- Giảm chỉ số đa dạng sinh học
3.2.4 Tổng thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tràn tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại
Giá trị Thiệt hại (VNĐ)
Giá trị sử dụng trực tiếp (C1) 21.135.036.500 Giá trị sử dụng gián tiếp (C2) 101,464,081,869.18
Giá trị phi sử dụng (C3) 6.594.642.857,14
Tổng 129.193.761.226,32
3.2.4 Tổng thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tràn tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại. Cửa Đại.
Xét cơ cấu ba dạng thiệt hại đối với ba nhóm giá trị hệ sinh thái khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại ta thu được kết quả như hình 3.1. Trong đó, thiệt hại đối với giá trị sử dụng gián tiếp là lớn nhất, chiếm 79% tổng giá trị (do giá cỏ biển và san hô rất lớn), còn thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng chiếm ít nhất là 5% tổng thiệt hại môi trường (điều này có thể giải thích là vì phụ thuộc phần lớn vào thu thập nên mức sẵn lòng chi trả của người dân thấp).
CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 4.1 KIẾN NGHỊ
Tổng thiệt hại môi trường mà đề tài đưa ra là xấp xỉ 130 tỷ VNĐ, đây là một con số không hề nhỏ. Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đã thống kê tổng chí phí ứng phó, thu gom, xử lý, và thiệt hại về kinh tế, môi trường do ô nhiễm dầu tràn cho 20 tỉnh trong đợt tràn dầu kéo dài từ 28/1 đến 4/5 năm ngoái ước tính là 213.179.966.000 đồng. Trong đó:
- Kinh phí ứng phó, thu gom, vận chuyển và xử lý là 8.606.692.000 đồng - Thiệt hại về kinh tế và môi trường là 204.573.304.000 đồng gồm: + Thiệt hại về thuỷ sản: 138.002.250.000 đồng
+ Thiệt hại về du lịch: 58.829.249.000 đồng + Thiệt hại về nông nghiệp: 3.398.650.000 đồng + Thiệt hại về sức khoẻ cộng đồng: 34.085.000 đồng
+ Thiệt hại về môi trường: 4.238.400.000 đồng
+ Thiệt hại khác: 70.670.000 đồng
Nếu lấy con số mà đề tài tính toán được làm đại diện về thiệt hại môi trường cho tỉnh Quảng Nam thì nó cũng lớn hơn tổng chi phí cho 20 tỉnh mà cơ quan này thống kê (213.179.966.000 đồng) và gấp khoảng 7,5 lần con số thiệt hại về môi trường (4.3238.400.000 đồng). Như vậy nếu lượng giá đầy đủ, thì riêng thiệt hại môi trường không thôi cũng là con số rất đáng kể. Từ đó thấy được các giá trị mà hàng hoá, dịch vụ môi trường cung cấp là rất lớn. Do đó, phải đánh giá đầy đủ thiệt hại để giúp nhà nước có được những quyết định về chính sách đúng đắn.
Sự cố tràn dầu diễn ra vào đầu tháng 1/2007, nhưng đến tháng 1/2008 mới có một cuộc khảo sát được Viện Tài nguyên Môi trường biển và trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội tiến hành. Số liệu về tác động cũng như thiệt hại môi trường, do đó, không được thu thập một cách đầy đủ, gây khó khăn trong việc lượng giá. Vì vậy, cần phải tiến hành điều tra, đánh giá thiệt hại của tràn dầu ngay sau khi sự cố xảy ra. Bên cạnh đó phải tiến hành theo dõi liên tục, định kỳ để đánh giá tác động lâu dài của ô nhiễm dầu tràn.
4.2 GIẢI PHÁP
Thiệt hại chung từ ô nhiễm dầu tràn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó không chỉ có các yếu tố như tính chất, mức độ của sự cố, mà còn do năng lực về thể chế, chính sách, tổ chức, kỹ thật, về tài chính, truyền thông hay hợp tác quốc tế...Vì vậy để hạn chế đến mức tối đa thiệt hại của tràn dầu, để xây dựng được cơ chế đền bù, gắn trách nhiệm sau sự cố thì cần phải kết hợp các giải pháp sau: