Phương pháp chuyển giao lợi ích được sử dụng để ước lượng giá trị kinh tế của dịch vụ sinh thái bằng cách chuyển giao các thông tin sẵn có từ các nghiên cứu đã hoàn thành ở một địa điểm khác hoặc một bối cảnh khác. Ví dụ, giá trị của dịch vụ câu cá giải trí ở một vùng nhất định có thể được lượng giá bằng cách áp dụng giá trị của dịch vụ này từ
một nghiên cứu được tiến hành trong khu vực khác. Phương pháp này thường được sử dụng khi không đủ kinh phí hoặc thời gian để tiến hành một nghiên cứu lượng giá. Điều cần lưu ý là chuyển giao lợi ích chỉ có thể chính xác như nghiên cứu ban đầu khi các điều kiện ở hai địa điểm/bối cảnh là tương tự nhau.
1.3 KINH NGHIỆM LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY RA
1.3.1 Sự cố Exxon Valdez
Sự cố tràn dầu ExxonValdez xảy ra ở Vịnh Alaska vào 24/3/1989 được xem là một trong những thảm hoạ tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ: hơn 1.300km bờ biển bị tác động và gần 23.000 con chim bị chết. Sau sự kiện này, Bang Alaska đã yêu cầu phải tiến hành nhiều cuộc điều tra khác nhau nhằm xác định thiệt hại vật lý đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên, đánh giá thiệt hại kinh tế như việc giảm doanh thu của ngành thủy sản và du lịch và lượng giá thiệt hại môi trường do vụ tràn dầu gây ra.
Theo báo cáo thường niên của Hội đồng Uỷ thác vụ tràn dầu Exxon Valdez thì năm 2004 còn rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ của con người vẫn đang trong quá trình khôi phục hoặc chưa khôi phục sau vụ tràn dầu này. Carson và Hanemann (1992) đã ước lượng tác động của vụ tràn dầu Exon Valdez đến dịch vụ câu cá giải trí bằng cách sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên và phương pháp chi phí du lịch. Thiệt hại ước tính là khoảng 31 triệu đôla Mỹ. Brown (1992) thì tính toán chi phí thay thế của các loài chim và động vật có vú do có sự cố tràn dầu. Bốn cách tiếp cận để lượng giá chi phí của việc di chuyển, thay thế và phục hồi đối với những con động vật bị thương là: (1) thay thế - chi phí để nuôi con vật cho đến khi chúng lớn, (2) chi phí của việc di chuyển những con trưởng thành, (3) chi phí phục hồi, (4) chi phí khôi phục và đẩy mạnh dự án. Mỗi phương pháp đều lại có ưu điểm và hạn chế riêng. Theo tính toán, chi phí thay thế của một con rái cá nằm trong khoảng 1.500 đến 50.000 USD, và dựa vào giả thiết giá đưa ra là 20.000USD. Trong khi đó giá trị của cá heo trong khoảng 50.000 đến 1.000.000 USD.
Bảng 1.1 : Chi phí thay thế, di chuyển và phục hồi loài động vật có vú ở biển và trong đất liền – Kết quả phân tích sự cố tràn dầu Exxon Valdez
Dãy giá trị/con Uớc lượng tốt nhất (giá/con)
Rái cá biển 1.500 – 50.000 20.000 (11.500)
Cá heo 50.000 – 1.000.000 300.000 (50.000)
Sư tư biển 4.000 – 10.000 20.000 (5.000)
Hải cẩu 500 – 1.200 700 Cá voi lưng gù 100.000 100.000 Hươu (đuôi trắng) 125 – 250 125 – 250 Gấu nâu 300 – 500 300 - 500 Gấu đen 150 – 300 150 – 300 Rái cá sông 81 – 700 390 Chồn vizon 300 - 400 300 - 400 Nguồn : Brown (1992)
Lưu ý : Số liệu trong dấu ngoặc đơn áp dụng đối với các loài động vật đã chết. Các ước lượng dựa vào chi phí thay thế thông qua việc mua, vận chuyển các con vật của vùng bị ảnh hưởng hoặc thông qua việc phục hồi sức khỏe cho các con vật bị thương.
