1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm hiv của người lao động tự do di biến động và một số yếu tố liên quan tại hà nội năm 2012

203 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 203
Dung lượng 4,38 MB

Nội dung

B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y H NI THU THY THựC TRạNG TIếP CậN DịCH Vụ Dự PHòNG LÂY NHIễM HIV CủA NGƯờI LAO ĐộNG Tự DO DI BIếN ĐộNG Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN TạI Hà NộI NĂM 2012 Chuyờn ngnh: Y t cụng cng Mó s: 60.72.76 LUN VN THC S Y T CễNG CNG NGI HNG DN KHOA HC PGS.TS. Trn Nh Nguyờn H NI 2012 1 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo Sau Đại học và Phòng Giáo trình và Phòng đọc Thư viện đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Trường Đại học Y Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, các thầy cô trong Bộ môn Sức khỏe Nghề Nghiệp đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian học tại trường cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn PGS.TS. Trần Như Nguyên - người thầy hướng dẫn đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thành viên nhóm nghiên cứu gồm của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để em được tham gia nghiên cứu này và sử dụng một phần kết quả nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học của em. Mình luôn cám ơn sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của bạn bè trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Đặc biệt, con cám ơn gia đình đã luôn dành cho con sự yêu thương và những điều kiện tốt nhất để con yên tâm học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học. 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Kính gửi : - Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Y Hà Nội - Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp, năm học 2011 – 2012 Em xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của em, toàn bộ số liệu được thu thập và xử lý một cách khách quan, trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một tài liệu nào khác. Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2012 Học viên cao học Đỗ Thu Thủy 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AIDS ( Acquired Immune Deficiency Syndrome) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người BCS Bao cao su BKT Bơm kim tiêm CBYT Cán bộ y tế CSSK Chăm sóc sức khỏe DVBCS Dịch vụ cung cấp và hướng dẫn sử dụng BCS DVBKT Dịch vụ cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch DVTVXNTN Dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện DVTTTĐHV Dịch vụ cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS HIV (Human Immuno-deficiency Virut) Vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người NCMT Nghiện chích ma túy LĐTDBĐ Lao động tự do di biến động QHTD Quan hệ tình dục TCMT Tiêm chích ma túy UNAIDS (United Nations Programme on AIDS) Chương trình Phối hợp phòng, chống AIDS của Liên hiệp quốc WHO (World Health Oganization) Tổ chức Y tế thế giới 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong suốt chặng đường 30 năm đương đầu với dịch HIV/AIDS trên thế giới, “người di biến động” nói chung và người “lao động tự do di biến động” nói riêng luôn được Chương trình Phối hợp phòng, chống AIDS của Liên hiệp quốc (UNAIDS) cũng như Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS của các quốc gia xác định là một trong những những nhóm người dễ bị tổn thương nhất đối với dịch bệnh này. Các nghiên cứu ở nhiều thời điểm, khu vực khác nhau trên thế giới đến nay dường như đều cho thấy nhiều người trong nhóm dân di cư và di biến động phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn những người sống định cư, và khi đã xảy ra nhiễm HIV thì nhìn chung họ sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế xã hội so với người dân sở tại [9]. Do vậy, việc nắm bắt được nhu cầu tiếp cận các dịch vụ dự phòng HIV/AIDS và trên sở đó tạo điều kiện cho họ tiếp cận hoặc chủ động “mang đến” cho họ các dịch vụ dự phòng HIV/AIDS, đặc biệt là ở “nơi đến” của họ là việc làm cần thiết, góp phần quan trọng vào việc làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cho những người này. Tương tự như vậy, ở Việt Nam người di biến động cũng là “mắt xích” quan trọng trong việc làm lây lan HIV, đã có nhiều nghiên cứu, dự án, mô hình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người này cả ở “nơi đi” và “nơi đến” của họ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã có tại Việt Nam thường chỉ tập