1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sức khỏe, sử dụng dịch vụ và chi phí y tế của người dân đồng bằng sông hồng, năm 2010

48 436 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 172,7 KB

Nội dung

B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y H NI NGUYN VN NG SứC KHỏE, Sử DụNG DịCH Vụ Và CHI PHí Y Tế CủA NGƯờI DÂN ĐồNG BằNG SÔNG HồNG, NĂM 2010 KHểA LUN TT NGHIP C NHN Y KHOA KHểA 2009 2013 H Ni 2013 B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y H NI NGUYN VN NG SứC KHỏE, Sử DụNG DịCH Vụ Và CHI PHí Y Tế CủA NGƯờI DÂN ĐồNG BằNG SÔNG HồNG, NĂM 2010 KHểA LUN TT NGHIP C NHN Y KHOA KHểA 2009 2013 Ngi hng dn: PGS. TS. Phm Huy Tun Kit H Ni - 2013 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình từ phía các thầy cô, anh chị, bạn bè và gia đình Em xin gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo đại học, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Kinh tế y tế đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Phạm Huy Tuấn Kiệt- giảng viên Bộ môn Kinh tế y tế, viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, người đã hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận. Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý của thầy cô, bạn bè để khóa luận của em được hoàn thiện hơn Hà Nội, ngày tháng năm 2013. Sinh viên làm khóa luận Nguyễn Văn Đằng LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Phòng đào tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội Viện đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng. Hội đồng chấm luận văn Tôi xin cam đoan thực hiện khóa luận một cách chính xác và trung thực. Các kết quả, số liệu trong khóa luận đều có thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Sinh viên làm khóa luận Nguyễn Văn Đằng DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế KCB Khám chữa bệnh TYTX Trạm y tế xã ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội, đánh dấu một thời kỳ phát triển bền vững của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ đổi mới này ngành y tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa rất quan trọng, mặc dù phải đứng trước những thử thách to lớn, nhất là khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Ngành y tế đã từng bước phát triển thích hợp với cơ chế mới, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cũng trên công cuộc đổi mới chung của nền kinh tế, hệ thống y tế Việt Nam có nhiều thay đổi, thể hiện trên những chính sách của Đảng và Nhà nước ta là: xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đa dạng hóa các loại hình bệnh viện và các loại hình dịch vụ y tế, củng cố hệ thống tổ chức y tế địa phương, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở. Những chính sách này ngày càng tạo điều kiện cho ngành y tế phát triển theo hướng của dân, do dân và vì dân. Đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe nói chung và nhất là trong khám chữa bệnh và phòng bệnh. Trước năm 1990 thì mọi công dân Việt Nam đều được khám chữa bệnh không mất tiền, từ khi đất nước bước vào thời kỳ mở cửa chuyển sang nền kinh tế thị trường thì chi phí khám chữa bệnh đã vượt quá sức bao cấp của nhà nước. Trước tình hình đó, chính sách thu một phần viện phí ra đời đã bổ sung ngồn kinh phí cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng của các cơ sở y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của đại bộ phận nhân dân. Tuy nhiên, việc thực hiện thu một phần viện phí vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa dựa vào khả năng chi trả của người dân, gây khó khăn cho người nghèo, người không có khả năng chi trả hoặc chỉ có khả năng chi trả 1 phần, làm cho người nghèo hạn chế hoặc không sử dụng các dịch vụ y tế, hoặc sử dụng các dịch vụ y tế không hợp lý, an toàn, hoặc bị nợ nần, bán đồ đạc, giảm chi tiêu cho các hoạt động khác như thức ăn, học