Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 65 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
65
Dung lượng
3,3 MB
Nội dung
MỞ ĐẦU Ngày nay , người ta đã khẳng định được rằng nhiều nguyên tố kim loại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể sống và con người.Tuy nhiên nếu hàm lượng lớn chúng sẽ gây độc hại cho cơ thể. Sự thiếu hụt hay mất cân bằng của nhiều kim loại vi lượng trong các bộ phận của cơ thể như gan, tóc, máu, huyết thanh, là những nguyên nhân hay dấu hiệu của bệnh tật, ốm đau hay suy dinh dưỡng và có thể gây tử vong. Thậm chí, đối với một số kim loại người ta mới chỉ biết đến tác động độc hại của chúng đến cơ thể. Kim loại nặng có thể xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu thông qua đường tiêu hóa và hô hấp. Tuy nhiên, cùng với mức độ phát triển của công nghiệp hóa và sự đô thị hoá, hiện nay môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm trầm trọng. Các nguồn thải kim loại nặng từ các khu công nghiệp vào không khí, vào nước, vào đất, vào thực phẩm rồi xâm nhập vào cơ thể con người qua đường ăn uống, hít thở dẫn đến sự nhiễm độc. Do đó việc nghiên cứu và phân tích các kim loại nặng trong môi trường sống, trong thực phẩm và tác động của chúng tới cơ thể con người nhằm đề ra các biện pháp tối ưu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng là một việc vô cùng cần thiết. Nhu cầu về thực phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe đã trở thành nhu cầu thiết yếu, cấp bách và được toàn xã hội quan tâm. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “ Sử dụng phương pháp chiết pha rắn để tách và làm giàu kim loại nặng trong một số đối tượng môi trường”. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm hiện nay Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng gia tăng. Kinh tế tăng trưởng dẫn tới con người yêu cầu những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Trong đó nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn và đảm bảo sức khỏe trở thành nhu cầu thiết yếu, cấp bách được xã hội quan tâm. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nhanh chóng tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống của Việt Nam. Nhu cầu về lượng thực phẩm ngày càng tăng , thêm vào đó vì lợi nhuận mà nhiều nhà sản xuất đã sử dụng nhiều chất, chế phẩm, phụ gia có hại cho sức khỏe con người và môi trường vào thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản Do đó vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là vấn đề nóng, được nhà nước và người dân hết sức quan tâm. Thực phẩm quan trọng với con người có thể ví như không khí để thở, như nước để uống. Chúng là nguồn cung cấp năng lượng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên chất lượng nguồn thực phẩm hiện nay rất đáng báo động, nhiều trường hợp bị ngộ độc thức ăn, nhiều căn bệnh mà nguyên nhân chủ yếu do con đường ăn uống. Thực phẩm hiện nay có thể bị ô nhiễm do nhiều thứ như : thuốc trừ sâu, chất kích thích, thước tăng trọng, chất bảo quản và đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng. Kim loại nặng rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người, chúng được tích tụ dần trong cơ thể con người, lâu ngày có thể gây ra một số loại bệnh nguy hiểm như ung thư có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy việc điều tra đánh giá chất lượng nguồn