Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩmđịnh lần 2 xin UBND thành phố hoặc quận huyện phê duyệt đồ án quy hoạch;
- Lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trình cơ quan có thẩmquyền thẩm định trước khi được UBND thành phố hoặc quận huyện phêduyệt phương án, ra quyết định thu hồi đất;
Trang 11- Đánh giá tác động môi trường;
- Xin công văn thỏa thuận các chuyên ngành: Sở tài nguyên môi trường (thỏathuận về môi trường và thoát nước), cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy;
- Khảo sát địa chất phục vụ thiết kế cơ sở;
- Lập thiết kế cơ sở dự án đầu tư (báo cáo kinh tế kỹ thuật) được đơn vịlập trình Chủ đầu tư thẩm định trước khi ra quyết định phê duyệt thiết kế cơ
sở và dự án đầu tư;
- Đăng ký dự án (đăng ký đầu tư) với cơ quan thẩm quyền;
- Thực hiện các thủ tục xin giao đất/ thuê đất trình Sở Tài nguyên vàMôi trường, UBND thành phố, quận huyện ra quyết định giao đất/ thuê đất;
- Các công tác chuẩn bị đầu tư khác…
b) Giai đoạn thực hiện đầu tư
- Thực hiện cắm mốc, bàn giao ranh giới đất ngoài thực địa;
- Giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân cótài sản trong ranh giới khu đất dự án;
- Nộp tiền sử dụng đất sau khi hoàn thiện các thủ tục kê khai nộp tiền,xác định mức thu tiền sử dụng đất;
- Xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất dự án;
- Thiết kế các bước tiếp theo: Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thicông, lập tổng dự toán xây dựng công trình được đơn vị tư vấn lập chuẩn bịthẩm tra;
- Thẩm tra thiết kế kỹ thuật & thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán xâydựng công trình được đơn vị có chức năng thẩm tra thực hiện, sau khi có hồ sơthẩm tra trình chủ đầu tư xem xét phê duyệt;
- Phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán xâydựng công trình;
- Xin cấp phép xây dựng;
Trang 12- Lập kế hoạch đấu thầu cho các công trình, hạng mục công trình thuộc
dự án, trình Chủ đầu tư thẩm định trước khi ra quyết định phê duyệt kế hoạch;
- Thực hiện đấu nối hệ thống điện, cấp thoát nước nước, phòng cháychữa cháy, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác;
- Lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thiết kế kỹ thuậtthi công, thẩm tra thiết kế kỹ thuật thi công, thi công xây dựng, cung cấp thiết
bị, giám sát thi công;
- Thi công xây dựng;
- Các công việc thực hiện đầu tư khác…
c) Giai đoạn kết thúc đầu tư đưa dự án vào vận hành khai thác
- Kết thúc xây dựng;
- Kiểm toán, Quyết toán dự án hoàn thành;
- Quyết toán vốn dự án hoàn thành;
- Bàn giao công trình;
- Công tác bảo hành công trình;
- Công tác vận hành, quản lý và khai thác công trình;
- Đánh giá sau đầu tư;
- Các công việc kết thúc đầu tư khác
1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý dự án là nhiệm vụ cơ bản của chủ đầu tư, là trung tâm của cácmối quan hệ tác động Thực chất quản lý dự án của chủ đầu tư là những hoạt
động quản lý của chủ đầu tư hoặc một tổ chức được chủ đầu tư uỷ quyền (ban
quản lý dự án hay đơn vị tư vấn quản lý dự án) nhằm đạt mục tiêu của dự án.
Khái niệm về quản lý dự án hiện nay có khá nhiều quan điểm khácnhau, có thể kể đến những quan điểm sau:
Trang 13Theo quan điểm của Viện quản lý dự án quốc tế (PMI – 2000) “ quản
lý dự án là việc áp dụng kiến thức, các kỹ năng, các công cụ và các kỹ thuật vào các hoạt động dự án nhằm đáp ứng các yêu cầu của dự án”.
Theo TS Mai Văn Bưu [2], quản lý dự án được hiểu một cách chung
nhất là: “ Quản lý dự án là tổng thể những tác động có hướng đích của chủ
thể quản lý tới quá trình hình thành, thực hiện và hoạt động của dự án nhằm đạt tới mục tiêu dự án trong những điều kiện và môi trường biến động Một cách cụ thể hơn, quản lý dự án là quá trình chủ thể quản lý thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra dự án nhằm đảm bảo các phương diện thời hạn, nguồn lực (chi phí) và độ hoàn thiện (chất lượng) của dự án”.
Theo PGS.TS Từ Quang Phương [10], “quản lý dự án là quá trình lập
kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình triển khai của
dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”.
Theo lý thuyết hệ thống thì: “Quản lý dự án là điều khiển một quá trình
hoạt động của hệ thống một quỹ đạo mong muốn, nhằm đạt được mục đích cuối cùng là tạo ra các sản phẩm như mục tiêu đề ra” Như vậy, theo cách này
quản lý dự án là điều khiển một hệ thống đã có trước, với một loạt các điều
kiện ràng buộc, các nguyên tắc, các phát sinh xảy ra trong quá trình sản xuất.
Theo TS.Ben Obinero Uwakweh ( trường Đại học Cincinati-Mỹ):
“Quản lý dự án là sự lãnh đạo và phối hợp các nguồn lực và vật tư để đạt được các mục tiêu định trước về: Phạm vị, chi phí, thời gian, chất lượng và
sự hài lòng của các bên tham gia Đó là sự điều khiển các hoạt động của một
hệ thống (dự án) trong một quỹ đạo mong muốn Với các điều kiện ràng buộc
và các mục tiêu định trước”.
