Các giá trị văn hóa tâm linh của Thăng Long Tứ Trấn

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị du lịch của thăng long tứ trấn phục vụ loại hình du lịch tâm linh trên địa bàn hà nội (Trang 26 - 60)

6. Kết cấu của đề tài

2.2 Các giá trị văn hóa tâm linh của Thăng Long Tứ Trấn

2.2.1 Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số nhà số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, trung tâm khu phố cổ Hà Nội. Đây là ngôi đền cổ nhất của kinh thành Thăng Long – thủ đô Hà Nội.

Bức hoành phi treo trên cao toàn tiền thế với bốn chữ ‘‘Đông trấn chính từ’’ đã nói rõ đây là đền trấn phía Đông trong Thăng Long tứ trấn linh diệu của kinh đô xưa. Đền thờ ‘‘Long Đỗ thần quân Quảng Lợi Bạch Mã đại vương’’, tức thần Long Đỗ.

Thần Long Đỗ họ Tô tên Lịch, xuất hiện ở thế kỉ IV, là người đứng đầu Làng – Hà Nội gốc, nổi tiếng nhân dức, hiếu thuận, được mọi người mến phục, tôn sùng. Do đấy Làng và cả dòng sông nước chảy quang Làng cũng được mang tên là Tô Lịch, truyền đến ngày nay.

Vì làng Tô Lịch dựa vào núi Long Đỗ (còn được gọi là núi Nùng Sơn – Núi Nùng, nay là khu vực Điện Kính Thiên, nằm trong Hoàng Thành Thăng Long) nên cũng có tên là ‘‘Hương Long Đỗ’’. Và Tô Lịch, người đứng đầu Hương Long Đỗ khi về cõi vĩnh hằng được thờ làm thần làng, vì thế cũng được gọi là thần Long Đỗ.

Trong thời đại Bức thuộc và chống Bắc thuộc, thần Long Đỗ – Tô Lịch đã nhiều làn hiển linh làm khiếp vía kẻ đô hộ ngoại bang.

Năm 545, Đức Lý Nam Việt Đế xây tòa thành đầu tiên trên đất Hà Nội cổ, chống quân xâm lược nhà Lương, ở ngay chỗ dòng sông mang tên của thần nên sử cũ chép đấy là tòa ‘‘Tô Lịch Giang Thành’’.

Năm 823, quan đô hộ nhà Đường là Lý Nguyên Gia, khi xây tòa La Thành vào đúng chỗ cũ của ‘‘Hương Long Đỗ’’, biết đây là nơi ở của người đứng đầu ‘‘Làng Tô Lịch’’ ngày xưa nên đã phải làm lễ phong Thần là ‘‘Thành Hoàng’’.

Năm 866, quan cai trị nhà Đường là Cao Biền, thấy Thần hiển linh ở cửa Đông thành Đại La, sau cuộc đấu pháp thuật bị thất bại đã phải xây đền thờ, tôn pong thần làm ‘‘Đỗ phủ Thành Hoàng thần quân’’. Khi đó Cao Biền đắp thành Đại La và chôn đồng, sắt để trấn yểm long mạch nước ta, thần đã làm mưa, gió, sấm, chớp đánh bật và làm nát vụn bùa của Cao Biền, khiến y phải lập đền thờ để mong được bình yên, lại thấy vượng khí nước Nam không thể mất nên vội cuốn gói về Bắc. Sự tích thần thì sách Lĩnh Nam trích quái chép rằng: ‘‘Đời Đường, Cao Biền đóng ở nước ta, đắp thêm La Thành. Vừa xây xong, một buổi sáng Biền dạo xem phía ngoài cửa đông thành. Bỗng trời nổi mưa to gió lớn, mây ngũ sắc từ dưới đất dâng lên, ánh sáng lóe mắt. Một dị nhân mặc áo màu sặc sỡ, trang sức trông kỳ vĩ, cưỡi Rồng đỏ, lơ lửng trong mây, khí thế ngùn ngụt, bay lên lượn xuống hồi lâu mới tan. Biền kinh ngạc cho là ma quỷ. Đêm ấy y mộng thấy thần nhân đến nói: Ông đừng có bụng ngờ, ta không phải là yêu khí. Ta chính là Long Đỗ Vương chính khí thần. Vì muốn xem thành mà hiện ra đó thôi.

