1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội

125 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 794 KB

Nội dung

Xây dựng là ngành sản xuất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn xã hội. Sự phát triển và mở rộng không ngừng của các doanh nghiệp xây lắp cả về quy mô lẫn chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Với vai trò quan trọng đó, các doanh nghiệp xây lắp phải nỗ lực hết sức để phát triển thể hiện ở việc cải tiến, đổi mới công tác quản lý, phương thức kinh doanh cũng như các công cụ quản lý, trong đó kế toán là một công cụ quan trọng không thể thiếu được với các doanh nghiệp xây lắp. Kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng ngày càng thể hiện tầm quan trọng của mình với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp, kiểm soát chi phí chặt chẽ nhằm hạ giá thành công trình nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình luôn là yêu cầu được đặt ra hàng đầu ở các doanh nghiệp này. Thực trạng tại hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ chú trọng đến kế toán tài chính, kế toán quản trị mới chỉ có biểu hiện manh nha, mặc dù nhà nước đã có văn bản hướng dẫn việc thực hiện kế toán quản trị. Có thể nói, kế toán quản trị vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ cả về nhận thức và tổ chức thực hiện ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng ở nước ta.Nhận thức được vai trò của kế toán quản trị đối với công tác quản trị doanh nghiệp tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: ”Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình kết hợp tại công ty Cổ phần Vimeco thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam” nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty này

Trang 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN

XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 4

1.1 QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ VAITRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 41.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp và ảnh hưởng của nó tớicông tác kế toán quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong doanhnghiệp xây lắp 41.1.2 Quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 61.1.3 Vai trò của kế toán quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong

doanh nghiệp xây lắp 71.2 CÁC MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNHSẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 101.3 NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 161.3.1 Phân loại chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 161.3.2 Tổ chức xây dựng hệ thống dự toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm

trong doanh nghiệp xây lắp 261.3.3 Tổ chức thu thập thông tin kế toán quản trị chi phí sản xuất phục vụ yêu cầu

quản trị của doanh nghiệp xây lắp 311.3.4 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận trong các

doanh nghiệp xây lắp 371.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢNXUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP 39

Trang 2

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO THUỘC TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP

KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM 43

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO 43

2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần Vimeco 43

2.1.2 Đặc điểm về tổ chức kinh doanh của công ty cổ phần Vimeco 46

2.1.3 Đặc điểm về tổ chức kế toán tại công ty cổ phần Vimeco 47

2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO 48

2.2.1 Thực trạng cơ chế khoán trong công ty cổ phần Vimeco 49

2.2.2 Thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Vimeco 51

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN VIMECO 65

2.3.1 Về những kết quả đạt được 65

2.3.2 Tồn tại chủ yếu và nguyên nhân 67

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO 73

3.1 SỰ CẦN THIẾT, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO 73

3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Vimeco 73

3.1.2 Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình kết hợp tại công ty Cổ phần Vimeco 75 3.1.3 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản

Trang 3

THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN VIMECO 77

3.2.1 Hoàn thiện bộ máy kế toán quản trị tại công ty Cổ phần Vimeco theo mô hình kết hợp 77

3.2.2 Hoàn thiện nội dung cơ chế khoán trong công ty cổ phần Vimeco 79

3.2.3 Hoàn thiện nội dung của kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình kết hợp tại công ty cổ phần Vimeco 81

3.3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO 95

3.3.1 Về phía nhà nước 95

3.3.1 Về phía công ty cổ phần Vimeco 96

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 98

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 4

Ký hiệu Diễn giải

Trang 5

1 Bảng, biểu, sơ đồ trong luận văn

Sơ đồ 1.1 Vai trò của kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Sơ đồ 2.2 Kế toán quản trị theo mô hình kết hợp

Sơ đồ 1.3 Mối quan hệ giữa giá trị công trình với các loại giá xây dựng khác

Sơ đồ 1.4 Tổng hợp tổng dự toán công trình

Sơ đồ 1.5 Mẫu xác định giá trị dự toán xây lắp khi có đơn giá dự toán tổng hợp

Sơ đồ 1.6 Cơ cấu giá thành xây dựng

Biểu 3.1 Giao khoán theo giá thanh toán

Biểu 3.2 Giao khoán theo tỷ lệ nộp

2 Bảng, biểu, sơ đồ phần phụ lục

Phụ lục 2.1 – Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý của công ty Cổ phần Vimeco

Phụ lục 2.2 – Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty Cổ phần Vimeco

Phụ lục 2.3 – Bảng tiên lượng dự toán xây lắp – Công trình Cụm nhà Nghiền của

Trang 6

Phụ lục 2.11 – Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp các công trình của công ty.Phụ lục 3.1 – Bộ máy kế toán công ty Cổ phần Vimeco theo mô hình kết hợp.Phụ lục 3.2 – Phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí.

Phụ lục 3.3 – Phiếu xuất kho

Phụ lục 3.4 – Phiếu theo dõi lao động trực tiếp thi công

Phụ lục 3.5 – Sổ chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp

Phụ lục 3.6 – Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp

Phụ lục 3.7 – Sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công

Phụ lục 3.8 – Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung

Phụ lục 3.9 – Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh

Phụ lục 3.10 – Báo cáo thực hiện của trung tâm chi phí

Phụ lục 3.11 – Báo cáo trách nhiệm quản lý của trung tâm chi phí

Phụ lục 3.12 – Báo cáo chi phí

Phụ lục 3.13 – Báo cáo chi phí sản xuất

Phụ lục 3.14 – Báo cáo giá thành xây lắp toàn doanh nghiệp

Trang 7

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO MÔ HÌNH

KẾT HỢP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

Trong chương này, luận văn tập trung phân tích những vấn đề mang tính lýluận chung về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo mô hìnhkết hợp trong các doanh nghiệp xây lắp

1.1 QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.

1.1.1 Đặc điểm hoạt động xây lắp và ảnh hưởng của nó tới công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

Thứ nhất, sản phẩm xây lắp thường mang tính đơn chiếc, thường được sảnxuất theo đơn đặt hàng của từng chủ đầu tư, do đó tính chất hàng hóa của sản phẩmxây lắp không thể hiện rõ

Thứ hai, sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc rất đadạng, có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao Thứ ba, để nhận được sản phẩm xây lắp, các doanh nghiệp xây lắp thườngphải trải qua đấu thầu

Thứ tư, sản phẩm xây lắp thường có kích thước quy mô lớn, chi phí nhiều,thời gian tạo ra sản phẩm dài và thời gian khai thác cũng kéo dài

Thứ năm, sản phẩm xây dựng là công trình bị cố định tại nơi xây dựng, phụthuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương, thường đặt ngoài trời và

bị gián đoạn do những thay đổi bất thường của thời tiết

1.1.2 Quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

Quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng của côngtác quản trị của doanh nghiệp xây lắp, muốn thực hiện tốt công tác quản trị chi phísản xuất, giá thành sản phẩm này cần phải thực hiện được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, phải xây dựng được các chỉ tiêu định mức chi phí và lập dự toánchi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình

Trang 8

Thứ hai, xác định các phương pháp phân bổ chi phí chính xác phù hợp chotừng công trình, hạng mục công trình

Thứ ba, kế toán quản trị cần thu thập xử lý thông tin, phân tích và lập ra cácbáo cáo quản trị cung cấp cho các nhà quản trị kịp thời để các nhà quản trị đưa rađược các quyết định kinh doanh

1.1.3 Vai trò của kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.

Vai trò của kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trongcác doanh nghiệp xây lắp có thể được khái quát ở các điểm sau:

- Ghi chép chọn lọc, cung cấp thông tin về hoạt động xây lắp công trình, hạngmục công trình

- Phân tích dữ liệu

- Lập báo cáo quản trị, lập kế hoạch dự toán chi phí ngắn hạn và dài hạn

- Kiểm tra, giải trình tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí

Mô hình thứ nhất: Tổ chức kế toán quản trị độc lập với kế toán tài chính

Mô hình thứ hai: Tổ chức kế toán quản trị kết hợp chặt chẽ với kế toán tài chính

Từ đó luận văn đề xuất các doanh nghiệp xây lắp hiện nay nên tổ chức kế toánquản trị theo mô hình thứ hai- mô hình kết hợp chặt chẽ kế toán quản trị và kế toántài chính trong cùng bộ máy thì sẽ mang lại hiệu quả cao

1.3 NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.

1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

1.3.1.1 Phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp.

- Theo nội dung và tính chất của chi phí, chi phí sản xuất được phân loạithành: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấuhao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền

Trang 9

- Theo mục đích và công dụng của chi phí, chi phí sản xuất được phân loạithành: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụngmáy thi công, chi phí sản xuất chung.

