Xác định tỷ lệ bệnh sâu răng, chỉ số Sâu Mất Trám Răng smtr/ SMTR, chỉ số SiC và phân tích các yếu tố liên quan trong cộng đồng người dân ở ĐBSCL.. 1.1.1.1 Vấn đề chẩn đoán bệnh sâu răng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRẦN THỊ PHƯƠNG ĐAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
TP Hồ Chí Minh - Năm 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRẦN THỊ PHƯƠNG ĐAN
Trang 3MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt i
Bảng đối chiếu các thuật ngữ Việt - Anh i
Danh mục Bảng – Hình – Biểu đồ – Sơ đồ ii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Một số bệnh răng miệng phổ biến và các yếu tố nguy cơ 4
1.1.1 Bệnh sâu răng 4
1.1.2 Bệnh nha chu 20 1.2 Tình hình bệnh răng miệng trên thế giới và ở Việt Nam 29 1.2.1 Tình hình bệnh sâu răng trên thế giới và ở Việt Nam 29 1.2.2 Tình hình bệnh nha chu trên thế giới và ở Việt Nam 33 1.2.3 Tình trạng một số bệnh răng miệmg khác 39
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1 Giới thiệu địa điểm nghiên cứu 43
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 43
2.1.2 Đặc điểm về dân số học 43
2.1.3 Đặc điểm về kinh tế – xã hội 44
2.1.4 Đơn vị hành chính 45
2.2 Đối tượng nghiên cứu: 46 2.2.1 Dân số mục tiêu 46
2.2.2 Dân số chọn mẫu 46
2.2 3 Dân số nghiên cứu 46
2.2.4 Phương pháp chọn mẫu 47
2.2.5 Kỹ thuật chọn mẫu 48 2.3 Phương pháp nghiên cứu 54
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 54
Trang 42.3.2 Mô tả các biến nghiên cứu 54
2.4 Công tác chuẩn bị 59
2.4.1 Soạn và điều chỉnh bộ câu hỏi 59
2.4.2 Huấn luyện định chuẩn 60
2.4.3 Công tác chuẩn bị về hành chính và chuyên môn 62
2.5 Phương pháp thu thập dữ liệu 62
2.5.1 Thu thập số liệu từ các bảng câu hỏi 63
2.5.2 Phương pháp thực hiện khám và ghi nhận tình trạng răng miệng 63
2.5.3 Tiêu chuẩn đánh giá và ghi nhận tình trạng răng miệng 64
2.6 Phân tích dữ liệu 64
2.6.1 Xử lý dữ liệu thô 64
2.6.2 Nhập liệu 64
2.6.3 Phân tích dữ liệu 65
2.7 Kiểm soát sai số 71
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 73
3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 73
3.2 Tình hình bệnh sâu răng 74
3.2.1 Tỷ lệ bệnh sâu răng và chỉ số smtr/ SMTR 74
3.2.2 Mối liên quan giữa bệnh sâu răng và các điều kiện kinh tế - xã hội 77
3.2.3 Mối liên quan giữa bệnh sâu răng và thói quen chăm sóc răng miệng 81
3.2.4 Phân tích mối liên quan giữa bệnh sâu răng và một số yếu tố theo mô hình hồi qui đa biến 84
3.2.5 Nhu cầu điều trị bệnh sâu răng 92
3.3 Tình hình bệnh nha chu 95
3.3.1 Tỷ lệ và trung bình các vùng lục phân lành mạnh, chảy máu nướu,
Trang 5cao răng và túi nha chu 95
3.3.2 Mối liên quan giữa bệnh nha chu và các điều kiện kinh tế – xã hội 100
3.3.3 Mối liên quan giữa tình trạng bệnh nha chu và thói quen chăm sóc răng miệng 103
3.3.4 Phân tích mối liên quan giữa trung bình vùng lục phân có cao răng và một số yếu tố theo mô hình hồi qui đa biến 104
3.3.5 Nhu cầu điều trị bệnh nha chu 106
3.4 Tình hình các bệnh răng miệng khác 107
3.4.1 Tình trạng khớp thái dương hàm 107
3.4.2 Tình trạng bệnh niêm mạc miệng 107
3.4.3 Tình trạng nhiễm fluor răng 108
Chương 4: BÀN LUẬN 112
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu: 112
4.2 Tình hình bệnh sâu răng 113 4 2.1 Tỷ lệ sâu răng và chỉ số smtr/SMTR 113
4.2.2 Mối liên quan giữa bệnh sâu răng và các điều kiện kinh tế – xã hội 119
4.2.3 Mối liên quan giữa bệnh sâu răng với thói quen chăm sóc răng miệng 125
4.2.4 Phân tích mối liên quan giữa bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan theo mô hình hồi qui đa biến 128
4 2 5 Nhu cầu điều trị bệnh sâu răng 132
4.3 Tình hình bệnh nha chu 134
4.3.1 Tỷ lệ người có bệnh nha chu và trung bình các vùng lục phân
lành mạnh, chảy máu nướu, cao răng và túi nha chu 134
4.3.2 Mối liên quan giữa bệnh nha chu và các điều kiện kinh tế – xã hội 136
4.3.3 Mối liên quan giữa bệnh nha chu với thói quen chăm sóc răng miệng 139
Trang 64.3.4 Phân tích mối liên quan giữa bệnh nha chu với một số yếu tố theo mô hình
hồi qui đa biến ở người 35-44 tuổi 140
4.3.5 Nhu cầu điều trị bệnh nha chu 141
4.4 Tình hình các bệnh răng miệng khác 141
4.4.1 Tình trạng khớp thái dương hàm 141
4.4.2 Tình trạng bệnh lý vùng niêm mạc miệng: 142
4.4.3 Tình trạng nhiễm fluor răng: 142
4.5 Đặc điểm về lối sống của người dân Đồng bằng sông Cửu Long liên quan đến tình hình bệnh răng miệng 143
4.6 Ýnghĩa của đề tài 144
4.7 Hạn chế của đề tài 147
KẾT LUẬN 148
KIẾN NGHỊ 151 Danh mục các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố liên quan đề tài luận án Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 7MỞ ĐẦU
Sâu răng và nha chu là hai bệnh thường gặp nhất trong các bệnh răng miệng, ảnh hưởng đến 60%–90% trẻ em và đa số người lớn Ở các nước phát triển, bệnh đang có chiều hướng giảm dần do sự thay đổi điều kiện sống và việc áp dụng các chương trình phòng ngừa; ngược lại, tỷ lệ bệnh sâu răng giảm ít hoặc tiếp tục tăng ở các nước đang phát triển [72]
Trên thế giới, tỷ lệ hiện mắc và độ trầm trọng của bệnh sâu răng và nha chu khác nhau ở ngay trong một quốc gia Tỷ lệ bệnh răng miệng cao được thấy trong các cộng đồng người dân có thu nhập thấp, ở vùng nông thôn xa, hẻo lánh Gần đây, nhiều nghiên cứu được thực hiện đã chứng minh vai trò rất lớn của các yếu tố thuộc kinh tế-xã hội như điều kiện sống, mức thu nhập, trình độ văn hóa… đối với bệnh răng miệng Ngoài ra, những yếu tố thuộc hành vi cá nhân như: thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng, việc tiêu thụ đường và các sản phẩm có đường, thói quen hút thuốc lá và uống rượu…cũng được xem là những yếu tố nguy cơ gây bệnh [70]
Việt Nam là nước thuộc khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ bệnh răng miệng hiện nay đang còn ở mức độ cao Theo điều tra quốc gia thực hiện năm 1999, được công bố năm 2001, có hơn 85% trẻ em từ 6-8 tuổi mắc bệnh sâu răng, mỗi người lớn có trung bình 8 răng sâu, 2/3 người lớn có ít nhất một vùng lục phân có cao răng và 30% người có ít nhất một túi nha chu ≥ 4mm [17], [44] Hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người dân còn nhiều bất cập: tại khu vực đô thị, dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng (CSSKRM) đang phát triển nhanh, chủ yếu phục vụ cho các đối tượng có thu nhập trung bình và cao trong xã hội, trong khi đó, người dân ở các vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ này Những rào cản gồm nhiều nguyên nhân như phải đi xa, thiếu cán bộ y tế, không có khả năng chi trả hoặc thiếu kiến thức hay ý thức về chăm sóc răng miệng Hệ
Trang 8thống phân phối nguồn nhân lực hiện nay cũng đang có sự mất cân xứng: đa số bác sĩ tập trung ở các thành phố lớn và vùng đô thị làm cho việc thiếu nguồn nhân lực trở thành vấn đề trầm trọng ở vùng nông thôn[64]
Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở phía nam Việt Nam là vùng trọng điểm về kinh tế nông nghiệp Tuy nhiên, ĐBSCL cũng còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế: tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi lên tới gần 20% (trong khi cả nước là 16,5%); tỷ lệ lao động được đào tạo có trình độ kỹ thuật so với lao động trong độ tuổi đạt thấp, khoảng 4% (thấp nhất so với các vùng khác) Đời sống của người dân nói chung còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc [19] Theo thống kê đươc thực hiện bởi Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, nguồn nhân lực y tế đang thiếu hụt và mất cân đối Toàn vùng chỉ có 4,1 bác sĩ/1 vạn dân [9] Một số điều tra thực hiện ở vùng ĐBSCL cho thấy bệnh răng miệng là bệnh thường gặp, chủ yếu là bệnh sâu răng và nha chu Tuy vậy, các nghiên cứu này chỉ giới hạn trong phạm vi một số tỉnh và thường tập trung vào lứa tuổi thiếu niên, chưa có nghiên cứu nào đưa ra được bức tranh toàn cảnh cho khu vực Chúng tôi nhận thấy cần có những nghiên cứu xác định tình trạng các bệnh răng miệng trong toàn khu vực và các yếu tố chi phối chúng Những thông tin từ các nghiên cứu này sẽ là cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra chiến lược chăm sóc sức khỏe răng miệng, bao gồm kế hoạch đào tạo bổ sung nguồn nhân lực, trang thiết bị và kinh phí cho mạng lưới y tế… Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Tình trạng sức khỏe răng miệng của người dân Đồng bằng sông Cửu Long và các
yếu tố liên quan”
Mục tiêu nghiên cứu :
Trang 91 Xác định tỷ lệ bệnh sâu răng, chỉ số Sâu Mất Trám Răng (smtr/ SMTR), chỉ số SiC và phân tích các yếu tố liên quan trong cộng đồng người dân ở ĐBSCL
2 Xác định tỷ lệ người có vấn đề về nha chu, chỉ số nhu cầu điều trị nha chu (CPITN) và phân tích các yếu tố liên quan
3 Xác định tỷ lệ một số bệnh răng miệng thường gặp khác gồm: bệnh niêm mạc miệng, bệnh khớp thái dương hàm và tình trạng nhiễm fluor răng
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số bệnh răng miệng phổ biến và các yếu tố nguy cơ:
Trang 101.1.1 Bệnh sâu răng:
Theo quan niệm hiện nay, sâu răng là bệnh đa yếu tố Ngoài các yếu tố quan trọng trong vòng tròn Keyes, sâu răng là kết quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ và bệnh lý Bên cạnh yếu tố sinh học, các yếu tố về kinh tế-xã hội (KT–XH) và thói quen chăm sóc răng miệng (CSRM) cũng đóng vai trò quan trọng đối với bệnh sâu răng [21],[33]
1.1.1.1 Vấn đề chẩn đoán bệnh sâu răng trong cộng đồng:
Chẩn đoán sâu răng không chỉ đơn giản là phát hiện lỗ sâu, theo các quan
niệm hiện nay, chẩn đoán sâu răng bao gồm nhiều mức độ tùy vào mục tiêu của nhà nghiên cứu, lâm sàng và dịch tễ
* Chẩn đoán sâu răng theo “Mô hình tảng băng nổi” [57],[58]: mô hình được
Pitts (2001; 2004) mô tả như sau: tảng băng được chia ra 4 mức độ tương ứng với các giai đoạn tiến triển của bệnh sâu răng: D1, D2, D3, D4.
