1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp phẫu thuật các khối u buồng trứng tại bệnh viện phụ sản trung ương từ 1- 2012 đến 12- 2012

53 719 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 5,62 MB

Nội dung

1 ĐẶT VẤN ĐỀ U buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa rất hay gặp và có xu hướng gia tăng. Tại Mỹ, tỷ lệ ung thư buồng trứng mới mắc hàng năm chiếm 3% tổng số ung thư nói chung (đứng hàng thứ 7) và tỷ lệ tử vong là 6% hàng năm (đứng hàng thứ 4) [41]. Ở Canada u buồng trứng đứng thứ 5 sau u vú, u đại tràng, u cổ tử cung và u thân tử cung [34]. Ở Pháp mỗi năm có khoảng 4.500 trường hợp mới mắc và 3.500 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết là 9/100.000 và 5,5/100.000 [39]. Ở nước ta, u buồng trứng là loại khối u hay gặp trong các khối u cơ quan sinh dục nữ, chỉ đứng thứ 2 sau u cơ trơn tử cung. Ở phía Bắc, u buồng trứng chiếm tỷ lệ 3,6% các khối u sinh dục [8]. Buồng trứng là một tạng nằm sâu trong chậu hông bé nên u thường khó phát hiện khi kích thước còn nhỏ vì không có triệu chứng hoặc các triệu chứng không rõ ràng. Khi khối u to có thể có các triệu chứng như đau tức vùng hạ vị, ra máu âm đạo bất thường, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiêu hoá…Chẩn đoán u buồng trứng thường không khó nếu kết hợp khám lâm sàng với siêu âm ổ bụng và/hoặc chụp cắt lớp vi tính. Mặc dù vậy, trong nhiều trường hợp để chẩn đoán lành tính hay ác tính trước mổ lại là một thách thức lớn đối với các phẫu thuật viên do không có chẩn đoán tế bào và/hoặc mô bệnh học. Các xét nghiệm như CA12.5, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính chỉ mang tính định hướng ung thư nhưng không chẩn đoán chắc chắn được là lành hay ác, giữa lao hay ung thư. Tại các bệnh viện tuyến địa phương, số bệnh nhân đến khám và điều trị u buồng trứng là phổ biến song vì thiếu kinh nghiệm, thiếu các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng hỗ trợ (định lượng CA 125, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, chẩn đoán tế bào học…) nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch phẫu thuật hoặc chuyển viện cho bệnh nhân. 2 Ở Việt Nam, các nghiên cứu về u buồng trứng (UBT), đặc biệt là các ung thư buồng trứng (UTBT) có khá nhiều và tương đối đầy đủ về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng (siêu âm, chẩn đoán mô bệnh học), kết quả điều trị song hầu như ít có đề tài nghiên cứu nhằm phân biệt các UBT lành với các UTBT trước phẫu thuật. Với mong muốn tổng hợp các kinh nghiệm về triệu chứng lâm sàng, siêu âm, kết quả phẫu thuật đối chiếu với chẩn đoán mô bệnh học sau mổ của những Thầy thuốc tại bệnh viện Phụ sản Trung ương để từ đó có thể rút ra một số đặc điểm với hy vọng có thể định hướng tương đối chính xác tính chất lành hay ác tính của các UBT nhằm giúp các thầy thuốc tuyến dưới có thể đưa ra quyết định chính xác hơn nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp phẫu thuật các khối u buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 1- 2012 đến 12- 2012” nhằm các mục tiêu sau: 1. Đối chiếu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với kết quả phẫu thuật các u buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 1- 2012 đến 12-2012. 