thực phẩm hiện nay lần rất quan trọng, một trong những chỉ tiêu đánh giá là hàm lượng các kim loại nặng. 2 1.2. Độc tính của kim loại nặng Kim loại nặng phân bố rộng rãi trên vỏ trái đất Chúng được phong hóa từ các dạng đất đá tự nhiên, tồn tại trong môi trường dưới dạng bụi hay hòa tan trong nước sông hồ, nước biển, sa lắng trong trầm tích. Trong vòng hai thế kỷ qua, các kim loại nặng được thải ra từ hoạt động của con người như: Hoạt động sản xuất công nghiệp ( khai khoáng, giao thông, chế biến quặng kim loại ), nước thải sinh hoạt, hoạt động sản xuất nông nghiêp( hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu diệt cỏ ) đã khiến cho hàm lượng kim loại nặng trong môi trường tăng lên đáng kể. Một số kim loại nặng rất cần thiết cho cơ thể sống và con người. Chúng là các nguyên tố vi lượng không thể thiếu, sự mất cân bằng các nguyên tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Fe giúp ngừa bệnh thiếu máu, kẽm là tác nhân quan trọng trong hơn 100 loại enzyme. Trên nhãn của các lọ thuốc vitamin, thuốc bổ xung khoáng chất thường có Cr, Cu, Fe, Zn, Mn, Mg, K chúng có hàm lượng thấp và được biết đến như lượng vết. Lượng nhỏ các kim loại này có trong khẩu phần ăn của con người vì chúng là thành phần quan trọng trong các phân tử sinh học như hemoglobin, hợp chất sinh hóa cần thiết khác. Nhưng nếu cơ thể hấp thu một lượng lớn các kim loại này, chúng có thể gây rối loạn quá trình sinh lí, gây độc cho cơ thể hoặc làm mất tính năng của các kim loại khác. Kim loại nặng có độc tính là các kim loại có tỷ trọng ít nhất lớn gấp 5 lần tỷ trọng của nước. Chúng là các kim loại bền (không tham gia vào quá trình inh hóa trong cơ thể) và có tính tích tụ sinh học (chuyển tiếp trong chuỗi thức ăn và đi vào cơ thể người). Các kim loại này bao gồm: Hg, Ni, Pb, As, Cd, Al, Pt, Cu, Cr, Mn….Các kim loại nặng khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật gây độc tính. 3 Kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp, thức ăn hay hấp thụ qua da được tích tụ trong các mô theo thời gian sẽ đạt tới hàm lượng gây độc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kim loại nặng có thể gây rối loạn hành vi của con người do tác động trực tiếp đến chức năng tư duy và thần kinh. Gây độc cho các cơ quan trong cơ thể như máu, gan, thận, cơ quan sản xuất hoocmon, cơ quan sinh sản, hệ thần kinh gây rối loạn chức năng sinh hóa trong cơ thể do đó làm tăng khả năng bị dị ứng, gây biến đổi gen. Các kim loại nặng còn làm tăng độ axit trong máu, cơ thể sẽ rút canxi từ xương để duy trì pH thích hợp trong máu dẫn đến bệnh loãng xương. Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng hàm lượng nhỏ các kim loại nặng có thể gây độc hại cho sức khỏe con người nhưng chúng gây hậu quả khác nhau trên những con người cụ thể khác nhau. Sự nhiễm độc kim loại nặng không phải là hiện tượng chỉ có trong thời hiện đại. Các nhà sử học đã nói đến trường hợp ô nhiễm rượu vang và nước nho do dùng bình chứa và dụng cụ đun nấu thức ăn làm bằng chì như là một nguyên nhân làm suy yếu và sụp đổ đế quốc La Mã. Bệnh điên dại Alice ở Wonderland hồi thế kỷ 19 ở những người làm mũ do họ đã dùng thủy ngân như một loại nguyên liệu. Họ thường bị rối loạn ý thức do nhiễm độc thủy ngân. Sự nhiễm độc kim loại nặng đã tăng lên nhanh chóng từ những năm 50 của thế kỷ trước do hậu quả của việc sử dụng ngày càng