- Mức D1: tổn thương men với bề mặt còn nguyên vẹn
- Mức D2: tổn thương men có tạo xoang
- Mức D3: tổn thương đã đi vào ngà
- Mức D4: tổn thương đã đi vào tủy
Các tổn thương này có thể phát hiện được qua việc khám lâm sàng Tổn thương ở giai đọan sớm (ở 2 tầng dưới cùng)(hình 1.1) không thể phát hiện được trên lâm sàng và cần các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán
Ý nghĩa của mô hình: mô hình có thể giúp phân biệt các giai đọan diễn tiến của bệnh sâu răng Mức độ nổi của tảng băng tùy thuộc vào ngưỡng chẩn đoán và mục đích sử dụng của các nhà nghiên cứu
- Đối với các nhà dịch tễ học: chẩn đoán sâu răng thường được xác định khi tổn thương đã đi vào ngà tương ứng với ngưỡng chẩn đoán ở mức D3
Trang 11- Đối với các nhà lâm sàng: chẩn đoán đi liền với các quyết định điều trị, vì vậy cần chẩn đoán sâu răng ở giai đoạn sớm tương ứng với mức D1 và D2
để có thể đưa ra các biện pháp dự phòng và điều trị thích hợp
Xo n sâu đ án ủy (D4) Ph ùt hiện b ûi các
n à dịch ễ h ïc Tổn h ơ g h áy n à (D3)
Tổn h ơ g me có x a g (D2) Ph ùt hiện b ûi các
n à LS Tổn h ơ g me k ôn x a g (D1)
Ph ùt hiện ổn h ơ g me n ờ các d ïn cụ ch ån đ án Ch ån đ án n ờ
côn cụ ch ån đ án
Tổn h ơ g k ởi p át k ôn n ìn h áy rên âm sàn cần côn cụ
Hình 1.1 : Mô hình “tảng băng nổi” với các ngưỡng chẩn đoán của Pitts[25]
“Nguồn:Pitts NB, (2004) Community Dental health, 193-198”[25]
* Các tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng cho cộng đồng:
- Chẩn đoán sâu răng theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) [69]: hiện nay các
nghiên cứu sâu răng trong cộng đồng vẫn đang áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của TCYTTG Theo tiêu chuẩn này, chỉ có hai mức độ để đánh giá tình trạng sâu răng (có sâu hoặc không sâu):
- Một răng được đánh giá lành mạnh (không sâu) khi không có bằng chứng cho thấy sâu răng đã điều trị hoăïc sâu răng không điều trị Do đó, tất cả những răng có dấu hiệu của giai đoạn sâu răng sớm (chưa tạo xoang) được ghi nhận là lành mạnh
- Một răng được đánh giá là sâu khi có sự hiện diện rõ ràng của tổn thương (xoang sâu) ở hố hoặïc rãnh với thành hoặc đáy mềm khi thăm dò bằng cây thám trâm đầu tròn
Trang 12Với tiêu chuẩn này, các tổn thương sâu răng không xoang (vùng đục men do mất khoáng) được chẩn đoán là không sâu và có khả năng đi đến tạo xoang thật sự hoặc được tái khoáng hoá Do đó, tiêu chuẩn chẩn đoán này chỉ phát hiện ra các tổn thương là hậu quả của tiến trình bệnh sâu răng chứ không phản ánh được thực chất tiến trình bệnh trên từng cá nhân
- Chẩn đoán sâu răng theo tiêu chuẩn TCYTTG được bổ sung bởi Beltran và Baez[24]
Với tiêu chuẩn này, răng được đánh giá như sau:
- Răng được đánh giá lành mạnh khi không có dấu hiệu nào của xoang sâu, miếng trám hoặc sealant
- Sang thương không xoang: mã số này được ghi nhận cho các hố rãnh sẫm màu (nâu tới đen) hơn 5% mà không có dấu hiệu lâm sàng của sâu răng như sự mất khoáng dưới men hoặc vùng men chung quanh hố rãnh, hoặc mất khoáng ở đáy hố rãnh
- Sang thương tạo xoang: có 3 dạng sâu răng được đánh giá như sau:
Sâu ở hố rãnh: trên hố và rãnh có sự hiện diện của xoang sâu rõ ràng hoặc nhìn thấy được sự mất khoáng của men răng xung quanh hố và rãnh, biểu hiện bởi sự thay đổi màu sắc từ trắng đục đến sẫm màu (nâu, đen)
Trên mặt láng: có bằng chứng rõ ràng về sự hiện diện của xoang sâu
Sâu răng tái phát kế cận miếng trám được phát hiện với thám trâm và có sự hiện diện của ngà mềm
- Chẩn đoán sâu răng theo tiêu chuẩn ICDAS [29],[36]: ICDAS là một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá dựa trên bằng chứng, nhằm thu thập những thông tin có giá trị cho những quyết định về chẩn đoán, tiên lượng, điều trị sâu răng ở cả hai mức độ cá nhân và cộng đồng Phương pháp ICDAS đo lường bệnh sâu răng ở các giai đoạn khác nhau và mô tả chi tiết đặc điểm lâm sàng các giai đoạn của tiến trình sâu răng
Trang 13cũng như những đặc điểm để loại trừ tổn thương không sâu Việc đánh giá sẽ tiến
hành qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: phân loại mỗi bề mặt răng theo các mức độ: răng lành mạnh, có trám
bít hố rãnh, có miếng trám, mão răng hoặc mất răng
Theo ICDAS, mỗi răng được chia ra các mặt sau: gần, xa, mặt má, mặt lưỡi và mặt
nhai Một số răng được tiếp tục chia thành nhiều phần Tổng cộng có 182 bề mặt
răng được khám Tuy nhiên, tùy vào mục đích nghiên cứu của tác giả mà những bề
mặt nào được lựa chọn khám
Giai đoạn 2: Phân loại tình trạng tổn thương sâu răng dựa trên tiêu chuẩn
Độ 4 Độ 5 Độ 6
Hình 1.2 : Phân loại tình trạng tổn thương sâu răng dựa trên tiêu chuẩn ICDAS
1.1.1.2 Lượng giá sâu răng trong các nghiên cứu cộng đồng [27]:
Dịch tễ học là nghiên cứu về tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cộng đồng hơn là
cá nhân Trong các nghiên cứu điều tra, các nhà dịch tễ thường xác định tỷ lệ và mức
“Nguồn: Pitts N.B Community Dental health 2004 21: 193-198”[25]
Trang 14độ trầm trọng của các vấn đề sức khỏe trong mối liên quan với các yếu tố như: tuổi, giới, tình trạng kinh tế-xã hội, dinh dưỡng v.v…
Dịch tễ học răng miệng “là khoa học nghiên cứu về sự phân bố sức khỏe và bệnh răng miệng của con người, lý giải sự phân bố đó nhằm giúp cho các cơ sở y tế răng miệng thiết lập kế hoạch, chương trình can thiệp phù hợp và có hiệu quả nhằm khống chế các bệnh răng miệng đang lưu hành”
Để lượng giá bệnh sâu răng có 3 vấn đề cần nghiên cứu:
- Tần suất bệnh răng miệng
- Sự phân bố bệnh răng miệng và lý giải sự phân bố đó
- Các chương trình can thiệp và hiệu quả của nó
* Các chỉ số sử dụng đo lường bệnh sâu răng trong cộng đồng:
Chỉ số là công cụ giúp ước lượng được tình trạng bệnh tật Chỉ số răng miệng cung cấp một phương pháp tính toán để ước lượng, ghi điểm và phân tích tình trạng răng miệng của cá nhân hoặc nhóm người Chỉ số có thể đơn giản chỉ đo lường có bệnh hoặïc không, hoặc có thể ước lượng tiến triển của tình trạng bệnh tật trong quá khứ hay hiện tại cung cấp những dữ liệu cơ bản để xác định nhu cầu của cộng đồng và đánh giá hiệu quả của một chương trình cộng đồng [20]
- Chỉ số sâu mất trám SMTR [27],[38],[41],[67]:
Chỉ số SMTR được TCYTTG khuyên dùng và hiện nay nó vẫn là chỉ số cơ bản, hướng dẫn cho việc ước lượng tình trạng sâu răng trong các nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học Chỉ số SMTR là một trong số những chỉ số đơn giản nhất dùng để lượng giá sự khác biệt về tình trạng bệnh sâu răng giữa các cộng đồng khác nhau hoặc trong cùng một cộng đồng ở những thời điểm khác nhau
Chỉ số SMTR là trung bình số răng sâu, mất, trám trên mỗi cá nhân được khám Giá trị tối đa cho SMTR là 28 (loại trừ răng khôn) hoặïc 32 (bao gồm cả 4 răng khôn) Chỉ số SMTR cho cộng đồng được tính toán như sau:
Trang 15Tổng số răng sâu, mất, trám
SMTR = -
Số người được khám
Chỉ số SMT-MR là trung bình số mặt răng sâu, mất, trám trên mỗi cá nhân được khám Răng cối lớn và răng cối nhỏ được tính cho 5 mặt răng Răng trước được tính cho 4 mặt răng Giá trị tối đa cho SMT-MR là 128 cho 28 răng Đối với bộä răng sữa, chỉ số smtr và smt-mr được tính cho 20 răng
Chỉ số SMTR có ưu điểm là đơn giản, có thể cải tiến trong một số trường hợp và được chấp nhận rộng rãi Tùy theo tiêu chuẩn đo lường sâu răng của nghiên cứu, chỉ số có thể đủ nhạy để đo lường sự khác biệt giữa các cộng đồng [25]
Một số hạn chế của chỉ số SMTR:
- Theo Birch, chỉ số SMTR chỉ đo lường tình trạng sâu răng đã qua và hậu quả của nó mà không chỉ ra được mức độ trầm trọng của bệnh [41]..