Biền tỉnh dậy, than rằng: Ta không khuất phục được người phương xa chăng mà đến nỗi để cho ngoại quỷ dòm ngó, điều đó không hay của mình ru!

Có người khuyên lập đàn, dùng sắt đúc tượng để yểm, Biền y theo. Vừa đọc thần chú, trời bỗng mịt mù, mưa gió giật đùng đùng, tượng sắt nát vụn. Biền sợ hãi, y muốn về phương Bắc. Người đời thấy lạ, bèn lập đền thờ ở phía đông kinh thành gọi là đền Long Đỗ. Về sau Lý Thái Tổ dời đô ra đây, xây thành, lại mộng thấy thần tới chúc mừng. Vua nói: Người có thể chắc sẽ được hương lửa trăm năm chăng? Đáp: Mong thánh thượng được trường thọ vạn năm, thần đâu

há chỉ hưởng trăm năm lửa. Vua tỉnh dậy, sai cúng tế, phong làm Thăng Long thành hoàng đại vương.

Vào thời Đức Lý Thái Tổ định đô Thăng Long đầu thế kỉ XI, thần lại hiển linh thành Ngựa Trắng – là biểu tượng của mặt trời – từ ngôi đền thờ ‘‘Đô phủ Thành Hoàng’’ quân hiện ra, giúp nhà Vua hoàn công xây thành. Khi vua Lý Thái Tổ xây thành Thăng Long, xây xong lại đổ, bèn cho người đến đền Bạch Mã cầu thần thì có một con Ngựa trắng từ trong đền đi ra, chạy một vòng tròn khép kín ngược chiều quay của kim đồng hồ, sau đó vào đền biến mất. Nhà vua đã theo viết chân ngựa mà xây thành, sau khi xây xong bèn cho sửa sang lại đền và sắc phong thần là ‘‘Quảng Lợi Bạch Mã tối linh thượng đẳng thần’’ và ‘‘Quốc đô Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương’’ gọi tên ngôi đền thờ thần là Đền Bạch Mã (Bạch Mã linh Từ – Đền Thiêng Ngựa Trắng).

Sách Thăng Long cổ tích khảo lại chép chuyện ‘‘Đền Bạch Mã’’ Như sau: Lý Thái Tổ đắp thành mấy tháng không xong. Một đêm nằm mộng thấy con ngựa trắng nói tiếng người: Mạch đất Long Biên rất thiêng, nay đắp thành, mạch sẽ tắc… nên cho đào một cái cừ thông sang sông Thiên Phù và sông Tô Lịch để mạch lưu thông, nếu không chỉ phí công. Tỉnh dậy Vua bèn làm như lời Ngựa trắng. Thành xây được, khi hoàn tất có con Ngựa Trắng hiện cạnh thành. Quân sĩ đuổi đi, Ngựa chạy đến đền Long Đỗ thì mất dấu. Vua cho đó là hiện thân thần Long Đỗ và phong là Bạch Mã đại vương.

Câu chuyện cho thấy thần Long Đỗ tượng trưng cho vượng khí của nước nam, lấn át tà khí phương Bắc, đặc biệt Cao Biền vốn là một pháp sư cao tay mà cũng phải bái phục đầu hàng. Đồng thời thần Long Đỗ lại còn là thần Ngựa trắng, giúp cho vua Lý xây dựng được thành Thăng Long.