2. Mô tả các phương pháp phẫu thuật u buồng trứng tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. PHÔI THAI HỌC, MÔ HỌC VÀ SINH LÝ HỌC BUỒNG TRỨNG Trong hệ sinh dục (SD) nữ, hai BT đóng vai trò hết sức quan trọng: tạo ra các noãn chín có khả năng thụ tinh để tạo ra cá thể mới và các hormon SD chi phối hoạt động SD ở nữ giới. Để đảm đương được hai chức năng quan trọng trên, BT có cấu tạo khá phức tạp và được tạo thành bởi nhiều loại tế bào khác nhau, bao gồm tế bào biểu mô và tế bào liên kết. Một số tế bào hoặc mô chỉ được hình thành và phát triển trong một giai đoạn nhất định và đó là điều khác biệt với các mô khác của cơ thể. Chính cấu tạo phức tạp và chịu ảnh hưởng của nội tiết nên bệnh lý BT cũng phong phú và rất phức tạp, đặc biệt là các u ác tính. Để xác định các típ mô u người ta phải căn cứ vào nguồn gốc mô học của loại u đó. Do vậy, những hiểu biết về mô học và phôi thai học của BT có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bệnh học, đặc biệt là bệnh học u. 1.1.1. Phôi thai học buồng trứng BT bắt đầu biệt hóa vào cuối tuần thứ tám của quá trình phát triển phôi nghĩa là muộn hơn sự biệt hóa của tinh hoàn. Bởi vậy, ở phôi tám tuần, nếu tuyến SD không biểu hiện những đặc tính của nam giới, ta có thể nói rằng tuyến SD ấy là BT [10]. Trong tuyến SD phôi có giới tính di truyền là nữ, những dây SD nguyên phát (dây SD tủy) thoái hóa. Sự thoái hóa ấy tiến từ vùng ngoại vi (vùng vỏ) vào vùng trung tâm (vùng tủy) của tuyến SD. Trong khi đó, ở vùng vỏ xảy ra một đợt tăng sinh lần hai của các dây tế bào biểu mô có nguồn gốc trung bì trung gian nằm phía dưới biểu mô khoang cơ thể phủ mào SD, để chứa những tế bào SD nguyên thủy đã di cư tới đó. Trong các dây này, những tế bào SD nguyên thủy biệt hóa thành những noãn nguyên bào, tế bào đầu dòng của dòng noãn. Những dây tế bào biểu mô chứa noãn nguyên 4 bào tạo thành những dây SD thứ phát, còn gọi là dây SD vỏ vì nằm ở vùng ngoại vi của tuyến SD. Những dây này tách rời khỏi biểu mô khoang cơ thể phủ mào SD rồi đứt thành từng đoạn. Mỗi đoạn tạo ra một đám tế bào biểu mô vây quanh noãn nguyên bào. Cũng như ở tinh hoàn, sau khi các dây tế bào biểu mô tách rời khỏi biểu mô khoang cơ thể phủ mầm tuyến SD, trung mô sẽ chen vào giữa biểu mô này với các dây SD để tạo ra màng trắng. Khác với ở tinh hoàn, ở BT biểu mô khoang cơ thể phủ mầm tuyến SD tồn tại suốt đời và trở thành biểu mô BT. Ở phôi thai và trẻ em, biểu mô này là một biểu mô vuông đơn [64]. Noãn bào hoạt động gián phân rất tích cực để tăng nhanh số lượng nhưng đại đa số noãn nguyên bào thoái hóa rồi biến đi trong thời kì phôi thai. Trong thời kì này, số noãn nguyên bào còn lại lớn lên, biệt hóa thành noãn bào I, chúng cùng với tế bào nang tạo thành nang trứng nguyên thủy. Những nang trứng nguyên thủy được tạo ra vào khoảng tháng thứ tư của thời kỳ trong bụng mẹ với số lượng khoảng 700.000 - 2 triệu, khi đến tuổi dậy thì số nang này chỉ còn khoảng 400.000 vì các nang trứng nguyên thuỷ và các noãn bào ở bên trong đã thoái hoá và tiêu biến phần lớn [61, 66]. 