- Với chỉ số này tất cả các răng mất được xem như mất do sâu răng nhưng
do tiến trình tự nhiên, ở các lứa tuổi lớn đa số các răng mất thường liên hệ với bệnh nha chu
- Tất cả các răng trám cũng được xem như trám do sâu răng, mặc dù một số trường hợp do trám phòng ngừa hoặc vì lý do thẫm mỹ
- Một răng sâu trầm trọng và bị phá hủy nhiều cần được nhổ hoặc điều trị tủy vẫn được ghi nhận cùng một điểm với răng sâu ngà
- Một răng sâu và một răng trám có tầm quan trọng như nhau, có nghĩa là khi một răng sâu chuyển qua thành chỉ số trám thì cũng không ảnh hưởng đến chỉ số SMTR
- Chỉ số SMTR cho giá trị đo lường như nhau đối với răng sâu, đã nhổ hay trám Vì vậy, một số cá nhân có cùng chỉ số SMTR nhưng tình trạng răng miệng của họ rất khác nhau Người thường xuyên đến điều trị tại các cơ sở điều trị răng miệng sẽ có số lượng răng trám và nhổ nhiều hơn Do đó,
Trang 16theo kết quả của một số nghiên cứu, người thường xuyên đi điều trị răng miệng không có sức khỏe răng miệng tốt hơn theo chỉ số SMTR Chính vì vậy, chỉ số SMTR trong các nước có thu nhập cao lại “xấu” hơn so với các nước có thu nhập thấp
Nhận ra được những giới hạn của chỉ số SMTR, Sheiham và cộng sự (1987) đã đề nghị 2 chỉ số thay thế: chỉ số FS-T và T health
- Chỉ số FS-T [41],[51],[60]
Chỉ số FS-T là chỉ số đo lường số răng có chức năng (răng lành vàrăng trám) Theo chỉ số này răng lành mạnh và răng trám sẽ có cùng giá trị đo lường (FS-T= số răng lành + số răng trám) Trong khi SMTR đại diện cho tình trạng bệnh và những hậu quả của nó, FS-T đại diện cho tình trạng sức khỏe và chức năng của răng Giá trị của FS-T là từ 0 -32 [60]*
Schuller và Hoist (2001) [60] đã thực hiện nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa hai chỉ số SMTR và FS-T trong các cộng đồng khác nhau, kết quả cho thấy:
- Ở những cộng đồng có mức độ bệnh thấp, chỉ số SMTR thích hợp hơn trong việc mô tả các biến số Ngược lại, ở những cộng đồng có mức độ bệnh cao, chỉ số FS-T thích hợp hơn khi mô tả các biến số
- Ở những người trẻ tuổi nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa tình trạng răng miệng và yếu tố kinh tế–xã hội không rõ ràng khi mô tả bằng chỉ số SMTR, nhưng mối liên hệ này rõ hơn khi sử dụng chỉ số FS-T
Tuy nhiên, cả 2 chỉ số đều có giới hạn, chỉ số SMTR và FS-T đều tùy thuộc vào ngưỡng chẩn đoán cho tình trạng sâu răng: tức chỉ số S (sâu) trong SMTR và
S (lành mạnh, không sâu) trong FS-T Theo các tác giả khi mô tả tình trạng răng miệng trong cộng đồng nên mô tả cả hai: tình trạng sức khỏe răng miệng và tình trạng bệnh răng miệng Chỉ số FS-T đại diện cho sức khỏe và chức năng của bộ
* Necmi Namal và cộng sự gọi chỉ số này là “The number of functioning teeth” [51]
Trang 17răng, trong khi đó chỉ số SMTR đại diện cho tình trạng bệnh sâu răng và hậu quả của nó Hai chỉ số này bổ sung cho nhau hơn là cạnh tranh nhau Bằng cách sử dụng cả hai chỉ số, sẽ cho bức tranh toàn diện hơn về tình trạng răng miệng [41],[60]
- Chỉ số T-Health [47]:
Chỉ số này được Sheiham đề nghị sử dụng năm 1987, là phương pháp đo lường số răng lành mạnh Theo chỉ số T-Health, số điểm đo lường tùy vào tình trạng răng: điểm 4 cho răng lành, 2 cho răng trám, 1 cho răng sâu Chỉ số này có giá trị từ 0–128
Theo Benigeri, Payette, Brodeur (1998) chỉ số SMTR tăng khi có sự gia tăng mức độ bệnh sâu răng Trong khi đó, FS-T và T-health giảm khi có sự gia tăng bệnh
Tóm lại, chỉ số SMTR được TCYTTG khuyến cáo sử dụng trong các nghiên cứu dịch tễ Trong chỉ số này, thành phần sâu quan trọng trong một số trường hợp, đặïc biệt làở các nước đang phát triển có mức độ điều trị sâu răng rất thấp, và hầu như chỉ số T bằng 0
Hai chỉ số FS-T và T-health thích hợp cho việc nhận ra sự khác biệt về sức khỏe răng miệng trong các cộng đồng có điều kiện KT-XH và hành vi khác nhau và chúng cũng được sử dụng để đo lường sự cải thiện tình trạng sức khỏe răng miệng theo thời gian Ở mỗi mục đích đo lường khác nhau, các chỉ số bổ sung cho nhau
FS-T và T- Health là chỉ số tốt hơn cho việc đánh giá “chất lượng” của răng, cung cấp phương pháp đo lường tốt hơn trong việc đánh giá các dịch vụ chăm sóc răng miệng và các yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ Để xây dựng chỉ số FS-T và T- Health không cần thu thập thêm dữ liệu nào từ dữ liệu cho
Trang 18SMTR Với các dữ liệu có sẵn, chúng ta có thể chuyển đổi thành các tính toán cho 2 chỉ số trên.
- Chỉ số SiC [46] (chỉ số sâu răng đáng kể):
Năm 1981, TCYTTG đặt mục tiêu đến năm 2000, tất cả các nước trên thế giới nên đạt được chỉ số SMTR cho trẻ 12 tuổi không vượt quá 3 Đến năm 2000, có khoảng 70% quốc gia đạt được mục tiêu này Kết quả đó phản ánh sự thành công trong việc cải thiện sức khỏe răng miệng Tuy nhiên, khi phân tích một cách chi tiết hơn về tình trạng bệnh sâu răng trong một số quốc gia, các dữ liệu cho thấy có sự phân bố không đồng đều về tỷ lệ bệnh trong cộng đồng Điều này có nghĩa là vẫn có một tỷ lệ trẻ có giá trị SMTR cao hoặc rất cao trong khi có một tỷ lệ trẻ không sâu răng Vì vậy, chỉ số SMTR không phản ánh chính xác về sự phân phối bệnh sâu răng trong cộng đồng dẫn đến các kết luận không đúng về tình trạng bệnh Năm 2000, một chỉ số mới được TCYTTG đề nghị: chỉ số SiC.Chỉ số này chú trọng tới các các cá nhân có điểm cho sâu răng cao nhất trong mỗi cộng đồng Trung bình SMTR được tính toán cho 1/3 cá nhân có điểm số sâu răng cao nhất Giá trị này chính là chỉ số SiC Chỉ số này được sử dụng để bổ sung cho giá trị của SMTR
Phương pháp tính toán cho chỉ số SiC: tính toán SMTR cho từng cá nhân; chọn ra 1/3 các cá nhân có SMTR cao nhất; tính trung bình SMTR cho nhóm này
SMTR ở trẻ 12 tuổi
% nhóm
Trang 19Biểu đồ 1.1: Ví dụ mô tả sự phân phối tần suất bệnh theo chỉ số SMTR
Trong ví dụ này khoảng 45% cá nhân không có sâu răng (SMTR =0) Trung bình SMTR trên trẻ 12 tuổi là 1,91; chỉ số SiC là 4,61 Mũi tên và đường đứng dọc chỉ ra các cá nhân được bao gồm trong tính toán cho chỉ số SiC
TCYTTG đề nghị một mục tiêu mới cho đến năm 2015, các quốc gia nên đạt được chỉ số SiC thấp hơn 3 Khi quốc gia nào đạt được thì phải xem xét đến các đơn vị tỉnh, thành phố, quận, huyện, các cộng đồng trong các đơn vị hành chính để xác định những cộng đồng có chỉ số SiC cao hơn 3
Mục tiêu của chỉ số này nhằm giúp các nhà chuyên môn có một chỉ số đơn giản và rõ ràng hơn để thảo luận với các bộ ngành có thẩm quyền trong lĩnh vực
y tế về các chính sách và các chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cộng đồng
1.1.1.3 Vai trò yếu tố nguy cơ bệnh sâu răng đối với cá nhân và cộng đồng: Yếu tố nguy cơ được xác định như là khả năng xảy ra của một kết quả bất lợi hoặc những yếu tố làm gia tăng những khả năng này Không có yếu tố nguy cơ nào xảy ra một cách độc lập, và nhiều yếu tố có chung một nguồn gốc trong một chuỗi những biến cố phức tạp xảy ra trong một thời gian dài Chuỗi những biến cố dẫn đến kết quả bất lợi cho sức khỏe có thể là nguyên nhân gần hoặc xa Những biến cố gần là những yếu tố nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh, những biến cố xa là những yếu tố gây bệnh qua những yếu tố trung gian Các yếu tố xã hội, văn hóa, phong tục tập quán, liên kết với một vài yếu tố thuộc hành vi, phong cách sống ảnh hưởng kết quả sức khỏe qua tiến trình sinh lý học Điều thiết yếu của ngành sức khỏe công cộng là phải xem xét toàn bộ chuỗi nguyên nhân và đánh giá chúng [55]
Trang 20- Yếu tố kinh tế-xã hội [27]
Yếu tố kinh tế-xã hội và môi trường có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe răng miệng Dữ liệu từ nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan nghịch giữa tình trạng KT-XH với tỷ lệ hiện mắc và mới mắc của bệnh tật: khi điều kiện KT-XH tăng, tình trạng bệnh tật giảm
Theo báo cáo của WHO năm 2003, một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh răng miệng bao gồm điều kiện sống thiếu thốn, trình độ học vấn thấp, phong tục tập quán Bên cạnh đó, những yếu tố môi trường, văn hóa xã hội đóng vai trò trung gian hay hỗ trợ thêm cho các yếu tố nguy cơ thuộc về hành vi như chăm sóc răng miệng, tiêu thụ đường, cũng như thói quen hút thuốc và uống rượu Chính trị, KT-XH, văn hóa, môi trường, hành vi và các yếu tố sinh học có thể làm gia tăng hoặc suy giảm sức khỏe Nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa các yếu tố xã hội và bệnh răng miệng đã được tiến hành Đa số các nghiên cứu thực hiện phân tích hồi qui đa yếu tố để tìm mức độ liên quan của mỗi biến số đối với sức khỏe răng miệng
Kết quả từ các nghiên cứu chứng minh rằng: trình độ học vấn (TĐHV) có ảnh hưởng đối với bệnh sâu răng và mối liên hệ này đặïc biệt mạnh ở những vùng có tỷ lệ sâu răng cao Một nghiên cứu được thực hiện ở Đan mạch từ năm 1994 đến
2000 cho thấy có mối liên quan giữa các yếu tố xã hội học và nguy cơ sâu răng Khi phân tích đường cong đa biến hồi qui cho thấy chỉ số sâu và mất thấp ở những người lớn có thói quen chăm sóc răng miệng tốt Và ngược lại, chất lượng cuộc sống thấp (đo bằng tình trạng đau, khó chịu, không ăn nhai được…) gặp ở những đối tượng phụ nữ, người có thu nhập thấp, người lao động tay chân, không
đi khám răng đều đặn, có thái độ và hành vi chăm sóc răng miệng không tốt Nghiên cứu quốc gia được thực hiện từ năm 1990-1996 trên trẻ 5–11 tuổi trong 62 cộng đồng Tennessee (Mỹ) cho thấy: tình trạng KT–XH là yếu tố tiên
Trang 21lượng quan trọng đối với sức khỏe răng miệng, trung bình số răng sâu/st ở hệ răng sữa và trung bình số răng sâu/SMT ở hệ răng vĩnh viễn cao hơn có ý nghĩa
ở trẻ em thuộc tầng lớp xã hội thấp [37]
Wigen TI và cộng sự [75] thực hiện mô hình hồi qui logistic đa biến để phân tích mối liên quan giữa các yếu tố TĐHV, các thói quen hành vi chăm sóc răng miệng của cha mẹ ảnh hưởng đến tình trạng sâu răng ở trẻ em 5 tuổi (Norwegegian) Kết quả như sau: có mối liên hệ rất có ý nghĩa giữa tình trạng sâu răng ở những đứa trẻ có một hoặc cả cha mẹ có TĐHV thấp, chải răng ít hơn
1 lần/ngày Ngoài ra, TĐHV của cha mẹ có mối liên quan mạnh với tiên lượng sâu răng ở trẻ Theo tác giả, mặc dù các dịch vụ nha khoa ở nước này trãi rộng khắp nơi và không phải trả chi phí điều trị, những đứa trẻ có cha mẹ với TĐHV thấp không có cơ hội đạt được tình trạng sức khỏe răng miệng tốt hơn
- Việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng[55] :
Việc cung cấp các dịch vụ CSSKRM ảnh hưởng rất lớn đến tình hình bệnh răng miệng trong cộng đồng Đa số các dịch vụ CSSKRM tập trung ở những thành phố lớn, nguồn nhân lực thiếu trầm trọng ở những vùng nông thôn Vì vậy, người dân khó khăn trong việc tiếp cận được các dịch vụ này Ngoài ra, tình trạng sâu răng còn phụ thuộc vào chính sách của ngành y tế đang áp dụng để kiểm soát bệnh răng miệng nghiêng về điều trị hay phòng ngừa Hiện nay, các nước đã phát triển đang rất chú trọng đến vấn đề phòng ngừa và chiến lược này đạt được hiệu quả cao trong việc làm giảm tỷ lệ bệnh sâu răng
- Yếu tố sinh học
Mảng bám [45] :
Mảng bám được liên tục lấy đi bởi quá trình chải răng nhưng nó sẽ được tái tạo trở lại sau vài phút Lượng mảng bám trên răng càng nhiều, lượng vi khuẩn tích tụ càng lớn, khả năng sinh axít làm giảm pH nước bọt càng cao, nguy cơ sâu
Trang 22răng cao Lớp mảng bám có khuynh hướng tạo thành và trưởng thành ở một số vị trí trên răng nhằm tránh khỏi những hoạt động gây mòn cơ học của lưỡi, má, bàn chải…như mặt tiếp giáp, hố rãnh của răng
Vi khuẩn [45]:
Sâu răng là bệnh nhiễm khuẩn, sự lây nhiễm được truyền từ mẹ sang con qua các hành vi như hôn, mớm thức ăn cho con, dùng chung muỗng… Mức độ vi khuẩn ở mẹ càng lớn, số lượng vi khuẩn lây truyền càng lớn Vi khuẩn gây sâu
răng chủ yếu là Streptoccoccus mutans và Lactobaccillus Streptoccoccus mutans
có mật độ cao ở vùng mảng bám phủ trên tổn thương sâu răng sớm Trong khi đó cả hai vi khuẩn có mật độ cao ở vùng men răng mất khoáng trắng đục
Một số yếu tố có thể thúc đẩy việc trú ngụ sớm và mật độ cao của vi khuẩn ở trẻ: chế độ ăn nhiều carbonhydrate, ngậm kẹo, nước trái cây, nước ngọt, suy dinh dưỡng bào thai (có thể gây thiểu sản men và có nguy cơ sâu răng sớm)
Nước bọt [22],[55]:
Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng Ngoài việc bôi trơn giúp các chức năng nói, nuốt, nhai, tiêu hóa thức ăn, nước bọt còn đóng vai trò bảo vệ chống lại sâu răng Chức năng phòng ngừa sâu răng quan trọng nhất là làm sạch cơ học các mảnh vụn thức ăn và cung cấp hệ thống đệm ổn định pH của môi trường miệng, cung cấp các yếu tố cần thiết (ion calcium, phosphate) cho quá trình tái khoáng của men răng Ngoài ra, trong nước bọt có chứa một số yếu tố kiểm soát vi khuẩn qua IgA, enzyme, peptide…
Lưu lượng nước bọt: tốc độ chảy nước bọt càng nhanh, khả năng làm sạch và khả năng đệm càng tăng Lưu lượng nước bọt giảm, nguy cơ sâu răng tăng
Khả năng đệm của nước bọt: là khả năng duy trì pH nước bọt ổn định trong môi trường miệng khi có tác nhân axít hay ba-sơ tác động làm thay đổi pH pH nước bọt lúc nghỉ duy trì trong khoảng từ 6,7 -7,4 Bình thường khả năng đệm nước bọt khi
Trang 23có kích thích khoảng 5,75 – 6,5 Một người được xem là có nguy cơ cao khi khả năng đệm rất thấp (thấp hơn 4)
Độ nhớt nước bọt: hiệu quả bôi trơn của nước bọt phụ thuôc vào độ nhớt nước
bọt Bình thường sợi nước bọt duy trì ở độ dài 5cm Nếu nước bọt quánh có thể kéo dài 15cm Độ quánh nước bọt càng nhiều nguy cơ sâu răng càng cao
- Thói quen và hành vi:
Yếu tố về hành vi đóng vai trò quan trọng trong các yếu tố nguy cơ gây sâu răng Yếu tố hành vi bao gồm:
Chế độ ăn và sâu răng [22],[30],[45]:
Chế độ ăn có đường và chất carbohydrate: nguy cơ mắc bệnh sâu răng cao ở những trẻ có số lần tiêu thụ đường cao Sự lên men đường từ sự biến dưỡng của
vi khuẩn dẫn đến tình trạng pH thấp xuống đến ≤ 5 Khi đường được tiêu thụ hết và nước bọt đủ để trung hoà axít, sâu răng không xảy ra Theo David Arcella tiến trình mất khoáng không chỉ tuỳ thuộc vào lượng axit tấn công mà còn tuỳ thuộc vào thời gian, số lượng, loại và thành phần của thực phẩm
Chế độ ăn nhiều chất axít [50]: tiêu thụ quá nhiều thức uống chứa axít như
nước ngọt có gas, nước trái cây… sẽ làm thay đổi cân bằng các chủng vi khuẩn
dưới nướu, tạo thuận lợi cho các vi khuẩn tạo axít như Streptoccoccus mutans và
Lactobaccilus
Năm 2001, Vanobbergen thực hiện nghiên cứu đánh giá các yếu tố nguy cơ đối với bệnh sâu răng trên hệ răng sữa Qua các kết quả, tác giả khẳng định tầm quan trọng của thói quen ăn uống đối với bệnh sâu răng Theo kết quả hồi qui logistic, việc sử dụng thức uống có đường (OR=1,38) và snack giữa các bữa ăn (OR=1,22) mỗi ngày có mối liên hệ rất có ý nghĩa đối với bệnh sâu răng[66 ] Sử dụng fluor [50] :
Trang 24Việc sử dụng fluor thường xuyên để đạt được nồng độ thấp lý tưởng tích chứa trong nước bọt có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự khởi phát và tiến triển của bệnh sâu răng
Việc chải răng với kem đánh răng 2 lần/ngày giúp tích trữ fluor trong nước bọt Fluor trong nước uống cung cấp yếu tố kháng khuẩn Ngoài ra các sản phẩm fluor khác nếu sử dụng hợp lý sẽ gia tăng khả năng phòng bệnh sâu răng: gel fluor, súc miệng fluor… Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển thuộc Châu Á hoặc Châu Phi, nơi có rất ít nguồn fluor, việc tiêu thụ đường đóng vai trò rất quan trọng trong các yếu tố nguy cơ gây sâu răng
Thói quen chăm sóc răng miệng[50]: bao gồm các yếu tố như số lần chải răng, chải răng ngay sau khi ăn, khám răng miệng định kỳ…
- Chải răng đúng cách giúp lấy đi mảng bám vi khuẩn để lại bề mặt răng sạch Chải răng phải thực hiện đầy đủ các mặt răng để có thể loại trừ mảng bám Chải răng nhiều lần/ngày nhưng không đúng cách, hiệu quả phòng bệnh sẽ không đạt được
- Số lần chải răng: theo các tác giả chải răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có fluor giúp cung cấp fluor tích trữ trên bề mặt răng Chải răng trước khi đi ngủ là đặc biệt quan trọng vì trong khi ngủ lưu lượng nước bọt ít đi, và khả nặng đệm cũng giảm
- Việc tuân thủ khám răng miệng định kỳ sẽ giúp phát hiện các tổn thương sâu răng sớm, điều trị thích hợp sẽ giúp sữa chữa được tổn thương sâu răng bằng các biện pháp gia tăng sự tái khoáng
- Tình trạng bệnh toàn thân[50]: một số bệnh toàn thân gián tiếp ảnh hưởng
đến tiến trình sâu răng như:
- Bệnh tiểu đường không kiểm soát có thể gâyï giảm lưu lượng nước bọt lúc nghỉ cũng như lúc kích thích Việc kiểm soát đường huyết kém có
Trang 25thể gây đa niệu dẫn đến rối loạn cân bằng dịch cơ thể và mất nước Khi bệnh kéo dài, có sự xâm nhập của các lympho bào vào tuyến nước bọt lớn dẫn đến làm giảm lưu lượng nước bọt
- Việc sử dụng một số thuốc có thể gây giảm tiết nước bọt: thuốc hạ áp,
an thần
- Xạ trị vùng đầu-mặt-cổ có thể phá hủy một số tuyến nước bọt
- Bệnh lý sớm ở trẻ có thể ảnh hưởng đến sự hình thành men răng
- Tình trạng sâu răng đã có [28]:
Theo một vài nghiên cứu, một cách để tiên lượng sâu răng trong tương lai là dựa trên bệnh sâu răng đã có, những cá nhân có sâu răng sớm khi còn trẻ có khuynh hướng có thêm những tổn thương sâu răng trong những năm sau đó Những đứa trẻ này được gọi là những người có nguy cơ cao đối với bệnh sâu
răng
1.1.2 Bệnh nha chu:
Bệnh nha chu là một trong hai bệnh răng miệng thường gặp nhất trong cộng
đồng ở các nước trên thế giới với tỷ lệ hiện mắc rất cao Các công bố gần đây của TCYTTG cho thấy tỷ lệ bệnh và độ trầm trọng của nó cao trong nhóm người
lớn tuổi khi so sánh với độ tuổi trẻ hơn [43]
Bệnh nha chu là tiến trình viêm xảy ra ở mô xung quanh răng đáp ứng lại sự
tích tụ của vi khuẩn trong các mảng bám răng Bệnh nha chu là bệnh nhiễm khuẩn, vi khuẩn trong mảng bám là tác nhân gây viêm nướu (Loe, Thelaid và Jensen, 1965) và nhiều dạng viêm nha chu khác nhau (Haffajee và Socransky, 1994; Listgaten, 1994; Moore, 1994) Tuy nhiên, tình trạng viêm nướu có quan hệ rất chặt với vi khuẩn tại chỗ và mức độ của mảng bám Trong khi đó, mối quan hệ giữa vi khuẩn sinh bệnh và bệnh viêm nha chu phức tạp hơn [43]
Trang 26Các nghiên cứu gần đây chứng tỏ rằng: vi khuẩn cư trú tại chỗ là điều kiện cần nhưng chưa đủ gây bệnh viêm nha chu (Beck 1990,1992; Offerbacher,1996) Mối tương tác giữa vi khuẩn với yếu tố môi trường và ký chủ có thể làm thay đổi diễn tiến bệnh Dưới ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của vi khuẩn cùng với sự phản ứng của ký chủ, sự phá hủy mô nha chu có thể xảy ra [43]
1.1.2.1 Vấn đề chẩn đoán bệnh nha chu trong cộng đồng
Chẩn đoán bệnh nha chu cho cộng đồng trước hết dựa vào chẩn đoán bệnh trên từng cá nhân Bệnh nha chu có nhiều dạng và nhiều mức độ khác nhau:
- Chẩn đoán tình trạng viêm nướu: viêm nướu là tình trạng viêm nướu viền không ảnh hưởng mô nâng đỡ ở sâu, biểu mô bám dính (BMBD) vẫn còn nguyên vẹn Chẩn đoán viêm nướu dựa vào các dấu chứng trên lâm sàng như màu sắc nướu, sự chảy máu, đường viền nướu, sự tiết dịch nướu
- Chẩn đoán bệnh viêm nha chu: bao gồm tình trạng viêm nướu, mất bám dính của BMBD, sự hiện diện túi nha chu và tiêu xương ổ răng
1.1.2.2 Lượng giá bệnh nha chu:
Bệnh nha chu trong cộng đồng có thể được đo lường như sau[43]:
- Số lượng người mắc bệnh
- Tỷ lệ % người mắc bệnh vào một thời điểm
- Chỉ số dùng đo lường số lượng và mức độ trầm trọng của bệnh cho cá nhân hay cộng đồng
* Chỉ số sử dụng lượng giá bệnh nha chu cho cá nhân và cộng đồng [41]:
- Chỉ số GI của Loe và Silness, sử dụng từ năm 1963, thường được đánh giá cho
tình trạng viêm nướu trong các nghiên cứu dịch tễ học Điểm số được cho ở 4
mức độ từ 0 đến 3:
- Điểm 0: nướu bình thường
Trang 27- Điểm 1: viêm nhẹ, nướu đổi màu, không chảy máu khi thăm khám
- Điểm 2: viêm trung bình, phù nề, chảy máu khi thăm khám
- Điểm 3: viêm nặng, đỏ, lở loét, chảy máu tự phát
Việc đo lường tình trạng viêm nướu trong cộng đồng được đánh giá như sau:
- Mức độ nhẹ: từ 0,1 – 1 điểm
- Mức độ trung bình: 1,1 - 2 điểm
- Mức độ nạêng: 2,1 - 3 điểm
- Chỉ số nha chu PI: chỉ số của Russell (1956) Chỉ số này đánh giá cả mô nướu
và mô nha chu cùng lúc Chỉ số này đơn giản dễ sử dụng nên đươc sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu dịch tễ mô tả