- Theo cách ứng xử của chi phí, chi phí sản xuất được phân loại thành: Biếnphí, định phí và chi phí hỗn hợp

- Theo mục đích kiểm tra đánh giá chi phí, chi phí sản xuất được phân loạithành: Chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát được, chi phí chênh lệch

- Theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí, chi phí sảnxuất được phân loại thành: Chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp

- Theo chức năng hoạt động, chi phí sản xuất được phân loại thành: chi phí sảnxuất và chi phí ngoài sản xuất

- Theo yêu cầu của việc lựa chọn các phương án kinh doanh, chi phí sản xuấtđược chia thành: chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch, chi phí chìm

1.3.1.1 Phân loại giá thành sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp

- Phân loại giá thành theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành: Theo

cách phân loại này, giá thành xây dựng được chi thành giá thành xây dựng dự toán, giáthành xây dựng kế hoạch, giá thành xây dựng thực tế, giá thành xây dựng định mức

- Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí: Theo cách phân loại này, chỉ tiêu

giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ

1.3.2 Tổ chức xây dựng hệ thống dự toán.

Quy trình lập dự toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lập được thựchiện như sau:

Tổng dự toán công trình: là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây

dựng công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuậtthi công

Dự toán xây lắp hạng mục công trình:

- Xác định dự toán xây lắp khi có đơn giá dự toán tổng hợp: giá trị dự toán xây

lắp được xác định trên cơ sở khối lượng công tác (tiên lượng) và đơn giá dự toántổng hợp

Trang 10

- Xác định giá trị dự toán xây lắp khi không có đơn giá dự toán tổng hợp:

trong trường hợp tại khu vực xây dựng chưa có đơn giá tổng hợp thì có thể dùng chiphí đơn vị để tính toán

Lập dự toán giá thành sản phẩm xây lắp: Giá thành sản phẩm xây lắp là

một phận của chi phí sản xuất và xã hội để thực hiện công tác xây dựng (tức là 1phần của Gxd), là bộ phận chi phí mà doanh nghiệp xây dựng sử dụng để thực hiệncông tác xây dựng

1.3.3 Tổ chức thu thập thông tin kế toán quản trị chi phí sản xuất phục vụ yêu cầu quản trị của doanh nghiệp xây lắp.

1.3.3.1 Thu thập thông tin thực hiện theo mô hình kết hợp trong kế toán quản trị chi phí sản xuất

- Thu thập thông tin ban đầu

* Nếu tại đơn vị nhận khoán đã được phân cấp quản lý kinh tế tài chính và hạch toán độc lập:

Tại đơn vị nhận khoán: tiến hành thu thập toàn bộ chứng từ phục vụ việc hạch

toán chi phí sản xuất kinh doanh, kiểm tra, phân loại ban đầu về các chi phí sản xuấtkinh doanh cho từng công trình, hạng mục công trình và chuyển về phòng kế toán

để xử lý, ghi sổ và lập báo cáo

Tại đơn vị giao khoán: tiến hành thu thập, kiểm tra, xử lý các chứng từ có liên

quan đến công nợ phải thu, phải trả nội bộ, tình hình thanh toán đối với từng côngtrình hạng mục công trình

* Nếu tại đơn vị nhân khoán không được phân cấp quản lý kinh tế tài chính và hạch toán phụ thuộc.

Tại đơn vị nhận khoán: không mở các tài khoản hạch toán chi phí mà chỉ theo

dõi chi tiết về tình hình nhập - xuất - tồn vật tư, về tình hình thanh toán lương và cáckhoản chi phí khác phát sinh

Tại đơn vị giao khoán: Có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các chứng từ về chi phí

sản xuất kinh doanh cho từng đơn vị nhận khoán theo từng công trình cụ thể tương

tự như đơn vị nhận khoán trong trường hợp hạch toán độc lập

Trang 11

- Thu nhập, phân loại thông tin trên hệ thống tài khoản kế toán:

* Nếu tại đơn vị nhận khoán đã được phân cấp quản lý kinh tế tài chính và hạch toán độc lập:

Tại đơn vị nhận khoán: Để theo dõi tình hình chi phí thực tế phát sinh tại các

công trình, kế toán mở các tài khoản chi phí TK 621, TK 622, TK 623, TK627,TK154 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, chi tiết từng độithi công và TK 3362 – Phải trả về giá trị giao khoán nội bộ

Tại đơn vị giao khoán: kế toán mở TK 1362- Phải thu về giá trị xây lắp giao

khoán nội bộ

* Nếu tại đơn vị nhận khoán chưa được phân cấp quản lý kinh tế tài chính và hạch toán phụ thuộc:

Tại đơn vị giao khoán: Có trách nhiệm tổ chức hạch toán tổng hợp, chi tiết

toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm hoàn thành bàngiao, kế toán tiến hành mở TK 621, TK 622, TK 623, TK627, TK154 chi tiết từngcông trình, hạng mục công trình và chi tiết từng tổ đội thi công, đồng thời, đơn vịgiao khoán mở TK 1413 - Tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ chi tiết chotừng đơn vị thi công

Tại đơn vị nhận khoán: Không mở các tài khoản chi phí mà chỉ theo dõi chi

tiết về tình hình nhập xuất tồn của vật tư, về tình hình thanh toán lương và cáckhoản chi phí khác phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình

Ghi nhận thông tin trên hệ thống sổ kế toán quản trị:

Khi ghi sổ kế toán quản trị cần tuân theo các nguyên tắc sau: Những chi phíliên quan trực tiếp đến công trình, hạng mục công tình khi phát sinh sẽ được phảnánh trực tiếp vào sổ kế toán chi tiết tương ứng cho công trình, hạng mục công trình

đó Những chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trìnhthì khi phát sinh được tập hợp chung, định kỳ phân bổ chi phí này cho các côngtrình, hạng mục công trình liên quan

Trình bày thông tin trên hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

Khi xây dựng báo cáo kế toán quản trị phải đảm bảo yêu cầu sau:

Trang 12

+ Các thông tin trên báo cáo phải được phân chia thành các chỉ tiêu phù hợpvới tiêu chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi tình huống ra quyết định,

+ Chỉ tiêu trên báo cáo phải có quan hệ chặt chẽ, logic

+ Hình thức kết cấu của báo cáo cần đa dạng tùy thuộc vào tiêu chuẩn đánhgiá thông tin trong mỗi báo cáo phục vụ từng cấp cụ thể,

+ Các chỉ tiêu số liệu thực tế, định mức, dự toán cần phải được so sánh, phântích đánh giá giúp cho các nhà quản trị trong công tác quản trị doanh nghiệp

1.3.3.2 Thu thập thông tin tương lai trong kế toán quản trị.

Để thu thập được các thông tin tương lai, kế toán quản trị tiến hành các bước sau:

- Xác định được loại thông tin cần thu thập, thông tin này phải đáp ứng đượcyêu cầu của nhà quản trị và phải có cơ sở để thu thập

- Sau khi đã xác định được các thông tin cần thu thập, kế toán quản trị tiếnhành thu thập các thông tin cần thiết từ các nguồn số liệu đã hạch toán như các báocáo tổng hợp, báo cáo kết quả nghiên cứu… mà doanh nghiệp đã thực hiện

- Ước tính các kết quả thực hiện chi tiêu trong thời gian tiếp theo dựa vào địnhmức kinh tế, kỹ thuật, định mức khoản, kết quả thực hiện kỳ trước…

- Tính ra số liệu dự báo có thể thực hiện được đối với từng chỉ tiêu ở cuối kỳ

- Cuối cùng, kế toán quản trị lập báo cáo kế toán quản trị trình bày và cungcấp những thông tin tương lai cho nhà quản trị doanh nghiệp

1.3.4 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận trong các doanh nghiệp xây lắp.

Việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận không chỉ giúpviệc lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, xây dựng chiến lược tiêuthụ, chiến lược marketing nhằm khai thác có hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp mà còn giúp ích nhiều cho việc xem xét rủi ro của doanh nghiệp

1.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP.

Trong mục này, luận văn đã đưa ra các quan điểm kế toán quản trị theo môhình kết hợp của hai nước Anh và Mỹ, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho cácdoanh nghiệp xây lắp Việt Nam trong việc tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất

và tính giá thành theo mô hình kết hợp

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN VIMECO THUỘC TỔNG CÔNG TY XUẤT

NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO

2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần Vimeco.