Trang 14Qua tìm hiểu một số khái niệm về quản lý dự án đã được các tác giảkhác phát biểu, luận văn xin đưa ra khái niệm chung về quản lý dự án như sau:Quản lý dự án là toàn bộ những hoạt động có mục đích của Chủ đầu tư (chủ thểquản lý) thông qua hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách và các công cụ quản
lý nhằm tác động lên đối tượng quản lý dự án là toàn bộ các công việc của dự
án và những bên có liên quan nhằm hoàn thành tốt mục tiêu đã đặt ra
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án phải thể hiện ở chỗ các công việcphải được hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chi phíđược duyệt Ba yếu tố thời gian, chi phí và chất lượng là những mục tiêu cơbản, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Tuy mối quan hệ giữa chúng
có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kỳ của một dự án nhưng để đạtđược đồng thời cả 3 mục tiêu là nhiệm vụ bất khả thi Do đó trong quá trìnhquản lý các nhà quản lý dự án phải cân nhắc và lưa chọn phương án tối ưu nhất
và chọn ra được mục tiêu ưu tiên tại từng thời điểm hoặc giai đoạn của dự án
Hình 1.1 Mục tiêu của công tác Quản lý dự án
1.2.2 Đặc điểm của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Công tác QLDA đầu tư xây dựng dự án kéo dài từ giai đoạn hìnhthành và phát triển dự án cho đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng
- Công tác QLDA tác động lền nhiều chủ thể: đơn vị thiết kế, đơn vịthẩm tra, đơn vị thi công, đơn vị giám sát, đơn vị cung ứng vật tư… Các chủ
Trang 15thể này lại có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ thường mang tính đối tác.Môi trường làm việc của dự án mang tính đa phương, dễ xảy ra xung độtquyền lợi giữa các chủ thể.
- Công tác QLDA Dự án đầu tư xây dựng phụ thuộc vào quy mô, tínhchất của công trình Quy mô tính chất công trình càng lớn càng đòi hỏi trình
độ quản lý nghiêm ngặt và chặt chẽ
- Công tác QLDA Dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi nhân lực có trình độcao và năng lực quản lý tốt đồng thời có kiến thức về xây dựng công trình
1.2.3 Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng Gồm có các nội dung chính sau:
1 Quản lý dự án theo phạm vi công việc
Quản lý dự án đầu tư của chủ đầu tư theo phạm vi công việc từ giaiđoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đầu tư và khai thác, vận hành dự
án bao gồm những nội dung quản lý chủ yếu được thể hiện như sau:
Hình 1.2 Sơ đồ quản lý dự án theo phạm vi công việc
2 Quản lý dự án về thời gian
Trang 16Quản lý thời gian dự án là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến
độ nhằm đảm bảo thời gian hoàn thành dự án đúng kế hoạch Nó chỉ rõ mỗicông việc kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào hoàn thành, khi nào kếtthúc và toàn bộ dự án thực hiện bao lâu phải hoàn thành khi nào?
Quản lý thời gian dự án bao hàm việc đưa ra một lịch trình cụ thể phảilàm và điều khiển các công việc nhằm đảm bảo rằng lịch trình đó phải đượcthực hiện Kế hoạch tiến độ dự án được phê duyệt là cơ sở kiểm soát danh mục
và khối lượng công việc phải hoàn thành là cơ sở phân phối nguồn lực, nhất làvốn đầu tư của dự án
Một số hoạt động quản lý thời gian:
- Xác định công việc cần thực hiện của dự án
- Xác định danh mục và khối lượng công việc
- Thiết lập tiến độ thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án được lậptheo nhiều phương pháp như phương pháp sơ đồ GANTT, sơ đồ mạng,… Đểlập tiến độ thực hiện dự án cần tìm hiểu và nắm bắt mọi thông tin về dự án,liệt kê các công việc chính của dự án, xác định công việc nào làm trước, côngviệc nào làm sau, kiểm tra lại kế hoạch, yêu cầu kỹ thuật và các nguồn thôngtin để đảm bảo tất cả các phần của dự án được tính đến và không có nhữngtrùng lặp nào, kiểm tra tính logic của các công việc
- Quản lý thời gian dự trữ: điều này giúp cho nhóm quản lý dự án biếtđược mức độ linh hoạt trong tiến độ thực hiện công việc
- Cảnh báo: khi thời gian thực hiện công việc thực tế chạm đến mức giớihạn cũng như những nguồn lực có nguy cơ cạn kiệt thì phải báo cáo cho nhữngngười trực tiếp tham gia vào dự án để có biện pháp điều chỉnh phù hợp
- Cập nhật những thay đổi: thực tế thực hiện dự án ngoài những nguyênnhân chủ quan còn có những nguyên nhân khách quan tác động làm chậm tiến
độ thực hiện dự án nên phải thường xuyên cập nhật những thay đổi của dự án
Trang 17để người quản lý dự án có thể nắm bắt kịp thời để nhanh chóng điều chỉnh tiến
độ thực hiện từng công việc, đảm bảo tiến độ chung của dự án
- Đề ra các biện pháp điều chỉnh và loại bỏ trục trặc hay sai lệch, đảmbảo tiến độ và mục tiêu chung của dự án
3 Quản lý dự án về chi phí:
Quản lý chi phí là công việc ước tính chi phí các nguồn lực gồm: trangthiết bị, nguyên vật liệu, con người và các chi phí hỗ trợ khác Một khi chi phí
đã được ước tính, ngân sách dự án sẽ được xác định và kiểm soát sao cho dự
án luôn nằm trong phạm vi ngân sách và phù hợp với tiến độ đã phê duyệt
Một số hoạt động quản lý chi phí dự án:
- Kiểm soát việc xác định tổng mức đầu tư: đảm bảo tổng mức đầu tưtính đúng, tính đủ dựa trên việc kiểm tra tính sự phù hợp của phương phápxác định tổng mức đầu tư, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của tổng mức đầu tư
và lập kế hoạch chi phí sơ bộ
- Kiểm soát việc xác định dự toán và tổng dự toán xây dựng công trìnhthông qua việc kiểm tra đầy đủ và tính hợp lý của các dự toán bộ phận côngtrình, hạng mục công trình và kiểm tra sự phù hợp giữa dự toán bộ phận, hạngmục công trình với giá trị tương ứng trong kế hoạch chi phí sơ bộ; lập kếhoạch chi phí trên cơ sở dự toán để phê duyệt và xác định dự toán gói thầutrước khi đấu thầu
- Kiểm soát chi phí trong việc đấu thầu và lựa chọn nhà thầu: kiểm soátgiá gói thầu, hình thức hợp đồng, phương thức thanh toán và các điều khoảnkhác có liên quan tới chi phí trong hợp đồng phù hợp cho các gói thầu củacông trình
- Kiểm soát việc thực hiện, thanh quyết toán các hợp đồng xây dựng vàcác công việc không có trong hợp đồng xây dựng
- Kiểm soát chi phí vận hành, bảo trì, sửa chữa, chi phí quản lý và giái
Trang 184 Quản lý dự án về chất lượng:
Quản lý chất lượng dự án là quá trình triển khai giám sát các tiêu chuẩnchất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng của các dự án phảiđáp ứng mong muốn của chủ đầu tư được cụ thể hóa trong quy chuẩn xâydựng, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho dự án và yêu cầu của hồ sơ thiết kế xâydựng công trình
Quản lý chất lượng bao gồm cả việc lên kế hoạch nhằm đạt được các yêucầu về chất lượng và quản lý chất lượng bằng cách tiến hành các bước để xácđịnh xem các kết quả đạt được có phù hợp với yêu cầu chất lượng hay không?