Chỉ số PI được cho điểm số từ 0 – 8:
- Điểm 0: bình thường
- Điểm 1: viêm nhẹ một phần nướu viền
- Điểm 2: viêm toàn bộ nướu nhưng không ảnh hưởng đến BMBD
- Điểm 6: viêm nướu kèm túi nha chu, BMBD bị phá hủy
- Điểm 8: mô nha chu bị phá hủy nặng, mất chức năng nhai
- Chỉ số nhu cầu điều trị nha chu CPITN :
Chỉ số CPITN cung cấp những dữ liệu về tình trạng sức khỏe mô nha chu trong các quốc gia, giúp các nước này xây dựng chương trình phòng ngừa và kiểm soát bệnh Ưu điểm của chỉ số CPITN là đơn giản, nhanh chóng, và có tính thống nhất trên thế giới
Chỉ số CPITN được đề nghị và sử dụng vào những năm 1980 (Ainamo và cộng sự) Chỉ số này dựa trên quan điểm cho rằng tình trạng vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân của bệnh nha chu và bệnh viêm nha chu là hậu quả tất nhiên của viêm nướu không điều trị
Trang 28Hệ thống ghi nhận và cho điểm của chỉ số CPITN dựa trên việc phát hiện và đánh giá tình trạng chảy máu nướu, sự hiện diện của cao răng và độ sâu của túi nướu Tuy nhiên, việc đánh giá độ sâu của túi nha chu có thể dẫn đến việc đánh giá dưới mức độ trầm trọng của bệnh ở người lớn tuổi khi có tình trạng tụt nướu hiện diện Baelum và Papapanou (1996), Schurch và cộng sự (1988) chỉ ra những giới hạn khi sử dụng chỉ số CPITN để đánh giá tỷ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh viêm nha chu phá hủy Mặc dù vậy, chỉ số này vẫn là công cụ chính được sử dụng trong nghiên cứu dịch tễ học và đánh giá các yếu tố nguy cơ ở các nước đang phát triển
- Đo lường mức độï mất bám dính (MBD) dây chằng nha chu:
Việc đo lường mức độ MBD của dây chằng nha chu cho những thông tin có
giá trị và được sử dụng kể từ những năm 1970 Năm 1997, TCYTTG đề nghị các nghiên cứu quốc gia về bệnh nha chu nên bao gồm thông tin về mức độï MBD của dây chằng nha chu [70]
Các nghiên cứu được thực hiện bởi Loe (1978), Baelum (1988; 1997) cho thấy: có sự khác biệt về mức độ MBD giữa các cá nhân tham gia nghiên cứu, giữa các răng và các vùng khác nhau trên răng, sự khác biệt rõ rệt hơn khi tuổi càng cao Trung bình MBD cao nhất ở răng cối lớn hàm trên và răng cửa dưới
Tóm lại: tỷ lệ, mức độ lan rộng và độ trầm trọng của bệnh là 3 yếu tố chính để đánh giá bệnh nha chu
- Tỷ lệ bệnh : % người có bệnh trong cộng đồng
- Mức độ bệnh: tỷ lệ răng hoặc vùng mất bám dính
- Độ trầm trọng: trung bình số đo (tính bằng mm) MBD của tất cả các vùng có mức độ MBD ≥ 2mm
Tỷ lệ bệnh nha chu ở cộng đồng người lớn tuổi được đo lường bởi việc đánh giá tình trạng mất bám dính của dây chằng nha chu (Brown Olive và Loe, 1990;
Trang 29Slade và Spence, 1990; Thomson Hashim và Pack, 2000…), đánh giá mức độ tiêu xương (Papapanou, Wennstrom và Grondahl,1988; Salonen và cộng sự, 1991) hoặc kết hợp cả hai (Papapanou và cộng sự, 1990)
Đa số các nghiên cứu hiện nay trình bày các dạng bệnh nha chu ở nhiều lứa tuổi trong cộng đồng Tuy nhiên, tiêu chuẩn xác định có bệnh rất khác nhau và rất khó để thực hiện so sánh giữa các nghiên cứu Ngoài ra, tỷ lệ người có bệnh viêm nha chu nặng chiếm thiểu số trong dân số nghiên cứu Do đó, quan niệm về tính phổ biến của bệnh viêm nha chu không còn phù hợp và bệnh viêm nha chu là nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn tuổi vẫn còn là câu hỏi 1.1.2.3 Vai trò yếu tố nguy cơ của bệnh nha chu đối với cá nhân và cộng đồng [41] [43]
* Quan niệm yếu tố nguy cơ:
Theo các quan niệm cũ, bệnh viêm nha chu là bệnh phổ biến và chỉ có một nguyên nhân gây bệnh đã được nhận biết, đó là vi khuẩn Đối với các quan niệm mới, tỷ lệ bệnh viêm nha chu rất thấp, chỉ gặp ở một vài cá nhân hoặc một nhóm người dễ mắc bệnh hơn các nhóm khác Vì vậy, việc đánh giá các yếu tố nguy
cơ có vai trò quan trọng trong các nghiên cứu nha chu học
Năm 1996, theo một hội thảo nha chu thế giới, “yếu tố nguy cơ” trong nha chu học được định nghĩa như sau:
“Yếu tố nguy cơ: môi trường, hành vi hoặc yếu tố sinh học được xác định liên quan nhau trong các nghiên cứu tiền cứu, nếu các yếu tố này hiện diện sẽ gia tăng khả năng mắc bệnh, và nếu chúng được loại bỏ khả năng này giảm xuống Yếu tố nguy cơ là một phần trong chuỗi nguyên nhân hoặc sự tiếp xúc của ký chủ với chuỗi nguyên nhân đó Một khi bệnh xảy ra, loại bỏ yếu tố nguy cơ có thể không cần điều trị” (American Academy of Periodontology, 1996a)
Trang 30Định nghĩa này nhấn mạnh mối quan hệ giữa các yếu tố nguy cơ trong chuỗi các nguyên nhân gây bệnh Các nghiên cứu được thực hiện ở các nước công nghiệp hóa (Burt,1991) và các nước đang phát triển (Baelum, Manji và Fejerkov,1991) cho kết quả như sau: có một số cá nhân hay nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao tồn tại trong cộng đồng Nhiều yếu tố liên hệ với quá trình khởi phát và tiến triển bệnh được xác lập và kết quả này cho thấy bản chất bệnh nha chu là bệnh đa yếu tố
* Yếu tố nguy cơ đối với cộng đồng
- Tuổi:
Theo một số nghiên cứu cắt ngang, tỷ lệ và mức độ trầm trọng của MBD liên
quan với tuổi Từ năm 1985-1986, theo nghiên cứu quốc gia ở Mỹ, có 70% người 35-44 và 90% người 55-64 tuổi có ít nhất một vùng MBD; 13,8% người 25-34 tuổi và 53,6% người 55-64 tuổi có ít nhất một vùng túi nha chu ≥ 4mm Túi nha chu ≥ 7mm được ghi nhận ở 0,6% người được khám Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không đủ bằng chứng để kết luận rằng tỷ lệ bệnh nha chu cao hơn ở người lớn tuổi sau khi kiểm soát tất cả các yếu tố khác [35], quan niệm bệnh viêm nha chu là bệnh của người cao tuổi không còn phù hợp Các quan niệm mới xem bệnh nha chu phá hủy ở người lớn tuổi phản ánh sự tích lũy bệnh
theo thời gian hơn là do những điều kiện đặc biệt ở người lớn tuổi
Bệnh nha chu trầm trọng cũng được ghi nhận ở những người trẻ tuổi và các tác giả cho rằng những cá nhân này nhạy cảm với bệnh hơn so với những người khác trong cộng đồng Bệnh tiến triển nhanh ở những người mắc bệnh từ lúc trẻ và những cá nhân này mang gen bẩm sinh đối với bệnh nha chu
- Giới [43],[54]:
Hầu hết các nghiên cứu ở Mỹ và các nước trên thế giới cho thấy tỷ lệ người có bệnh nha chu phá hủy ở nam nhiều hơn nữ ((Brown, Oliver & Lưe, 1990; Slade & Spencer, 1995) Tuy nhiên, lý do cho những khác biệt này không rõ
Trang 31ràng, các tác giả cho rằng kết quả này liên quan đến vấn đề nam có tình trạng vệ sinh răng miệng (VSRM) kém hơn, ít đi khám và điều trị răng miệng hơn nữ
- Tình trạng kinh tế–xã hội [54]:
Trong hầu hết các nghiên cứu dịch tễ học được thực hiện cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng KT-XH với bệnh nha chu Theo Duray và cộng sự, có 10-20% khác biệt trong tỷ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu giữa các tầng lớp xã hội ở Mỹ Sự phân phối bệnh cũng có sự khác biệt trong cùng quốc gia Nghiên cứu của Beck chứng tỏ rằng người da đen có nguy cơ đối với bệnh viêm nha chu phá hủy gấp 3 lần so với người da trắng ở cùng độ tuổi trong nghiên cứu dọc Tuy nhiên, nghiên cứu quốc gia ở Mỹ năm 1985-1986 cho thấy tỷ lệ và mức độ MBD của mô nha chu không liên quan chặt chẽ với thu nhập Mức độ trầm trọng của bệnh nha chu khác nhau giữa các tầng lớp xã hội do sự khác biệt về trình độ học vấn (TĐHV) Người có TĐHV cao VSRM tốt hơn, có thái độ tích cực hơn đối với sức khỏe răng miệng, họ thường xuyên đi khám và điều trị răng miệng hơn Trong khi đó, sự khác biệt về tình trạng bệnh nha chu giữa các nhóm dân tộc được cho là do sự khác biệt về yếu tố gen
*Yếu tố nguy cơ bệnh nha chu đối với cá nhân:
- Yếu tố gen [54]:
Đa số các nghiên cứu trong vài năm gần đây chứng minh được mối liên hệ
mạnh giữa yếu tố gen và bệnh nha chu Gen IL-1 được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất, và gen này đóng vai trò chìa khóa điều khiển các đáp ứng của
ký chủ đối với sự nhiễm khuẩn
- Mảng bám, vi khuẩn và tình trạng vệ sinh răng miệng:[54]
