6. Kết cấu của đề tài
2.1 Giới thiệu khái quát Thăng Long Tứ Trấn
Tứ trấn của Thăng Long – Hà Nội là nơi thờ bốn vị thần đã được phong sắc qua các thời kì, trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn tồn tại bền vững trong ý niệm tốt đẹp của người dân. Tứ trấn là một trong những kiến trúc văn hóa, được tôn tạo để chào đón Hà Nội 1.000 năm tuổi.
Thời kì đất nước còn sơ khai, có nhiều hiện tượng thiên nhiên lạ mà con người không thể giải thích .Do đó con người có suy nghĩ là nhờ các vị thần trấn giữ, để cuộc sống của người dân được bình yên, xã hội được phát triển. Hà Nội là trung tâm, là trái tim của cả đất nước, do đó việc trấn giữ được coi trọng bằng việc nhờ cậy bốn vị thần, trấn giữ bốn phương.
Bốn ngôi đền trấn ngự ở bốn phương. Đó là phương thức sáng tạo không gian thiêng, là quy hoạch của thành Thăng Long xưa, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Linh khí của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Tứ trấn tạo ra sức mạnh huyền diệu, thần quyền, hỗ trợ cho thế quyền, để uy lực của Thủ đô ngày càng vững mạnh, đất nước ngày càng yên vui.
Tứ trấn gồm: Đền Bạch Mã (phương Đông), thờ thần Long Đỗ, vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long, đền Voi Phục (phương Tây), thờ thần Linh Lang Đại Vương, đền Quán Thánh (phương Bắc), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, đền Kim Liên (phương Nam), thờ thần Cao Sơn.
Phía Đông tượng trưng cho màu hồng, thể hiện khả năng phát triển, do đó trấn phía Đông nhằm bảo vệ 36 phố phường Hà Nội, giúp cho việc phát triển công thương, dịch vụ của kinh thành. Trấn phía Tây nhằm bảo vệ uy lực quân sự. Trấn phía Bắc nhằm chống ngoại xâm, sự xâm nhập của các thế lực thù địch và trấn phía
Nam bảo vệ sự bình yên của Hà thành. Bốn ngôi đền trấn giữ bốn vị trí huyết mạch trên mảnh đất Thăng Long.
Nói như Tiến sĩ Nguyễn Doãn Tuân, Ban quản lí danh thắng Hà Nội: ‘‘Tứ trấn giống như bốn vì sao sáng, không chỉ bảo vệ thế mạnh quân sự mà còn góp phần phát triển kinh tế, giữ gìn thuần phong mỹ tục và sự hào hoa phong nhã của người Hà Nội’’