Công ty cổ phần cơ giới lắp máy và xây dựng tiền thân là xí nghiệp thi công

cơ giới thuộc Công ty XNK xây dựng Việt Nam được thành lập theo quyết định179/BXD – TCLĐ ngày 24/3/1997 của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở tổ chứclại các đơn vị thành viên

Sau hai năm hoạt động, để phản ánh đúng quy mô phát triển, công ty đã được

Bộ trưởng Bộ xây dựng quyết định đổi tên thành công ty cổ phần Cơ giới, lắp máy

và xây dựng theo Quyết định số 849/QĐ-BXD ngày 29/7/1999 và xếp hạng doanhnghiệp hạng 1 theo Quyết định số 967/QĐ-BXD ngày 14/7/2000

Năm 2003, công ty Cơ giới, lắp máy và xây dựng Vimeco được cổ phần hóatheo Quyết định 1485/QĐ-BXD ngày 07/11/2002 của Bộ trưởng Bộ xây dựng Công ty có thế mạnh về thi công cơ giới, xử lý nền móng, xây dựng công trình

kỹ thuật hạ tầng, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng

2.1.2 Đặc điểm về tổ chức kinh doanh của công ty cổ phần Vimeco.

Công ty cổ phần Vimeco là một trong những công ty hàng đầu trực thuộcCông ty XNK xây dựng Việt Nam, là doanh nghiệp hạng 1 của Bộ xây dựng với cáclĩnh vực kinh doanh chủ yếu sau: xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng,thuỷ lợi, đóng cọc xử lý nền móng, thi công đường giao thông, cầu phà, đường hầm,thuỷ điện…

Tổ chức sản xuất trong công ty phổ biến theo phương thức khoán gọn côngtrình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộdoanh nghiệp như các xí nghiệp hay đội xây lắp

Trang 14

2.1.3 Đặc điểm về tổ chức kế toán tại công ty cổ phần Vimeco.

Do công ty cổ phần Vimeco có nhiều chi nhánh, xí nghiệp và các đội thi côngtrực thuộc nên bộ máy kế toán ở công ty cổ phần Vimeco được tổ chức theo môhình vừa phân tán, vừa tập trung Hình thức kế toán sử dụng tại công ty là hình thứcnhật ký chung

2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO.

2.2.1 Thực trạng cơ chế khoán trong công ty cổ phần Vimeco.

Mục đích cơ chế giao khoán trong công ty cổ phần Vimeco: Phát huy quyền

làm chủ tập thể, tính năng động sáng tạo của các Chỉ huy trưởng đơn vị, các đơn vịsản xuất tự chủ, chủ động trong quá trình triển khai thi công các công trình đảm bảotiến độ và có trách nhiệm cao về chất lượng của công trình

Đối tượng và phạm vi áp dụng: Đối tượng giao khoán là các đội thi công,

Nhà máy, xí nghiệp trực thuộc công ty Phạm vi áp dụng: Quy chế giao khoán nàyđược áp dụng trong nội bộ Công ty cổ phần Vimeco

Các phương thức giao khoán:

- Phương thức I: Giao khoán chi phí nhân công Giao khoán tối đa 85% chiphí nhân công trong dự toán thi công, chi phí này dùng để trả lương cho toàn bộCBCNV trong đơn vị sản xuất

- Phương thức II: Giao khoán chi phí nhân công, vật liệu phụ, nhiên liệu nănglượng dùng cho hoạt động máy móc thi công, chi phí chung phục vụ thi công vớinguyên tắc sau:

- Phương thức III: Giao khoán toàn bộ giá trị công trình, đây là phương thứcgiao khoán phổ biến tại công ty

2.2.2 Thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Vimeco.

2.2.2.1 Tổ chức phân loại chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty

Cổ phần Vimeco.

Tại công ty Cổ phần Vimeco thường lập dự toán cho các công trình, hạng mụccông trình, khối lượng công việc xây lắp theo các khoản mục chi phí cho nên chi

Trang 15

phí được phân loại theo mục đích và công dụng: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.

2.2.2.2 Lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty

Cổ phần Vimeco.

Việc lập dự toán được thực hiện cụ thể ở các bước sau:

Bước 1: Bóc tách khối lượng công việc xây lắp cho từng công trình, hạng mụccông trình theo bản vẽ kỹ thuật

Bước 2: Căn cứ vào định mức chi phí do Bộ Xây dựng ban hành và các đơngiá do các Sở xây dựng các tỉnh thành quy định, căn cứ vào định mức nội bộ docông ty Cổ phần Vimeco quy định tiến hành xác định dự toán chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụngmáy thi công

Bước 3: Xác định chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước theo thông tư

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công

ty Cổ phần Vimeco là các công trình, hạng mục công trình, có thể là nhóm các hạngmục công trình, các giai đoạn công việc xây lắp, từng đơn đặt hàng theo hợp đồngxây dựng hoặc đơn vị thi công

2.2.2.4 Thu thập và phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và sử dụng thông tin chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm để ra quyết định.

Hiện nay, tại công ty cổ phần Vimeco và các đơn vị trực thuộc thực hiện việc

tổ chức quản lý theo mô hình Công ty – Đội thi công và mô hình Công ty – Xínghiệp - Đội thi công

*Về thu nhập thông tin về các khoản mục chi phí sản xuất.

Tại công ty Cổ phần Vimeco các chứng từ được sử dụng phù hợp theo quyếtđịnh số 15/2006 QĐ – BTC ngày 20/03/2006 do Bộ tài chính ban hành

Trang 16

Trong phần này, luận văn đã đề cập chi tiết về công tác quản lý các khoản mụcchi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sửdụng máy thi công, chi phí sản xuất chung tại công ty cổ phần Vimeco.

* Sử dụng hệ thống tài khoản theo dõi chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

+ Theo mô hình quản lý Công ty - Đội thi công: Sau khi ký kết các hợp đồng

xây dựng, công ty giao các công trình cho đội thi công theo phương thức giao khoánnhất định, việc tạm ứng được phản ánh trên tài khoản tài khoản 1413 – Tài khoảntạm ứng giao khoán nội bộ

Tại đội thi công: Chỉ huy trưởng tạm ứng tiền từ công ty để thi công côngtrình, kế toán tại xí nghiệp, đội có trách nhiệm tập hợp, phân loại chứng từ theotừng khoản mục chi phí phát sinh, định kỳ hàng tháng gửi về công ty

Tại cấp công ty: Sau khi nhận được bảng tổng hợp và chứng từ do kế toán xínghiệp gửi về, kế toán tiến hành kiểm tra số thực tế so với dự toán, hạch toán cáckhoản mục chi phí vào hệ thống tài khoản chi phí TK 621, 622, 623, 627 trong đó:Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp

Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp: Phản ánh chi phí nhân công trựctiếp, bao gồm các khoản lương của chi phí NCTT sản xuất

Tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công: Phản ánh chi phí sử dụng máythi công, bao gồm cả máy thi công của công ty và máy thi công thuê ngoài

Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí chungliên quan đến công trường như: lương của ban quản lý đội thi công, chi phí dịch vụmua ngoài điện nước, điện thoại, nguyên liệu dụng cụ dùng cho ban quản lý… vàcác khoản trích theo lương của nhân công trực tiếp và nhân công điều khiển máy thicông, tài khoản này được công ty mở chi tiết theo từng yếu tố chi phí

Nếu trong các trường hợp chi phí sản xuất chung và chi phí sử dụng máy thicông cho nhiều công trình, kế toán công ty tiến hành phân bổ cho các công trìnhtheo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh

Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Dùng để tập hợp cácchi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Trang 17

Các tài khoản trên đều được kế toán hạch toán chi tiết cho từng công trình,hạng mục công trình.

+ Theo mô hình quản lý Công ty – Xí nghiệp - Đội thi công: Tại công ty thực

hiện hình thức khoán hai cấp: Công ty khoán cho xí nghiệp, xí nghiệp khoán chođội thi công trực thuộc Quy trình tập hợp chi phí và tính giá thành công trình ở môhình này tương tự như mô hình Công ty - Đội thi công, chỉ khác là đơn vị hạch toánkhông phải là công ty mà là xí nghiệp trực thuộc hạch toán độc lập

Khi cấp vốn cho xí nghiệp, kế toán hạch toán thông qua TK 1362- Phải thu vềgiá trị giao khoán nội bộ, kế toán xí nghiệp phản ánh bút toán nhân vốn từ công tytrên TK 3362 - Phải trả công ty

Hệ thống tài khoản kế toán chi phí bao gồm TK 621- Chi phí nguyên vật liệutrực tiếp, TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp, TK 623- Chi phí sử dụng máy thicông, TK 627- Chi phí sản xuất chung, TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dởdang và quy trình hạch toán được kế toán xí nghiệp thực hiện tương tự như kế toáncông ty trong mô hình Công ty - Đội thi công

* Sử dụng hệ thống sổ sách kế toán chi tiết chi phí sản xuất, giá thành sản

phẩm của công ty

Tại công ty có các sổ sau: Sổ chi tiết TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trựctiếp, TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp, TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công,

TK 627- Chi phí sản xuất chung, TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.Các số này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình

*Lập các báo cáo kế toán quản trị

Hiện nay, ngoài các báo cáo kế toán tài chính như: Bảng cân đối kế toán, Báocáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyếtminh báo cáo tài chính, báo cáo liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm hiện tại của công ty chỉ có: Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất và báo cáo giáthành công trình, hạng mục công trình đối với các công trình đã hoàn thành

* Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho quản lý.

