Về phía công ty cổ phần Vimeco

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội (Trang 26 - 129)

Kế toán quản trị là hình thức khá mới mẻ đối với các danh nghiệp Việt Nam nói chung và với công ty cổ phần Vimeco nói riêng, vì thế để vận dụng được tốt kế toán quản trị đòi hỏi trong bản thân công ty phải hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp

Cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của kế toán quản trị. Củng cố và hoàn thiện công tác thu thập và xử lý chứng từ ban đầu, hệ thống tài khoản kế toán, đặc biệt đa dạng hoá phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau để có nhiều phương hướng và biện pháp để quản lý chi phí.

Hoàn thiện hơn nữa cơ chế khoán xây dựng cho các xí nghiệp, các đội thi công đặc biệt là cơ chế phân phối thu nhập cho các đơn vị này

Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị thích hợp cho từng cấp quản trị trong công ty.

Củng cố hoàn thiện quy trình quản lý lao động, điều phối lao động hợp lý giữa các bộ phận trong công ty, xí nghiệp và các đội thi công.

Ứng dụng công nghệ tin học vào kế toán, trang bị các phương tiện kỹ thuật để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các cấp quản trị kịp thời, chính xác.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Xây dựng là ngành sản xuất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn xã hội. Sự phát triển và mở rộng không ngừng của các doanh nghiệp xây lắp cả về quy mô lẫn chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Với vai trò quan trọng đó, các doanh nghiệp xây lắp phải nỗ lực hết sức để phát triển thể hiện ở việc cải tiến, đổi mới công tác quản lý, phương thức kinh doanh cũng như các công cụ quản lý, trong đó kế toán là một công cụ quan trọng không thể thiếu được với các doanh nghiệp xây lắp.

Kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng ngày càng thể hiện tầm quan trọng của mình với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp, kiểm soát chi phí chặt chẽ nhằm hạ giá thành công trình nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình luôn là yêu cầu được đặt ra hàng đầu ở các doanh nghiệp này. Thực trạng tại hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ chú trọng đến kế toán tài chính, kế toán quản trị mới chỉ có biểu hiện manh nha, mặc dù nhà nước đã có văn bản hướng dẫn việc thực hiện kế toán quản trị. Có thể nói, kế toán quản trị vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ cả về nhận thức và tổ chức thực hiện ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng ở nước ta.

Nhận thức được vai trò của kế toán quản trị đối với công tác quản trị doanh nghiệp tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: ”Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính

giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình kết hợp tại công ty Cổ phần Vimeco thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam” nhằm hoàn thiện công

tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty này.

2. Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luận văn góp phần làm sáng tỏ bản chất, vai trò nội dung, phương pháp của kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng.

Thông qua nghiên cứu thực tiễn tại công ty Cổ phần Vimeco tìm hiểu những vấn đề còn tồn tại trong việc tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Trên cơ sở đó đề ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Vimeco

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Với mục đích nghiên cứu đã xác định, luận văn đã hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp nói chung, thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Vimeco, từ đó nêu được tính cấp thiết của việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty này. Đồng thời, xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo mô hình kết hợp trong điều kiện khả thi với công ty cổ phần Vimeco nói riêng và doanh nghiệp xây lắp nói chung ở nước ta.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: tổng hợp, phân tích, mô hình hoá và các phương pháp của kế toán tài chính.

5. Những đóng góp của luận văn.

- Về lý luận: Luận văn đã hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp nói chung.

- Về thực tiễn: Luận văn đã đánh giá trung thực công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Vimeco, từ đó nêu ra được những ưu điểm và hạn chế của công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty, đưa ra được các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp và nêu ra được các kiến nghị giúp công ty Cổ phần Vimeco thực hiện có hiệu quả công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.

6. Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, các bảng biểu, sơ đồ, phụ lục và danh sách các tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương như sau:

- Chương 1 Lý luận chung về kế toán quản trị chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm theo mô hình kết hợp trong doanh nghiệp xây lắp.

- Chương 2 Thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Vimeco

- Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình kế hợp tại công ty Cổ phần Vimeco.

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO MÔ HÌNH

KẾT HỢP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1.1 QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.

1.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp và ảnh hưởng của nó tới công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích lũy cùng với vốn đầu tư của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. So với các ngành sản xuất khác, ngành XDCB có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Những đặc điểm đó là:

Thứ nhất, sản phẩm xây lắp thường mang tính đơn chiếc, thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của từng chủ đầu tư, do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (máy móc, thiết bị thi công, người lao động...) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng... Chính bởi đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp phải tổ chức theo dõi chặt chẽ và phải có phương pháp quản lý phù hợp với những nguyên nhân gây ra để tiết kiệm chi phí.

Thứ hai, sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc... rất đa dạng, có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao. Do đó, việc tổ chức quản lý và tổ chức kế toán quản trị sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp. Điều này làm cho các doanh nghiệp xây lắp có thể tổ chức kế toán quản trị tương đối chính xác giá trị công trình, từ đó lên kế hoạch về tài chính cũng như giám sát các chi phí phát sinh đối với từng công trình.