nhiều các kim loại nặng trong các ngành sản xuất công nghiệp. Ngày nay sự nhiễm độc mãn tính có thể xuất phát từ việc dùng chì trong sơn, nước máy, các hóa chất trong quá trình chế biến thực phẩm, các sản phẩm “chăm sóc con người” (mỹ phẩm, dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc, thuốc đánh răng, xà phòng,…). Trong xã hội ngày nay, con người không thể tránh được sự nhiễm các hóa chất độc và các kim loại. Độc tính của các kim loại nặng chủ yếu do chúng có thể sinh các gốc tự do, 4 đó là các phần tử mất cân bằng năng lượng, chứa những điện tử không cặp đôi chúng chiếm điện tử từ các phân tử khác để lặp lại sự cân bằng của chúng. Các gốc tự do tồn tại tự nhiên khi các phân tử của tế bào phản ứng với O2 (bị ôxi hóa ) nhưng khi có mặt các kim loại nặng – tác nhân cản trở quá trình ôxi hóa, sẽ sinh ra các gốc tự do vô tổ chức, không kiểm soát được. Các gốc tự do này phá hủy các mô trong toàn cơ thể gây nhiều bệnh tật. Trong phạm vi bản luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến độc tính của ba kim loại As, Cd và Pb ba trong số các kim loại thuộc chương trình nghiên cứu đánh giá môi trường của EU(2001) cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. 1.3. Gi i thi u chung v Cadimi v Chìớ ệ ề à Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố Cadimi (Cd) nằm ở ô số 48, thuộc nhóm IIB, chu kỳ V. Nguyên tử Cd có các obitan d đã điền đủ 10 electron. Cấu hình electron của Cadimi (Z=48): [Kr]4d 10 5s 2 . Nguyên tố Chì có số thứ tự 82, thuộc nhóm IVA, chu kỳ VI. Cấu hình electron của Chì (Z = 82): [Xe]4f 14 5d 10 6s 2 6p 2 . Trong thiên nhiên, Cd tồn tại ở dạng bền vững là Cd(II). Trữ lượng của Cadimi trong vỏ Trái đất là 7,6.10 -6 % tổng số nguyên tử (tương ứng). Khoáng vật chính của Cadimi là grenokit (CdS ), khoáng vật này hiếm khi tồn tại riêng mà thường ở lẫn với khoáng vật của Kẽm, và của Thuỷ ngân là xinaba hay thần sa (HgS). Chì trong tự nhiên chiếm khoảng 0,0016% khối lượng vỏ Trái đất, phân bố trong 170 khoáng vật khác nhau nhưng quan trọng nhất là galena (PbS), anglesite (PbSO 4 ) và cerussite (PbCO 3 ), hàm lượng Chì trong các khoáng lần lượt là 88%, 68% và 77%. 5 1.3.1. Tính ch t lý, hóa c a Cadimi v Chìấ ủ à 1.3.1.1. Tính ch t v t lý ấ ậ Cadimi là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo, dễ rèn. Chì kim loại có mầu xám xanh, mềm, bề mặt Chì thường mờ đục do bị oxi hóa. Bảng 1.1: Một số hằng số vật lý quan trọng của Cadimi và Chì Hằng số vật lý Cd Pb Khối lượng nguyên tử Nhiệt độ nóng chảy Nhiệt độ sôi Tỉ khối (25 0 C) Độ dẫn điện (25 0 C) Bán kính nguyên tử (đvC) ( 0 C) ( 0 C) (kg.m -3 ) (Ohm -1 .m -1 ) ( o A ) 112,411 321 767 8,36 1,3.10 6 1,56 207,21 327,4 1737 11,34 4,84.10 6 1,74 1.3.1.2. Tính chất hoá học Cadimi là nguyên tố tương đối hoạt động. Trong không khí ẩm, Cd bền ở nhiệt độ thường nhờ có màng oxit bảo vệ. Nhưng ở nhiệt độ cao, nó cháy mãnh liệt với ngọn lửa màu sẫm: Cd + O 2 = CdO ở điều kiện thường, Chì bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành lớp oxit bền, mỏng bao phủ bên ngoài kim loại. 2Pb + O 2 = 2PbO Khi ở nhiệt độ cao, chúng phản ứng được với các phi kim như Lưu huỳnh, Halogen (X 2 ) Pb + X 2 = PbX 2 Cd + S = CdS 6 t o t o t o Cd tác dụng dễ dàng với axit không phải là chất oxi hoá, giải phóng khí Hiđro. Cd + HCl = CdCl 2 + H 2 ↑ Với dung dịch: Cd + 2H 3 O + + H 2 O = [Cd(H 