Thực ra Ngựa trắng – Bạch Mã – vốn giữ một vị trí quan trọng trong tư duy người thời cổ. Ngựa được coi là ánh sáng. Hơn thế nữa ngựa màu trắng (Bạch Mã) càng có tính thiêng và tính biểu tượng cao. Ngựa trắng xán lạn, là hình ảnh của cái đẹp toàn bích, biểu trưng của sự uy nghi, oai vệ. Ngựa trắng Bạch Mã đã chỉ ra cho

Vua Lý khắc phục các trở ngại khi xây thành Thăng Long có thể hiểu Thần đã đem ánh sáng hào quang của chính nghĩa, của đại nghĩa dân tộc mà rọi soi vào những mưu mô và thủ đoạn hắc ám của những kẻ phá hoại, vạch trần diện mạo của chúng, do đó mà công việc xây kinh đô mới thành công. Thần Bạch Mã – Ngựa Trắng khác nào vầng thái dương đem lại sinh khí cho đất nước, cho kinh đô mới. Từ đó nhân dân coi Long Đỗ – Bạch Mã là Thần Trấn giữ phía Đông.

Ngày ấy, quanh đền Bạch Mã dân mở phố chợ trên bến dưới thuyền buôn bán đông vui. Đây là cửa sông Tô Lịch nhận nước Sông Hồng và là nơi giao lưu hàng hóa của kinh thành Thăng Long với các vùng miền và nước ngoài.

Thế kỉ XIII, các vua nhà Trần gia phong ban tặng Thần các mỹ tự: Bảo Quốc, Trấn Linh, Định Bang. Như vậy chức vị đầy đủ của Thần phải là: ‘‘Bảo Quốc Trấn Linh Định Bang Quốc Đô Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương’’ .

Đền Bạch Mã ngày nay mở ra trên phố Hàng Buồm đông vui, với nhiều hạng mục trang nghiêm đồ sộ, được quy hoạch trong một không gian thiêng liêng, khép kín. Đền đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đặc biệt là trong các dịp kỉ niệm 990 năm và 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, tuy nhiên nhiều giá trị kiến trúc – nghệ thuật của thế kỉ XI.

Trải qua các triều đại, ngôi đền còn được trùng tu nhiều lần sau đó. Đây là một ngôi đền lớn quy mô bề thế còn lưu giữ được những nét kiến trúc đặc sắc thời Lý, Trần, Nguyễn.

Đền có kiến trúc đẹp mang đậm phong cách kiến trúc nghệ thuật cổ, rất đa dạng, phong phú và hấp hẫn thông qua các hoa văn họa tiết chạm trổ tinh xảo tại các bộ vì, cột, kèo, xà ngang được làm bằng gỗ quý và các chân đá kê hình lục giác, hình tròn.

Đền còn lưu giữ được 15 tấm bia đá cổ ghi lại việc sửa đền, quy định tuổi lên lão, thể hiện đóng góp, tập tục ăn uống, việc chúa Trịnh cho phép được miễn sưu dịch tiền thuế để trông nom, chăm sóc đền. Ngoài ra đền còn được nhiều sắc phong của các triều vua từ thời Lê, Tây Sơn đến triều Nguyễn, cùng nhiều hiện vật, đồ

thờ tự quý hiếm khác. Đền đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1986.

Văn bia hiện còn cho biết, đền Bạch mã được tu bổ lớn vào đời Lê Chính Hòa (1680– 1705), đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) lại được tu bổ thêm: sửa lại đền, dựng riêng văn chỉ, xây Phương Đình, quy mô ngày càng rộng rãi, cảnh quan tôn nghiêm, nổi tiếng ở chốn đất thiêng.