Carson và các đồng sự (1992) đã thấy được những thách thức trong việc xác định giá trị phi sử dụng của nguồn tài nguyên thiên nhiên bị tác động bởi sự cố tràn dầu. Những tác động đó bao gồm: bờ biển bị nhiễm dầu, chim và các loài động vật có vú bị chết, ảnh hưởng đến cá biển. Phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên (CV) sử dụng một bảng hỏi gồm 3 phần. Phần thứ nhất mô tả về các dịch vụ cần được lượng giá và những tình huống giả thiết. Phần hai đưa ra những câu hỏi nhằm tìm ra giá trị mà người được hỏi đặt cho các dịch vụ trên. Phần cuối cùng là phần thu thập thông tin cá nhân người được hỏi (như tuổi và thu nhập). Giá trị của dịch vụ sinh thái được đo lường thông qua sự sẵn lòng chi trả (WTP) hoặc sẵn lòng chấp nhận (WTA). Việc lựa chọn cách nào phụ thuộc vào việc xác định quyền tài sản. Về lý thuyết, Carson cho rằng WTA là phương pháp chính xác đo lường giá trị nguồn tài nguyên mà xã hội sẵn lòng chịu mất đi. Tuy nhiên, nếu dựa trên bảng hỏi thì rất khó xác định mức WTA vì người đươc hỏi thường cho rằng các kịch bản WTA thường không có thật. Vì vậy, do hạn chế về mặt thực tế nên việc lượng giá thường dựa trên WTP. Do vậy, nhóm Carson sử dụng mức WTP và xác định giá trị phi sử dụng của nguồn tài nguyên bị tác động là 2,8 triệu USD.
Bảng 1.2: Giá trị thay thế cho chim biển và đại bàng – Kết quả vụ tràn dầu Exxon Valdez. (USD 1989)
Murres, Vịt trời, Chim cốc, Procellarids, Marbelled, Chim hải âu và Murrelets 300
Chim lặn gavia 400
Chim ưng 2000 (con đực) & 6000 (con cái)
Đại bàng 22 000
Nguồn : Brown (1992)
Sự cố tràn dầu Exxon là một trong những ví dụ khá điển hình vì các khoản đền bù đã được chi trả thỏa đáng, giúp thiết lập một số khung lý thuyết và phương pháp vẫn còn được sử dụng đến ngày nay, nhằm lượng hóa thành tiền những thiệt hại đối với tài nguyên thên nhiên, trong đó có cả giá trị sử dụng trực tiếp như cá và giá trị phi sử dụng đối với tài sản thuộc sở hữu công cộng như vùng ven biển.