1.1.2. Mô học Bổ đôi BT có thể phân biệt được 2 vùng: vùng trung tâm hẹp là vùng tủy, và ngoại vi rộng là vùng vỏ. Vùng tủy cấu tạo bởi mô liên kết thưa có nhiều sợi tạo keo, sợi chun và các ít tế bào sợi hơn vùng vỏ. Ngoài ra, còn có các sợi cơ trơn, những động mạch xoắn, những cuộn tĩnh mạch tạo nên mô cương BT. Vùng vỏ BT được phủ ở mặt ngoài bởi biểu mô đơn có nguồn gốc từ biểu mô phủ thành lưng của khoang thể phôi. Ở phụ nữ còn trẻ, biểu mô này là biểu mô vuông đơn về sau trở nên dẹt ở một số nơi trừ những nơi thấy rãnh ở trên mặt BT [10, 66]. Dưới biểu mô là mô kẽ, cấu tạo bởi những tế bào hình thoi. 5 Xếp theo nhiều hướng khác nhau, tạo thành những hình xoáy tròn rất đặc biệt chỉ thấy ở BT. Chúng có một tiềm năng khác với tế bào sợi của mô liên kết vì có thể biệt hóa được thành những tế bào nội tiết gọi là tế bào kẽ và tế bào vỏ của BT để tạo ra những tuyến nội tiết gọi là tuyến kẽ và tuyến vỏ đảm nhiệm chức năng tiết hormon loại steroid. Giáp với biểu mô BT, mô liên kết chứa ít tế bào sợi, ít mạch máu, nhiều sợi tạo keo và chất gian bào. Những tế bào sắp xếp theo hướng ít nhiều song song với mặt BT, và cùng với sợi tạo keo tạo thành một lớp liên kết mỏng gọi là màng trắng. Hình 1.1. Mô học buồng trứng [66] Mô kẽ của phần vỏ BT vùi trong những khối hình cầu gọi là nang trứng. Mỗi nang trứng là một túi đựng noãn. Ở trẻ gái trước tuổi dậy thì, các nang trứng rất nhỏ, khá đều nhau và không thấy được bằng mắt thường. Chúng được gọi là nang trứng nguyên thủy hay còn gọi là nang trứng chưa phát triển. Từ tuổi dậy thì, hàng tháng dưới tác dụng của các hormon của vùng dưới đồi và tuyến yên, các nang trứng tiến triển qua nhiều giai đoạn: nang trứng nguyên thủy, nang trứng thứ phát, nang trứng chín (còn gọi là nang Graaf) có kích thước khác nhau và có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Cuối cùng là sự 6 giải phóng nang trứng chín khỏi BT gọi là phóng noãn. Nang trứng thứ phát trải qua các giai đoạn tiến triển: nang trứng đặc, nang trứng có hốc và nang trứng có hốc điển hình. Một nang trứng thuần thục bao gồm noãn bào, lớp tế bào hạt và lớp tế bào vỏ. Các tế bào hạt mất cấu trúc lưới xung quanh, chúng tạo nên các cấu trúc nhỏ giống hoa hồng gọi là thể Call- Exner, có chứa ở trung tâm các sợi ưa toan mạnh gồm các màng dày. Các tế bào nguồn gốc mô đệm tạo thành lớp trong (thường hoàng thể hóa điển hình) và một lớp ngoài gồm nhiều hàng tế bào. Các tế bào vỏ lớp trong là nõi sản xuất các hormon steroid giới tính. Khi mãn kinh, các nang trứng sẽ thoái triển. BT trở nên teo nhỏ, chắc và không còn hoạt động [42, 66]. Ở rốn BT có các cụm tế bào giống như tế bào Leydig của tinh hoàn, được gọi là tế bào rốn BT. Chúng nằm sát các tĩnh mạch lớn và bạch mạch của rốn BT, có thể tạo thành những chỗ lồi vào lòng mạch. Chúng có liên quan chặt chẽ tới thần kinh và có thể chứa các thể Reinke, lipid và sắc tố Lipocron. Dây BT có ở rốn BT, bao gồm một lưới các khe, ống nhỏ, nang, nhú, được phủ bới lớp biểu mô có chiều cao khác nhau và được vây quanh bởi một lớp mô đệm tế bào hình thoi [63, 66]. 