Qua khảo sát tại công ty cổ phần Vimeco các thông tin kế toán chủ yếu vấndừng lại ở thông tin của kế toán tài chính trong việc lập, phân tích khái quát các chỉ

Trang 18

tiêu báo cáo tài chính của doanh nghiệp, từ đó đánh giá chung tình hình tài chính củadoanh nghiệp chứ chưa đi vào phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm củadoanh nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán quản trị.

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN VIMECO 2.3.1 Về những kết quả đạt được.

Bên cạnh những mặt đạt được về phân cấp quản lý tài chính, dự toán chi phísản xuất và giá thành sản phẩm, phân loại chi phí, quy trình thu thập thông tin, xácđịnh đúng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm công tác kế toánquản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn còn những tồn tại

2.3.2 Tồn tại chủ yếu và nguyên nhân.

Thứ nhất, về bộ máy kế toán hiện tại của công ty chưa đáp ứng được yêu cầucủa kế toán quản trị theo mô hình kết hợp

Thứ hai, về nội dung cơ chế khoán tại công ty cổ phần Vimeco chưa được xâydựng đầy đủ và đồng bộ

Thứ ba, về kế toán quản trị chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắpcòn nhiều tồn tại, thể hiện ở các vấn đề sau:

- Về việc phân loại chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp chưa đápứng được yêu cầu của kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

- Về vấn đề xây dựng định mức, dự toán, kế hoạch chi phí sản xuất, giá thànhsản phẩm

- Về vấn đề thu thập thông tin quá khứ theo yêu cầu của kế toán quản trị từ hệthống kế toán hiện nay

- Về vấn đề thu thập thông tin tương lai theo yêu cầu của kế toán quản trị chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm

- Về vấn đề báo cáo chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xây lắp phục vụ chocông tác phân tích thông tin, xử lý, sử dụng ra quyết định

Trang 19

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

XÂY LẮP THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO3.1 SỰ CẦN THIẾT, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO.

3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Vimeco.

Thứ nhất, lý do khách quan, trong điều kiện hội nhập của kinh tế Việt Nam

với kinh tế khu vực và thế giới, sự cạnh tranh mạnh mẽ diễn ra ở tất cả các ngành,các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân và xây lắp cũng là ngành không nằm ngoàiquy luật đó

Thứ hai, lý do chủ quan từ phía công ty cổ phần Vimeco, như tác giả đã trình

bày trong mục 2.3 của chương 2 kế toán quản trị tại công ty cổ phần Vimeco còn rấtnhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục

3.1.2 Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình kết hợp tại công ty Cổ phần Vimeco.

Thứ nhất, kế toán quản trị phải được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở xây

dựng một phạm vi và ranh giới giữa chức năng và mục tiêu của kế toán quản trị và

kế toán tài chính

Thứ hai, tổ chức kế toán quản trị phải phù hợp với thông các thông lệ chuẩn

mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, đồng thời học tậpkinh nghiệm của các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước

Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện kế toán quản trị phải phù hợp với đặc điểm

tổ chức sản xuất kinh doanh và thoả mãn yêu cầu quản lý kinh tế tài chính củadoanh nghiệp

Thứ tư, phải đảm bảo phù hợp với trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán, điều

kiện trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán của doanh nghiệp

Thứ năm, phải đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả.

Trang 20

3.1.3 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình kết hợp tại công ty Cổ phần Vimeco.

Một là, hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải

đảm bảo hài hòa giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại

Hai là, hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

phải đảm bảo tính khả thi đối với doanh nghiệp thể hiện ở cả nguồn lực vật chất vànguồn lực nhân sự

Ba là, hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải

đảm bảo cung cấp tốt hơn thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp

3.2 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO.

3.2.1 Hoàn thiện bộ máy kế toán quản trị tại công ty Cổ phần Vimeco theo mô hình kết hợp.

Từ những lý luận ở trên luận văn đã đưa ra mô hình kết hợp giữa kế toán quảntrị và kế toán tài chính trong cùng bộ máy Dựa trên bộ máy kế toán hiện tại củacông ty, luận văn đã bổ sung hoàn thiện bộ máy theo mô hình kết hợp, ngoài cácphần hành kế toán đang có, luận văn bổ sung thêm bộ phận tổng hợp của kế toán tàichính và kế toán quản trị nhằm hoàn thiện hơn bộ máy kế toán của công ty

3.2.2 Hoàn thiện nội dung cơ chế khoán trong công ty cổ phần Vimeco.

Luận văn đề nghị công ty nên nghiên cứu và bổ sung thêm điều khoản về phânphối thu nhập trong quy chế khoán của công ty thể hiện dưới hai hình thức khoán:Giao khoán theo giá thanh toán và Giao khoán theo tỷ lệ nộp để phát huy tối đanăng lực của các bộ phận trong công ty

3.2.3 Hoàn thiện nội dung của kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình kết hợp tại công ty cổ phần Vimeco.

3.2.3.1 Hoàn thiện việc phân loại chi phí sản xuất phục vụ quản trị doanh nghiệp.

Tuỳ theo yêu cầu sử dụng cung cấp thông tin của nhà quản trị mà công ty nênlựa chọn các phương pháp phân loại khác nhau:

Trang 21

Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố.

Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí

Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế

3.2.3.2 Hoàn thiện hệ thống định mức, dự toán chi phí sản xuất theo yêu cầu của kế toán quản trị tại công ty Cổ phần Vimeco.

Luân văn đề nghị công ty xây dựng một hệ thống định mức cho các công việcmới theo thông tư số 05/2007/TT-BXD

3.2.3.3 Hoàn thiện tổ chức hệ thống kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm theo mô hình kết hợp phục vụ kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Thứ nhất, hoàn thiện quy trình luân chuyển chứng từ: bằng cách bổ sungnghiệp vụ cho kế toán đội thi công hoặc bằng cách thay đổi việc cấp vốn

Thứ hai, hoàn thiện việc mở chi tiết các tài khoản chi phí sản xuất: Mở chi tiếtcác tài khoản chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung

Thứ ba, bổ sung các thông tin trên hệ thống chứng từ hiện tại

Thứ tư, xây dưng các số chi tiết chi phí sản xuất

3.2.3.4 Hoàn thiện việc thu thập thông tin tương lai phục vụ cho mục đích của kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Để quản lý chi phí cho công trình, hạng mục công trình một cách có hiệu quả,các nhà quản trị cần phải dựa vào những thông tin quá khứ và những thông tintương lai Những thông tin tương lai giúp cho các nhà quản trị ứng phó được vớicác tình huống không lường trước được xảy ra, phòng ngừa rủi ro và hoạch địnhchiến lược tương lai cho phù hợp Kế toán quản trị thu thập các thông tin tương lainày để lập báo cáo cho các nhà quản trị doanh nghiệp

3.2.3.5 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận phục vụ cho việc quyết định giá dự thầu của các nhà quản lý.

Trong phần này, luận văn đề xuất giải pháp phân tích điểm hoà vốn cho côngtrình mà công ty đang bỏ thầu trên cơ sở các chi phí dự kiến xây dựng công trìnhnếu thắng thầu của doanh nghiệp

Trang 22

3.2.3.6 Hoàn thiện việc thiết kế, xây dựng các báo kế toán quản trị chi phí sản xuất

và giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình kết hợp tại công ty cổ phần Vimeco.