1.3.2 Sự cố The Prestige
Vào 13/11/2002, một chiếc tàu thủy thân đơn 25 tuổi thuộc công ty tầu đóng tầu của Hy Lạp chở dầu của Nga từ Latvia tới Singapore đã bị nứt gãy, gây rò rỉ từ bờ biển Finisterre, Galicia một quãng 50km. Vào ngày 15 cùng tháng, trong khi chiếc tầu này đang được kéo đi, nó đã vỡ một nửa và chìm xuống 220km về phía Tây Cies Isles. Tàu chìm đã làm tràn gần 64.000 tấn dầu xuống biển gây thiệt hại đối với ngành thủy sản, du lịch và khu vực di sản thiên nhiên dọc theo 3.000 km đường bờ biển. 30.000 ngư dân đã bị tác động trực tiếp do dầu tràn. Báo cáo thường niên của quỹ IOPC từ năm 2005 đã chi tiết hóa các khoản bồi thường thiệt hại cho sự cố tràn dầu Prestige. Số liệu tổng hợp từ Pháp và Tây Ban Nha là gần một tỷ Euro (bảng 4). Khoản đền bù này bao gồm chi phí làm sạch, ứng phó và thiệt hại kinh tế liên quan đến giá trị sử dụng trực tiếp của nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài sản cá nhân. Tổng thiệt hại kinh tế, bao gồm hàng hóa, dịch vụ môi trường thường cao hơn nhiều so với số liệu trong bảng 4. Viện kinh tế Barrie de la Maza có trụ sở tại Galicia đã tính toán riêng tổng chi phí làm sạch dầu tràn vào khoảng 2.8 tỷ USD. ‘Galicia’ – một kế hoạch đặc biệt – do Tây Ban Nha thiết lập nhằm hỗ trợ nền kinh tế địa phương với tổng số vốn hỗ trợ là 12.5 tỷ Euro. Nếu không có sự cố tràn dầu xảy ra, số vốn này sẽ được đầu tư cho các hoạt động tạo hiệu quả như giáo dục, y tế hay đầu tư cơ sở hạ tầng. Rõ ràng, quỹ này đã đưa nguồn lực vào trong nền
kinh tế địa phương và trong ngắn hạn, tiêu dùng và đầu tư sẽ tăng lên. Tuy nhiên đây chỉ là nguồn thu trong ngắn hạn. Nguồn lực được bơm vào khu vực này sẽ tạo ra một chi phí lớn làm giảm tăng trưởng kinh tế của Pháp và Tây Ban Nha, cũng như nền kinh tế Châu Âu và toàn cầu trong tương lai.
Bảng 1.3 : Khoản đền bù quỹ IOPC nhận được từ Pháp và Tây Ban Nha (theo đồng Euro) cho vụ tràn dầu Prestige
Tây Ban Nha Pháp Tổng
Thiệt hại tài sản 2.714.188 87.772 2.801.960 €
Làm sạch 4.335.197 10.572.270 14.907.467
Nuôi trồng thuỷ, hải sản 15.435.172 1.754.274 17.189.446 Đánh bắt tôm, cua, cá 136.290.816 116.810 136.407.626 Tàu đánh cá 1.594.131 1.594.131 Du lịch 688.303 24.326.451 25.014.754 Ngành chế biến cá 19.595.273 301.446 19.896.719 Hỗn hợp 1.463.152 899.561 2.362.713 Chính phủ các nước 653.499.285 67.499.154 720.998.439 Tổng 834.021.386 107.151.869 941.173.255 Nguồn: IOPC (2005)
Nhiều nhà sinh thái học chỉ ra rằng môi trường tự nhiên có khả năng phục hồi khi có các chấn động mạnh như bão hay thậm chí là tràn dầu. Underwood (2002) cho rằng sự ô nhiễm nơi cư trú thường xuyên, dài hạn lại gây ra tác động xấu hơn về mặt môi trường. Garcia (2003) chỉ ra rằng Galicia là nơi đã xảy ra 5 vụ tràn dầu lớn nhất trong 30 năm qua, trong đó Pretige là vụ nghiêm trọng nhất. Pearce (1989), Deutch (2002) cùng các đồng sự tỏ ra la ngại rằng nếu những vụ tràn dầu tiếp tục tạo ra những áp lực lên dải ven biển thì sẽ tác động lên hệ sinh thái khu vực, khiến nó biến đổi nguyên trạng ban đầu.
