KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình khám chữa bệnh, sử dụng dịch vụ và chi tiêu cho y tế của người dân ĐBSH.
người dân ĐBSH.
3.1.1. Tình hình sức khỏe và sử dụng dịch vụ y tế.
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ khám chữa bệnh của người dân ĐBSH. Nhận xét:
Tỷ lệ khám chữa bệnh và điều trị ngoại trú cao hơn điều trị nội trú (36,2% so với 8,1%). Từ năm 2004 đến năm 2010 tỷ lệ điều trị nội trú tăng 0,9% và tỷ lệ điều trị ngoại trú 6,3%.
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ sử dụng BHYT trong khám chữa bệnh. Nhận xét:
Tỷ lệ sử dụng BHYT trong khám chữa bệnh tăng từ năm 2004 đến 2010. Trong đó, điều trị nội trú tăng 1,4% cịn điều trị ngoại trú tăng 4%.
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ khám chữa bệnh ngoại trú theo cơ sở y tế. Nhận xét:
Tỷ lệ khám chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện nhà nước và y tế tư nhân chiếm tỷ lệ cao (44,6% và 29,2%), phòng khám đa khoa khu vực và lang y chiếm tỷ lệ rất thấp (3,2% và 3,4%). Từ năm 2006 đến năm 2010 tỷ lệ khám chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện nhà nước tăng 9,7%, y tế tư nhân tăng 10,9%, trong khi đó tại trạm y tế xã phường lại giảm 9,1%.
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ khám chữa bệnh nội trú theo cơ sở y tế. Nhận xét:
Tỷ lệ khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất (88,5%) sau đó đến trạm y tế xã (5%), lang y và y tế tư nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,1% và 1,7%). Từ năm 2006 đến năm 2010, tỷ lệ khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện nhà nước tăng 4,3%, trạm y tế xã giảm 6%.
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú có BHYT theo nhóm thu nhập.
Nhận xét:
Tỷ lệ khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú có BHYT ở nhóm 5 chiếm tỷ lệ cao nhất (79,7%), thấp nhất ở nhóm 2 (57,5%). Nhìn chung, từ năm 2006 đến năm 2010 tỷ lệ khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú có BHYT là tăng (trong đó nhóm 3 tăng nhiều nhất 18,2% và nhóm 1 tăng ít nhất 3,6%).