1.1.3. Sinh lý buồng trứng BT của một bé gái mới lọt lòng có khoảng 500.000 bọc noãn nguyên thủy cả ở 2 bên, giảm dần đến tuổi dậy thì còn khoảng 30.000 noãn. Trong hơn 30 năm hoạt động của BT, chỉ khoảng 300 bọc noãn trưởng thành và phóng noãn. Chức năng BT là sản xuất các tế bào SD và sản xuất các hormon SD. Quá trình sản xuất các tế bào SD gọi là tạo noãn, tế bào SD đang phát triển gọi là noãn bào, tế bào thuần thục gọi là trứng. Các hormon SD là estrogen và progesteron. Estrogen kích thích sự phát triển và thành thục các cơ quan SD trong và ngoài tạo nên những đặc tính nữ điển hình khi dậy thì. Progesteron 7 chuẩn bị cơ quan SD trong (chủ yếu là tử cung) để mang thai bằng kích thích những thay đổi nội mạc. Ngoài ra, nó còn tác dụng kích thích tăng sinh tiểu thùy tuyến vú để chuẩn bị cho tiết sữa. BT bắt đầu hoạt động vào tuổi dậy thì, được đánh dấu bằng kỳ kinh đầu tiên. BT ngừng hoạt động vào tuổi mãn kinh. Tuổi dậy thì trung bình là 13-15 tuổi, tuổi mãn kinh trung bình là 45-50 tuổi. Tuổi dậy thì phụ thuộc vào sự chín muồi của trung khu điều khiển hoạt động SD ở vùng dưới đồi và vỏ não. Hoạt động chức năng SD chịu sự tác động của trục dưới đồi-tuyến yên-BT. Rối loạn trục nội tiết này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động chức năng mà còn cả sự phát triển về hình thái, cấu tạo cơ quan SD nữ. Vì BT luôn có những thay đổi về hình thái, chức năng trong suốt cuộc đời người phụ nữ nên có thể dẫn tới những thay đổi không hồi phục, phát triển thành bệnh lý, đặc biệt là các khối u BT [44, 45]. 1.2. DỊCH TỄ HỌC U BUỒNG TRỨNG Theo Philip J, Di Saia (1997), ở Mỹ có trên 26.500 ca mới mắc và 14.500 ca tử vong vì UTBT, là nguyên nhân gây tử vong thứ ba trong nhóm bệnh UT sau UT vú và UT trực tràng [29]. Theo số liệu thống kê được năm 2005, có 23.000 trường hợp UTBT mới, đứng hàng thứ 3 trong các loại UT hệ thống SD nữ, đứng thứ 5 trong tổng số các loại UT gặp ở nữ (sau UT vú, cổ tử cung, phổi và tuyến giáp), trong đó có 15.900 trường hợp tử vong do UTBT [30]. Một thống kê của các tác giả Australia cho biết tỷ lệ UTBT ở phụ nữ nước này như sau; trong năm 1999 có 1173 phụ nữ được chẩn đoán là UTBT, 731 trường hợp tử vong, đứng hàng thứ 8 trong tổng số các loại UT ở phụ nữ (sau UT vú, đại tràng, u hắc tố ác tính, UT không rõ nguồn gốc, UT phổi, UT hệ tạo máu và UT hệ tiết niệu) [27]. Tỷ lệ mắc UTBT có sự khác biệt giữa các vùng địa lý. Ở Bắc Âu, Trung Âu và nam Mỹ, tỷ lệ này là 15/100.000 dân; còn ở châu Á và châu Phi chỉ vào khoảng 2/100.000 dân. Người ta thấy rằng, tỷ lệ UTBT ở phụ nữ da trắng cao 8 hơn da đen (14,2/100.000 dân so với 9,3/100.000 dân) [31]. Thống kê của GLOBOCAN năm 2000 cho thấy, tỷ lệ mắc và tử vong do UTBT có xu hướng cao hơn so với số liệu thống kê thập niên 80. Cụ thể tỷ lệ mắc (tính trên 100.000 dân) ở một số nước và khu vực như sau: Bắc Âu: 12,0; New Zealand: 11,9; Mỹ: 11,5; Tây Âu: 11,0; Bắc Mỹ: 10,7; Nam Á: 6,5 và tỷ lệ chết (tính trên 100.000 dân) như sau: Bắc Âu: 8,2; New Zealand: 7,0; Mỹ: 8,0; Tây Âu: 7,0; Nam Á: 4,0 [31]. Theo thống kê trong 8 năm (1995 - 2003) ở bệnh viện King Chulalongkorn Memorial có 85% các u buồng trứng gặp ở lứa tuổi từ 20 – 65 và 62% tổng số u gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chỉ có khoảng 3% gặp ở trẻ nữ <15 