Điều này đỏi hỏi phải phát triển cơ chế đền bù đối với các vụ tràn dầu. Ở một khu vực như Galicia nơi thường xuyên xảy ra sự cố tràn dầu thì vấn đề là làm thế nào để thiết lập một mức chuẩn đối với các thiệt hại hoặc đánh giá các thiệt hại như thế nào? Đây là một vấn đề nan giải vì hệ sinh thái vốn rất phức tạp và tương ứng với nó việc cố gắng tách những tác động của các nhân tố khác nhau lên hệ sinh thái cũng rất phức tạp. Underwood (2002) cho rằng ‘để thấy được tác động (của sự cố tràn dầu) là rất phức tạp
và con số các loài động, thực vật luôn luôn thay đổi thất thường hoặc phục hồi rất nhanh sau những tác động trong ngắn hạn. Đây là một đặc tính hệ sinh thái của các loài cư trú ven biển. ‘Việc phục hồi’ sau sự cố tràn dầu diễn ra rất nhanh nếu các tác động không phá hủy khả năng chống chịu của hệ sinh thái. Tuy nhiên, rõ ràng là với một sự thay đổi trong một hệ sinh thái từ trạng thái này sang trạng thái khác là một thiệt hại đáng kể đối với năng suất và phá hủy các giá trị lựa chọn, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng. Điều này gây thiệt hại dài hạn và phức tạp đối với cá nhân và các ngành hoạt động dựa vào các loài sinh vật ven biển (thủy sản hoặc du lịch).
1.3.3 Sự cố American Trader
Vụ American Traderdo Chapman và Hanemann (2001) nghiên cứu được xem là một trong số rất ít những vụ tràn dầu bị đưa ra tòa. Năm 1990, tàu chở dầu American Trader đã làm tràn 1,6 triệu lít dầu thô ra vùng cách bờ biển Hungtington, California vài km. Mấy năm sau, một phiên tòa kéo dài 10 tuần đã kết thúc với lời tuyên án đối với người ‘gây ô nhiễm’ một khoản tiền là 18 triệu USD. Đây là một vụ việc đáng xem xét vì không giống các vụ khác, nó bị đưa ra tòa, công chúng thấy được sự tranh luận của các bên và phân tích của các chuyên gia khiến vụ việc được cân nhắc chi tiết. Chapman and Hanemann (2001) đã chỉ ra một số điểm thú vị từ vụ việc, đó là việc thỏa thuận giữa hai bên, bị đơn (người gây ô nhiễm) và nguyên đơn (nhà nước) về lý thuyết kinh tế xung quanh việc lượng giá các giá trị giải trí bị thiệt hại. Phiên tòa thì dựa trên phương pháp chi phí du lịch và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên.
Mặc dù có sự thoả thuận dựa trên lý thuyết kinh tế cơ bản về lượng giá, song vẫn còn sự không thống nhất giữa các giá trị được áp dụng. Ví dụ bên nguyên đơn thì cho rằng tràn dầu đã làm giảm 618.000 chuyến đi tới bờ biển bị ô nhiễm trong khi bên bị đơn thì lập luận rằng chỉ giảm có 264.000 chuyến tàu thôi. Bên nguyên đơn thì khẳng định rằng mỗi chuyến đi có giá trị là 15 USD và có thể lên tới 23 USD, nhưng bên bị đơn thì cho rằng những chuyến đi này không quá 2,3USD. Đây chính là khó khăn khi sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên trong bối cảnh pháp lý – tính chính xác và tính phức tạp của kết quả phân tích tạo nên một dãy lớn giá trị không chắc chắn.
