1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu giá trị du lịch của thăng long tứ trấn phục vụ loại hình du lịch tâm linh trên địa bàn hà nội

60 747 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường Đại Học Dân Lập Đông Đô Khoa Du Lịch O0O KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA THĂNG LONG TỨ TRẤN PHỤC VỤ LOẠI HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI” GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS – TS NGUYỄN THỊ HẢI Sinh Viên Thực Hiện : PHẠM ĐẠI PHÚC Khóa : K15VH1 (2009 – 2013) Chuyên Ngành : Văn Hóa Du Lịch ’ HÀ NỘI, 2013 LỜI CẢM ƠN Dưới sự dẫn dắt chỉ bảo tận tình của thầy cô trong khoa Du Lịch –Trường Đại Học Dân Lập Đông Đô, trong suốt 4 năm học vừa qua em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, những vốn sống thực tế quý báu trong hành trang bước vào đời. Đặc biệt, trong năm học cuối cùng của quãng đời sinh viên này đối với em là một kỉ niệm đẹp mãi không quên, các thầy cô đã dậy bảo em trong những năm vừa qua, để giờ đây em vận dụng những kiến thức đã học, để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô giáo, Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hải – Người đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong thời gian hướng dẫn tìm hiểu đề tài và hoàn thành bài khóa luận. Em xin cảm ơn Thầy giáo, Tiến Sĩ Vũ Đình Thụy – Trưởng Khoa Du Lịch và các thầy cô giáo trong Khoa Du lịch đã giúp đỡ em nhiều trong những năm học vừa qua. Em xin gửi lời cảm ơn đền những người thân trong gia đình, bạn bè đã cổ vũ động viên tinh thần giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Mặc dù em đã cố gắng nhiều những không tránh được những thiếu sót trong quá trình làm khóa luận, do thời gian có hạn và kiến thức kinh nghiệm còn ít, nên khóa luận còn nhiều thiếu sót. Em rất mong có được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của thầy cô giáo để quá trình học tập nghiên cứu tiếp theo của em tiến bộ nhiều hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2013. Sinh viên thực hiện: Phạm Đại Phúc MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2.M ục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu của đề tài 4 Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch tâm linh 5 1.1 Các khái niệm liên quan 5 1.1.1 Khái niệm văn hóa 5 1.1.2 Khái niệm tâm linh 6 1.1.3 Khái niệm Văn hóa tâm linh 6 1.1.4 Khái niệm du lịch tâm linh 7 1.2 Đặc điểm Văn hóa tâm linh ở Việt Nam 8 1.3 Giá trị văn hóa tâm linh đối với du lịch 10 1.4 Các đối tượng gắn với giá trị văn hóa tâm linh 12 1.4.1 Đền 12 1.4.2 Chùa 15 1.4.3 Phủ 16 1.4.4 Đình 16 1.4.5 Am 17 1.4.6 Nghè 18 1.4.7 Điếm 18 1.4.8 Quán 18 1.4.9 Miếu 18 1.4.10 Đàn 19 Chương 2: Giá trị văn hóa tâm linh của Thăng Long Tứ Trấn và thực trạng khai thác phục vụ du lịch 20 20 2.1 Giới thiệu khái quát Thăng Long Tứ Trấn 20 2.2 Các giá trị văn hóa tâm linh của Thăng Long Tứ Trấn 21 2.2.1 Đền Bạch Mã 21 2.2.2 Đền Quán Thánh 27 2.2.3 Đền Kim Liên 31 2.2.4 Đền Voi Phục 36 2.3 Thực trạng khai thác phục vụ du lịch ở Thăng Long Tứ Trấn 40 2.3.1 Các tổ chức quản lí Thăng Long Tứ Trấn 40 2.3.2. Các hoạt động dịch vụ văn hóa tâm linh tại Thăng Long Tứ Trấn 42 2.3.3. Đối tượng Khách du lịch Thăng Long Tứ Trấn 43 2.3.4 Một số chương trình tour du lịch tham