tuổi [37]. Nhìn chung, 85% u buồng trứng nguyên phát là lành tính. Ở lứa tuổi <45 có 78% các u lành tính trong khi đó có 55% các ung thư buồng trứng được phẫu thuật cắt bỏ ở tuổi > 45 và có < 10% ung thư buồng trứng được phát hiện ở tuổi > 65. Khả năng biến đổi các u biểu mô bề mặt buồng trứng thành ác tính hay ác tính giáp biên ở phụ nữ < 40 tuổi khoảng 1/7 (khoảng 14%) còn với phụ nữ > 40 tuổi, tỷ lệ này là 1/2,5 (khoảng 40%) [37, 39, 41]. Tỷ lệ các typ mô bệnh học trong nghiên cứu 440 trường hợp u buồng trứng của các tác giả Damrong Tresukosol, Surang Triratanachat cho kết quả như sau [37]: Bảng 1.1. Phân bố các typ mô bệnh học u buồng trứng Typ MBH Số lượng bệnh nhân U dạng nội mạc 169 U biểu mô - mô đệm Lành tính Giáp biên Ác tính 81 23 92 U tế bào mầm U quái U tế bào mầm ác tính 55 18 73 U không xếp loại 2 2 9 Cũng theo thống kê của Damrong, Surang về 924 trường hợp u buồng trứng trong 4 năm (1999 - 2003) [37], tỷ lệ u phân bố theo nhóm tuổi như sau: Bảng 1.2. Phân bố các u buồng trứng theo tuổi Nhóm tuổi Nang bì U tế bào mầm ác tính U dây sinh dục U biểu mô bề mặt lành UBM giáp biên UTBM 11-20 19 13 19 4 1 21-30 152 9 2 48 6 4 31-40 125 2 12 69 10 10 41-50 66 9 86 6 28 51-60 23 5 50 11 19 61-70 8 8 33 4 13 >70 9 2 17 4 5 Tổng 402 24 38 333 45 82 Theo nghiên cứu của Marta (2003) u buồng trứng ác tính giáp biên chiếm khoảng 10 - 15% tổng số u buồng trứng, thời gian sống thêm 10 năm khoảng 83 - 91%. Số bệnh nhân ở giai đoạn III của bệnh có tiên lượng khá tốt (khoảng 50 - 86% sống thêm trên 5 năm) [55]. Một nghiên cứu kiểm tra về tần suất các typ u buồng trứng giáp biên của Riman và CS tại Thụy Điển với 3899 trường hợp u buồng trứng các loại cho thấy tỷ lệ u nhầy ác tính giáp biên là 0,63/100.000 dân, u thanh dịch ác tính giáp biên là 0,44/100.000 dân [62]. Một thống kê của các tác giả Australia cho biết tỷ lệ ung thư buồng trứng ở phụ nữ nước này như sau: Trong năm 1999 có 1173 phụ nữ được chẩn đoán là ung thư buồng trứng, 731 trường hợp tử vong do ung thư buồng trứng và thời gian sống thêm trung bình là 5,948 năm với các trường hợp bệnh nhân < 75 tuổi (so với giai đoạn 1992 - 1997, tỷ lệ sống thêm 5 năm toàn bộ là 42%) [27]. Ung thư buồng trứng đứng hàng thứ 8 trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ Australia (sau ung thư vú, đại tràng, u hắc tố ác tính, ung thư không rõ nguồn 10 gốc, ung thư phổi, ung thư hệ tạo máu và ung thư hệ tiết niệu). Tỷ lệ chết do ung thư buồng trứng đứng hàng thứ 6 sau ung thư vú, phổi, đại tràng, ung thư không rõ nguồn gốc và ung thư tụy [27]. Theo thống kê của Globocan năm 2000, ở phụ nữ Ai Cập, ung thư buồng trứng là một trong 4 loại ung thư sinh dục thường gặp nhất, nó đứng hàng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung [41]. Tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng có sự khác biệt giữa các vùng địa lý. Ở Bắc Âu, Trung Âu và Nam Mỹ, tỷ lệ ung thư buồng trứng là 15/100.000 dân; còn ở châu Á và châu Phi chỉ vào khoảng 2/100.000 dân. Người ta thấy rằng, tỷ lệ ung thư buồng trứng ở phụ nữ da trắng cao hơn da đen (14,2/100.000 dân so với 9,3/100.000 dân). Theo ước tính, xác xuất có u buồng trứng