Luận văn đề nghị công ty thiết kế và xây dựng các báo cáo kế toán quản trị chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp theo các mẫu báo cáo sau:

Báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý

Báo cáo cung cấp thông tin cho việc xây dựng kế hoạch:

Báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định:

Báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra đánh giá

3.3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO

3.3.1 Về phía nhà nước.

Cần hoàn thiện cơ chế và hệ thống pháp luật kinh tế tài chính từ đó hoàn thiện

hệ thống chuẩn mực kế toán, hoàn thiện luật kế toán phù hợp với khu vực và cácnước trên thế giới

Hoàn thiện về mặt lý luận của kế toán quản trị như vai trò, chức năng, nhiệm

vụ, đối tượng và phương pháp của kế toán quản

Tổ chức và nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện kế toán quản trị, học tậpkinh nghiệm các nước phát triển xây dựng một số mô hình kế toán quản trị cótính chất hướng dẫn để cho các doanh nghiệp lựa chọn phù hợp với đặc điểmdoanh nghiệp mình

Đối với kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì phải hoànthiện các phương pháp kế toán, phương pháp xác định và tính toán chi phí, hoànthiện quy trình thu thập, xử lý thông tin cho quá trình ra quyết định

3.3.1 Về phía công ty cổ phần Vimeco

Kế toán quản trị là hình thức khá mới mẻ đối với các danh nghiệp Việt Namnói chung và với công ty cổ phần Vimeco nói riêng, vì thế để vận dụng được tốt kếtoán quản trị đòi hỏi trong bản thân công ty phải hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lýsản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp

Trang 23

Cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của kế toán quản trị Củng cố và hoànthiện công tác thu thập và xử lý chứng từ ban đầu, hệ thống tài khoản kế toán, đặcbiệt đa dạng hoá phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau để có nhiềuphương hướng và biện pháp để quản lý chi phí.

Hoàn thiện hơn nữa cơ chế khoán xây dựng cho các xí nghiệp, các đội thicông đặc biệt là cơ chế phân phối thu nhập cho các đơn vị này

Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị thích hợp cho từng cấp quản trịtrong công ty

Củng cố hoàn thiện quy trình quản lý lao động, điều phối lao động hợp lýgiữa các bộ phận trong công ty, xí nghiệp và các đội thi công

Ứng dụng công nghệ tin học vào kế toán, trang bị các phương tiện kỹ thuật đểthu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các cấp quản trị kịp thời, chính xác

Trang 24

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Xây dựng là ngành sản xuất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốcdân, nó tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn xã hội Sự phát triển và mở rộngkhông ngừng của các doanh nghiệp xây lắp cả về quy mô lẫn chất lượng trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước.Với vai trò quan trọng đó, các doanh nghiệp xây lắp phải nỗ lực hết sức để pháttriển thể hiện ở việc cải tiến, đổi mới công tác quản lý, phương thức kinh doanhcũng như các công cụ quản lý, trong đó kế toán là một công cụ quan trọng khôngthể thiếu được với các doanh nghiệp xây lắp

Kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng ngày càng thể hiện tầm quantrọng của mình với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp, kiểmsoát chi phí chặt chẽ nhằm hạ giá thành công trình nhưng vẫn đảm bảo chất lượngcông trình luôn là yêu cầu được đặt ra hàng đầu ở các doanh nghiệp này Thực trạngtại hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ chú trọng đến kế toán tàichính, kế toán quản trị mới chỉ có biểu hiện manh nha, mặc dù nhà nước đã có vănbản hướng dẫn việc thực hiện kế toán quản trị Có thể nói, kế toán quản trị vẫn còn

là vấn đề khá mới mẻ cả về nhận thức và tổ chức thực hiện ở các doanh nghiệp nóichung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng ở nước ta

Nhận thức được vai trò của kế toán quản trị đối với công tác quản trị doanh

nghiệp tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: ”Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình kết hợp tại công ty Cổ phần Vimeco thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam” nhằm hoàn thiện công

tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty này

2 Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm luận văn góp phần làm sáng tỏ bản chất, vai trò nội dung, phương phápcủa kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp nóichung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng

Trang 25

Thông qua nghiên cứu thực tiễn tại công ty Cổ phần Vimeco tìm hiểu nhữngvấn đề còn tồn tại trong việc tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm xây lắp Trên cơ sở đó đề ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện kế toánquản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Vimeco

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Với mục đích nghiên cứu đã xác định, luận văn đã hệ thống hóa và phân tíchnhững vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp nói chung, thực trạng công tác kế toán quảntrị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Vimeco,

từ đó nêu được tính cấp thiết của việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tại công ty này Đồng thời, xây dựng mô hình kế toán quảntrị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo mô hình kết hợp trong điều kiệnkhả thi với công ty cổ phần Vimeco nói riêng và doanh nghiệp xây lắp nói chung ởnước ta

4 Phương pháp nghiên cứu.

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩaduy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế trong cơchế thị trường, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: tổng hợp, phântích, mô hình hoá và các phương pháp của kế toán tài chính

5 Những đóng góp của luận văn.

- Về lý luận: Luận văn đã hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bảncủa kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanhnghiệp xây lắp nói chung

- Về thực tiễn: Luận văn đã đánh giá trung thực công tác kế toán quản trị chiphí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Vimeco, từ đó nêu ra đượcnhững ưu điểm và hạn chế của công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm xây lắp tại công ty, đưa ra được các giải pháp hoàn thiện công tác

kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp và nêu ra đượccác kiến nghị giúp công ty Cổ phần Vimeco thực hiện có hiệu quả công tác kế toánquản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Trang 26

6 Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, các bảng biểu, sơ đồ, phụ lục và danh sáchcác tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương như sau:

- Chương 1 Lý luận chung về kế toán quản trị chi phí sản xuất, tính giá thànhsản phẩm theo mô hình kết hợp trong doanh nghiệp xây lắp

- Chương 2 Thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩmxây lắp tại công ty Cổ phần Vimeco

- Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sảnxuất, giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình kế hợp tại công ty Cổ phần Vimeco

Trang 27

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO MÔ HÌNH

KẾT HỢP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1.1 QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.

1.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp và ảnh hưởng của nó tới công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất côngnghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân Một bộ phậnlớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích lũy cùng với vốn đầu tư của nước ngoàiđược sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản So với các ngành sản xuất khác,ngành XDCB có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét

ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành Điều này đã chi phốiđến công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong cácdoanh nghiệp xây lắp Những đặc điểm đó là:

Thứ nhất, sản phẩm xây lắp thường mang tính đơn chiếc, thường được sản

xuất theo đơn đặt hàng của từng chủ đầu tư, do đó tính chất hàng hóa của sản phẩmxây lắp không thể hiện rõ Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điềukiện sản xuất (máy móc, thiết bị thi công, người lao động ) phải di chuyển theo địađiểm đặt sản phẩm Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tàisản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mấtmát hư hỏng Chính bởi đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp phải tổchức theo dõi chặt chẽ và phải có phương pháp quản lý phù hợp với những nguyênnhân gây ra để tiết kiệm chi phí

Trang 28

Thứ hai, sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc rất đa

dạng, có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao Do

đó, việc tổ chức quản lý và tổ chức kế toán quản trị sản phẩm xây lắp phải lập dựtoán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với

dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểmcho công trình xây lắp Điều này làm cho các doanh nghiệp xây lắp có thể tổ chức

kế toán quản trị tương đối chính xác giá trị công trình, từ đó lên kế hoạch về tàichính cũng như giám sát các chi phí phát sinh đối với từng công trình

Thứ ba, để nhận được sản phẩm xây lắp, các doanh nghiệp xây lắp thường

phải trải qua đấu thầu vì thế công tác xác định giá dự toán của công trình cần phảiđược coi trọng và từ đó xác định giá bỏ thầu hợp lý, đảm bảo hiệu quả của hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ tư, sản phẩm xây lắp thường có kích thước quy mô lớn, chi phí nhiều, thời

gian tạo ra sản phẩm dài và thời gian khai thác cũng kéo dài, trong thời gian thicông xây dựng doanh nghiệp chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụngnhiều chi phí về vật tư, nhân lực điều này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình

và vốn sản xuất của doanh nghiệp xây lắp thường bị ứ đọng lâu tại công trình đangxây dựng Vì vậy, các doanh nghiệp xây dựng phải lựa chọn phương án xây dựnghợp lý, kiểm tra chất lượng chặt chẽ, theo dõi các khoản mục chi phí chặt chẽ nhằmđảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả

Ngoài ra, do thời gian thi công dài nên kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắpkhông xác định hàng tháng như trong sản xuất công nghiệp mà được xác định tùythuộc vào đặc điểm kỹ thuật của từng loại công trình được thể hiện qua phươngpháp lập dự toán và phương pháp thanh toán giữa các bên giao thầu và nhận thầu.Thêm vào đó, cũng do chu kỳ sản xuất sản phẩm dài nên đối tượng tính giá thànhsản phẩm xây lắp có thể là sản phẩm xây lắp hoàn thành hoặc cũng có thể một giaiđoạn quy ước trong hợp đồng xây dựng Sản phẩm xây lắp thường có kích thước,trọng lượng lớn nên đòi hỏi số lượng lao động, số lượng nguyên vật liệu công cụdụng cụ phục vụ sản xuất lớn, khác nhau, vì vậy giá thành sản phẩm xây lắp rất