2 O) 2 ] 2+ + H 2 ↑ Chì chỉ tương tác trên bề mặt với dung dịch H 2 SO 4 dưới 80% và HCl loãng do bị bao phủ bởi lớp muối khó tan (PbCl 2 , PbSO 4 ). Nhưng nó tan được trong dung dịch đặc hơn của các axit đó (do lớp muối bao bọc tan ra) và trong axit HNO 3 tại mọi nồng độ. PbCl 2 + 2HCl = H 2 [PbCl 4 ] PbSO 4 + H 2 SO 4 (đn) = Pb(HSO 4 ) 2 3Pb + 8HNO 3 = 3Pb(NO 3 ) 2 + 2NO↑ + 4H 2 O Chì còn có khả năng phản ứng với dung dịch kiềm (KOH, NaOH) đặc, nóng giải phóng Hidro. Pb + 2KOH + 2H 2 O = K 2 [Pb(OH) 4 ] + H 2 ↑ 1.3.2. Các h p ch t chính c a Cadimi v Chìợ ấ ủ à 1.3.2.1. Các oxit Oxit quan trọng của Cadimi là CdO, nó có màu từ vàng đến nâu gần như đen tuỳ thuộc vào quá trình chế hoá nhiệt, nóng chảy ở 1813 0 C, có thể thăng hoa không phân huỷ khi đun nóng. CdO không tan trong nước, tan trong axit và kiềm nóng chảy: CdO + 2KOH (nc) = K 2 CdO 2 + H 2 O (Kali cadimiat) CdO có thể điều chế bằng cách đốt cháy kim loại trong không khí hoặc nhiệt phân hiđroxit hay các muối cacbonat, nitrat: 7 t o 2Cd + O 2 = 2CdO Cd(OH) 2 = CdO + H 2 O Chì có hai oxit là PbO và PbO 2 , tương ứng với các số oxi hóa +2, +4. PbO tan ít trong nước, khi nung nóng trong không khí bị oxi hóa thành Pb 3 O 4 . PbO 2 mầu nâu đen, khi nung nóng mất dần oxi chuyển thành các oxit khác, đồng thời chuyển mầu dần sang vàng. PbO 2 là oxit lưỡng tính, không tan trong nước, tan trong kiềm dễ hơn trong axit. PbO 2 + 2KOH + 2H 2 O = K 2 [Pb(OH) 6 ] PbO 2 là một trong những chất oxi hóa mạnh, nó có thể oxi hóa Mn(II) thành Mn(VII) trong môi trường axit, oxi hóa Cr(III) lên Cr(VI) trong môi trường kiềm, do vậy nó được dùng để làm ắcquy Chì. 1.3.2.2. Các hydroxit Hydroxit của Cadimi Cd(OH) 2 là kết tủa nhầy ít tan trong nước và có màu trắng, tính lưỡng tính thể hiện không rõ ràng, tan trong dung dịch axit, không tan trong dung dịch kiềm mà chỉ tan trong kiềm nóng chảy. Tan trong dung dịch NH 3 tạo thành hợp chất phức Cd(OH) 2 + 4NH 3 = [Cd(NH 3 ) 4 ](OH) 2 Pb(OH) 2 thể hiện tính lưỡng tính, tan được trong cả axit và kiềm. Cả hai hydroxit trên đều không tan trong nước, chúng dễ mất nước khi nung nóng trở thành oxit. Me(OH) 2 → MeO + H 2 O Chì(IV) hydroxit kết tủa nhầy, mầu xám nâu, không tồn tại dạng Pb(OH) 4 mà ở dạng PbO 2 .xH 2 O với thành phần biến đổi. Nó là hydroxit lưỡng tính nhưng tính axit mạnh hơn tính bazơ. 1.3.2.3. Các mu i c tr ngố đặ ư 8 t o t o t o Các muối Halogenua (trừ Florua), nitrat, sunfat, peclorat và axetat của Cd(II) đều dễ tan trong nước còn các muối sunfua, cacbonat, hay orthophotphat và muối bazơ đều ít tan. Trong dung dịch nước các muối Cd 2+ bị thuỷ phân: Cd 2+ + 2H 2 O = Cd(OH) 2 + 2H + Cd 2+ có khả năng tạo nhiều hợp chất phức, các phức thường gặp là: [CdX 4 ] 2+ (X = Cl - , Br - ,I - và CN - ); [Cd(NH 3 ) 4 ] 2+ ; [Cd(NH 3 ) 6 ] 2+ Các đihalogenua của Cd là chất ở dạng tinh thể màu trắng, có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao. Các muối Pb(II) thường là tinh thể có cấu trúc phức tạp, không tan trong nước, trừ Pb(NO 3 ) 2 , Pb(CH 3 COO) 2 , PbSiF 6 . Các muối của Pb(II) như Pb(NO 3 ) 2 , PbCl 2 … đều bền và độc với con người và động vật. 1.3.2.4 Độc tính của Cd và Pb Cadimi là một nguyên tố rất độc đối với môi trường sống cũng như đối với con người. Đối với các động, thực vật sống dưới nước, tính độc hại của Cadimi ngang với độc tính của Ni và Cr(III) và có phần kém độc hơn so với Hg(CH 3 ) 2 và Cu. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào từng loài, từng điều kiện của sự ảnh hưởng của Cd. ở hàm lượng 0,02-1 mg/l Cd sẽ kìm hãm quá trình quang hợp và phát triển của thực vật. Hàm lượng cho phép của Cd trong nước là 1 µg/l. Đối với con người, Cd có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ như tiếp xúc với bụi Cd, ăn uống các nguồn có sự ô nhiễm Cd Cd thường được tích luỹ dần trong thận, gây triệu chứng độc mãn tính. Nếu để lâu có thể gây mất chức năng thận và sự mất cân bằng các thành phần khoáng trong xương, phá huỷ xương, gây thiếu máu, gây ung thư. Liều lượng 30 mg cũng đủ dẫn đến tử vong. Cũng có nhiều giả thiết cho rằng Cd có thể thay thế Zn trong cơ thể làm giảm khả năng sản sinh tế bào. 9 Các hợp chất của Chì đều độc đối với động vật. Mặc dù, Chì không gây hại nhiều cho thực vật nhưng lượng Chì tích tụ trong cây trồng sẽ chuyển qua động vật qua đường tiêu hóa. Do vậy, Chì không được sử dụng làm thuốc trừ sâu. Chì kim loại và muối sunphua của nó được coi như không gây độc do chúng không bị cơ thể hấp thụ. Tuy nhiên, các muối Chì tan trong nước như PbCl 2 , Pb(NO 3 ) 2 , Pb(CH 3 COO) 2 rất độc. Khi xâm nhập vào cơ thể động vật, Chì gây rối loạn tổng hợp hemoglobin, giảm thời gian sống của hồng cầu, thay đổi hình dạng tế bào, xơ vữa động mạch, làm con nguời bị ngu đần, mất cảm giác Khi bị ngộ độc Chì sẽ có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, ăn không ngon miệng, buồn nôn và co cơ. Dưới đây là một vài số liệu được nêu từ tiêu chuẩn Việt Nam: Bảng1. 2: Giới hạn tối đa kim loại nặng trong thực phẩm Theo quyết định 46-2007-BYT quy định mức giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm STT Tên kim loại Loại thực phẩm Ml ( mg/kg) 1 Cd Sữa và các sản phẩm từ sữa 1.0 Nước giải khát dùng ngay 1.0 2 Pb Sữa và các sản phẩm từ sữa 0.02 Các loại nước ngọt và nước hoa qua đóng chai 0.05 1.4. Các ph ng pháp xác nh Cadimi v Chì ươ đị à 10 [...]... kiện tối ưu để tách và làm giàu cadimi và chì bằng việc sử dụng phương pháp chiết pha rắn • Khảo sát sử dụng vật liệu cột nhồi Muromac A1 làm vật liệu cột nhồi SPE để tách, làm giàu Cd(II) và Pb(II) trong mẫu : Nhựa Muromac A1 là loại khá thông dụng hiện nay, với nhóm chức iminodiacetic axit (IDA) tồn tại ở nhiều dạng khác nhau tùy theo PH của môi trường Nhựa Muromac A1 đã được áp dụng để tách khoảng... càng loại iminodiacetic axit (Muromac A1) để tách và làm giàu lượng vết cadimi và chì trong một số đối tượng môi trường Thực hiện phân tích mẫu đã tách và làm giàu bằng thiết bị đo hấp phụ nguyên tử ngọn lửa thông dụng hiện nay (AA-6800, AI-1200, SF- 9/800 Áp dụng kết quả phương pháp tiến hành khảo sát, phân tích hàm lượng cadimi và chì trong một số mẫu nước ngọt và mẫu sữa đang được lưu hành trong. .. hợp hemoglobin, giảm thời gian sống của hồng cầu, thay đổi hình dạng tế bào, xơ vữa động mạch Việc sử dụng phương pháp chiết pha rắn ở điều kiện động để tách làm giàu lượng vết cadimi và chì trong một số đối tượng môi trường ( nước ) có nhiều ưu điểm như sau : • Phương pháp tiến hành khá đơn giản, có thể thực hiện được trong hầu hết các phòng thí nghiệm thông thường và trong điều kiện thiếu cơ sở vật... được ứng dụng rất rộng rãi trong phân tích rất nhiều đối tượng khác nhau đặc biệt là trong các lĩnh vực phân tích vết và siêu vết phục vụ nghiên cứu