Giải pháp nâng cao nhận thức người dân

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị du lịch của thăng long tứ trấn phục vụ loại hình du lịch tâm linh trên địa bàn hà nội (Trang 56 - 60)

6. Kết cấu của đề tài

3.6 Giải pháp nâng cao nhận thức người dân

Thực tế khi lên thắp hương ở các Đền, Chùa, lễ vật thắp hương không cần đơn giản nhưng tinh khiết. Do trong đền thờ có nhiều hình thức thờ cúng khác nhau (thờ thần, thờ thánh, thờ Phật, thờ Mẫu,…) nên việc sắp lễ thắp hương khác nhau (thờ Thần, thờ Thánh, thờ Phật, thờ Mẫu,…) nên việc sắp lễ thắp hương cũng cần chú ý nhiều.

Đền là nơi thanh tịnh, tôn nghiêm nên vào dâng lễ hay vãn cảnh, người vào phải giữ được tôn nghiêm, thanh tịnh, không có những hành động, lời nói không hay không lịch sự, không ăn mặc hở hang, kệch cỡm.

Không tự tiện lấy tài sản của các Đền, Đình, Chùa, Miếu, Điện,… làm vật sở hữu của mình. Mọi vật ở những nơi thờ tự đó, dù chỉ là cành cây, viên gạch,… không ai được phép nhặt làm của riêng cho mình, trừ khi có sự cho phép của người quản lí.

Đồ được phép lấy khi có sự cho phép của người quản lí là hoa quả, bánh kẹo, oản, vài cành củi, lá cây, viên gạch… những loại hình người đến cúng coi là ‘‘lộc’’.

Trên các bàn thờ Phật thì tuyệt nhiên không được thắp hương lễ mặn, rượu và thuốc lá, vì những thứ này nhà Phật cấm kị. Nhiều người còn sắm cả tiền vàng, tiền

âm phủ và đồ mã. Khi lên thắp hương tại ban Phật, các loại tiền giấy âm phủ và cả tiền thật cũng không được phép đặt lên hương án của chính điện. Điều kiêng kị nữa là việc kẹp tiền vào mâm hoa quả dâng cúng, vì cách làm đó phạm luật tục dâng cúng phẩm vật tại chính điện, làm mất vẻ thanh tịnh thờ Phật.

Trên các bàn thờ Thánh, Thần, Mẫu, thì đơn giản hơn không yêu cầu khắt khe như thờ Phật, có thể sắm lễ mặn gà, giò, chả, rượu, trầu cau,… nhưng cũng không nên làm quá cầu kì, tốn kém.

Người dân đến Đền, Chùa, thắp hương chỉ mỗi người một nén là đủ. Không thắp nhiều hương gây tình trạng khói nhiều ám vào công trình kiến trúc, nhanh hỏng, lai dễ gây hỏa hoạn. Chỉ cần có lòng thành, không cần nhiều hương khói lễ vật.

Không nhét tiền vào các tượng thờ, vừa gây mất mỹ quan, vừa tạo cảm giác ‘‘đút lót’’ thần thánh. Nên để tiền vào trong hòm công đức thay cho việc nhét tiền vào tượng.

Khi vào Chùa lễ Phật, nên vào lễ ban Đức Ông trước, sau đó mới vào lễ ở Tam Bảo và các ban khác. Vào Đền lễ Thần Thánh thì lễ ở ngoài tiền đường trước, rồi sau đó vào lễ riêng trong các Cung Thánh ở trong.