Hiện tại ngôi đền có quy mô kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam gồm có nghi môn, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm và nhà hội đồng ở phía sau. Các mục hạng này được bố trí theo chiều dọc, trong một không gian kép kín. Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách thời Nguyễn (thế kỉ XIX). Nổi bật trong kết cấu kiến trúc của đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, các bộ đỡ mái được lam kiểu ‘‘giá nghiêng chồng rường cong nhị’’ đặc biệt là ‘‘hệ củng 3 phương’’ tại nhà phương đình vừa có tác dụng chịu lực, vừa là tác phẩm nghệ thuật và sử dụng để treo đèn trong các ngày lễ hội và kết cấu ‘‘vòm vỏ cua’’ đỡ mái hiên của nhà thiêu hương. Trên các cốn gỗ, xà lách, xà ngang, các vì chồng rường đều có nhiều mảng trang trí với các đề tài phong phú. Từ phương đình vào, các đơn nguyên kiến trúc được nối với nhau bởi các vòm cua ra một không gian nội thất chung rộng rãi, kiến trúc ở đây đã học được lối ‘‘trùng thiềm điệp ốc’’ của Huế và Hội An, cả một số trang trí như đèn lồng hình hoa Sen cũng vậy.

Đền Bạch Mã được xây dựng sớm nhất trong hệ thống Tứ Trấn, qua thời gian luôn được tu bổ sửa chữa. Ở thời Trần, quân Nguyên xâm lược và đốt phá Thăng Long nhưng lửa không cháy đến Đền. Thời Lê Trung Hưng đền được trùng tu và dân địa phương được triều đình nhận làm dân tạo lệ được miễn các nghĩa vụ vụ với nhà nước để tập trung chăm sóc di tích. Bộ mặt kiến trúc chính của đền nay là thuộc thời Nguyễn, quy mô có thu hẹp song từ nghi môn đến giải vũ và nhà phương đình, rồi đại bái, thiên hương và cung cấm đã tạo ra một tổng thể khép kín thâm nghiêm.

Đây là một trong những công trình 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Chiều ngày 08/10/2010, tại Đền Bạch Mã, lãnh đạo TP Hà Nội đã tổ chức khánh thành và gắn biển công trình chào mừng 1.000 năm cho dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền Bạch Mã.

Theo đại diện đơn vị thi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Bạch Mã, dự án này chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn I (hạng mục Nghi Môn) đang được triển khai thi công; giai đoạn II: thực hiện tu bổ, tôn tạo nhà hội đồng, nhà bếp và nhà vệ sinh, sân vườn, giếng nước, lối đi, sơn son thiếp vàng.

Lễ Hội Đền Bạch Mã

Diễn ra vào 13 tháng 02 âm lịch hàng năm.

Mở đầu lễ hội là lễ rước theo nghi lễ truyến thống qua các tuyến phố: Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Chính, Nguyễn Hữu Huân, Lý Thái Tổ, Lê Thạch, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường…

Đi đầu hội là múa rồng, sư tử, tiếp đến là đội cờ, trống chiêng, sinh tiền, đánh bồng, bát âm ; đội kiệu bát cống đền Bạch Mã với đầy đủ tàn, tán, lọng ; đội tế nam quan phường Hàng Buồm.

Đặc biệt, trong đoàn rước còn mô phỏng Lễ tiến Xuân Ngưu (dâng Trâu mùa Xuân), một nghi thức quan trọng của lễ hội đền Bạch Mã từ xa xưa, với hình ảnh mục đồng, mô hình Trâu có kích thước bằng Trâu thật, quan tri phủ và hai quan tri huyện Thành Thăng Long, cùng lính hầu.

Tiếp đó là 5 kiệu lễ vật gồm hương đăng, thanh bông hoa quả ; kiệu long đình, kiệu võng và sau cùng là khối các cụ bô lão, cựu chiến binh, phụ nữ, thanh thiếu niên, học sinh, đại diện cho các tầng lớp nhân dân quận Hoàn Kiếm.

Sau lễ dâng hương tại đền Bạch Mã, hai ô tô chở đội sư tử và thần Trâu tiếp tục diễu hành từ Đền về bờ sông Hồng làm lễ ‘‘hóa’’ tiến Xuân Ngưu theo nghi thức truyền thống.