sản xuất vật liệu bán dẫn, vật liệu hạt nhân, nghiên cứu địa chất và môi trường 1.5 Một số phương pháp tách và làm giàu lượng vết ion kim loại nặng Trong thực tế phân tích, hàm lượng các chất trong mẫu, đặc biệt là hàm lượng các ion kim loại nặng thường... công cụ phân tích Vì vậy, trước khi xác định chúng cần phải tách và làm giàu Để tách và làm giàu các kim loại nặng trong nước thường dùng một số phương pháp dưới đây: 18 1.5.1 Phương pháp cộng kết Cộng kết là phương pháp kết tủa chất cần phân tích bằng cách đưa thêm những chất kết tủa đồng hình, thường gọi là chất góp, vào đối tượng phân tích để cộng kết các nguyên tố khi hàm lượng của chúng rất nhỏ... lỏng 19 * Nguyên tắc: Phương pháp dựa trên sự phân bố chất tan khi được tạo thành ở dạng phức liên hợp hay ion phức vòng càng không mang điện tích giữa hai pha không trộn lẫn, thường là các dung môi hữu cơ và nước Tách và làm giàu chất bằng phương pháp chiết lỏng- lỏng có nhiều ưu điểm hơn so với một số phương pháp làm giàu khác và sự kết hợp giữa phương pháp chiết với các phương pháp xác định tiếp theo... tử thường được sử dụng ở nước ta Lượng cadimi và chì thường là rất nhỏ trong các mẫu nước ngọt đóng chai và sữa Do vậy luận văn tập chung nghiên cứu việc sử dụng phương pháp chiết pha rắn để tách và làm giàu lượng vết cadimi và chì trong các mẫu thực phẩm, sử dụng thiết bị đo quang phổ hấp thụ ngọn lửa (FAAS) xác định hàm lượng tổng cadimi và chì trong mẫu Để thực hiện mục tiêu, quá trình nghiên cứu... dung môi chiết là MIBK 1.5.3 Phương pháp chiết pha rắn (SPE) 1.5.3.1 Định nghĩa về chiết pha rắn Chiết pha rắn (SPE) (Solid- Phase Extraction) là quá trình phân bố chất tan giữa hai pha lỏng- rắn Pha rắn có thể là các hạt silicagen xốp, các polime hữu cơ hoặc các loại nhựa trao đổi trao đổi ion hay than hoạt tính Quá trình chiết có thể thực hiện ở điều kiện tĩnh hay động Các chất bị giữ lại trên pha rắn. .. 15 nguyên tố kim loại như : V, Ba, Be, Fe, Cu, Pb, Zn, Co, Ni, Cd, Mn trong các loại nước biển và các loại nước tự nhiên Vấn đề đặt ra là nghiên cứu sử dụng Muromac A1 để tách và làm giàu Cd(II) Và Pb(II) trong mẫu 26 với các điều kiện như nhiệt độ, PH, dung môi giải hấp, tốc độ dòng pha động để thu được kết quả tối ưu • Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng như PH, tốc độ dòng, dung môi dùng làm pha động, quá... các ion gây nhiễu để tối ưu hóa quá trình chiết pha rắn Từ đó xây dựng hoàn chỉnh quy trình cho quá trình tách, làm giàu Cd(II) và Pb(II) với cột chiết Chelex-100 Tính toán các kết quả thu được của phương pháp : độ làm giàu, khả năng chọn lọc, giới hạn nồng độ Cd(II) mà phương pháp có thể áp dụng Bước 2 : Sử dụng thiết bị đo quang phổ hấp thụ nguyên tử để xác định lượng cadimi và chì trong mẫu Các mẫu . thiết yếu, cấp bách và được toàn xã hội quan tâm. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “ Sử dụng phương pháp chiết pha rắn để tách và làm giàu kim loại nặng trong một số đối tượng môi trường . 1 CHƯƠNG. giữa hai pha không trộn lẫn, thường là các dung môi hữu cơ và nước. Tách và làm giàu chất bằng phương pháp chiết lỏng- lỏng có nhiều ưu điểm hơn so với một số phương pháp làm giàu khác và sự. vết và siêu vết phục vụ nghiên cứu sản xuất vật liệu bán dẫn, vật liệu hạt nhân, nghiên cứu địa chất và môi trường 1.5. Một số phương pháp tách và làm giàu lượng vết ion kim loại nặng Trong