KẾT LUẬN

Hà Nội mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ biết bao tinh hoa của đất trời Việt, trải bao thăng trầm của lịch sử, Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp rất riêng của Á Đông. Không quá ồn ào sôi động nhưng cũng không quá im lìm tĩnh lặng, Hà Nội mang trong mình những nét đẹp thanh cao tao nhã hài hòa truyền thống. Vốn được thiên nhiên đất trời ưu đãi về điều kiện tự nhiên và khí hậu, thêm vào đó lại có điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa xã hội, để nơi đây trở thành điểm hội tụ tinh hoa của cả nước. Người dân Hà Thành bao đời qua đã gửi tâm hồn mình vào những giá trị truyền thống, làm nên một Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Hà Nội đang từng ngày thay da đổi thịt, ngày càng đẹp hơn, văn minh hơn, hiện đại hơn. Song song với đó vẫn còn một Hà Nội truyền thống cổ kính, nho nhã lịch thiệp và những giá trị truyền thống quý báu. Nếu biết khai thác những giá trị đó một cách hợp lý thì Hà Nội sẽ càng hấp dẫn du khách hơn nữa bởi sự hiện đại và cổ kính của mình.

Nếu việc thờ Cao Sơn và Linh Lang là sự phát huy các giá trị cổ truyền của văn hóa dân tộc thì các đền Quán Thánh và Bạch Mã lại là tiếp thu tinh hoa văn hóa lớn của nhân loại ở ngay láng giềng gần gũi giúp cho dân tộc luôn đi lên bằng cả hai sức mạnh là nội lực và ngoại sinh. Tầm nhìn ấy của cha ông từ nghìn năm trước, ngày càng là bài học cho chúng ta, nhất là thời mở cửa, thông tin bùng nổ, chúng ta càng hòa đồng càng kết tinh. Trong cuộc cách mạng công nghiệp hóa hiện đại hóa, chúng ta đi sau nhưng biết đón đầu sẽ mau sánh bước cùng bầu bạn. Trong cả nước, đô thị hóa đang đà phi mã, nhiều thành phố mọc lên, song trong quy hoạch vẫn có thể học được ở Thăng Long Tứ Trấn tầm nhìn xuyên thời đại.

Thăng Long Tứ Trấn – niềm tự hào của nét đẹp văn hóa tâm linh nước ta, là những công trình mang kiến trúc cổ xưa, địa chỉ du lịch lí tưởng đối với những du khách muốn tìm hiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam. Bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta,

cũng đồng thời làm cho Thăng Long Tứ Trấn trở thành du lịch hấp dẫn có giá trị cao về mặt văn hóa.

Mặc dù cố gắng rất nhiều nhưng do vốn kiến thức thực tế còn ít, nên bài khóa luận còn nhiều sai sót và thiếu sót và hạn chế... Do đó em rất mong nhận được sự cảm thông và những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo.

Em xin chân thành cảm ơn Cô PGS – TS Nguyễn Thị Hải, cùng các Thầy Cô Trong Khoa Du Lịch Trường Đại Học Dân Lập Đông Đô đã giúp em hoàn thành bài khóa Luận này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách

1. Dương Văn Sáu – Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng Việt Nam – NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội – 2007 – 414 trang

2. Doãn Doan Trinh – Hà Nội Địa Chỉ Du Lịch Văn Hóa – NXB Văn Hóa Thông Tin – 203 – 371 trang.

4. Nguyễn Đăng Duy – Văn Hóa Tâm Linh – NXB Văn Hóa Thông Tin – 2009 – 301 trang.

5. Nguyễn Đăng Duy – Văn Hóa Tâm Linh – NXB Văn Hóa Thông Tin – 2009 – 301 trang.

6. Nguyễn Hoàng Phương – Tích hợp đa văn hóa đông tây cho một chiến lược giáo dục tương lai – NXB Giáo dục Hà Nội – 1995 – 727 trang.

7. Phạm Văn Khoái – Hán Nôm dành cho du lịch – NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội – 2007 – 373 trang.

8. Trương Thìn, Đại Đức Thích Nghiêm Minh – Lên Chùa Lễ Phật – NXB – Hà Nội – 2009 – 126 trang.

II. Internet

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị du lịch của thăng long tứ trấn phục vụ loại hình du lịch tâm linh trên địa bàn hà nội (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w