quan Thăng Long Tứ Trấn 44 2.3.5 Những ưu điểm và nhược điểm 47 Chương 3: Một số giải pháp phát huy giá trị của Thăng Long Tứ Trấn phục vụ du lịch 48 3.1 Giải pháp về tổ chức và quản lí 48 3.2 Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch 48 3.3 Giải pháp về nguồn nhân lực 49 3.4 Giải pháp về cảnh quan 50 3.5 Giải pháp về tăng cường tuyên truyền, quảng bá và hoạt động nghiên cứu 50 3.6 Giải pháp nâng cao nhận thức người dân 51 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu, một hiện tượng phổ biến trong nền kinh tế xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Hoạt động du lịch đã thu hút lực lượng lao động, tạo ra nhiều việc làm trong ngành du lịch, góp phần lớn vào việc phát triển nền kinh tế đất nước. Do vậy nhiều quốc gia trên thế giới đã chú trọng đến việc phát triển ngành du lịch trở thành một ngành mũi nhọn, một ngành công nghiệp thực thụ. Ở nước ta hiện nay cũng đang có sự chuyển biến lớn về kinh tế, từng bước phát triển về cơ sở hạ tầng, thúc đẩy ngành du lịch tiền lên, nhờ đó mà số du khách quốc tế và nội địa tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Do số lượng du khách đông đảo, thành phần du khách khác nhau nên cũng có nhiều loại hình du lịch khác nhau được thực hiện: du lịch văn hóa, du lịch mua sắm, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch dưỡng sinh, du lịch về nguồn,… Trong những năm gần đây, một loại hình du lịch khá thu hút khách, đó là du lịch Văn hoá Tâm Linh – thăm quan tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa tâm linh. Mới gần đây xuất hiện một tập sách đồ sộ có nhan đề là ‘‘Tích hợp đa văn hóa đông tây cho một chiến lược giáo dục tương lai’’, tác giả Nguyễn Hoàng Phương, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995 có đề cập khá nhiều đến vấn đề tâm linh, và có đưa ra nhận xét: ‘Tâm linh là nghi lễ ma thuật của các tộc người nguyên thủy.Tâm linh là bói toán, tiên tri ở thời cổ đại.Tâm linh là tôn giáo, thần học ở thời trung cổ.Ở thời cận hiện đại, tâm linh là ngoại cảm, tâm linh là sự hài hòa vũ trụ, biểu hiện ở‘‘ý thức con người là một tiểu vũ trụ’’tâm linh là chủ nghĩa duy linh. Đặc biệt là sự khẳng định chắc chắn của tác giả: ‘‘Các hiện tượng tâm linh sẽ trở thành khoa học thống soái của các thế kỉ sau, cũng như khoa học vật lí là đế vương của thế kỉ này’’(Tích hợp đa văn hóa Đông – Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai, Nguyễn Hoàng Phương, nxb Giáo dục, Hà Nội – 1995, trang 727). 1 Như vậy, vấn đề tâm linh đang được nhiều người quan tâm chú ý tới, do đó trong khoảng thời gian những năm gần đây các chương trình tour du lịch văn hóa tâm linh ngày càng phát triển mạnh. Hà nội là thủ đô của Việt Nam, có hang ngàn di tích văn hóa, lịch sử hấp dẫn, là nguồn tài nguyên lớn cho ngành du lịch phát triển. Thăng Long Tứ Trấn – bốn ngôi đền Trấn Yểm bốn Phương Đông Tây Nam Bắc trên long mạch lớn Hà Nội, đã có từ lâu đời, là đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Làm thế nào để thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Thăng Long Tứ Trấn, lam thế nào để bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Đó đang là những câu hỏi đặt ra cho ngành du lịch nói chung và cho địa điểm du lịch Thăng Long Tứ Trấn nói riêng. Đó cũng là lí do mà em chọn đề tài “Nghiên cứu giá trị du lịch của Thăng Long Tứ Trấn phục vụ loại hình du lịch tâm linh trên địa bàn Hà Nội’’. 