Một số hoạt động quản lý chất lượng dự án:
- Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn lập dự án đầu tư.+ Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức và năng lực hànhnghề của cá nhân tham gia lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp vớiquy mô và tính chất của dự án đang xét;
+ Theo dõi kiểm tra thực hiện hợp đồng lập dự án đầu tư xây dựngcông trình, tổ chức nghiệm thu sản phẩm dự án đầu tư xây dựng công trình
(thuyết minh dự án và bản vẽ thiết kế cơ sở) để trình cấp có thẩm quyền phẩm
định, phê duyệt
- Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát:
+ Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảosát so với hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất về nhân lực, thiết bị máy móc phục vụkhảo sát, phòng thí nghiệm được nhà thầu khảo sát xây dựng sử dụng;
+ Theo dõi, kiểm tra vị trí khoảo sát, khối lượng khảo sát và việc thựchiện quy trình khảo sát theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt;
+ Theo dõi và yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện bảo vệmôi trường và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát
- Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế xây dựng:
Trang 19+ Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức thiết kế và nănglực hành nghề của cá nhân tham gia thiết kế công trình thuộc dự án cũng nhưcủa tổ chức và cá nhân tham gia thẩm tra thiết kế xây dựng công trình của dựán;
+ Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng thiết kế của nhà thầuthiết kế; tổ chức nghiệm thu sản phẩm thiết kế theo quy định;
+ Tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế (thiết kế kỹ thuật và thiết kếbản vẽ thi công);
+ Theo dõi và kiểm tra công tác giám sát tác giả của tư vấn thiết kế
- Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng:+ Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng
+ Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng côngtrình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng
+ Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sảnphẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng côngtrình
+ Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vàocông trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu củathiết kế
+ Tổ chức nghiệm thu công trình theo quy định Nghiệm thu công trìnhxây dựng được thực hiện theo cấp độ: Nghiệm thu từng công việc xây dựng;nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; nghiệmthu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng
+ Tập hợp và kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng,
bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệmthu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trìnhxây dựng
Trang 20+ Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầunhà thầu thiết kế điều chỉnh.
+ Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục côngtrình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng
+ Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn bảo hành
+ Tiến hành kiểm tra tình trạng công trình, phát hiện hư hỏng để yêucầu nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, lắp đặt thiết bị công trìnhsửa chữa, thay thế
+ Giám sát và nghiệm thu việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu khithực hiện nghĩa vụ bảo hành
5 Quản lý dự án về an toàn lao động và vệ sinh môi trường:
Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường là quá trình đảm bảo
an toàn lao động và giữ gìn vệ sinh môi trường trong suốt thời gian thực hiện
+ Xử lý nhà thầu không thực hiện cam kết đảm bảo an toàn lao động
và vệ sinh môi trường;
+ Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về an toànlao động và vệ sinh môi trường
6 Quản lý dự án về nhân lực:
Quản lý nhân lực dự án là quá trình lập kế hoạch về nhân lực, hướngdẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoànthành mục tiêu của dự án
Trang 217 Quản lý dự án về mặt cung ứng, mua sắm:
Quản lý cung ứng cho dự án là quá trình lựa chọn nhà cung ứng hànghoá và dịch vụ, thương lượng với họ, quản lý hợp đồng và điều hành việc muabán
Quản lý cung ứng bao gồm các công việc: đưa ra quyết định cần cungứng cái gì, ra sao; chọn nhà cung ứng, ký kết hợp đồng, quản lý hợp đồng vàthanh lý kết thúc hợp đồng Việc quản lý cung ứng yếu tố đầu vào cho dự ánliên quan với quản lý tiến độ, chất lượng và chi phí của dự án
8 Quản lý dự án về thông tin trong dự án:
Quản lý thông tin trong dự án là quá trình đảm bảo các dòng thông tinthông suốt, nhanh chóng giữa các thành viên dự án với các cấp quản lý, giữacác tổ nhóm quản lý
Quản lý thông tin trong quản lý dự án bao gồm: thu thập, xử lý, sửdụng và lưu trữ những thông tin liên quan đến dự án Những thông tin này cóthể phát sinh bên trong dự án hoặc từ môi trường liên quan đến dự án
9 Quản lý dự án về mặt rủi ro:
Dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở và khu đô thị thường kéo dàinhiều năm, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro Quản lý rủi ro dự án là việc nhận diệncác nhân tố rủi ro trong dự án, sử dụng các phương pháp định tính, định lượng