Thứ ba, để nhận được sản phẩm xây lắp, các doanh nghiệp xây lắp thường phải trải qua đấu thầu vì thế công tác xác định giá dự toán của công trình cần phải được coi trọng và từ đó xác định giá bỏ thầu hợp lý, đảm bảo hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư, sản phẩm xây lắp thường có kích thước quy mô lớn, chi phí nhiều, thời gian tạo ra sản phẩm dài và thời gian khai thác cũng kéo dài, trong thời gian thi công xây dựng doanh nghiệp chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều chi phí về vật tư, nhân lực điều này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của doanh nghiệp xây lắp thường bị ứ đọng lâu tại công trình đang xây dựng. Vì vậy, các doanh nghiệp xây dựng phải lựa chọn phương án xây dựng hợp lý, kiểm tra chất lượng chặt chẽ, theo dõi các khoản mục chi phí chặt chẽ nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả.

Ngoài ra, do thời gian thi công dài nên kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp không xác định hàng tháng như trong sản xuất công nghiệp mà được xác định tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của từng loại công trình được thể hiện qua phương pháp lập dự toán và phương pháp thanh toán giữa các bên giao thầu và nhận thầu. Thêm vào đó, cũng do chu kỳ sản xuất sản phẩm dài nên đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp có thể là sản phẩm xây lắp hoàn thành hoặc cũng có thể một giai đoạn quy ước trong hợp đồng xây dựng. Sản phẩm xây lắp thường có kích thước, trọng lượng lớn nên đòi hỏi số lượng lao động, số lượng nguyên vật liệu công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất lớn, khác nhau, vì vậy giá thành sản phẩm xây lắp rất

phức tạp và thường xuyên thay đổi theo từng giai đoạn. Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý kịp thời và chặt chẽ chi phí sản xuất của công trình hạng mục công trình theo từng giai đoạn.

Thứ năm, sản phẩm xây dựng là công trình bị cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương và thường đặt ngoài trời và bị gián đoạn do những thay đổi bất thường của thời tiết. Do đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp trong quá trình thi công cần tổ chức quản lý lao động, vật tư chặt chẽ đảm bảo thi công đúng tiến độ trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Khi gặp các điều kiện không thuận lợi gây thiệt hại cho công trình và phải phá đi làm lại thì đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp phải có phương pháp quản lý phù hợp để tiết kiệm chi phí.

Những đặc điểm trên ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp, công tác kế toán quản trị vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây lắp

1.1.2 Quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

Với đặc trưng của ngành xây dựng cơ bản là giá trị lớn, chi phí bỏ ra nhiều vì vậy công tác quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp được các nhà quản trị doanh nghiệp xây lắp quan tâm hàng đầu, chỉ tiêu chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp xây lắp vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

Do vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp cần được quản lý chặt chẽ. Việc quản lý này nhằm đảm bảo cho việc thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, các định mức chi phí, dự toán chi phí sản xuất đã xây dựng, phân tích nguyên nhân phát sinh các khoản chi phí vượt định mức, vượt dự toán đã xây dựng, từ đó có những biện pháp quản lý thích hợp nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp cần phải căn cứ vào tình hình thực hiện các định mức, dự toán các chi phí phát của công trình, hạng mục công trình vừa hoàn thành cùng với các yếu tố ảnh hưởng để lập dự toán chi phí sản xuất, định mức chi phí cho các công trình tiếp theo.

Quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng của công tác quản trị của doanh nghiệp xây lắp, muốn thực hiện tốt công tác quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm này cần phải thực hiện được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, phải xây dựng được các chỉ tiêu định mức chi phí và lập dự toán chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình. Đây là bước quan trọng nhất của công tác quản trị doanh nghiệp. Căn cứ vào các chỉ tiêu định mức, kế toán quản trị kết hợp với các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp xây dưng lập các dự toán chi phí sản xuất cho các công trình một cách phù hợp, gắn liền với thực tế và có tính khả thi.

Thứ hai, xác định các phương pháp phân bổ chi phí chính xác phù hợp cho từng công trình, hạng mục công trình. Chỉ khi lựa chọn được phương pháp phân bổ chi phí đúng thì mới phản ánh chính xác chi phí của từng công trình, hạng mục công trình cụ thể, từ đó là căn cứ để tính toán giá thành công trình xây dựng một cách chính xác, nhờ đó các nhà quản trị doanh nghiệp có phương hướng hạ giá thành sản phẩm một cách hợp lý tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.

Thứ ba, kế toán quản trị cần thu thập xử lý thông tin, phân tích và lập ra các báo cáo quản trị cung cấp cho các nhà quản trị kịp thời để các nhà quản trị đưa ra được các quyết định kinh doanh. Mục tiêu cuối cùng các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm đó là các báo cáo quản trị phản ánh được tình hình thực tế phát sinh, giải

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội (Trang 26 - 129)

w