Lễ hội còn có chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc (chầu văn, ca trù, chèo, quan họ…), trình diễn võ thuật phục vụ nhân dân tại sân khấu ngoài trời và trong phương đình Bạch Mã.

2.2.2 Đền Quán Thánh.

Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – một vị thần giữ hướng Bắc kinh thành. Đời Lê, đền thuộc phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía Nam Hồ Tây, nay ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, Hà Nội.

Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán là nơi thờ Thánh Trấn Vũ tại Hà Nội. Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhân vật thần thoại Việt Nam (Ông Thánh đã giúp An Dương Vương trừ ma trong khi xây dựng thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc Chân Võ Tinh Quân (vị Thánh coi giữ phương Bắc).

Đền được lập từ khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (1010). Vua cho rước bài vị của Thần về ở phía tây bắc thành, gọi là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế quán. Quán là nơi thờ tự của đạo giáo, dân chúng quen gọi là đền Trấn Vũ hoặc đền Quán Thánh. Đền hiện ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, đời Lê thuộc đất phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía Nam Hồ Tây.

Sự tích đền cho biết: Huyền Trấn Vũ là thần cai quản phương Bắc, đã nhiều lần sang nước Việt đánh đuổi giặc ngoại xâm: Lần thứ nhất, vào đời Hùng Vương thứ VI đánh giặc từ vùng biển tràn vào, Lần thứ hai, vào đời Hùng Vương thứ VII đánh giặc Thạch Linh… Chuyện Huyền Thiên Trấn Vũ còn thêm chi tiết giúp dân trừ ma, yêu quái phá hoại đời sống yên lành vùng xung quanh thành Thăng Long: Trừ Rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14), trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ, giúp An Dương Vương trừ Gà tinh trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ Ly Tinh trên sông Hồng đời Lý Thánh Tông … Đến thời nhà Lê, các vua cũng thường đến đây để cầu mỗi khi có hạn hán, những lời khấn còn ghi trong ‘‘Thiên Nam Dư hạ tập’’

Năm 1823, vua Minh Mạng lên ngôi đổi tên là Trấn Vũ Quán. Đến đời Vua Thiệu Trị năm 1842, đổi tên là Đền Quán Thánh như hiện nay.

Đền thờ vị thần có nguồn gốc phương Bắc là Huyền Thiên Trấn Vũ đã hiển Linh ở nước Nam, ngay từ buổi đầu dựng nước đầu tiên đã giúp vua Hùng đánh giặc, lại theo sát lịch sử buổi đầu độc lập giúp dân trừ tà ma và chống hạn. Đây là hiện tượng thờ thần tiên với nhiều phù phép để tăng cường sức mạnh của nhân dân ta buổi bình minh lịch sử, lại phù hợp với tư tưởng Đạo giáo tiếp nhận từ phương Bắc, nó quán xuyến trong lịch sử trung đại Việt Nam ở nhiều nơi đã hòa nhuyễn với Phật giáo đến mức quán Đạo thường gọi là chùa Phật, nó đi vào cuộc sống tâm linh sâu lắng của mọi người.

Đền Quán Thánh xây dựng từ thời Lý để giữ yên phương Bắc – về tâm linh là chốn có nhiều thế lực hắc ám, về lịch sử cũng là cửa ngõ của nhiều cuộc xâm lược. Tiếp nhận thần của văn hóa Trung Hoa để chống lại mọi sự quấy đảo từ bên ngoài là cách giải quyết thông minh của dân tộc ta.

Quán Trấn Vũ được người dân quen gọi là đền Quán Thánh hay Chùa Quán Thánh, xưa kia là Huyền Thiên Trấn Vũ. Khu vực Quán Trấn Vũ vốn xưa rất rộng,

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị du lịch của thăng long tứ trấn phục vụ loại hình du lịch tâm linh trên địa bàn hà nội (Trang 26 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w