trung vào lượng giá kiến thức, thái độ, hành vi của người di biến động, trong đó lại chủ yếu tập trung vào những người di biến động có nghề nghiệp ổn định (như lái xe đường dài, thủy thủ, công nhân xây dựng, công nhân trong các khu công nghiệp…)[3], mà còn ít quan tâm đến nhu cầu đa dạng của họ liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là của nhóm người lao động 5 tự do di biến động có đặc trưng đa dạng về loại hình việc làm (như đồng nát, xe ôm, cửu vạn, bán hàng rong…). Từ đó, các can thiệp cũng thường tập trung vào thông tin, giáo dục, truyền thông, cung cấp BCS mà chưa có nhiều các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV đa dạng, phù hơp với nhóm người di biến động [29]. Mặt khác, những nhà cung cấp dịch vụ cũng chỉ cung cấp những dịch vụ hiện có, chưa tính đến các dịch vụ mà họ (những người di biến động) cần, cũng như việc họ có khả năng tiếp cận được các dịch vụ đang cung cấp hay không. Ở Hà Nội, tình hình cũng như vậy. Đến nay ở Hà Nội chưa thấy có một nghiên cứu chuyên biệt nào nhằm lượng giá nhu cầu và khả năng tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của “người di biến động”, đặc biệt là của “người LĐTDDBĐ” trên địa bàn thành phố, trong khi Hà Nội vừa là một trong những địa phương có nhiều người nhiễm HIV nhất, vừa là địa phương có nhiều người LĐTDDBĐ nhất cả nước, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh. Để cung cấp những bằng chứng về thực trạng tiếp cận dịch vụ cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV, cũng như một số yếu tố liên quan đến khả năng này của LĐTDDBĐ trên địa bàn Hà Nội, thông qua đó góp phần giúp cho các cơ quan phòng, chống HIV/AIDS ở Hà Nội xây dựng các chương trình, dự án can thiệp thích hợp để cung cấp được các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS mà LĐTDDBĐ cần, đồng thời khắc vụ các rào cản để các dịch vụ này đến được với họ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV của người lao động tự do di biến động và một số yếu tố liên quan tại Hà Nội năm 2012” này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV của người lao động tự do di biến động tại Hà Nội năm 2012. 2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV của người lao động tự do di biến động tại Hà Nội năm 2012. 6 Các yếu tố liên quan đến tiếp cận Dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS của LĐTDDBĐ Tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV của LĐTDDBĐ thấp Thiếu dịch vụ/dịch vụ chưa với tới/không có dịch vụ phù hợp Môi trường xã hội Không biết lợi ich của dịch vụ; Không biết dịch vụ ở đâu - Không có tài liệu truyền thông; - Không có quảng bá dịch vụ - Chủ quan không tìm kiếm thông tin và dịch vụ Đặc điểm cá nhân Đặc điểm công việc Thói quen tự khám chữa bệnh - Mức độ di biến động cao; -Thời gian làm việc dài - Tuổi - Giới - Học vấn - Chính sách chưa đầy đủ - Thực thi chính sách còn hạn chế; - Thiếu nguồn lực để thực hiên - Thiếu hiểu biết - Sợ tốn tiền - Thiếu nguồn lực thiết lập /mở rộng dịch vụ -Thiếu kiến thức - Tự cho rằng mình không có nguy cơ nhiêm bệnh Thiếu phương tiện đi lại 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Những vấn đề chung 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu - Người di biến động: + Người di biến động là những người thường xuyên sống xa gia đình, thay đổi chỗ ở và nơi làm việc [6]. + Người di biến động là những người di chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách tạm thời theo thời vụ, hoặc lâu dài vĩnh viễn, do tự nguyện hoặc bị ép buộc. Người di chuyển với thời gian ngắn không có quy định trong khung pháp lý, hoặc không vì lý do kinh tế vẫn được xem là di biến động [6]. - Lao động tự do: + Hiện nay chúng tôi chưa tìm thấy một định nghĩa khoa học hay thực tiễn chính thức nào về “lao động tự do”. Tuy nhiên, qua các tài liệu hướng dẫn, các báo cáo chuyên môn, một số tác giả đã đề cập đến khái niệm này. Ví dụ như: Lao động tự do được coi là “ lao động phi kết cấu, tức là không nằm trong cơ cấu nền kinh tế”[21]. Hay: “Lao động tự do là những đối tượng lao động nằm ngoài hệ thống chính thức, không được kiểm soát bởi thuế hay những quy định về lao động” [19]. + Khái niệm “Lao động tự do” sử dụng trong đề tài này được hiểu là những đối tượng lao động nằm ngoài hệ thống chính thức, không được kiểm soát bởi các quy định về lao động, về thuế và không có người sử dụng lao động ổn định. Ngày nay, nhiều lao động có tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cao nhưng vẫn làm