1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội

97 530 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 685,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT ASK Bán AUD The Australian Dollar Đô la Úc BID Mua CLS Clearing Systems Hệ thống thanh toán bù trừ Cut off time Giờ đóng cửa DTNT Dự trữ ngoại tệ EUR Đồng tiền chung Châu Âu FED Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ GBP The Great Brisish Pound Đồng bảng Anh HKD The Hong Kong Dollar Đô la Hồng Kông JPY The Japanese yen Yên Nhật L/C Letter of Credit Thư tín dụng NH NH NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW Ngân hàng trung ương KDNT Kinh doanh ngoại tệ RRTT Rủi ro thị trường SEK The Swedish Krona Kron Thụy Sỹ TCTC Tổ chức tài chính TCTD Tổ chức tín dụng THB The Thailand Baht Đồng Baht Thái Lan VCB Bank for Foreign Trade Commecial Join Stock of Viet Nam NH thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Tndustry and Trade NH Công thương Việt Nam VND Việt Nam Đồng USD The United States of Dollar Đô la Mỹ XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH BẢNG LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của chuyên đề Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế đẩy mạnh giao lưu kinh tế với thế giới. Trong công cuộc này, hệ thống NH luôn là chiếc cầu nối quan trọng cho mọi hoạt động kinh tế với bên ngoài. Chính hệ thống NH là bộ phận tham gia sâu rộng nhất vào hoạt động tài chính quốc tế và sự hội nhập này ngày càng ở mức độ cao hơn, sâu hơn. Hoạt động tài chính quốc tế và các nghiệp vụ liên quan tới ngoại hối do vậy ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH. Điều đáng lưu ý là những hoạt động liên quan tới ngoại hối bản thân nó đã tiềm ẩn vô số những rủi ro cho các chủ thể tham gia. Từ lâu, các nhà quản trị NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội nhận định quản trị rủi ro ngoại hối là một trong những nghiệp vụ phức tạp nhất trong quản trị NH. Cùng với tỷ trọng ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh của NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội, rủi ro ngoại hối cũng ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn. Việt Nam cũng như mọi quốc gia khác đều biết tới tầm quan trọng của NH thương mại đối với nền kinh tế. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH có phản ứng dây chuyền và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự yếu kém của các NH có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị và xã hội của Việt Nam. Ngày nay, trên thế giới, khoa học về quản trị rủi ro ngoại hối trong kinh doanh NH đã đạt được trình độ tiên tiến và hiện đại, nhưng ở Việt Nam vấn đề này đang ở trong giai đoạn phôi thai cùng với sự đổi mới của đất nước. Được tách ra từ NH Nhà nước Việt Nam, hai NH thương mại cổ phần nhà nước Việt Nam chiếm thị phần lớn trong thị trường tài chính Việt Nam và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính liên quan đến kinh tế đối ngoại trong đó kinh doanh ngoại tệ là một mảng lớn 1 cũng như tham mưu cho ban lãnh đạo NH Nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ để hạn chế rủi ro tới mức tối đa. Tuy nhiên trong thực tế, do thiếu kinh nghiệm thực tiễn, thời gian tham gia vào hoạt động ngoại hối quốc tế chưa nhiều, trình dộ nghiệp vụ chuyên môn chưa cao, kinh nghiệm quản lý yếu kém nên không ít NH TMCP nhà nước Việt Nam đã gặp phải những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ đến hàng chục tỷ đồng. Do đó, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một vấn đề hết sức bức xúc, đòi hỏi sự nghiên cứu tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao khả năng quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ. Xuất phát từ thực trạng trên việc nghiên cứu, đánh giá các loại rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của NH thương mại cổ phần nhà nước Việt Nam và đưa ra những biện pháp phòng ngừa cụ thể rõ ràng là rất cần thiết cả về mặt thực tiễn cũng như về mặt lý luận, vì thế luận văn: “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội” được chọn để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Chuyên đề hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro và đánh giá tình hình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ, đồng thời đề xuất những giải pháp có hiệu quả nhằm quản trị rủi ro phát sinh trong kinh doanh ngoại tệ tại các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp và đánh giá tổng thể về hoạt động quản lý rủi ro trong các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội. - Phân tích nguyên nhân phát sinh rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội. 2 - Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng: Các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và các kỹ thuật quản trị rủi ro ngoại hối. 3.2. Phạm vi: Quản trị rủi ro ngoại hối là mảng lớn trong các lý thuyết tài chính quốc tế. Trong điều kiện cho phép, chuyên đề không đề cập đến toàn bộ vấn đề này mà chỉ tập trung vào nghiên cứu các rủi ro ngoại hối thường gặp trong kinh doanh NH và việc áp dụng vào kinh doanh ngoại tệ tại các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phân tích, tổng hợp và so sánh nhằm giải quyết vấn đề đặt ra một cách có hệ thống. 5. Tài liệu Tài liệu sử dụng trong chuyên đề được thu thập từ NH Nhà nước Việt Nam, Tổng Cục Thống kê và bộ phận quản lý rủi ro của các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội như: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam, NH TMCP Công thương Việt Nam. 6. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ và bài học kinh nghiệm Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội 3 Chương 3: Định hướng và giải pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1.1. TỔNG QUAN VỂ KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA CÁC NH THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm NH và hoạt động NH NH trước tiên là một tổ chức trung gian tài chính. Trung gian tài chính là một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện các chức năng trung gian giữa hai hay nhiều bên trong một hoạt động tài chính nhất định. Ngân hàng bán lẻ là khái niệm chỉ những hệ thống ngân hàng lớn, nhiều chi nhánh mà đối tượng phục vụ thường là các khách hàng cá nhân, đơn vị riêng lẻ và tập trung và các dịch vụ là tiết kiệm, tạo tài khoản giao dịch, thanh toán, thế chấp, cho vay cá nhân, các loại thẻ tín dụng, Ngược lại ngân hàng bán buôn lại là dạng ngân hàng chỉ cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, làm vai trò trung gian cho các doanh nghiệp. Ngân hàng bán buôn: chủ yếu cấp tín dụng cho các tập thể hay nói cách khác là các công ty, các tổ chức có nhu cầu về tín dụng là chủ yếu với các khoản vay lớn ngân hàng bán lẻ: hoạt động chủ yếu của nó là cấp tín dụng cho cá nhân hộ gia dình với các khoản vay không lớn lắm. Các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước tại Việt Nam là ngân hàng bán buôn. 1.1.2. Khái niệm ngoại tệ Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để thanh toán giữa các quốc gia. Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước mà khái niệm ngoại hối có thể là không giống nhau. Tại VIỆT NAM theo pháp lệnh Số: 28/2005/PL-UBTVQH11 của UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2005, Ngoại hối bao gồm: 5 a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực; (phạm vi nghiên cứu của luận văn); b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác; c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác; d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế. 1.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ Mua bán ngoại tệ giao ngay (spot) là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá thỏa thuận giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 (hai) ngày làm việc tiếp theo. Giao dịch này phù hợp với các doanh nghiệp có nguồn thu chi ngoại tệ nhỏ, không có kế hoạch ổn định. Giao dịch hối đoái hoán đổi (swap) là giao dịch bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán dùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Giao dịch này cho phép doanh nghiệp tận dụng lợi thế lãi suất của các đồng tiền và quản lý hiệu qủa nguồn vốn ngoại tệ của mình. Giao dịch quyền chọn (option) là giao dịch ngoại tệ trong đó bên mua có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết với bên bán, trong khi đó bên bán có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết 6 khi bên mua có yêu cầu theo tỷ giá đã thỏa thuận trước. Phí quyền chọn (premium) là mức phí mà bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn khi mua quyền chọn. Loại giao dịch này tối ưu hóa việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, phù hợp với doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, có kinh nghiệm theo dõi biến động tỷ giá ngoại tệ hàng ngày. Giao dịch kỳ hạn (Forward) là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Khách hàng có thể xác định tỷ giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá. Loại hình này thích hợp với các doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít có kinh nghiệm về sự biến động tỷ giá hàng ngày Hoạt động giao dịch hối đoái của ngân hàng bao gồm: * Mua và bán ngoại tệ với khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu muốn mua và bán của khách hàng. * Mua và bán ngoại tệ với đối tác nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền đó của ngân hàng để giảm thiểu rủi ro. * Mua và bán ngoại tệ giữa hội sở với Chi nhánh, phòng giao dịch nhằm thỏa mãn nhu cầu muồn mua và bán của Chi nhánh, phòng giao dịch. Phạm vi giao dịch: Bộ phận nguồn vốn được thực hiện toàn bộ các họat động giao dịch hối đoái. Chi nhánh, phòng giao dịch chỉ thực hiện họat động giao dịch hối đoái trong hạn mức trạng thái ngoại tệ của đơn vị mình và trong quy trình kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh, phòng giao dịch. 1.1.4. Vai trò của kinh doanh ngoại tệ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong ngân hàng có chức năng cung cấp ngoại tệ trong giao dịch thương mại quốc tế cũng như giúp luân chuyển các khoản đầu tư quốc tế, giao dịch tài chính quốc tế và cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản thu xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư hay đi vay bằng ngoại tệ. Như vậy nhu cầu về ngoại tệ cho 7 [...]... quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ phù hợp cho ngân hàng của mình và môi trường kinh doanh Trong đó, hai vấn đề chủ chốt cần được đầu tư là: Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cho quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại tệ, và hoàn thiện cấu trúc quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ Chiến lược quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ thường... phòng ngừa rủi ro rất quan trọng cần được quan tâm áp dụng 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA CÁC NH THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.1 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CÁC NH THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1.1 Tổng quan chung Ở Việt Nam đang có 2 NH TMCP Nhà nước bao gồm: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam, NH TMCP Công thương. .. ngân hàng bạn, ngân hàng Nhà nước để chia sẻ thông tin tổn thất Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội ngân hàng và các NHTM nhanh chóng hiện thực hóa các khuyến nghị đã đưa ra trong hội thảo của ngân hàng Nhà nước tháng 1/2009 26 về rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ về việc thành lập ngân hàng dữ liệu chung của rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ, tránh tình trạng giấu thông tin như về rủi ro trong kinh doanh ngoại. ..8 doanh nghiệp cũng như sự phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại trong tiến trình hội nhập là rất lớn Trong tất cả các giao dịch ngoại tệ, ngân hàng có thể vừa là nhà tạo thị trường, nhà môi giới, nhà chấp nhận giá, nhà đầu cơ và nhà bảo hiểm rủi ro ngoại hối 1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI TỆ 1.2.1 Quản trị rủi ro Rủi ro (risk) được hiểu... trị rủi ro hoạt động của DUESTBANK 24 Xây dựng ý thức về quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ trong toàn hệ thống, lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt kiểm soát về rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ Tất cả các nhân viên trong ngân hàng cần được đào tạo để hiểu biết và tự tham gia xác định rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ – xác định nguyên nhân, đánh giá tất cả các rủi ro hiện có trong. .. gồm các vấn đề sau đây: (i) xác định rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ và nhận biết các nguyên nhân gây rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ, (ii) mô tả hồ sơ rủi ro (ví dụ: các rủi ro chính của các quy trình quản lý phụ thuộc vào quy mô, sự phức tạp của hoạt động kinh doanh) ; (iii) Mô tả về các trách nhiệm quản lý rủi ro hoạt động vào tổng thể quản lý rủi ro nói chung của ngân hàng Về vấn đề cấu trúc quản. .. DOANH NGOẠI TỆ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro của một số ngân hàng 1.3.1.1 Quản trị rủi ro kinh doanh ngọai tệ của ngân hàng DUESTBANK Việt Nam Đối với NHTM, tất cả các cấp từ hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, và tất cả các nhân viên đều phải nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ Hội đồng quản trị phải thuê tư vấn xây dựng khung quản trị. .. phía ngân hàng thương mại cổ phần a Quản trị từng khâu trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ Đánh giá rủi ro là quá trình trong đó ngân hàng phát hiện và phân tích những rủi ro liên quan tới việc thực hiện các mục tiêu của mình, tạo cơ sở để xác định các cách thức quản lý những rủi ro đó Kỹ thuật đánh giá rủi ro cần phân loại theo từng bộ phận thanh toán quốc tế, bộ phần quản lý tiền vay ngoại tệ, ….,... như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia…, thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá Do tỷ giá biến động thường xuyên và không theo quy luật, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NH Rủi ro. .. 2007(12) Xây dựng ngân hàng dữ liệu về rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ và sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ Các NHTM nên nhanh chóng xây dựng các quy trình hướng dẫn để thu thập thêm các thông tin tổn thất Nếu có điều kiện, tối ưu hóa công nghệ hiện đại để phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ Các NHTM nên tham gia các tổ chức bên . pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1.1. . quan về quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ và bài học kinh nghiệm Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội 3. sinh rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội. 2 - Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của các

Ngày đăng: 11/09/2014, 04:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Quy trình quản lý rủi ro cơ bản - quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội
Hình 1.1. Quy trình quản lý rủi ro cơ bản (Trang 20)
Hình 1.2. Mối quan hệ và trình tự các bước trong quy trình quản lý rủi ro - quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội
Hình 1.2. Mối quan hệ và trình tự các bước trong quy trình quản lý rủi ro (Trang 21)
Hình 1.3. Ví dụ đơn giản dùng sơ đồ xương cá định vị rủi ro - quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội
Hình 1.3. Ví dụ đơn giản dùng sơ đồ xương cá định vị rủi ro (Trang 22)
Hình 1.4: Khung quản trị rủi ro hoạt động của  DUESTBANK - quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội
Hình 1.4 Khung quản trị rủi ro hoạt động của DUESTBANK (Trang 26)
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro kinh doanh ngoại tệ Sự cố Chỉ số đo lường rủi ro (KRIs) - quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro kinh doanh ngoại tệ Sự cố Chỉ số đo lường rủi ro (KRIs) (Trang 28)
Bảng 2.1: Lợi nhuận từ KDNT của VCB và Vietinbank - quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội
Bảng 2.1 Lợi nhuận từ KDNT của VCB và Vietinbank (Trang 37)
Bảng 2.3. Mức biến động của biên độ tỷ giá USD/VND - quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội
Bảng 2.3. Mức biến động của biên độ tỷ giá USD/VND (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w