2.M ục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Mục tiêu : Tìm hiểu và đưa ra những đánh giá về những giá trị quý báu và hiện trạng du lịch của Thăng Long Tứ Trấn, từ đó nhấn mạnh khả năng phục vụ du lịch tâm linh trên địa bàn Hà Nội, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách đến với những di tích văn hóa tâm linh ngày càng nhiều. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài : Nghiên cứu khả năng khai thác tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh tại 4 Đền thờ, Đền Bạch Mã, Đền Quán Thánh, Đền Kim Liên, Đền Voi Phục. Đề tài cũng sẽ trở thành một tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu tìm hiểu về Thăng Long Tứ Trấn, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 3. Đối tượng nghiên cứu. Giá trị văn hóa tâm linh của Thăng Long Tứ Trấn phục vụ du lịch tâm linh về các di tích lịch sử văn hóa tâm linh ‘‘Thăng Long Tứ Trấn’’: Thăng Long Tứ Trấn gồm có bốn ngôi đền thờ lớn trấn giữ bốn Phương Đông Tây Nam Bắc của Hà Nội: 2 Trấn Bắc: Đền Quán Thánh nằm ở ngã tư đường Thanh Niên và Quán Thánh. Trấn Nam: Đền Kim Liên nằm trên đường Kim Liên mới, phường Đống Đa. Trấn Đông: Đền Bạch Mã: số nhà 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm. Trấn Tây: Đền Voi Phục tọa lạc bên hồ Thủ Lệ, nay thuộc phường Cầu Giấy, Quận Ba Đình. 4. Phạm vi nghiên cứu. Khóa luận tập trung nghiên cứu dựa trên giá trị tâm linh những nguồn tài liệu khác nhau nhằm tiếp cận với Thăng Long Tứ Trấn dưới góc độ một sinh viên du lịch để hiểu rõ hơn những tiềm năng vốn có, từ đó đề ra một số giải pháp tiếp tục phát triển hơn nữa tiềm năng đó nhằm thu hút ngày càng đông đúc lượng khách du lịch đến với Thăng Long Tứ Trấn, thực trạng du lịch và phương hướng thúc đẩy du lịch tại Thăng Long Tứ Trấn trên phạm vi một bài khóa luận tốt nghiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện được nhiệm vụ của đề tài, có một số phương pháp chủ yếu sau đây: Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa: Phương phát này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá một cách khách quan về tài nguyên du lịch ,việc khảo sát giúp em có cái nhìn thực tế và tổng quát hơn về tài nguyên du lịch mà trước đó em vốn chỉ biết qua sách vở ,báo chí ,mặt khác nó giúp người nghiên cứu có thể khẳng định được tính chính xác của thông tin. Phương pháp thống kê: Tổ chức sử lý các số liệu ,thu thập số liệu về đối tượng nghiên cứu Phương pháp tra cứu, thu thập tài liệu: Đây là phương pháp có tính hệ thống cao , mang lại hiệu quả nhất định cho người thực hiện ,phương pháp này ta phải thu thập thông tin chính xác nhất, cần thiết nhất phù hợp với mục đích và yêu cầu của bài. 3 6. Kết cấu của đề tài. Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phục lục có 3 chương chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch tâm linh. Chương 2: Giá trị văn hóa tâm linh của Thăng Long Tứ Trấn và thực trạng khai thác phục vụ du lịch. Chương 3: Một số giải pháp phát huy giá trị của Thăng Long Tứ Trấn phục vụ du lịch. 4 Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch tâm linh. 1.1 Các khái niệm liên quan. 1.1.1 Khái niệm văn hóa. Hiện nay có tới hơn 300 định nghĩa về văn hóa.Trong đó quen thuộc thường hay nhắc đến đó là khái niệm văn hóa của Taylor – nhà dân tộc người Anh nêu ra năm 1871: “Văn hóa là những tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng và thói quen con người đạt được với tư cách là thành viên trong xã hội”.Hoặc theo Paulmush: “Văn hóa là toàn bộ những hình ảnh đã nắm bắt được soi sáng và chuyển dịch các hình ảnh ấy vào trong tập quán cá nhân và tập thể”. Theo Các Pốp – nhà văn Liên Xô trước đây: “Văn hóa là toàn bộ những của cải vật chất và tinh thần, kết quả của những hoạt động có tính chất xã hội và lịch sử của loài người (…) Văn hóa là một hiện tượng nhiều mặt phức tạp liên quan đến nền sản xuất và chế độ kinh tế của đời sống xã hội – văn hóa biểu hiện trong một mặt của đời sống xã hội”. Mới đây nhân dịp phát động thập kỉ thế giới phát triển văn hóa (1988 – 1997), tổ chức văn hóa thế giới Unessco đã công bố định nghĩa mới về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Nó không thuần túy bó hẹp trong các sáng tác nghệ thuật mà bao gồm cả phương thức sống, những quyền con người cơ bản, truyền thống, tín ngưỡng”. Những khái niệm văn hóa trên tuy chưa trực tiếp nhắc đến chữ tâm linh nhưng đã nhắc đến tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, truyền thống, những chữ gắn liền với tâm linh, với niềm tin thiêng liêng. Niềm tin thiêng liêng về những vị thần hộ mệnh đã hình thành tín ngưỡng thờ thần ở làng xóm, gia đình. Niềm tin về biểu tượng mẹ đã hình thành tín ngưỡng thờ mẫu ở nước ta.Phật giáo, Đạo giáo, Gia Tô giáo được duy trì đến ngày nay là có niềm tin thiêng liêng của tín đồ các tôn giáo 5 [...]... hút khách du lịch hiện nay thì chúng ta thấy tỉ lệ du lịch tâm linh trong tổng thể nền du lịch của nước ta là không nhỏ, nếu không muốn nói du lịch tâm linh chiếm một tỷ trọng ngang bằng với các loại hình du lịch khác cộng lại 1.2 Đặc điểm Văn hóa tâm linh ở Việt Nam Văn hóa tâm linh có những biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng trong đời sống của người Việt, ăn sâu vào mọi mặt đời sống: tâm linh trong... phố cổ Hà Nội Đây là ngôi đền cổ nhất của kinh thành Thăng Long – thủ đô Hà Nội Bức hoành phi treo trên cao toàn tiền thế với bốn chữ ‘‘Đông trấn chính từ’’ đã nói rõ đây là đền trấn phía Đông trong Thăng Long tứ trấn linh diệu của kinh đô xưa Đền thờ ‘ Long Đỗ thần quân Quảng Lợi Bạch Mã đại vương’’, tức thần Long Đỗ Thần Long Đỗ họ Tô tên Lịch, xuất hiện ở thế kỉ IV, là người đứng đầu Làng – Hà Nội. .. tố tâm linh tạo nên chiều sâu, sức sống co nền văn hóa cộng đồng, dân tộc 1.3 Giá trị văn hóa tâm linh đối với du lịch Với các công trình kiến trúc thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật phục vụ tôn giáo tín ngưỡng của người dân thì ở đó chứa đựng giá trị tâm linh tinh thần rất lớn Sự tồn tại của nó gắn liền với sự tồn tại của linh thiêng – một huộc tính vốn có, không thể thiếu trong hoạt động tâm linh. .. thắng Hà Nội: ‘ Tứ trấn giống như bốn vì sao sáng, không chỉ bảo vệ thế mạnh quân sự mà còn góp phần phát triển kinh tế, giữ gìn thuần phong mỹ tục và sự hào hoa phong nhã của người Hà Nội ’ 2.2 Các giá trị văn hóa tâm linh của Thăng Long Tứ Trấn 2.2.1 Đền Bạch Mã Đền Bạch Mã thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số nhà