để xác định tính chất, mức độ rủi ro để có kế hoạch đối phó cũng như quản lýtừng loại rủi ro Nó bao gồm việc tối đa hoá khả năng và kết quả của các điềukiện thuận lợi và tối thiểu hóa khả năng và ảnh hưởng của những biến cố gâybất lợi cho mục tiêu của dự án
Quản lý rủi ro của dự án đầu tư xây dựng gồm có 3 bước:
+ Nhận dạng và xác định những rủi ro có thể có của dự án
+ Đánh giá tác hại của từng rủi ro tác động đến dự án
+ Xác định các bước hay những hành động để ứng phó với những rủi
Trang 22Để quản lý rủi ro, phải nhận định được rủi ro về cả hai mặt: định tính
và định lượng
+ Định tính rủi ro: đây là giai đoạn định tính hai thuộc tính chính củarủi ro: khả năng xuất hiện và tác động Tác động được chia ra làm 4 mức: cóthể bỏ qua, thấp, trung bình, nghiêm trọng Khả năng xuất hiện chia ra làm 3mức: thấp, trung bình và cao
+ Định lượng rủi ro: để định lượng rủi ro ta thường dùng phương phápchấm điểm, dùng ma trận định lượng rủi ro, ngoài ra còn sử dụng các phươngpháp như: EMV (expected monetary value) đây là trường hợp đặc biệt của câyquyết định dùng để ra quyết định, cây quyết định (decesion tree), phân tích độnhạy, mô phỏng, ý kiến chuyên gia
Để đối phó với rủi ro, người quản lý dự án phải tập trung vào cácmặt:
+ Tập trung quản lý vào những rủi ro có điểm xếp hạng cao hoặc cókhả năng xuất hiện lớn;
+ Đưa ra những giải pháp để ứng phó với những rủi ro trên;
+ Ưu tiên nguồn lực để ứng phó với rủi ro;
+ Có thể bỏ qua hoặc không tập trung vào những rủi ro có điểm xếphạng thấp hoặc có ít khả năng xuất hiện
Để đối phó với rủi ro, có 3 phương pháp chính:
+ Phòng tránh: không thể tránh được mọi rủi ro nhưng với một số rủi
ro có thể phòng tránh được bằng cách điều khoản hợp đồng
+ Giảm nhẹ: có thể giảm nhẹ rủi ro bằng cách mua bảo hiểm
+ Chấp nhận: có thể chấp nhận các hậu quả bằng 2 cách: Chủ độnglập kế hoạch dự phòng nếu rủi ro xảy ra, thụ động tức là chấp nhận giảm lợinhuận nếu dự án xảy ra rủi ro
Trang 231.2.4 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Dưới đây là hình thức quản lý dự án theo quy định của Nghị định số
12/2009/NĐ-CP [3] (Quy định này áp dụng cho dự án sử dụng vốn ngân
sách, các dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích áp dụng):
Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ máycủa cơ quan, đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặcgiao cho Ban quản lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức quản lý thực hiện
dự án cụ thể như hình 1.4:
Quan hệ giám sát tác giả của tư vấn thiết kế, giám sát chất lượng của tư vấn giám sát, chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình của TV Chứng nhận
sự phù hợp chất lượng công trình…
Quan hệ hợp đồng giữa chủ đầu tư và các đối tác
Hình 1.3 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án
a Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử
dụng bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án
Mô hình náy được áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tưdưới 7 tỷ đồng, khi bộ máy của chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý
Trang 24b Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình
trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, cụ thể như sau:
Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án hiện có để quản lý thêm dự ánmới
- Trường hợp Ban quản lý dự án hiện có không đủ điều kiện để quản
lý thêm dự án mới thì Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án mới để quản lýthực hiện dự án
- Trường hợp áp dụng mô hình 1 thì chủ đầu tư sử dụng pháp nhâncủa mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án Chủ đầu tư phải có quyết định
cử người tham gia quản lý dự án và phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó phải
có người trực tiếp phụ trách công việc quản lý dự án Những người được cửtham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách
- Trường hợp áp dụng mô hình 2 thì phải bảo đảm các nguyên tắc sauđây:
+ Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc chủđầu tư Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án do chủ đầu tư giao
+ Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhâncủa chủ đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án
+ Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án bao gồm Giám đốc (hoặcTrưởng ban), các phó Giám đốc hoặc (Phó trưởng ban) và lực lượng chuyênmôn, nghiệp vụ Cơ cấu bộ máy của Ban quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm
vụ được giao và đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiếtkiệm chi phí Các thành viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyêntrách hoặc kiêm nhiệm
+ Một Ban quản lý dự án có thể được giao đồng thời quản lý thựchiện nhiều dự án nhưng phải đảm bảo từng dự án được theo dõi, ghi chépriêng và quyết toán kịp thời theo đúng quy định của pháp luật
Trang 25+ Ban quản lý dự án hoạt động theo Quy chế do chủ đầu tư ban hành,chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạnđược giao.