Trang 29

phức tạp và thường xuyên thay đổi theo từng giai đoạn Việc xác định đúng đốitượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp sẽ đáp ứng yêu cầu quản

lý kịp thời và chặt chẽ chi phí sản xuất của công trình hạng mục công trình theotừng giai đoạn

Thứ năm, sản phẩm xây dựng là công trình bị cố định tại nơi xây dựng, phụ

thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương và thường đặt ngoài trời

và bị gián đoạn do những thay đổi bất thường của thời tiết Do đặc điểm này đòi hỏicác doanh nghiệp xây lắp trong quá trình thi công cần tổ chức quản lý lao động, vật

tư chặt chẽ đảm bảo thi công đúng tiến độ trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.Khi gặp các điều kiện không thuận lợi gây thiệt hại cho công trình và phải phá đilàm lại thì đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp phải có phương pháp quản lý phù hợp

để tiết kiệm chi phí

Những đặc điểm trên ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp, công tác kế toán quản trị vừaphải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệpsản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây lắp

1.1.2 Quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

Với đặc trưng của ngành xây dựng cơ bản là giá trị lớn, chi phí bỏ ra nhiều vìvậy công tác quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp xây lắpđược các nhà quản trị doanh nghiệp xây lắp quan tâm hàng đầu, chỉ tiêu chi phí sảnxuất, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng đối với doanhnghiệp xây lắp vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp

Do vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp cần được quản lý chặtchẽ Việc quản lý này nhằm đảm bảo cho việc thực hiện tốt các kế hoạch sản xuấtcủa doanh nghiệp, các định mức chi phí, dự toán chi phí sản xuất đã xây dựng, phântích nguyên nhân phát sinh các khoản chi phí vượt định mức, vượt dự toán đã xâydựng, từ đó có những biện pháp quản lý thích hợp nhằm giảm chi phí, hạ giá thànhsản phẩm, đảm bảo thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 30

Ngoài ra, quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp cần phải căn

cứ vào tình hình thực hiện các định mức, dự toán các chi phí phát của công trình,hạng mục công trình vừa hoàn thành cùng với các yếu tố ảnh hưởng để lập dự toánchi phí sản xuất, định mức chi phí cho các công trình tiếp theo

Quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng của côngtác quản trị của doanh nghiệp xây lắp, muốn thực hiện tốt công tác quản trị chi phísản xuất, giá thành sản phẩm này cần phải thực hiện được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, phải xây dựng được các chỉ tiêu định mức chi phí và lập dự toán chi

phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình Đây là bước quan trọng nhấtcủa công tác quản trị doanh nghiệp Căn cứ vào các chỉ tiêu định mức, kế toán quảntrị kết hợp với các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp xây dưng lập các dựtoán chi phí sản xuất cho các công trình một cách phù hợp, gắn liền với thực tế và

có tính khả thi

Thứ hai, xác định các phương pháp phân bổ chi phí chính xác phù hợp cho từng

công trình, hạng mục công trình Chỉ khi lựa chọn được phương pháp phân bổ chi phíđúng thì mới phản ánh chính xác chi phí của từng công trình, hạng mục công trình cụthể, từ đó là căn cứ để tính toán giá thành công trình xây dựng một cách chính xác,nhờ đó các nhà quản trị doanh nghiệp có phương hướng hạ giá thành sản phẩm mộtcách hợp lý tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác cùng ngành

Thứ ba, kế toán quản trị cần thu thập xử lý thông tin, phân tích và lập ra các

báo cáo quản trị cung cấp cho các nhà quản trị kịp thời để các nhà quản trị đưa rađược các quyết định kinh doanh Mục tiêu cuối cùng các nhà quản trị doanh nghiệpquan tâm đó là các báo cáo quản trị phản ánh được tình hình thực tế phát sinh, giảitrình được các nguyên nhân của việc chênh lệch giữa thực tế và dự toán, căn cứ vào

đó các nhà quản trị có các quyết định kinh doanh phù hợp

1.1.3 Vai trò của kế toán quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp là các chỉtiêu được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, làm sao để quản trị chi

Trang 31

phí sản xuất tốt nhằm hạ giá thành sản phẩm, xây dựng được giá dự thầu cạnh tranh,tối đa hóa lợi nhuận… là những vấn đề mà các nhà quản trị luôn phải băn khoăn,trăn trở Để quản trị chi phí sản xuất tốt các nhà quản trị cần thông tin do kế toánquản trị cung cấp Kế toán quản trị là công cụ quan trọng trong quá trình hoạch định

và kiểm soát chi phí, thu thập và tính toán hiệu quả của quá trình sản xuất nhằmgiúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định quản trị chính xác

Quá trình sản xuất của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đạt hiệu quả cao cũngcần biết đưa những thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính một cáchchính xác, trung thực, kịp thời, nhanh chóng, những thông tin này do kế toán quảntrị cung cấp Kế toán quản trị tiến hành thu thập các thông tin về tình hình chi phísản xuất, giá thành sản phẩm sau đó xử lý thông tin bằng cách phân tích, diễn giải,lập dự toán chi tiết phục vụ cho nhà quản trị doanh nghiệp lựa chọn phương án tối

ưu cho quản lý Những vấn đề về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cho từngcông trình, hạng mục công trình, lợi nhuận của doanh nghiệp xây lắp chỉ có thểđược quyết định khi các nhà quản trị có đầy đủ tài liệu do kế toán quản trị cung cấp

Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một công cụ, mộtphương pháp xử lý các dữ liệu về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trongcác doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu:

- Lựa chọn các phương pháp phân chia thành phần chi phí của các hoạt độngsản xuất kinh doanh theo các khoản mục chi phí, thu nhận, xử lý và cung cấp cácthông tin về chi phí sản xuất theo từng khoản mục của hoạt động sản xuất kinh doanh

- Xây dựng các dự toán chi phí cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp dựa trên những điều kiện khả thi Đồng thời, kế toán quản trị xây dựngcác kế hoạch tương lai về các hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

- Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện so với các dự toán chi phí và giải trìnhcác nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch giữa dự toán và thực tế Đây là nhiệm vụ quantrọng mà kế toán quản trị phải thực hiện, chỉ khi phát hiện ra nguyên nhân của sựchênh lệch giữa dự toán và thực tế thì các nhà quản trị mới có quyết định điều chỉnhkịp thời

Trang 32

- Lập các báo cáo kế toán quản trị nhằm cung cấp các yếu tố cơ bản để làm cơ sởcho việc đưa ra các quyết định quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm hợp lý.Thật vậy, để đạt được mục tiêu điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh,công tác quản trị doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều thông tin bao gồm cả thông tin choquyết định ngắn hạn và thông tin cho quyết định dài hạn Loại thông tin thứ nhất đó

là thông tin cần cho việc xây dựng kế hoạch và kiểm tra hoạt động hàng ngày củađơn vị, đó là thông tin giúp cho công tác quản trị biết được những gì đang xảy ra vàviệc thực hiện các mục tiêu dự kiến như thế nào Loại thông tin thứ hai đó là nhữngthông tin cần thiết cho quản trị trong việc lập kế hoạch dài hạn, những thông tin nàydùng để xây dựng các chiến lược tổng quát và đề ra các quyết định đặc biệt có tácđộng then chốt đối với doanh nghiệp Các thông tin này đều do kế toán quản trịcung cấp dưới dạng các báo cáo quản trị có dạng so sánh, các nhà quản trị sử dụngcác báo cáo này để kiểm tra, đánh giá trong các lĩnh vực trách nhiệm mà họ cầnquan tâm để xem xét, điều chỉnh các mục tiêu đề ra

Vai trò của kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong

doanh nghiệp xây lắp được thể hiện ở Sơ đồ 1.1.