trong suốt cuộc đời người phụ nữ là 1/70 [41]. Người ta thấy rằng, ung thư buồng trứng ở những nước phát triển nhiều hơn có ý nghĩa so với các nước đang phát triển, trừ Nhật Bản [dẫn theo 41]. Tỷ lệ ung thư buồng trứng tại Pháp năm 1982 là 10,6/100.000 dân ở độ tuổi từ 35-64 [33]. Tỷ lệ chết do ung thư buồng trứng chuẩn theo tuổi/100.000 dân của một số nước là: Nhật Bản: 1,69; Italy: 3,02; Hoa Kỳ: 7,04; Đan Mạch: 11,2 [34, 35]. Người ta cũng nhận thấy rằng, những phụ nữ Nhật Bản di cư tới Hawai và con cái của họ có tỷ lệ ung thư buồng trứng cao hơn so với phụ nữ Nhật Bản tại chính quốc, điều này gợi ý rằng: Ung thư buồng trứng có liên quan tới yếu tố môi trường [34]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu về dịch tễ học ung thư buồng trứng trong 2 thập niên (1980 - 2000) đã chỉ ra khuynh hướng gia tăng của ung thư buồng trứng ở những quốc gia vốn có tỷ lệ ung thư buồng trứng thấp là Nhật Bản và Singapore [34]. Thống kê của Globocan (2000) [41] lại cho thấy tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư buồng trứng có xu hướng cao hơn so với số liệu thống kê thập niên 80. Cụ thể tỷ lệ mắc (tính trên 100.000 dân) ở một số nước và khu vực như sau: Bắc Âu: 12,0; New Zealand: 11,9; Mỹ: 11,5; Tây Âu: 11,0; Bắc Mỹ: 10,7; Nam Á: 6,5 và tỷ lệ [...]... viện Phụ sản Trung ương từ 1/1 /2012 đến 31/12 /2012, có đủ các ti u chuẩn chọn m u nghiên c u 2.1.1 Ti u chuẩn chọn đối tượng nghiên c u Tất cả các bệnh nhân u buồng trứng được ph u thuật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, có đầy đủ hồ sơ bệnh án Các hồ sơ đủ các ti u chuẩn sau sẽ được chọn vào m u nghiên c u: - Có kết quả giải ph u mô bệnh học là UBT - Thời gian từ 1/1 /2012 đến 31/12 /2012 - Đầy đủ thủ... ác tính trước ph u thuật + Các đặc điểm si u âm của nhóm u lành tính + Các đặc điểm si u âm của nhóm u ác tính - Đối chi u chẩn đoán trước – sau ph u thuật của các u buồng trứng + Chẩn đoán trước và sau ph u thuật các u bi u mô lành tính, + Chẩn đoán trước và sau ph u thuật các u ác tính 2.2.5 Các ti u chuẩn có liên quan đến nghiên c u 2.2.5.1 Ti u chuẩn đánh giá nghề nghiệp: Chúng tôi quy ước - Nội... dạng nội mạc) * U ác tính (kể cả u giáp biên) + Phương pháp ph u thuật theo phi u ph u thuật + Phương pháp đi u trị khác - Đặc điểm chung của đối tượng nghiên c u - Đối chi u đặc điểm lâm sàng của nhóm u buồng trứng lành tính với ác tính trước ph u thuật + Các tri u chứng cơ năng của nhóm u lành tính + Các tri u chứng cơ năng của nhóm u ác tính - Đối chi u đặc điểm si u âm của nhóm u buồng trứng lành tính... Ti u chuẩn loại trừ - Bệnh nhân được ph u thuật từ nơi khác chuyển đến - Hồ sơ không đủ các ti u chuẩn chọn vào m u nghiên c u 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C U 2.2.1 Thiết kế nghiên c u Chúng tôi thiết kế nghiên c u theo loại: Mô tả cắt ngang hồi c u 2.2.2 Cỡ m u và chọn m u Chúng tôi lấy m u toàn thể Lấy toàn bộ số bệnh nhân có chẩn đoán lâm sàng là UBT trong khoảng thời gian từ 01/01 /2012 đến 31/12 /2012, ... là u có tỷ lệ cao thứ hai sau u bi u mô ở buồng trứng, chiếm khoảng 20% các u buồng trứng (tỷ lệ này gặp ở các nước ch u u và ch u Mỹ nhưng ở các nước ch