Trong khi tình trạng VSRM kém có liên quan đến tình trạng viêm nướu, các nhà nghiên cứu cho rằng ít có bằng chứng cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng VSRM kém và bệnh viêm nha chu Tình trạng VSRM có thể ảnh hưởng
Trang 32đến cộng đồng vi khuẩn trong túi nha chu nhưng không ảnh hưởng đến sự đáp ứng của ký chủ Các nhóm vi khuẩn gram âm được tìm thấy có liên hệ với bệnh nha
chu là Actinomyces actinomycetemcomitans (Aa), Bacteroides forsythus (Bf) (now Tannerella forsythensis), Porphyromonas gingivalis (Pg), Prevotella intermedia (Pi), Fusobacterium nucleatum, Campylobacter rectus, and Treponema denticola
- Hút thuốc lá [43],[54]ù:
Hút thuốc lá là một trong chuỗi các yếu tố nguy cơ đối với bệnh nha chu Tuy nhiên, tác động của thuốc lá đối với bệnh nha chu vẫn còn là chủ đề cho các nghiên cứu Theo TCYTTG, ở các nước công nghiệp hóa, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chủ yếu gây bệnh viêm nha chu trên nhóm tuổi 35-44 [70] Hơn nữa, sự lành thương sau điều trị cơ học ở những người hút thuốc chậâm do khói thuốc ngăn chặn sự phát triển và bám dính của nguyên bào sợi trong cấu trúc của dây chằng nha chu
Theo đa số các tác giả những yếu tố nguy cơ quan trọng liên quan đến bệnh nha chu là VSRM kém, hút thuốc lá, dinh dưỡng kém, tiêu thụ rượu quá mức, bệnh tiểu đường và một số bệnh toàn thân khác
- Các bệnh lý toàn thân
Bênh nha chu và bệnh tiểu đường: mối liên hệ giữa bệnh nha chu và tiểu đường
đã được chứng minh từ nhiều nghiên cứu trên thế giới Theo các tác giả:
- Bệnh tiểu đường có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh nha chu
- Bệnh nha chu có ảnh hưởng trên sự kiểm soát đường huyết
Các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới cho thấy có tỷ lệ cao người mắc bệnh nha chu trong số người bệnh tiểu đường khi so sánh với nhóm không bệnh Theo Grossi, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ MBD cao hơn gấp 2 lần so với người không bệnh [26]
Trang 33Fernoven và Karjalainen khi nghiên cứu so sánh trên 2 nhóm bệnh nhân cho thấy: nhóm bệnh nhân tiểu đường có kiểm soát tốt đường huyết sẽ có sức khỏe nha chu tốt tương đương với nhóm không bệnh Melley làm tổng hợp các nghiên cứu về mối liên quan giữa 2 yếu tố này trong vòng 50 năm cho kết luận như sau:
- Bệnh tiểu đường làm gia tăng nguy cơ bệnh nha chu
- Bệnh viêm nha chu làm gia tăng sự đề kháng insulin và do đó gây ảnh hưởng trên khả năng kiểm sóat đường huyết [26]
Đa số các tác giả thống nhất “việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh nha chu phải được xem là một phần quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường”(Mathews) [49] và đồng thời bệnh tiểu đường có thể gia tăng tỷ lệ và mức độ trầm trọng bệnh viêm nướu và viêm nha chu (Brian)[26] Bệnh nhân tiểu đường có viêm nha chu mạn tính chịu ảnh hưởng tác động qua lại của cả 2 tiến trình bệnh, do đó cần phải có sự đánh giá và theo dõi thường xuyên của các nhà chuyên môn
Bệnh nha chu và tình trạng loãng xương [43]:
Kết quả từ các nghiên cứu về mối liên quan giữa loãng xương và bệnh nha chu cho thấy không thể chứng minh được tình trạng loãng xương là yếu tố nguy
cơ trong bệnh nha chu Tuy nhiên, các tác giả vẫn đang tìm câu trả lời cho câu hỏi: có phải tình trạng loãng xương làm gia tăng nguy cơ mất xương trong bệnh viêm nha chu đưa đến hậu quả răng lung lay và mất răng
Bệnh nha chu và bệnh tim mạch [43]:
Các nghiên cứu gần đây cho thấy có mối liên hệ giữa bệnh viêm nha chu và bệnh tim mạch nói chung, đặc biệt là nhồi máu cơ tim (Grau; Beck, Slade & Offenbacher) Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu chưa đưa ra đươc giải thích cho mối liện hệ này
1.2 Tình hình bệnh răng miệng trên thế giới và ở Việt Nam:
Trang 341.2.1 Tình hình bệnh sâu răng trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.1 Tình hình bệnh sâu răng trên thế giới:
* Tình hình bệnh sâu răng ở các nước công nghiệp hóa:
- Giai đọan từ 1950–1960 [61]:
Trước giai đọan 1950, bệnh sâu răng không thường gặp ở các nước Phương Tây Sau 1950, do có sự tăng tiêu thụ đường, tốc độ và mức độ trầm trọng của bệnh tăng cao và đạt đỉnh vào những năm 1960
- Giai đọan từ 1970–1980 dến nay:
Trong những năm đầu 1970, tỷ lệ bệnh sâu răng bắt đầu giảm hàng năm: 3,8% trẻ
11-12 tuổi ở Anh; 4,8% ở Đan Mạch; 5,1% ở Mỹ; 8,7% ở Phần Lan [61] Kết quả đạt được là do hiệu quả của các chương trình phòng ngừa và sự thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng Năm 1945, fluor hóa nước uống được thực hiện ở Mỹ và năm 1950–1960 nhiều chương trình phòng ngừa được áp dụng ở các nước công nghiệp hóa Hơn nữa, kem đánh răng có fluor được đưa vào thị trường trong
những năm 60 và được sử dụng rộng rãi vào những năm 70 [56],[70]
Các dữ liệu sau đây được trích từ báo cáo của TCYTTG (2011) (bảng 1.1)
- Vào những năm 1980 tình trạng sâu răng ở các nước còn ở mức cao, cụ thể chỉ số SMTR >3,5 Một số nước SMTR ≥ 5 như Đan mạch (5,0); New Zealand (5,1)
- Trong khoảng từ năm 2000–2010 tình trạng sâu răng giảm đáng kể: chỉ số SMTR <1,2 ở đa số các nước
- Úc: chỉ số SMTR giảm từ 4,8 (1977) xuống 1,0 (2004)
- Đan mạch: 3,6 (1980) xuống 0,7 (2008)
- New Zealand: 5,1 (1980) xuống 1,4 (2009)
Trang 35Bảng 1.1: Chỉ số SMTR của trẻ 12 tuổi ở một số nước phát triển trên thế giới
New Zealand 5,1 1,5 (1993) 1,6 (2004) 1,4 (2009)
Yù 4,9 (1986) 2,9 (1991) 1,5 (2001) 1,1 (2004) Thụy Điển 6,3 (1977) 2,0 1,0
Nhật 4,9 (1989) 3,6 (1993) 2,4 (1999) 1,7 (2005)
“Nguồn: Tổ chức sức khỏe thế giới (2011)”[74]
* Tình trạng bệnh sâu răng ở các nước đang phát triển:
Trong các thập niên trước, ở hầu hết các nước đang phát triển, mức độ bệnh sâu răng thấp cho đến những năm gần đây, mức độ lưu hành của bệnh đang có khuynh hướng gia tăng Theo AuBrey Sheiham vào năm 1982 [62]: “lần đầu tiên trong lịch sử tần suất bệnh sâu răng ở các nước thế giới thứ ba cao hơn các nước phát triển” Theo ngân hàng dữ liệu của TCYTTG, trung bình SMTR ở các nước thế giới thứ ba là 4,1; trong khi đó chỉ số này ở các nước phát triển là 3,1 Các dạng bệnh sâu răng ở các nước đang phát triển hiện nay tương tự như ở Châu Âu vào thế kỷ 18 và 19 Năm 1984, mức độ tiêu thụ đường ở các nước đang phát triển cao hơn các nước công nghiệp hóa Tỷ lệ và độ trầm trọng của sâu răng cao ở các nhóm người có thu nhập cao hoặc sống ở vùng thành thị Mối liên hệ giữa tình trạng sâu răng và điều kiện kinh tế xã hội được chứng minh là rất mạnh Ở Ethiopia, trẻ em từ các tầng lớp cao trong xã hội có tỷ lệ bệnh sâu răng cao gấp 4 lần ở răng sữa và 2 lần ở răng vĩnh viễn khi so sánh với trẻ ở tầng lớp thấp hơn Ở Sudan, tình trạng sâu răng trên nhóm 15-19 tuổi sống ở vùng thành thị cao gấp 7 lần người sống ở vùng nông thôn Điều này có thể giải thích được là do sự gia tăng
Trang 36tiêu thụ đường nhưng lại thiếu các biện pháp sử dụng fluor Theo phân tích của Narendran có mối liên quan rõ rệt giữa tình trạng sâu răng và việc tiêu thụ đường Một số quốc gia thực hiện khảo sát trên trẻ 12 và 15 tuổi cho kết quả như sau: chỉ số SMTR tăng từ 2,8 đến 6,3 ở Chi lê; 2,7 đến 6,3 trong vòng 4 năm ở Mexico; từ 0,2 đến 2,7 ở Jordan; 0,6 đến 4,4 ở Thái Lan, và 4,7 đến 9,8 ở Phillipines Tất cả những nước có sự gia tăng tỷ lệ bệnh sâu răng đều có sự gia tăng tiêu thụ đường Theo Aubrey Sheiham [61], tiêu thụ đường tăng từ 22,3kg năm 1968 lên 27,6kg vào năm 1981 ở các nước đang phát triển Ngược lại, trong các quốc gia này nếu có sự giảm tiêu thụ đường, tình trạng sâu răng giảm rõ rệt như: ở Uganda tiêu thụ đường giảm từ 8,3 đến 1,2kg; SMTR giảm từ 2,4 xuống 1,5; ở Cuba tiêu thụ đường giảm từ 66,6 đến 56,9kg; SMTR giảm từ 5,6 xuống 4,8; ở Srilanka tiêu thụ đường giảm từ 18,5 đến 8,3kg; SMTR giảm từ 3,0 xuống 1,9 Ngoài việc gia tăng tiêu thụ đường, một số thực phẩm khác cũng góp phần gia tăng bệnh như nước ngọt có gas, bánh, kẹo….[61].