+ Chủ đầu tư phải cử người có trách nhiệm để chỉ đạo, đôn đốc, kiểmtra Ban quản lý dự án thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ để bảo đảm dự án đượcthực hiện dúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt Chủ đầu tư phải chịutrách nhiệm toàn diện về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn củamình theo quy định của pháp luật, kể cả những công việc đã giao cho Banquản lý dự án thực hiện
- Chủ đầu tư (trong trường hợp áp dụng mô hình 1), Ban quản lý dự án(trong trường hợp áp dụng mô hình 2) nếu có đủ điều kiện năng lực theo quyđịnh tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật cóliên quan thì được thực hiện những công việc thuộc dự án như: lập, thẩm địnhthiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng; kiểm địnhchất lượng công trình xây dựng… Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án được thuêcác tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện những công việc thuộc phạm vi quản
lý thực hiện dự án
- Trường hợp Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân và năng lựcchuyên môn thì có thể được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án của chủđầu tư khác khi cơ quan thành lập ra Ban quản lý dự án chính là cấp quyếtđịnh đàu tư dự án đó
Hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư lựa chọn
và ký hợp đồng thuê một pháp nhân khác làm tư vấn quản lý dự án Trongtrường hợp này, chủ đầu tư phải cử cán bộ phụ trách, đồng thời phân giaonhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ máy của mình thực hiện các nhiệm vụ,quyền hạn của chủ đầu tư và quản lý việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản
lý dự án
Trang 26Hình 1.4 Mô hình Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
- Tư vấn quản lý dự án phải có đủ năng lực phù hợp với công việcđảm nhận theo quy định tại Nghị định số 12/ 2009/NĐ-CP của chính phủ vềquản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Tư vấn quản lý dự án thực hiện các nội dung quản lý thực hiện dự ántheo hợp đồng ký với chủ đầu tư Hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án phải nêu
rõ phạm vi công việc và nội dung quản lý; quyền hạn, trách nhiệm của tư vấn
và của chủ đầu tư
- Tư vấn quản lý dự án thực hiện các nội dung quản lý thực hiện dự ántheo hợp đồng ký với chủ đầu tư Hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án phải nêu
rõ phạm vi công việc và nội dung quản lý; quyền hạn, trách nhiệm của tư vấn
và của chủ đầu tư
- Tư vấn quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức bộ máy và cử ngườiphụ trách để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án theo hợpđồng đã ký với chủ đầu tư Tư vấn quản lý dự án phải có văn bản thông báo
về nhiệm vụ, quyền hạn của người phụ trách và bộ máy của tư vấn trực tiếpthực hiện quản lý dự án cho chủ đầu tư biết và thông báo tới các nhà thầukhác và tổ chức, cá nhân có liên quan
Trang 27- Tư vấn quản lý dự án được thuê thêm tổ chức, cá nhân khác tham giathực hiện một số phần việc quản lý thực hiện dự án, nhưng phải được chủ đầu tưchấp nhận.
1.2.5 Ảnh hưởng của QLDA tới mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng
* Quá trình chuẩn bị đầu tư.
Quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư có ảnh hưởng lớn và lâu dài tới mụctiêu của dự án đầu tư Chuẩn bị đầu tư thực hiện tốt thì dự án hoàn thành sẽđạt được những mục tiêu ban đầu của dự án và các ảnh hưởng tích cực mà dự
án mang lại , ngược lại sẽ gây ra những tổn thất làm giảm hiệu quả dự án nhưmục tiêu đã đề ra
* Quá trình thực hiện dự án đầu tư
Công tác quản lý quá trình thực hiện đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đếnmục tiêu của dự án, đặc biệt là mục tiêu hiệu quả Nếu như hiệu quả dự ánbiểu hiện bằng mối quan hệ (lợi ích / chi phí) thì công tác quản lý thực hiệnđầu tư quyết định trực tiếp đến chi phí của dự án và quyết định gián tiếp đếnlợi ích của dự án Công tác quản lý thực hiện đầu tư quyết định những vấn đềsau:
- Quyết định phần lớn đến chi phí của dự án: ở giai đoạn chuẩn bị vàthực hiện đầu tư, 85-95% vốn đầu tư của dự án được chỉ ra và nằm ứ đọngkhông sinh lời Thời gian thực hiện dự án càng dài, vốn ứ đọng càng nhiều,tổn thất càng lớn, mà thời gian thực hiện đầu tư phụ thuộc vào công tác quản
lý Bên cạnh đó việc chi phí đầu tư có lãng phí hay không phụ thuộc vào côngtác quản lý thực hiện đầu tư (thiết kế, đấu thầu và thi công)
- Quyết định đến thời gian đưa dự án vào hoạt động Dự án được hoànthành để đưa vào vận hành sản xuất kinh doanh sớm ngày nào thì sẽ có lợingày đó (kết hợp với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm), đồng thời giảm được kếhoạch vốn và chớp được cơ hội kinh doanh, tránh hao mòn vô hình có thể xảy
ra
Trang 28- Quyết định chất lượng của các tài sản cố định: Quá trình sản xuấtkinh doanh sau này có thu được nhiều lợi nhuận hay không sẽ phụ thuộcnhiều vào chất lượng của các tài sản cố định do đầu tư mang lại Tài sản cốđịnh hình thành có chất lượng cao, chi phí thấp tạo điều kiện kinh doanh,giảm chi phí sản xuất nhờ giảm khấu hao, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, tăngtuổi thọ tài sản cố định.
- Các đối tác tham gia trong giai đoạn này rất nhiều và đa dạng vì đây
là giai đoạn quyết định chủ yếu đến chất lượng, thời gian và chi phí của dự án
từ công tác khảo sát thiết kế, tổ chức đấu thầu, đàm phán ký kết hợp đồng,theo dõi hợp đồng, giám sát thi công, thanh quyết toán công trình, bảo hành,bảo hiểm công trình
* Quá trình kết thúc đầu tư đưa dự án vào vận hành khai thác
Sau khi đã hoàn thành xây dựng cơ bản, dự án được đưa vào vận hành,khai thác, sử dụng Đây là thời kỳ đóng vai trò quyết định cuối cùng của toàn bộchu kỳ dự án Do đó công tác quản lý dự án ở giai đoạn vận hành có ý nghĩa rấtlớn, có quyết định trực tiếp tới lợi ích của dự án, tức là hiệu quả của dự án
Ở giai đoạn vận hành dự án, mọi hoạt động được tiến hành trên cơ sở
bộ hồ sơ được lập lúc ban đầu Song trên thực tế rất ít khi dự án được tiếnhành hoàn thành đúng như kế hoạch Những khó khăn mà dự án phải đối phókhi vận hành là:
- Các khó khăn về tài chính: thường xuất hiện do biến động về giá cảdẫn đến giảm lợi ích so với dự kiên, nhu cầu thị trường thay đổi nên trongmột số trường hợp quy mô của dự án bị thu hẹp
1.3 Chất lượng công tác quản lý dự án
1.3.1 Khái niệm chất lượng của công tác quản lý dự án
Muốn tìm hiểu về chất lượng quản lý dự án, trước hết cần hiểu kháiniệm chất lượng là gì Khái niệm chất lượng thường được dùng để đánh giá
về sản phẩm hay hoạt động của một thực thể nào đó
Trang 29Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS9000:2000 có đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp cácđặc tính của một thực thể (có thể là sản phẩm, hệ thống hay quá trình… ) đápứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan.”