hành…. Mặc dù thu nhập của người dân đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua, song chi phí y tế không ngừng tăng làm cho người dân ngày càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các cơ sở y tế, điều đó có thể làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân. Đặc biệt là công tác khám chữa bệnh ngày càng mang tính chất chuyên sâu thì chi phí y tế càng gia tăng nhiều hơn nữa. Vào năm 1993 chi phí cho y tế là khoảng 5,051 tỷ đồng và tới năm 2000 chi phí này đã lên đến 14,302 tỷ đồng. Mức chi phí y tế bình quân đầu nười năm 2002 cao gấp 1,4 lần so với năm 1998 và cao gấp 1,7 lần so với năm 1993. Mức chi phí cao cho y tế đã gây ra gánh nặng về kinh tế cho những người nghèo [23]. Chi phí cho các dịch vụ y tế không chỉ là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định sử dụng dịch vụ y tế và lựa chọn cơ sở y tế mà còn ảnh hưởng đến mức sống và mức độ nghèo đói của người dân. Vấn đề chi phí y tế có liên quan mật thiết đến vấn đề công bằng trong chăm sóc sức khỏe, gánh nặng chi phí y tế là nguyên nhân hàng đầu làm cho người dân có thu nhập thấp không tiếp cận được với các dịch vụ y tế. Bản chất nhân đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa đã xác định trọng tâm về công tác y tế là thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe, chú ý ưu tiên các đối tượng chính sách. Mục tiêu trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân cũng đã xác định đến năm 2020 nước ta chấm dứt tình trạng người không được khám chữa bệnh vì không có tiền. Trên thực tế nguồn tài chính cho các đối tượng chính sách còn hạn chế nên vẫn còn rất nhiều người nghèo không được khám chữa bệnh. Thực tế ngành y tế vẫn phải tiếp tục đổi mới, đặc biệt là các hình thức thu viện phí, hoạt động khám chữa bệnh và nâng cao các loại hình dịch vụ y tế, cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu CSSK của nhân dân, đảm bảo mặt bằng khám chữa bệnh cho mọi đối tượng theo quy định hướng công bằng và hiệu quả, đặc biệt việc KCB cho người nghèo. Do đó những thông tin về sử dụng dịch vụ và chi phí y tế là vô cùng quan trọng giúp cho ngành y tế đổi mới. Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng kinh tế của miền Bắc Việt Nam, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong cả nước, đóng góp khoảng 24% GDP cho cả nước. Đồng bằng sông Hồng còn là vùng có dân cư đông đúc nhất cả nước.Mật độ dân số trung bình là 1238 người/km 2 (năm 2010).Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trong vùng giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao, gấp 5 lần so với mật độ trung bình của cả nước, gấp gần 3 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long, gấp 10 lần so với Miền núi và trung du Bắc Bộ và gấp 17,6 lần so với Tây Nguyên. Đây là một thuận lợi vì vùng có nguồn lao động dồi dào với truyền thống kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động dẫn đầu cả nước. Thế nhưng, dân số đông cũng đem đến những khó khăn nhất định, gây sức ép nặng nề lên sự phát triển kinh tế - xã hội và ngành y tế của vùng. Cùng với sự phát triển kinh tế của vùng thì đời sống của nhân dân cũng được cải thiện, dịch vụ khám chữa bệnh, cơ sở hạ tầng y tế được nâng cao, cùng với đó vùng cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo và một số đối tượng ưu tiên.Hiện nay, đã có một số nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe và đời sống nhân dân của các tỉnh trong vùng nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào nói về sức khỏe của cả vùng. Chính vì lý do trên mà tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu sau: 1. Mô tả tình hình sức khỏe, sử dụng dịch vụ y tế và chi tiêu cho y tế của người dân ĐBSH- Từ số liệu điều tra của tổng cục thống kê năm 2010. 2. So sánh tình hình sức khỏe, sử dụng dịch vụ y tế và chi phí cho y tế của vùng ĐBSH với cả nước và các vùng sinh thái ở Việt Nam trong năm 2010. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa sức khỏe và các quan điểm, chính sách y tế của Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế liên quan đến vấn đề sử dụng dịch vụ và chi phí y tế của người dân 1.1.1. Định nghĩa sức khỏe. Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO): "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn tật". Theo định nghĩa trên, mỗi người chúng ta cần chủ động để có một sức khoẻ tốt.Cần chủ động trang bị cho mình kiến thức về phòng bệnh và rèn luyện sức khoẻ. Thực hành dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao phù hợp, an toàn lao động và khám bệnh định kỳ để chủ động trong việc phòng và chữa bệnh.Để có sức khoẻ tốt với sự nỗ lực của mỗi cá nhân là chưa đủ mà cần có sự đóng góp của cả cộng đồng, của toàn xã hội trong các vấn đề an sinh, việc làm và giáo dục hay cụ thể hơn như các vấn đề về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm… Vì vậy sức khỏe được coi là tài sản quý giá của con người, sức khỏe đã có và tồn tại từ khi con người sinh ra cho đến khi chết, nhưng mức độ thì thường xuyên thay đổi trong suốt cuộc đời. 1.1.2. Các quan điểm và chính sách y tế của Đảng, nhà nước và Bộ y tế liên quan đến vấn đề sử dụng sịch vụ và chi phí y tế của người dân. 1.1.2.1. Các qua điểm cơ bản của Đảng về công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân [15], [16]. - Sức khỏe vốn là quý nhất của con người và toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì vậy chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. - Việc chăm sóc sức khỏe và giải quyết các vấn đề bệnh tật cần phải theo quan điểm dự phòng tích cực và chủ động, đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể đi đôi nâng cao hiệu quả. - Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. - Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân của cấp Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt. - Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đa dạng hóa các hình thức tổ chức chăm sóc sức khỏe trong đó y tế nhà nước là chue đạo, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế. 1.1.2.2. Chính sánh BHYT. BHYT chính thức bắt đầu ở Việt Nam 1993 với hai phương thức bảo hiểm: BHYT bắt buộc (áp dụng với tất cả cán bộ, nhân viên nhà nước đương chức cũng như nghỉ hưu và các doanh nghiệp tư nhân lớn) và BHYT tự nguyện (áp dụng với các đối tượng như nông dân, học sinh phổ thông và người nhà của các đối tượng có bảo hiểm y tế bắt buộc). Chương trình bảo hiểm y tế bắt buộc thanh toán cho các dịch vụ nội trú, ngoại trú và cả tiền thuốc cho bệnh nhân nội trú. Phương thức tự nguyện được chia ra làm 2 loại: loại phí thấp thanh toán cho các dịch vụ nội trú, loại phí cao thanh toán cho cả dịch vụ ngoại trú và trong một số trường hợp cả tiền thuốc. [...]... cho th y 52% sử dụng dịch vụ y tế hiện đại, 26% sử dụng y tế cổ truyền, 6% tự xử lý, 16% vừa cổ truyền vừa hiện đại [25] Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì chi phí cho sử dụng dich vụ y tế cũng ng y càng tăng.Mỹ là nức có chi phí y tế đứng đầu thế giới, những năm 90, chi phí y tế chi m 11,9% GDP, đến năm 2009 chi phí y tế tăng lên chi m 16% GDP, với chi phí y tế bình quân là 7.290 Đô- la /người. .. phục vụ Có 3 loại dịch vụ y tế: dịch vụ y tế công cộng, dịch vụ y tế cho các đối tượng cần chăm sóc ưu tiên và dịch vụ y tế cá nhân Dịch vụ y tế công cộng là các dịch vụ mà lợi ích của những dịch vụ n y không chỉ giới hạn ở việc cung ứng trực tiếp (dịch vụ khám chữa bệnh) cho người sử dụng mà còn cung ứng gián tiếp cho cộng đồng như các dịch vụ phòng bệnh, giáo dục y tế Dịch vụ y tế cho các đối tượng... con người khác: Các dịch vụ ngoại trú; các dịch vụ y tế kèm nơi thay vì các dịch vụ bệnh viện 1.2.4 Những y u tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế 1.2.4.1 Tiếp cận Tiếp cận y tế là khả năng mà người sử dụng các dịch vụ sức khỏe cần có thể đáp ứng tại nơi cung cấp Mục đích của dịch vụ y tế là đến với mọi người cộng đồng, nhằm thỏa mãn nhu cầu về sức khỏe cho con người và cộng đồng Tiếp cận dịch vụ. .. bệnh năm 2010 cao gấp 2 lần so với năm 2008 Biểu đồ 3.8: Chi tiêu y tế bình quân 1 người 1 tháng cho các hoạt động y tế Nhận xét: Chi tiêu cho mua thuốc cao gấp hơn 14 lần so với mua dụng cụ y tế và cao gấp gần 6 lần với chi tiêu mua bảo hiểm y tế Chi tiêu cho mua dụng cụ và bảo hiểm năm 2010 cao gấp 2 lần so với năm 2008 3.2 Tình hình sức khỏe, sử dụng dịch vụ y tế và chi tiêu cho y tế của người dân. .. cho th y quyết định của người bệnh đi đâu, làm gì khi bị bệnh phụ thuộc khá nhiều vào tính sẵn có của dịch vụ, chất lượng dịch vụ y tế, giá thành cũng như cấu trúc xã hội niềm tin về sức khỏe và các đặc trưng cá nhân của người bệnh cũng như loại bệnh, mức độ bệnh, khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế và khả năng tiếp cận tới các dịch vụ y tế của người dân Nghiên cứu sử dụng dịch vụ y tế và chi phí y tế đã... hình sức khỏe, dịch vụ y tế và chi tiêu cho y tế 1.4.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài Có nhiều nghiên cứu và báo cáo về thực trạng và làm thế nào để cải thiện hệ thống cung cấp dịch vụ y tế trên thế giới bao gồm các chính sách tài chính, các y u tố chất lượng, độ bao phủ dịch vụ và chi phí y tế …Các báo cáo n y đề cập đến cả y tế nhà nước và y tế tư nhân [30], [31], [32] Các nghiên cứu sử dụng dịch vụ y tế. .. vực y tế: người ta quan tâm đến chi phí của người cung cấp dịch vụ y tế như chi phí của các cơ sở y tế hoặc của cơ quan BHYT.Phân tích chi phí dưới góc độ khu vực y tế có thể cung cấp các thông tin cho việc lập kế hoạch và dự toán ngân sách Dưới góc độ của cá nhân/hộ gia đình: do chi phí của người bệnh và gia đình thường có quan hệ mật thiết với nhau và người nhà thường phải cùng chịu chi phí với người. .. y tế bao gồm: Trình độ chuyên môn của th y thuốc, trang thiết bị và vật liệu y tế 1.2.4.5 Y u tố đặc trưng cá nhân Nhiều tác giả cho th y rõ cá y u tố liên quan gần nhất đến việc sử dụng dịch vụ y tế y u tố cá thể của con người như: Tuổi, giới, văn hóa, nghề nghiệp, dân tộc… 1.2.4.6 Cơ sở sử dụng dịch vụ y tế Cơ sở y tế là nơi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe bao gồm bệnh viện, viện điều dưỡng và. .. thôn bị sụp đổ, chi phí không còn là bao cấp nữa, người dân nhất là ở nông thôn tự trả các dịch vụ khám chữa bệnh khi bị ốm đau Việc thu phí dịch vụ y tế là rào cản rất lớn đối với người dân khi bị ốm đau muốn tiếp cận dịch vụ y tế vì không có khả năng chi trả Chi phí y tế cho y tế so với tổng chi phí hộ gia đình ở Trung Quốc vào khoảng 12%, trong đó 15,7% số hộ phải vay tiền để chi phí cho việc CSSK,... sử dụng dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe của người dân 1.2.1 Khái niệm chung Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng Một dịch vụ chỉ tồn tại khi tạo ra được niềm tin và uy tín đối với khách hàng Dịch vụ ng y càng phát triển và đóng vai trò ng y càng quan trọng trong mỗi quốc gia Dịch vụ y . phục vụ. Có 3 loại dịch vụ y tế: dịch vụ y tế công cộng, dịch vụ y tế cho các đối tượng cần chăm sóc ưu tiên và dịch vụ y tế cá nhân. Dịch vụ y tế công cộng là các dịch vụ mà lợi ích của những dịch. 2013 B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y H NI NGUYN VN NG SứC KHỏE, Sử DụNG DịCH Vụ Và CHI PHí Y Tế CủA NGƯờI DÂN ĐồNG BằNG SÔNG HồNG, NĂM 2010 KHểA LUN TT NGHIP C NHN Y KHOA KHểA 2009 2013 . B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y H NI NGUYN VN NG SứC KHỏE, Sử DụNG DịCH Vụ Và CHI PHí Y Tế CủA NGƯờI DÂN ĐồNG BằNG SÔNG HồNG, NĂM 2010 KHểA LUN TT NGHIP C NHN Y KHOA KHểA 2009 2013 H

Ngày đăng: 10/10/2014, 01:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w