Sơ đồ 1.1 Vai trò của kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Hoạt động thi công xây lắp công trình, hạng

Kiểm tra, đánh giá thực tế với

dự toán, kế hoạch, giải trình

nguyên nhân

Quyết định

Trang 33

1.2 CÁC MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.

Để có thể tiến hành được các phương pháp, kỹ thuật của kế toán quản trị Kếtoán quản trị nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của nhàquản trị doanh nghiệp về tình hình chi phí, doanh thu, hiệu quả từng bộ phận; cungcấp kịp thời đầy đủ các thông tin thực hiện, chênh lệch giữa dự toán và kết quả thựchiện; phục vụ cho việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, điều hành và raquyết định giúp nhà quản trị thực hiện tốt chức năng của mình Để tổ chức đượccông tác kế toán quản trị đặc biệt là kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp là vấn đề vô cùng phức tạp, khó khăn, bởi

vì để tổ chức kế toán quản trị phù hợp được với loại hình của từng doanh nghiệpđặc biệt là với doanh nghiệp xây lắp, trước hết nhà quản trị cần xem xét đến cácnhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức kế toán quản trị tại doanhnghiệp, các nhân tố đó là:

Nhân tố thứ nhất, loại hình kế toán áp dụng: là nhân tố cơ bản có tính chất

quyết định đến mô hình tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp, trong các loạihình kế toán cơ bản thì có hai loại hình kế toán được áp dụng phổ biến ở các quốcgia trên thế giới đó là kế toán tĩnh và kế toán động Các nước thuộc khốiAnglosaxon như Anh, Mỹ, Canada… lựa chọn mô hình kế toán động, quá trình thunhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán được chia thành kế toán quản trị và kếtoán tài chính, trong đó, kế toán tài chính là để công khai những thông tin tài chính,còn kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin riêng phục vụ cho quản trị doanhnghiệp Ở khối các nước tổ chức kế toán theo kiểu truyền thống như Pháp, Nhật,Đức… lựa chọn kế toán tĩnh (kế toán tổng hợp) cho việc công khai các thông tin tàichính, còn kế toán động (kế toán phân tích) cho mục đích cung cấp các thông tincho quản trị doanh nghiệp

Nhân tố thứ hai, loại hình kinh doanh, quy mô, phạm vi hoạt động của doanh

nghiệp: Kế toán quản trị theo dõi chi tiết, cụ thể từng mặt hàng, từng loại hình kinhdoanh của doanh nghiệp, vì vậy mà các doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực

Trang 34

khác nhau thì việc tổ chức công tác kế toán quản trị khác nhau Đối với các doanhnghiệp thương mại, với chức năng kinh doanh mua bán các loại sản phẩm hàng hóadịch vụ, bộ phận kế toán quản trị đặt trọng tâm cung cấp những thông tin cụ thể vềquá trình mua hàng, bán hàng, dự trữ hàng hóa Đối với các doanh nghiệp sản xuất,chức năng kinh doanh chính là sản xuất sản phẩm thì kế toán quản trị trong cácdoanh nghiệp này đặt trọng tâm chủ yếu vào việc cung cấp các thông tin cụ thể vềcác yếu tố sản xuất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Ngoài ra, quy mô vàphạm vi hoạt động của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toánquản trị Các doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng thì việc tổchức kế toán quản trị rất phức tạp, đòi hỏi phải có trình độ cao thì mới có thể đánhgiá được trách nhiệm, trình độ quản lý của từng bộ phận, từng trung tâm trongdoanh nghiệp.

Nhân tố thứ ba, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, loại hình sản xuất:

Các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì phải kiểm soát đượcthông tin trong giai đoạn công nghệ phức tạp nhiều hơn so với doanh nghiệp có quytrình công nghệ sản xuất giản đơn Các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc, theo đơnđặt hàng thì sẽ tổ chức kế toán quản trị khác với doanh nghiệp sản xuất đại trà Nhân tố thứ tư, đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh, yêu cầu và trình độquản lý của doanh nghiệp: Kế toán quản trị phải được tổ chức thích hợp theo đặcđiểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu cungcấp thông tin chi phí sản xuất cho quản trị doanh nghiệp

Ngoài ra, yêu cầu và trình độ quản lý của nhà quản trị cũng nhân tố quyết định

mô hình kế toán quản trị, tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý của nhà quản trị mà

kế toán quản trị thiết kế cung cấp các thông tin thực hiện, thông tin tương lai chocác nhà quản trị ở mức độ khác nhau

Như vậy, tùy theo sự ảnh hưởng của các nhân tố kế trên đến từng doanhnghiệp mà các nhà quản trị doanh nghiệp lựa chọn mô hình thích hợp với doanhnghiệp mình Theo khảo sát, hiện nay trên thế giới có hai mô hình kế toán quản trịphổ biến mà các doanh nghiệp xây lắp ở Việt Nam có thể xem xét và áp dụng

Trang 35

Mô hình thứ nhất: Tổ chức kế toán quản trị độc lập với kế toán tài chính

Với mô hình này, dựa trên cùng một hệ thống các chứng từ đầu vào, kế toánquản trị sử dụng hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo kếtoán tách rời hoàn toàn với kế toán tài chính, bộ phận kế toán quản trị tách riêng rakhỏi bộ phận kế toán tài chính Hệ thống tài khoản của kế toán quản trị có thể sửdụng tài khoản nhiều cấp và phân loại theo nội dung mà kế toán quản trị phản ánh.Các tài khoản được phân loại và quy định phương pháp ghi chép phù hợp theo nộidung cơ bản của kế toán quản trị nhằm tạo ra sự phối hợp cung cấp thông tin phục

vụ cho quản lý Kế toán quản trị thực hiện lập dự toán từng loại công việc cho từng

bộ phận, sau đó tập hợp số liệu thực tế về kế toán chi phí, giá thành, kết quả kinhdoanh có liên quan để lập báo cáo quản trị

Đây là mô hình tổ chức kế toán quản trị của khối các nước thực hiện theo môhình truyền thống Pháp Hệ thống kế toán của Pháp dung hòa các nhu cầu thông tin

về quan hệ bên trong và bên ngoài, bao gồm hai bộ phận kế toán tổng quát- kế toántài chính và kế toán phân tích – kế toán quản trị với đặc trưng cơ bản là mô hình kếtoán “tĩnh” ở kế toán tổng quát, kế toán “động” ở kế toán phân tích, trong đó kếtoán phân tích được tổ chức tách rời, độc lập tương đối với kế toán tổng quát, kếtoán phân tích sử dụng hệ thông tài khoản riêng Bộ phận kế toán tổng quát coidoanh nghiệp như một thực thể duy nhất, có tình hình và đặc tính chung, việc thựchiện các nghiệp vụ kế toán phản ảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp nhằm giải quyết những vụ việc, thông tin đã xảy ra trong quá khứ Bộ phận

kế toán phân tích là phương tiện để các nhà quản trị doanh nghiệp kiểm soát có hiểuquả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách phân tíchchi phí sản xuất và kết quả tiêu thụ của từng loại sản phẩm hay nhóm sản phẩm đểđưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động kinh doanh, góp phần vào công tác quảntrị doanh nghiệp thông qua việc đưa ra định hướng phát triển trong tương lai

Với các doanh nghiệp xây lắp có quy mô lớn, trình độ quản lý và kế toán pháttriển ở bậc cao thì mô hình tách rời này là rất phù hợp Tuy nhiên, mô hình này cóhạn chế là không có sự kết hợp giữa quản lý tổng thể và quản lý chi tiết từng chỉ

Trang 36

tiêu nên có thể dẫn tới việc này quản trị không có tầm nhìn tổng quát nếu chỉ dựavào thông tin kế toán quản trị, và khi áp dụng mô hình này doanh nghiệp xây lắp sẽphải trả rất nhiều chi phí để vận hành vì phải tăng thêm khâu luân chuyển chứng từ

và xử lý thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định

Để thu thập thông tin thực hiện kế toán quản trị sử dụng các tài khoản chi

tiết-mở theo từng cấp cần thiết- của hệ thống tài khoản sử dụng cho kế toán tài chính,đồng thời xác định nội dung, phương pháp ghi chép trên các tài khoản chi tiết chophù hợp với việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cụ thể

Sổ kế toán phục vụ cho kế toán quản trị là hệ thống sổ chi tiết của kế toán tàichính, ngoài ra để đáp ứng yêu cầu quản lý và yêu cầu cung cấp thống tin, kế toánquản trị có thể thiết kế các sổ chi tiết mang tính đặc thù riêng Dựa trên các sổ chitiết, kế toán quản trị cung cấp thông tin cho bộ phận quản trị dưới dạng các báo cáođược thiết kế tùy theo yêu cầu quản lý

Bên cạnh việc thu thập các thông tin thực hiện, kế toán quản trị còn thu thậpcác thông tin tương lai để lập các dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, xây dưng cácgiá thành kế hoạch cho từng đối tượng tính giá thành…từ các bộ phận khác trongdoanh nghiệp như: thu nhập các thông tin định mức chi phí, kế hoạch sản xuất từ bộphận kế hoạch để phục vụ cho việc lập kế hoạch giá thành, giá thành định mức vàlập các dự toán chi phí, các thông tin về định mức lao động, đơn giá tiền lương, sốlượng và thành phần lao động từ bộ phận nhân sự phục vụ cho lập dự toán tiền