Như vậy các đặc tính tạo ra được giá trị sử dụng nhằm thỏa mãnnhững mong muốn của khách hàng được hiểu là phạm trù chất lượng Từ kháiniệm chung về chất lượng đã nêu, luận văn đề xuất khái niệm về chất lượngquản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
Chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đặc tính củaquá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng đáp ứng các yêu cầu của chủ thểquản lý đặt ra Các đặc tính của quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng cầnphải thỏa mãn chủ thể quản lý là:
- Tính hiệu quả của quản lý: Tính hiệu quả của quản lý là các lợi íchthu được cho chủ thể quản lý do hoạt động quản lý dự án mang lại Lợi íchmang lại càng lớn thì chất lượng của quản lý càng cao
- Tính chính xác của hoạt động quản lý: Tính chính xác của hoạt độngquản lý chủ yếu ở khâu ra quyết định, khâu lập kế hoạch, tổ chức điều hành;kiểm tra và hiệu chỉnh các hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng Tínhchính xác của quản lý dự án càng cao thì chất lượng quản lý càng cao vàngược lại
- Tính pháp lý của hoạt động quản lý: Hoạt động quản lý đầu tư xâydựng luôn luôn đòi hỏi phải tôn trọng và chấp hành đúng hệ thống pháp luậthiện hành Tính pháp lý của hoạt động quản lý càng được đảm bảo tốt thì chấtlượng quản lý dự án càng cao
- Tính kịp thời, đúng lúc, hài hòa lợi ích trong phạm vi quy định củaluật pháp: Đây là đặc tính quan trọng, là động lực cho hoạt động quản lý xâydựng đạt hiệu quả cao
Trang 30- Tính minh bạch, công bằng, tính tập trung nhưng phải dựa trên nềntảng dân chủ.
Như vậy khi nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng lànâng cao hơn, hoàn thiện hơn các đặc tính phản ánh về chất lượng quản lý dự
án của chủ thể quản lý dự án nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu của dự án
và quản lý dự án đặt ra
1.3.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng
Chất lượng của công tác quản lý dự án mang lại cho dự án đầu tư xây dựng được đánh giá trên các tiêu chí:
+ Hiệu quả tài chính mang lại cho chủ đầu tư: Một dự án được quản lýtốt thì các chỉ tiêu tài chính của dự án phải được đảm bảo trong việc sử dụnghợp lý và phát huy tối đa suất thu lợi của mỗi đồng vốn
+ Chất lượng của công trình xây dựng nó phản ánh chất lượng tường
và chất lượng ẩn trong quá trình sử dụng công trình Quản lý tốt chất lượngtốt luôn đi song hành cùng nhau
+ Tiến độ của công trình xây dựng là một trong các thước đo của chấtlượng công tác quản lý dự án? Công trình có đưa vào sử dụng đúng tiến đề rahay không? Đây cũng là thước đo dễ dàng nhất mà bất kỳ ai cũng có thể nhậnbiết được
+ Tiêu chí về an toàn lao động, vệ sinh môi trường : Nhất thiết phảiđảm bảo, một dự án thành công phải là một dự án không tai nạn lao động,không ô nhiễm môi trường
+ Tiêu chí về hiệu quả kinh tế xã hội mang lại cho Nhà nước và xãhội Dự án đầu tư xây dựng càng lớn mức độ ảnh hưởng của nó tới mọi mặtxung quanh cành lớn Tiêu chí này cùng với thời gian mới có thể đánh giáđược hết hiệu ứng tích cực dự án mạng lại hoặc ảnh hưởng tiêu cực do dự ánđem đến
Trang 311.3.3 Vai trò - ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng công tác QLDA đầu
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
a Nguồn nhân lực quản lý dự án:
Lực lượng lao động là hạt nhân của công tác quản lý dự án, chính lựclượng lao động làm lên các nguyên tắc, cách thức và kết hợp các yêu tố khác
để thực hiện công tác quản lý dự án Năng lực của lực lượng lao động đặc biệt
là người lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý dựán
Năng lực của cán bộ quản lý dự án vững mạnh tạo cho bộ máy quản lý
dự án của công ty vững manh và thể hiên nằng lực của công tác quản lý dựán
b Trình độ tổ chức quản lý:
Quản lý dự án nhằm đạt mục tiêu của dự án, song mỗi mô hình quản lý
có cách điều hành công việc khác nhau và mức độ đạt được mục tiêu cũngkhác nhau Mức độ hoàn thành mục tiêu của dự án phản ánh rõ nét năng lụcquản lý dự án của chủ đầu tư
Tổ chức bộ máy quản lý dự án anh hưởng rất lớn đến hướng đi của dự
án, chi phí của dự án và thời gian của dự án do đó năng lực quản lý dự án tốttrước tiên ta phải tổ chức bộ máy quản lý dự án tốt
Trang 32c Cơ chế của nhà quản lý- Chủ đầu tư:
Chế độ đãi ngộ của nhà quản lý với người tham gia quản lý thế nào? Cósức thu hút người lao động có trình độ, có tâm huyết với công việc haykhông? Đó là những yếu tố làm ảnh hưởng đến sự ổn định trong công tácquản lý dự án để làm lên năng lực quản lý dự án của công ty
d Đặc điểm điều kiện tự nhiên nơi xây dựng và yêu cầu kỹ thuật của công trình:
Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng đây là nhân tố mà các nhà quản lý khókhắc phục Nơi xây dựng công trình có điều kiện tự nhiên thuận lợi như địahình bằng phẳng, địa chất ổn định, mưa thuận, gió hoà, nguồn nước đảm bảo,