u Á và ch u Phi thấp hơn) U có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già, thường từ 10 - 60 tuổi Ở trẻ em và thi u nữ có tới 60% các trường hợp u buồng trứng là u tế bào mầm và 1/3 số u này là ác tính Ở người lớn, 95% là các u lành tính 1.4 MỘT SỐ PHƯƠNG... tử cung + Chảy m u và vỡ u thường xuất hiện sau xoắn: đau hạ vị, sốc, có thể có thi u m u cấp, phản ứng thành bụng, đau khi thăm khám qua âm đạo 1.4.1.2 Các u buồng trứng ác tính Các UBT ác tính h u hết thuộc nhóm bi u mô (từ 80-90% các UTBT) Bi u hiện lâm sàng tùy thuộc vào giai đoạn bệnh + Giai đoạn sớm, khi u nhỏ h u như ít có tri u chứng lâm sàng đặc hi u 15 + Giai đoạn muộn: u chèn ép bàng quang... ph u thuật (UI/l), chia thành các mức: 394 - Chẩn đoán mô bệnh học của UBT + U lành tính + U ác tính - Các phương pháp đi u trị + Ph u thuật • Chỉ bóc u • Cắt u kèm buồng trứng • Cắt tử cung hoàn toàn, hai phần phụ và mạc nối lớn + Hóa trị: Có/không có 2.2.4 Quy trình nghiên c u - Thu thập số li u qua hồ sơ bệnh án Chúng tôi thu thập thông tin dữ li u dựa trên hồ sơ bệnh án Bệnh. .. 01/01 /2012 đến 31/12 /2012, đã được ph u thuật và có chẩn đoán mô bệnh học là UBT tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương có đủ các ti u chuẩn chọn m u nghiên c u Cách chọn m u: Chọn m u có chủ đích 2.2.3 Các biến số nghiên c u - Các y u tố nhân trắc + Tuổi: tính theo tuổi dương lịch của bệnh nhân Chia thành các nhóm tuổi: < 20, 20 – 29; 30 – 39; 40 – 49; 50 – 59; 60 – 69 và ≥ 70 + Nghề nghiệp: chia làm 4 nhóm... bằng cách dựng vacxin cụ thể chống ung thư Mặc dù hiện nay các phác đồ trong li u pháp miễn dịch đi u trị cho ung thư vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm phase I, II, nhưng nó cũng đem lại hy vọng mới cho người bệnh Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C U 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN C U Những bệnh nhân được chẩn đoán xác định là u buồng trứng (UBT) và đã được đi u trị ph u thuật tại Bệnh viện Phụ sản Trung. .. 5% các u buồng trứng Các u ác tính và giáp biên chiếm khoảng 15 - 25% các u buồng trứng ác tính Tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao là từ 50 – 60 U Brenner chiếm 2 - 3% các u buồng trứng trong đó 2% là u ác tính U thường gặp ở lứa tuổi 40 - 50, u ác tính hay gặp ở tuổi 50 - 60 U Brenner ở 2 bên buồng trứng chỉ khoảng 6% các trường hợp [59] U mô đệm- dây sinh dục chiếm khoảng 6% các u buồng trứng [28] U tế bào . tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 1- 2012 đến 12- 2012 nhằm các mục ti u sau: 1. Đối chi u một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với kết quả ph u thuật các u buồng trứng tại Bệnh viện Phụ. Phụ sản Trung ương từ 1- 2012 đến 12 -2012. 2. Mô tả các phương pháp ph u thuật u buồng trứng tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LI U 1.1. PHÔI THAI HỌC, MÔ HỌC VÀ SINH. thuốc tuyến dưới có thể đưa ra quyết định chính xác hơn nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Nghiên c u một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp ph u thuật các khối u buồng trứng

Ngày đăng: 10/10/2014, 23:07

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w