Trang 37

lương, các thông tin về giá mua thực tế của nguyên vật liệu đầu vào, tình hình dựtrữ nguyên vật liệu, dụng cụ từ phòng vật tư để lập dự toán vật tư tồn kho Thông tin

từ phòng hợp tác đầu tư để có những dự thảo về các phương án đầu tư mở rộng sảnxuất, mua máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất

Đây là mô hình đang được áp dụng ở các nước như Mỹ, Anh, Canada… Với

mô hình này kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sử dụng cácthông tin đã có từ các sổ chi tiết của kế toán tài chính, đồng thời thiết kế bổ sungthêm các thông tin khác phục vụ cho mục đích quản trị của doanh nghiệp

Ưu điểm của mô hình này là được thực hiện trên cùng hệ thống kế toán củadoanh nghiệp, tiết kiệm được chi phí trong khâu thu thập và xử lý thông tin kế toánđồng thời các thông tin kế toán cung cấp cho các nhà quản trị không bị trùng lắp.Tuy nhiên, để thực hiện được mô hình này đòi hỏi người tổ chức phân công côngviệc phải hiểu được trình độ, năng lực cụ thể của nhân viên kế toán, phải xác định

rõ công việc của kế toán tài chính và kế toán quản trị trong từng phần hành, nghĩa làphải xác định rõ phần việc kế toán nào, loại thông tin nào phục vụ cho việc lập cácbáo cáo kế toán quản trị

Mô hình kế toán quản trị kết hợp chặt chẽ với kế toán tài chính được thể hiện

ở Sơ đồ 1.2- Mô hình kết hợp.

Sơ đồ 2.2 Kế toán quản trị theo mô hình kết hợp

Chứng từ gốc

Phần hành kế toán chi tiết

Phần hành kế toán chi tiết

Phần hành kế toán chi tiết

Bộ phận tổng hợp kế toán quản

trị

Bộ phận tổng hợp kế toán tài chính

Báo cáo kế toán quản trịBáo cáo kế toán

tài chính

Trang 38

Qua nghiên cứu về hai mô hình kế toán quản trị, tác giả thấy các doanh nghiệpxây lắp của Việt Nam có thể lựa chọn một trong hai mô hình tổ chức kế toán quảntrị nói trên để áp dụng, nhưng cần quán triệt quan điểm rằng kế toán quản trị phải tổchức theo mô hình phù hợp nhất nhằm đáp ứng kịp thời các thông tin cho yêu cầucủa công tác quản lý doanh nghiệp, phù hợp với loại hình, quy mô, đặc điểm quytrình công nghệ của doanh nghiệp, đồng thời dễ dàng trong việc thực hiện và đảmbảo hiệu quả của kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và nhược điểm của hai mô hình kế toánquản trị nói trên, đồng thời theo quan điểm của việc lựa chọn mô hình tổ chức kếtoán quản trị trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay ở nước ta trong thời điểmhiện nay thì các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam nên áp dụng theo mô hình thứ hai –

mô hình kết hợp sẽ thuận lợi hơn vì các lý do sau đây:

- Hệ thống kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay ở nước ta chủ yếu

tổ chức theo mô hình kế toán “động”, trong đó hệ thống kế toán chia thành kế toántài chính và kế toán quản trị cùng kết hợp với nhau trong một hệ thống kế toán củadoanh nghiệp, vì vậy việc tổ chức kế toán kết hợp giữa kế toán quản trị và kế toántài chính trước hết là thuận theo xu thế phát triển chung của thế giới, mặt khác khi

tổ chức theo mô hình này tiết kiệm được thời gian, chi phí tiền bạc, công sức do kếtoán tài chính và kế toán quản trị cùng thực hiện trên cùng một hệ thống

- Trình độ của các nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp hiện naycòn hạn chế, sự nhận thức và hiểu biết về kế toán quản trị còn rất sơ khai, bước đầu,chưa có kinh nghiệm tổ chức thực hiện vì vậy chưa thể tách thành bộ phận độc lậpchuyên sâu theo những nội dung của kế toán quản trị như mô hình thứ nhất

- Với đặc trưng của các doanh nghiệp xây lắp, đối tượng chịu chi phí là cáccông trình, hạng mục công trình trải dài khắp đất nước vì vậy khâu thu thập và xử lýchứng từ vốn rất chậm trễ và tốn nhiều thời gian Việc thu nhận, xử lý thông tin từkhâu thu thập, xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán đến việc cung cấp thông tin theo môhình thứ hai sẽ thuận tiện hơn mô hình thứ nhất

Trang 39

Từ cơ sở các lý luận trên mà các nội dung tiếp theo của luận văn tác giả đề cậpđến các vấn đề của kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo môhình kết hợp chặt chẽ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính.

1.3 NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.

Trên cơ sở lý luận về đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp,vai trò của kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp và với

mô hình định hướng cho các doanh nghiệp xây lắp là mô hình kết hợp, tác giả xin

đề cập nội dung của kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo cácvấn đề sau:

1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.

Để thực hiện việc quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xây lắp đượchiệu quả trước tiên cần hiểu về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và cách phânloại chúng trong các doanh nghiệp xây lắp

1.3.1.1 Phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp.

Chi phí, theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 1, là các yếu tố làm giảm các lợiích kinh tế của doanh nghiệp trong kỳ, dưới hình thức các khoản tiền chi ra hoặclàm giảm tài sản, hoặc làm phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm nguồn vốn.Ngoài các chi phí phát sinh trong những hoạt động kinh doanh thông thường, cáckhoản lỗ và thiệt hại khác cũng được tính vào chi phí của doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp xây lắp, với đặc thù riêng của ngành xây dựng, quytrình sản xuất các sản phẩm này là các công trình và hạng mục công trình, để thicông các công trình, hạng mục công trình này các doanh nghiệp xây lắp cũng phải

bỏ các khoản chi phí nhất định

Theo quan điểm của kế toán tài chính, chi phí cho những công trình, hạng mụccông trình này là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống vàlao động vật hóa mà doanh nghiệp xây lắp chi ra để tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh trong một thời kỳ nhất định Như vậy, chi phí sản xuất của doanh nghiệp

Trang 40

xây lắp phải được ghi nhận theo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí với thu nhập, chỉđược xác định trên toàn doanh nghiệp và gắn với kỳ hạch toán.

Để phù hợp với chức năng của mình, kế toán quản trị có quan niệm riêng vềchi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp: Chi phí sản xuất sản phẩmxây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi tiêu cho quá trình sản xuấtthi công các công trình, hạng mục công trình đòi hỏi phải được bù đắp bằng thunhập của doanh nghiệp Như vậy, theo quan điểm của kế toán quản trị, chi phí sảnxuất trong kế toán quản trị không phải ghi nhận theo nguyên tắc phù hợp, mà đượcghi nhận ở thời điểm chi tiêu cho sản xuất kinh doanh Những khoản chi tiêu phátsinh trong doanh nghiệp nhưng không liên quan hoặc chưa liên quan đến quá trìnhsản xuất xây lắp có nguồn vốn riêng bù đắp thì không tính vào chi phí sản xuất củadoanh nghiệp xây lắp

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp bao gồm nhiều loại có nội dung,công dụng và tính chất khác nhau, do đó việc nhận diện và phân loại chi phí cho cácmục đích khác nhau theo yêu cầu của quản trị doanh nghiệp là cơ sở của các quyếtđịnh đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị Đểthuận lợi cho việc quản lý chi phí sản xuất cần phải thực hiện việc phân loại chi phítheo các tiêu thức thích hợp Trên quan điểm kế toán quản trị, chi phí sản xuất đượcphân thành nhiều loại theo nhiều tiêu thức khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng

Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí

Theo cách phân loại này, căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí đểchia chi phí sản xuất xây lắp và chi phí ngoài sản xuất xây lắp thành các yếu tố chiphí Các chi phí sản xuất có chung một nội dung kinh tế thì được xếp vào một yếu

tố chi phí, không phân biệt mục đích, công dụng của chi phí đó như thế nào

Theo quy định hiện hành toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắpđược chia thành:

- Chi phí nguyên vật liệu: là chi phí về các loại nguyên vật liệu, phụ tùng thaythế, công cụ, dụng cụ mà doanh nghiệp đã sử dụng và tính vào chi phí sản xuấttrong kỳ

Ngày đăng: 27/04/2015, 12:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w