Ở Thái lan, chỉ số SMTR trên trẻ 12 tuổi: 0,6 (1960) gia tăng gấp 7 lần vào năm
1980, sau đó giảm còn 1,5 từ năm 1990 – 2000 Theo số liệu gần đây nhất (2010) [74] chỉ số SMTR (3,7) tăng ở nước này (bảng 1.2)
Ở một số nước thuộc Châu Á, tình hình sâu răng giảm từ năm 1980–2000 như Malaysia, Philippines (bảng 1.2)
Tình hình bệnh sâu răng không thay đổi đáng kể trong một số nước: Lào, Việt Nam (bảng 1.2)
Bảng 1.2: Chỉ số SMTR của trẻ 12 tuổi ở một số nước đang phát triển trên thế giới
Trang 37Quốc gia 1980 1990 2000 2010
Mozambique 0,6-5,5 (1983) 0,5-2,1 (1985) 1,0 (1985) 1,0 (2009) Thái Lan 1,5 (1984) 1,6 (1994) 1,6 (2000) 3,7 (2006) Trung Quốc 0,7 (1983) 1,0 (1985)
Malaysia 3,9 (1981) 1,6 (1997)
Myamar 1,1 9 (1991)
Phillipines 5,5 (1987) 5,8 (1994) 4,6 (1998) 2,9 (2005) Cambodia 1,6 (1991) 2,3 (2002) 1,1 (2003-07) Chi Le 6,0 (1989) 6,7 (1995) 3,4 (1999) 1,9 (2006-07) Indonesia 2,3 2,7 (1990) 2,2 (1995)
Lào 2.0 (1991) 1,8 (2006)
Viet nam 1,8 (1990) 1,9 (2001)
“Nguồn: Tổ chức sức khỏe thế giới 2011” [74]
1.2.1.2 Tình hình bệnh sâu răng ở Việt Nam
Đa số các nghiên cứu tình trạng bệnh sâu răng ở Việt Nam chỉ thực hiện ở phạm vi từng tỉnh hoặc một nhóm nhỏ trong cộng đồng Điều tra quốc gia được thực hiện năm 1999 [17] cho kết quả như sau:
Bảng 1.3: Sâu răng theo nhóm tuổi ở Việt Nam, năm 1999
Tuổi n Tỷ lệ % smtr/SMTR
Nghiên cứu của Trịnh Đình Hải (2005)[5]: so sánh tình trạng sâu răng vĩnh viễn giữa 2 vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho kết quả như sau (bảng 1.4):
Bảng 1.4: So sánh tình trạng sâu răng vĩnh viễn giừa ĐBSH và ĐBSCL
Trang 38Tuổi Tỷ lệ sâu răng(%) SMTR
Ở trẻ em, tỷ lệ cũng như chỉ số SMTR ở vùng ĐBSCL luôn cao hơn vùng
ĐBSH Ở các nhóm tuổi người lớn không có sự khác nhau đáng kể về tỷ lệ sâu răng giữa 2 vùng nhưng chỉ số SMTR ở ĐBSCL cao hơn rõ rệt (bảng 1.4)
Sau đây là một số nghiên cứu ở các tỉnh ĐBSCL:
- Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Anh (2000)[1] trên trẻ 6, 12, 15 tuổi ở tỉnh Long An cho kết quả: tỷ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi 57,3%; chỉ số SMT là 1,55
- Nghiên cứu của Lê Thị Lợi (2007)[10] trên trẻ 12 tuổi ở thành phố Cần Thơ cho thấy: tỷ lệ sâu răng 55% với chỉ số SMTR là 1,5
- Nghiên cứu của Mai Hoàng Khanh (2009)[6] trên người cao tuổi ở Thành phố Cần Thơ cho kết quả: có 79,9% người mắc bệnh sâu răng với chỉ số SMTR 18,7
1.2.2 Tình hình bệnh nha chu trên thế giới và ở Việt Nam:
1.2.2.1 Tình hình bệnh nha chu trên thế giới:
Bệnh nha chu là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây mất răng ảnh hưởng từ 5 – 20% dân số trên thế giới Theo dữ liệu của ngân hàng thế giới, 10-15% người trên thế giới có dấu hiệu bệnh nha chu nặng (CPI =4) Tỷ lệ bệnh gia tăng theo tuổi và đạt cao nhất ở lứa tuổi 60-70, sau đó giảm xuống do tình trạng mất răng Đa số trẻ em và người lớn đều có dấu hiệu viêm nướu[70]
Sự phân bố bệnh nha chu trong các nước đang phát triển và các nước phát triển [34],[43],[62]:
Trang 39Theo các quan niệm trước đây, tỷ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu
trong cộng đồng những người sống ở các nước đang phát triển cao hơn do điều kiện sống thấp hơn và khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ CSSKRM Russell cho rằng: ở các quốc gia đang phát triển, tình trạng VSRM kém dẫn đến hậu quả bệnh viêm nha chu nhiều hơn Kết luận này xuất phát từ quan niệm xem tình trạng VSRM kém đóng vai trò quan trọng trong tiến trình khởi phát và tiến triển bệnh viêm nha chu Tuy nhiên, Anerud khi so sánh các nhóm người Mỹ, Norway và Srilanca cho thấy có tình trạng bệnh nha chu tương đương giữa các nhóm mặc dù nhóm sau cùng có tình trạng VSRM kém hơn Baelum và cộng sự với nghiên cứu meta-analyse cho thấy tình trạng tái lập cao răng tương tự như nhau trong 6 cộng đồng (trong số 8 cộng đồng nghiên cứu) không liên quan đến tình trạng VSRM hoặc khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKRM Các dữ liệu cho thấy không có bằng chứng rõ ràng cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu giữa các quốc gia đang phát triển và đã phát triển Các cộng đồng khác nhau có thể tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khác nhau và khả năng đề kháng khác nhau[43]
Theo Sheiham, tỷ lệ người có bệnh nha chu nặng trên thế giới rất thấp, bệnh chỉ ảnh hưởng trên một vài răng trong nhóm nhỏ ở cộng đồng và tỷ lệ này gia tăng theo tuổi Kết quả từ các nghiên cứu hiện nay ở Châu Âu cho thấy tình trạng viêm nướu nhẹ thường gặp nhất, nhiều người lớn có mức độ mất bám dính từ nhẹ đến trung bình trên một vài răng Theo Burt “tình trạng bệnh nha chu trầm trọng chỉ gặp ở một tỷ lệ rất nhỏ trong cộng đồng” và “bệnh nha chu không phải là nguyên nhân gây mất răng ở người lớn tuổi” Ở Châu Âu, theo Baelum có 13% người Norwegien thuộc nhóm 45-54 tuổi có ít nhất một túi nha chu trên 6mm Kết quả từ nghiên cứu quốc gia thực hiện ở Anh (Morris) cho thấy tình trạng túi sâu trên 5,5mm không thường gặp ở người lớn tuổi (5%), tỷ lệ này ở
Trang 40nhóm 35-44 tuổi là 5% tăng lên 17% ở nhóm 55-64 tuổi Ở Thụy Điển, theo nghiên cứu của Soder có 82% người 30-40 tuổi không có túi nha chu trên 5mm; 6,7% người có từ 2-5 răng có túi sâu trên 5mm và 5,6% người có 6 răng với túi sâu hơn 6mm [62]
Albandar trình bày những dữ liệu từ nghiên cứu trên 9689 người Mỹ cho thấy: có 65% người 30-69 tuổi không có bệnh viêm nha chu mặc dù có tỷ lệ cao người có chảy máu nướu và mất bám dính nhỏ hơn 4mm, tỷ lệ người có bệnh viêm nha chu cao nhất ở nhóm 70-74 tuổi Ngoài ra, có 7,6% người da trắng; 18,4% người da đen và 14,4% người Mỹ gốc Mexico có túi sâu trên 5mm Tỷ lệ người có mất bám dính trên 5mm bao gồm: 19,9% người da trắng; 27,9% người da đen và 28,3% người Mỹ gốc Mexico
Hugoson nghiên cứu trong 30 năm ở các thời điểm cách nhau 10 năm: 1973,
1983, 1993 và 2003 trên người từ 20-70 tuổi ở Thụy Điển cho kết quả như sau: có sự gia tăng tỷ lệ người có mô nha chu lành mạnh từ 8% năm 1973 lên 43% năm 2003 Tỷ lệ bề mặt răng có cao răng giảm đáng kể năm 2003 (30-43%) ở tất cả các nhóm tuổi so với năm 1973 (20-30%) Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu này có khuynh hướng giảm không đáng kể tỷ lệ người có bệnh nha chu trầm trọng, trong khi tỷ lệ người bệnh nha chu tiến triển không thay đổi[34]
Tại Châu Á , một nghiên cứu gần đây được thực hiện ở tỉnh Savannakhet, Lào Mẫu gồm 2540 người trên 12 tuổi với kết quả như sau: 100% người được khám có bệnh nha chu, tình trạng viêm nướu đơn thuần thấp, vấn đề chủ yếu là cao răng với trung bình mỗi người có từ 3-5 vùng lục phân ở tất cả các nhóm tuổi Ngoài ra, tỷ lệ người có túi nha chu sâu 4-5mm tăng dần theo nhóm tuổi (4% ở người 35-44 tuổi; 17,24% ở người 65-74 tuổi và trên 22% ở người trên 75 tuổi)
Baelum và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu tại quận Songla, miền Nam Thái Lan năm 2003, kết quả cho thấy cao răng ảnh hưởng 46,6% vùng ở người 30-39