các công việc tự do. Bên cạnh đó cũng có khá nhiều lao động 8 khác làm công việc tự do giản đơn, không ổn định như lái xe ôm, đạp xích lô, bán hàng rong, cửu vạn, thu mua đồ cũ Trong phạm vị đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu trên nhóm “lao động tự do” nhưng không có nghề nghiệp ổn định. - Lao động tự do di biến động: Khái niệm “Lao động tự do di biến động” (LĐTDDBĐ) được đề cập trong đề tài này là những lao động không có nghề nghiệp ổn định, làm những công việc giản đơn; di cư sống xa gia đình với mục đích lao động; thường xuyên hoặc tạm thời thay đổi nơi cư trú và nơi làm việc; không có hộ khẩu thường trú tại nơi làm việc, thuộc diện KT3 (đăng ký tạm trú- người di cư ở một mình hoặc ở cùng người thân, không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội song được đăng ký tạm trú dài hạn từ 6 đến 12 tháng, với khả năng được gia hạn tiếp) hoặc KT4 (người di cư sống tạm trú ở các nhà trọ không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, đăng ký tạm trú từ 1 đến 3 tháng hoặc không đăng ký). - Các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS: Bao gồm các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và dịch vụ về chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. - Dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS: Bao gồm cung cấp thông tin, giáo dục truyền thông thay đổi hành vi; can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV (cung cấp và hướng dẫn sử dụng BCS; cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, tiếp cận cộng đồng); tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện… - Dịch vụ về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS: Bao gồm điều trị, chăm sóc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà và tại cộng đồng; chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại bệnh viện khi ốm đau; điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội; điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV); hướng dẫn tiếp cận các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội có liên quan… 9 Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung vào các dịch vụ về dự phòng lây nhiễm HIV, bao gồm: - Dịch vụ về thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS; - Dịch vụ về can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV (cung cấp và hướng dẫn sử dụng BCS; cung cấp và hướng dẫn sử dụng BKT sạch;) - Dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện; 1.1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS 1.1.2.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới Đã hơn 30 năm, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục lây lan trên toàn thế giới. Theo Báo cáo Cập nhật dịch HIV/AIDS toàn cầu (do UNAIDS và WHO tổng hợp từ hơn 180 quốc gia, vùng lãnh thổ và công bố ngày 23/11/2011) thì trong năm 2010 toàn thế giới có khoảng 2,7 triệu mới nhiễm HIV (dao động từ 2,4 đến 2,9 triệu), đưa số người nhiễm HIV/AIDS đang sống trên trên hành tinh này đến cuối năm 2010 là 34 triệu (dao động từ 31,6 triệu đến 35,2 triệu). Cũng trong năm 2010, thế giới ghi nhận khoảng 1,8 triệu người bị chết do các bệnh liên quan đến AIDS (dao động từ 1,6 triệu đến 1,9 triệu). 60% số người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống trên thế giới hiện nay là dân các nước khu vực cận Sahara của châu Phi [49]. Trước đó, trong Tuyên bố Chính trị về Phòng, chống HIV/AIDS với tiêu đề “Tăng cường mạnh mẽ nỗ lực của chúng ta để xóa bỏ HIV/AIDS” (được thông qua tại Hội nghị Cấp cao của Liên hợp quốc về phòng, chống HIV/AIDS, từ ngày 08-10/6/2011 tại New York, Mỹ) Liên hợp quốc nhận định, dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục lây lan, tiếp tục tạo ra tình trạng khẩn cấp trên phạm vi toàn cầu và vẫn là một trong những thách thức ghê gớm nhất đối với sự tiến bộ, phát triển và ổn định xã hội trên toàn thế giới. Với hơn [...]... dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho người di biến động; - Không biết người di biến động ở đâu để tiếp cận họ; - Ít quan tâm đến quảng bá các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV; - Không có dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV hoặc độ bao phủ của dịch vụ này còn thấp c) Nhóm yếu tố thuộc môi trường xã hội và chính sách: - Nhà nước có chính sách, quy định về cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV mói chung và dịch vụ. .. có một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV của người di biến động như sau: a) Nhóm yếu tố thuộc về bản thân người di biến động: - Thiếu kiến thức về HIV nên không chủ động tìm kiếm thông tin và dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV; - Chủ quan, coi mình không có nguy cơ lây nhiễm HIV; - Coi kiếm tiền là quan trọng, ít quan tâm đến vấn đề sức khỏe, bao gồm cả lây nhiễm. .. dục tại nơi làm việc không còn tác động đối với họ nữa [2] Việc thiếu các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV hoặc độ bao phủ của các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ này của người di biến động Báo cáo công tác phòng, 25 chống HIV/ AIDS năm 2011 của Bộ Y tế cho thấy độ bao phủ của các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV còn thấp, ví dụ tính đến 31/12 năm. .. - Dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện: + Mục đích tiếp cận: nhận biết hành vi nguy cơ; thực hiện giảm nguy cơ + Bằng chứng về nhu cầu: rất ít tiếp cận dịch vụ này; thiếu thông tin về DVTVXNTN HIV và STIs miễn phí 1.3 Một số yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/ AIDS của người di biến động 1.3.1 Trên thế giới Tình trạng di dân đang gia tăng ngày càng nhanh Những năm. .. Cuộc sống xa nhà không chịu sự ràng buộc của các quan niệm xã hội liên quan đến hành vi tình dục và sự trung thực có thể khiến người di biến động có lối sống ẩn danh và dễ dàng tìm đến với người bán dâm tại nơi đến…[8] Từ đó, nhu cầu được tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV để chủ động phòng tránh của người di biến động được các nghiên cứu đánh giá là rất lớn, trong khi khả năng tiếp cận của. .. chế; hay dịch vụ y tế vốn ưu tiên cho dân địa phương… cũng được coi là yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người di biến động ở nước ta Thời gian gần đây, công tác giáo dục dự phòng lây nhiễm HIV cho người lao động di biến động tại các khu đô thị, thành phố lớn đã bắt đầu được quan tâm nhiều hơn, thông qua hoạt động của các tuyên truyền viên sức khỏe tại nơi... biến động Cũng như cả nước, Hà Nội chưa triển khai nhiều hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/ AIDS cho nhóm lao động nhập cư, đặc biệt là lao động tự do Các hoạt động (dịch vụ) dự phòng lây nhiễm HIV ở Hà Nội hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào những nhóm có tỷ lệ mắc HIV cao như: người tiêm chích ma túy, nữ bán dâm và người quan hệ tình dục đồng giới… chứ chưa quan tâm nhiều đến các đối tượng là dân lao động. .. nhiễm HIV, đặc biệt là với những người đi làm ăn theo thời vụ (lao động tự do di biến động) ; - Di chuyển nhiều, không đăng ký chỗ ở…nên người cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV không biết họ ở đâu; - Thiếu phương tiện truyền thông (đài, báo, TV…); - Không biết các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV ở đâu… 26 b) Nhóm yếu tố thuộc về nhà cung cấp dịch vụ (các cơ quan, tổ chức, đơn vị phòng, chống HIV/ AIDS):... mói chung và dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV nói riêng cho người di biến động nhưng thực thi còn nhiều hạn chế; - Thiếu nguồn lực để thiết lập dịch vụ, mở rộng dịch vụ hoặc chủ động đưa dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đến với người di biến động; - Kỳ thị, phân biệt đối xử với dân “ngụ cư”, với người làm thuê, ở trọ… 1.4 Đặc điểm kinh tế-xã hội và tình hình lây nhiễm HIV/ AIDS ở Hà Nội, địa bàn nghiên cứu... nghề tự do trên thành phố Tính đến cuối tháng 6/2009, toàn Xã có 238 người nhiễm HIV/ AIDS, trên tổng số hơn một vạn dân Trong số này đã 71 người tử vong do AIDS [22] 1.2 Khả năng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/ AIDS trong nhóm di biến động 1.2.1 Trên thế giới Tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay, khi vẫn chưa có thuốc đặc hiệu và vắc xin phòng ngừa HIV/ AIDS, thì dự phòng lây nhiễm HIV/ AIDS . yếu tố liên quan đến tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV của người lao động tự do di biến động tại Hà Nội năm 2012. 6 Các yếu tố liên quan đến tiếp cận Dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/ AIDS. tố liên quan tại Hà Nội năm 2012 này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV của người lao động tự do di biến động tại Hà Nội năm 2012. 2. Khảo sát một số yếu. T TRNG I HC Y H NI THU THY THựC TRạNG TIếP CậN DịCH Vụ Dự PHòNG LÂY NHIễM HIV CủA NGƯờI LAO ĐộNG Tự DO DI BIếN ĐộNG Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN TạI Hà NộI NĂM 2012 Chuyờn ngnh: Y t cụng cng Mó

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w