… thì việc tổ chức thực hiện công tác xây dựng được liên tục đảm bảo tiến độ
và không ảnh hưởng đến chất lượng công trình và cũng dẽ thu hút nhân lựcquản lý Mức độ đơn giản, phức tạp về kỹ thuật của công trình cũng ảnhhưởng đến chất lượng quản lý dự án, cùng một lực lượng quản lý quản lý các
dự án có yêu cầu kỹ thuật của công trình khác nhau thì có cách thức và chấtlượng quản lý khác nhau
e Chất lượng thông tin có liên quan:
Hệ thống thông tin ảnh hưởng đến chất lượng quản lý, một hệ thốngthông tin tốt, là một trong những nhân tố đảm bảo chất lượng và hiệu quả củaquản lý dự án
f Cơ sở vật chất và trang thiết bị quản lý:
Công tác quản lý có thể bị hạn chế bởi cơ sở vật chất và trang thiết bịquản lý Cơ sở vật chất và trang thiết bị quản lý càng hoàn thiện bao nhiêuchất lượng quản lý càng được nâng lên
Phát triển công nghệ: Mỗi hoạt động giá trị đều là hiện thân của côngnghệ, đó là bí quyết, quy trình, hoặc công nghệ hiện thân trong các thiết bịcủa quy trình Phát triển công nghệ bao gồm nhiều hoạt động có thể tập hợplại trên diện rộng thành những nỗ lực để cải tiến sản phẩm và quy trình
Trang 33g Hệ thống pháp luật, chế độ, chính sách của nhà nước:
Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng quản lý Các quy định pháp luật đầy đủ, cụ thể, rõ ràng thì việcquản lý sẽ có hiệu quả và thống nhất
h Nguồn lực tài chính:
Nguồn lực tài chính của chủ đầu tư đóng một vai trò lớn, ảnh hưởng tớichất lượng công tác quản lý dự án đầu tư Theo cách hiểu thông thường,nguồn lực tài chính của doanh nghiệp là toàn bộ quá trình huy động và sửdụng vốn dưới hình thức giá trị Chủ đầu tư có nguồn lực tài chính dồi dào làmột điều kiện thuận lợi để công tác quản lý dự án được tiến hành trôi chảynhằm đạt được những mục tiêu ban đầu đã đề ra
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BẤT ĐỘNG SẢN FPT
2.1 Giới thiệu chung về công ty
2.1.1 Thông tin chung về Công ty Trách nhiệm hữu hạn bất động sản FPT
Tên đầy đủ: Công ty TNHH Bất Động Sản FPT
Tên tiếng Anh: FPT Land
Tổng Giám đốc: Hoàng Nam Tiến
“FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗlực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hànghài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình
Trang 35điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất,phong phú về tinh thần”.
Công ty TNHH Bất động sản FPT là một trong những công ty thành viêncủa Tập đoàn FPT Tuy ra đời muộn hơn so với các công ty thành viên khácnhưng FLand được sự ưu ái về chính sách phát triển hướng tới chiều sâu củatập đoàn đó là đầu tư vào Bất động sản
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh chính.
- Kinh doanh, đầu tư, môi giới bất động sản
- Dịch vụ thuê và cho thuê nhà ở văn phòng, nhà xưởng, kho bãi
- Dịch vụ kinh doanh khách sạn, nhà hàng, học xá
- Dịch vụ tư vấn, quản lý bất động sản
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi
- Dịch vụ khảo sát và tư vấn các công trình xây dựng dân dụng và côngnghiệp, giao thông, thủy lợi
- Đầu tư, xây dựng , kinh doanh các khu đô thị, khu công nghiệp và khucông nghệ cao
- Đầu tư, xây dựng, kinh doanh các khu công viên, khu vui chơi giải trí-Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật)
- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi vàxây dựng khác
- Thiết kế yêu cầu đồi với công trình dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp
- Thiết kế tổng mặt bằng kiến trúc, nọi ngoại thất đối với các công trìnhdân dụng, công nghiệp, đô thị
- Thiết kế công trình, đô thị, khu công nghiệp (khu chế xuất, khu côngnghệ cao)
2.1.4 Cơ cấu tổ chức công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty được biểu diễn qua hình 2.1
Trang 36Trong cơ cấu tổ chức – hình 2.1, bộ máy quản lý cấp Công ty gồm một
hệ thống các phòng ban, bộ phận thực hiện nhiệm vụ quản lý mọi mặt củahoạt động của Công ty
Để hiểu thêm về bộ máy quản lý Công ty, luận văn trình bày những nétchính của các bộ phận, phòng ban chức năng của Công ty, đồng thời phân tích
cụ thể cơ cấu tổ chức Ban Đầu tư – bộ phận quản lý các dự án đầu tư xâydựng của Công ty
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức quản lý
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Bất động sản FPT
2.1.4.2 Nhiệm vụ chức năng các phòng ban, thực trạng bộ máy quản lý:
* Chủ tịch công ty kiêm Tổng Giám đốc:
Chủ tịch công ty: là người đại diện của chủ sở hữu , có quyền nhândanh chủ sở hữu để quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh; kiến nghịphương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ Công ty theo đúngđiều lệ
* Ban kiểm soát
Trang 37Chủ sở hữu bổ nhiệm Ban kiểm soát Có nhiệm vụ kiểm tra tính trungthực , hợp pháp, cẩn trọng của Chủ tịch Công ty/ Tổng giám đốc công tytrong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty.