Bảng 1.4: Ước lượng tổng giá trị giải trí thiệt hại từ sự cố tràn dầu American Trader
Nguồn: Hanemann (1997)
1.3.4 Sự cố Lake Barre
Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá tác động kinh tế và xã hội của sự cố dầu tràn ở Hồ Barre, Louisiana. Vào tháng 5/1997, một ống dẫn dầu Texaco đã làm tràn 1,25 lít dầu thô vào hồ Barre. Theo luật ô nhiễm dầu của Mỹ (USA’s Oil Pollution Act) năm 1990, chủ thể được uỷ thác trông nom tài nguyên thiên nhiên do chính phủ và nhà nước chỉ định phải xác định, phục hồi những thiệt hại đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm đại dương, vùng ven biển, các loài động, thực vật. Đối với sự cố tràn dầu này, việc đánh giá thiệt hại không dựa vào các giá trị sử
Thiệt hại về giá trị giải trí
Thiệt hại trong thời gian bị ô nhiễm Số lần Thiệt hại/1 lần (USD)
Tổng thiệt hại (USD ) Giải trí bờ biển nói chung bị mất 389580 15 5.843.700
Số lần chơi lướt ván bị mất 28290 19 530.438
Số lần lướt ván chuyển sang địa điểm khác
280148 12 337776
Giải trí bờ biển nói chung và lướt ván trong điều kiện xấu
119135 3 357405
Chuyến tàu cá nhân bị mất 13074 40 522960
Số lần câu cá giải trí bị mất 1860 83 154380
Xem cá voi và đi tham quan chuyển địa điểm
7090 12 85080
Thiệt hại ròng sau khi hoạt động trở lại, trong tháng 3
Số lần giải trí bãi biển bị mất 147064 15 2205960
Số lần lướt ván bị mất 12901 19 241894
Số lần lướt ván chuyển địa điểm 12901 12 154812
Giải trí bờ biển nói chung và lướt ván trong điều kiện xấu
212878 3 638634
Thiệt hại ròng trong tháng 4
Giải trí bờ biển nói chung và lướt ván trong điều kiện xấu
370000 3 1110000
dụng trực tiếp mà dựa trên thiệt hại nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với phương pháp này, bước đầu phải xác định những thiệt hại đối với Hồ Barre; những thiệt hại này được xem là sẽ tác động đến môi trường ngay cả khi có những biện pháp ứng phó sau đó. Tiếp đến phải xác định thiệt hại đối các vùng đầm lầy, tôm cá bị chết hoặc chim bị dính dầu. Việc lượng giá các thiệt hại này rất phức tạp và bao quát, đòi hỏi phải có nhiều phương pháp khoa học. Thiệt hại đối với vùng đầm lầy ven biển được chia làm bốn mức độ; dầu tràn nhẹ và khả năng khôi phục nhanh, dầu tràn nặng với khả năng khôi phục trung bình, dầu tràn nặng với khả năng khôi phục trung bình chậm, dầu tràn nặng với khả năng khôi phục chậm. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.5: Lượng hoá những tổn thất đối với vùng đầm lầy Mức độ thiệt hại Diện tích bị tác động (ha) Thiệt hại dịch vụ ban đầu (%)
Thời gian khôi phục hoàn toàn Thiệt hại dịch vụ qua các năm được chiết khấu dầu tràn nhẹ và khả năng khôi phục nhanh 1685.0 10 4 tháng 17.0 dầu tràn nặng với khả năng khôi phục trung bình 62.2 40 2 năm 10.7 dầu tràn nặng với khả năng khôi phục trung bình chậm 3.3 75 2 năm 1.9 dầu tràn nặng với khả năng khôi phục chậm 0.11 100 20 năm 1.0
Nguồn: Penn, T. and Tomasi, T. (2002)
Thiệt hại đối với các loài động vật nước cũng được lượng giá qua một mô hình (mô hình đánh giá thiệt hại tài nguyên thiên nhiên đối với các loài cư trú vùng biển và ven biển - 2.4 năm 1996) nhằm xác định tỷ lệ chết và thiệt hại trong tăng trưởng loài. Mô hình này đã ước tính có khoảng 7.5 tấn tôm, cua, cá và các loài không xương sống khác bị chết và tỷ lệ tăng trưởng giảm do tràn dầu. Ước tính có khoảng 330 kg chim biển chết trực tiếp do dầu. Thiệt hại đối với chim và các loài động vật dưới nước sau đó được chuyển đổi sang giá trị tương đương là 13,7 dịch vụ-ha-năm. Phạm vi khôi phục được