số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, trung tâm. .. thực trạng khai thác phục vụ du lịch 2.1 Giới thiệu khái quát Thăng Long Tứ Trấn Tứ trấn của Thăng Long – Hà Nội là nơi thờ bốn vị thần đã được phong sắc qua các thời kì, trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn tồn tại bền vững trong ý niệm tốt đẹp của người dân Tứ trấn là một trong những kiến trúc văn hóa, được tôn tạo để chào đón Hà Nội 1.000 năm tuổi Thời kì đất nước còn sơ khai, có nhiều hiện... du lịch bền vững thì các điểm tham quan du lịch phải tồn tại bền vững lâu dài Dưới góc độ này, hệ thống di tích lịch sử văn hóa tâm linh chính là những công trình bền vững nhất trong các loại hình kiến trúc trên tất cả các giác độ Về hoạt động du lịch, dịch vụ ở Việt Nam, trong khi chúng ta chưa xây dựng được một cách đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, chưa có nhiều các khu du lịch. .. lên nhau, nơi hàng năm nhà Vua đến tế Trời Đàn xã tắc, cũng gọi là Đàn phương trạch (hồ vuông) gồm hai lớp bệ hình vuông, nơi hàng năm, ngày xuân Vua đến tế Thần Xá Tắc (Thần Đất, Thần Lúa) Ở các tỉnh lị thời Nguyễn thường đắp Đàn Tiên Nông, nơi quan đầu tỉnh hàng năm đến tế Thần Sông, Thần Núi 19 Chương 2: Giá trị văn hóa tâm linh của Thăng Long Tứ Trấn và thực trạng khai thác phục vụ du lịch 2.1 Giới... và hạn chế những ảnh hưởng của nó đối với đời sống cộng đồng 1.1.4 Khái niệm du lịch tâm linh Du lịch tâm linh là gì ? du lịch tâm linh là kết hợp việc “đi cho biết đó biết đây” với “tín ngưỡng” Đó là hai nhu cầu cần thiết trong đời sống con người, nhằm mang lại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn 1) Đi cho biết đó biết đây chính là mục đích của du lịch nhằm mở mang kiến thức... hóa tâm linh còn là nơi lưu giữ, trưng bày, phô diễn những hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam, là nơi kết tinh các giá trị lịch sử – văn hóa – xã hội, là cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam trong tiến trình lịch sử Với những vai trò như trên, việc đưa các di tích văn hóa tâm linh trở thành sản phẩm du lịch là điều cần thiết Trong sự phát triển du lịch của. .. đặc biệt, bao hàm những giá trị tinh thần phong phú, cao siêu của con người, cao hơn khái niệm đời sống tinh thần Một nhà nghiên cứu nhận định: “Trong tâm linh đã hội tụ đủ: Lòng vị tha, Đạo đức, Tinh thần, Ý chí, Linh hồn v.v”…, cho rằng tâm linh là sự tồn tại siêu hình của con người… Tâm linh chính là biểu tượng trong đời sống tinh thần của con người với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó Không . cho địa điểm du lịch Thăng Long Tứ Trấn nói riêng. Đó cũng là lí do mà em chọn đề tài Nghiên cứu giá trị du lịch của Thăng Long Tứ Trấn phục vụ loại hình du lịch tâm linh trên địa bàn Hà Nội ’. 2.M. văn hóa tâm linh của Thăng Long Tứ Trấn và thực trạng khai thác phục vụ du lịch 20 20 2.1 Giới thiệu khái quát Thăng Long Tứ Trấn 20 2.2 Các giá trị văn hóa tâm linh của Thăng Long Tứ Trấn 21 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường Đại Học Dân Lập Đông Đô Khoa Du Lịch O0O KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA THĂNG LONG TỨ TRẤN PHỤC VỤ LOẠI HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN

Ngày đăng: 10/10/2014, 01:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w