* Ban Hành chính- Nhân sự:
Là bộ phân tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty trong cáclĩnh vực quản lý công tác tuyển dụng, hành chính – quản trị, thư ký – tổnghợp…; quản lý công tác tổ chức nhân sự, tiền lương và chế độ chính sách củaCông ty, và các nhiệm vụ khác theo quy định
* Ban Kế Hoạch kỹ thuật
Là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc công ty tổ chức quản lý, triểnkhai, đôn đốc, kiểm tra hướng dẫn các đơn vị trong Công ty Chịu trách nhiệm
về quản lý chất lượng kỹ thuật, chất lượng, tiến độ thi công, an toàn vệ sinhlao động, phòng chống cháy nổ; lập, thực hiện kế hoạch và quản lý sản xuấtkinh doanh của Công ty
* Ban tài chính
Là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty tổ chức lập kế hoạch
và triển khai thực hiện các quy định của Pháp luật về tài chính kế toán, Luậtquản lý thuế và Điều lệ Công ty, xử lý các hoạt động kinh tế phát sinh, đônđốc các đơn vị các nhân thực hiện tốt công tác tài chính kế toán phục vụ sảnxuất kinh doanh
* Ban đầu tư: Thực hiện chức năng của Ban quản lý dự án các công trình đầu tư của Công ty
Là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong việc thiết lập
và điều hành các dự án đầu tư, tìm hiểu các đối tác trong và ngoài nước đểthực hiện đầu tư dự án Ban Đầu tư có chức năng – nhiệm vụ cụ thể sau:
- Đảm bảo việc thực hiện đầu tư dự án theo đúng Pháp luật và các điều
lệ của ngành, Công ty
Trang 38- Tiếp thị các sản phẩm dự án của Công ty đến với khách hàng, quảng báhình ảnh của Công ty, đồng thời tìm hiểu, tập hợp các số liệu, tài liệu, dữ kiệncần thiết của đối tác và thị trường để xây dựng mối quan hệ hợp tác với kháchhàng tiềm năng.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong công tác quản lý và điềuhành các dự án sau khi dự án kết thúc đầu tư, đưa dự án vào khai thác vận hành
Trong luận văn nghiên cứu sâu về Công tác quản lý dự án do đó, Luậnvăn sẽ đi sâu phân tích Cơ cấu tổ chức Ban Đầu tư được thể hiện trong hình 2.2
Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức Ban Đầu tư a) Phòng Dự án
- Tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt kịp thời cơ hội đầu tư; nghiên cứu, cậpnhật chế độ, chính sách của Nhà nước, những quy định của pháp luật và củaCông ty
- Tổ chức thực hiện thủ tục pháp lý đầu tư, đạt mục tiêu đầu tư
- Thực hiện phương án thiết kế và ý tưởng kiến trúc cho dự án
- Thực hiện các bước thỏa thuận đầu tư, cấp phép thực hiện dự án vớicác cơ quan chức năng
Trang 39- Tham gia thẩm định hồ sơ Dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật –thi công, các hồ sơ khảo sát thiết kế
- Tổ chức thực hiện thủ tục lập, điều chỉnh thiết kế cơ sở, thiết kế kỹthuật – thi công, các hồ sơ khảo sát thiết kế
- Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Công ty
- Quản lý chi phí đầu tư và chi phí vận hành sản xuất các Dự án đầu tưtheo tổng mức đầu tư, dự toán và kế hoạch đấu thầu được duyệt nhằm đảmbảo tính hiệu quả của Dự án
- Hướng dẫn đối tác trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư thực hiện
dự án, kiểm tra hồ sơ thanh quyết toán, kiểm toán vốn đầu tư xây dựng côngtrình, xác định giá trị tài sản bàn giao Dự án đưa vào sử dụng
- Lập Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện đầu tư, đánh giá Dự án sauđầu tư, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất biện pháp quản lý đầu tư nhằm đảm bảo
và phát huy hiệu quả đầu tư của các Dự án đầu tư
- Thực hiện quản lý, lưu giữ Hồ sơ pháp lý của các DAĐT theo quy định
- Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Công ty
c) Ban công trường
- Quản lý các hoạt động diễn ra tại hiện trường dự án
- Kiểm tra giám sát các đơn vị thực hiện thi công các công trình/hạngmục công trình thuộc dự án
- Kết hợp các phòng ban chức năng phê duyệt thiết kế, dự toán xâydựng các hạng mục công trình
Trang 40- Nghiệm thu, xác nhận các hạng mục công việc tại dự án.
- Phối hợp với Chủ đầu tư, nhà thầu trong việc giải quyết các vấn đềphát sinh trên hiện trường thi công
- Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Công ty
* Nhận xét:
a) Ưu điểm:
- Có các phòng chuyên môn, chuyên trách các vấn đề của dự án đầu tư
- Các bộ phận nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Giám đốc ban nên các chỉđạo được thực hiện đúng chủ trương
b) Nhược điểm:
- Lãnh đạo nhận thông tin trực tiếp từ các bộ phận dẫn đến việc quá tảithông tin do quá nhiều nguồn thông tin được đưa đến, thậm chí là đối lậpnhau khiến thông tin mất đi tính chân thực
- Có sự chồng chéo công việc giữa các phòng chuyên môn như giữaphòng Dự án, phòng Đầu tư, Ban công trường trong việc điều chỉnh thiết kế,lựa chọn và quản lý nhà thầu xây dựng…
- Công tác thẩm định dự án chưa đồng bộ do thẩm định thiết kế phòng
Dự án thực hiện, thẩm định dự toán và lập kế hoạch đấu thầu do phòng Đầu
tư thực hiện… Dẫn đến việc quản lý gặp khó khăn khi chỉ thị cho các đầu mốitriển khai công việc
2.1.5 Tình hình đầu tư các công trình xây dựng
2.1.5.1 Dự án FPT Cầu Giấy:
Toà nhà gồm 15 tầng chính, 2 tầng kỹ thuật và 1 tầng hầm trên diệntích đất 4.000 m2, diện tích sử dụng hơn 20.000 m2, là nơi làm việc củakhoảng 2.000 nhân viên
FPT Cầu Giấy, với tổng vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng, được thiết kế haikhu chức năng gồm trung tâm sản xuất phần mềm, đào tạo nguồn nhân lựcphần mềm và khu văn phòng Tòa nhà do Công ty WSP Hong Kong tư vấn