Xác định dạng thiệt hại môi trường tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại (Quảng Nam)

Một phần của tài liệu Ước tính sơ bộ thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra tại Cù Lao Chàm và Cửa Đại (Quảng Nam). (Trang 63 - 65)

- Giảm chỉ số đa dạng sinh học

3.1.2 Xác định dạng thiệt hại môi trường tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại (Quảng Nam)

(Quảng Nam)

Tác động môi trường chính mà sự cố tràn dầu tháng 1/2007 gây ra tại khu vực Cù Lao Chàm và Cửa Đại là tác động đối các hệ sinh thái ven biển khu vực này. Để đánh giá được đầy đủ thiệt hại môi trường cần phải thu thập thông tin về tổn thất đối với các nhóm giá trị đã trình bày ở phần 3.1.1. Tuy nhiên, do hạn chế về tài chính, thời gian và nguồn số liệu nên đề tài chỉ lựa chọn trong mỗi nhóm giá trị một đại diện để tính thiệt hại. Cụ thể :

Đối với nhóm giá trị sử dụng trực tiếp, kết quả điều tra không cung cấp năng suất của các loài thuỷ hải sản cũng như giá trị du lịch trước và sau khi có sự cố tràn dầu diễn ra. Vậy để đánh giá được thiệt hại đối với giá trị sử dụng trực tiếp, đề tài dựa vào số liệu về thu nhập giảm của các đối tượng đánh bắt ven bờ - đây là đối tượng chịu tác động lớn nhất của sự cố tràn dầu tại khu vực biển Quảng Nam. Tương tự đối với giá trị du lịch, chuyên đề chỉ tính thiệt hại do thu nhập của các khách sạn bị giảm đi do sự cố tràn

dầu (phía cung du lịch) chứ không tính được thiệt hại đối với khách du lịch (phía cầu du lịch).

Đối với nhóm giá trị sử dụng gián tiếp, đề tài đánh giá thiệt hại đối chức năng của hệ sinh thái do sự cố tràn dầu tác động làm mất nơi cư trú của các sinh vật ven biển.

Đối với nhóm giá trị phi sử dụng, do các hệ sinh thái ven biển khu vực Cù Lao Chàm và Cửa Đại bị tác động làm suy giảm đa dạng sinh học nên thiệt hại chính đối với nhóm giá trị phi sử dụng là thiệt hại về đa dạng sinh học.

Các dạng thiệt hại được tóm tắt ở bảng sau:

Bảng 3.1 : Dạng thiệt hại môi trường do dự cố tràn dầu tại khu vực Cù Lao Chàm và Cửa Đại

Giá trị Dạng thiệt hại

Giá trị sử dụng trực tiếp (C1) Giảm thu nhập của đối tượng đánh bắt ven bờ (D1) Giảm thu nhập của các khách sạn khu du lịch (K1) Giá trị sử dụng gián tiếp (C2) Chi phí thay thế san hô (S)

Chi phí thay thế cỏ biển (B) Giá trị phi sử dụng (C3) Suy giảm đa dạng sinh học

Nguồn: Tác giả tự xử lý (2008)

3.1.3 Thông tin liên quan

Cách tiếp cận tổng giá trị kinh tế cho ta một cái nhìn rất rõ ràng về thiệt hại đối với từng nhóm giá trị của các hệ sinh thái môi trường ven biển. Tuy nhiên, do các tác động môi trường diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau nên thiệt hại cũng khác nhau về mức độ và thời gian kéo dài.

Trong trường hợp nghiên cứu này, thiệt hại do giảm thu nhập của đối tượng đánh bắt ven bờ là khác nhau. Trong quá trình điều tra các đối tượng này được hỏi là thu nhập của anh/chị giảm đi bao nhiêu? trong thời gian bao lâu? do sự cố tràn dầu. Kết quả điều tra cho thấy thời gian giảm thu nhập tối đa là 12 tháng và tối thiểu là 2 tháng. Dù vậy thì những thiệt hại này cũng được tính cho cùng thời điểm xảy ra sự cố là năm 2007. Tương tự với đối tượng là khách sạn khu du lịch. Số lượng khách hoãn đặt phòng và trả phòng sớm hơn dự kiến nhiều nhất vào tháng 2, tháng 3 và tháng 4 năm 2007; vì vậy coi thiệt hại đối với đối tượng khách sạn chỉ diễn ra vào thời điểm năm 2007.

Thiệt hại đối với giá trị sử dụng gián tiếp chỉ tính đối với hệ sinh thái san hô, cỏ biển, còn rừng ngập mặn khu vực này có diện tích rất nhỏ nên giả thiết là chịu tác động không đáng kể. Để khôi phục lại nơi cư trú của sinh vật ven biển cần trồng lại san hô, cỏ biển. Công việc này đòi hỏi một thời gian dài và khác nhau đối với mỗi loại. Với san hô, phải mất 10 năm sau khi trồng nó mới khôi phục được chức năng như ban đầu và với cỏ biển là 3 năm. Trong chuyên đề này, giả thiết được đặt ra là việc trồng lại diễn ra ngay trong năm 2007 và chi phí vận hành hàng năm cũng được quy về cùng thời điểm.

Việc phục hồi lại đa dạng sinh học cùng đòi hỏi một khoảng thời gian khá dài. Trong trường hợp nghiên này, việc đánh giá thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng dựa trên sự sẵn lòng đóng góp cho quỹ bảo tồn đa dạng sinh học. Người dân được yêu cầu đóng góp một lần để phục hồi lại đa dạng sinh học nên tổng giá trị mà họ chi trả chính là tổng thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng của hệ sinh thái ven biển.

Một phần của tài liệu Ước tính sơ bộ thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra tại Cù Lao Chàm và Cửa Đại (Quảng Nam). (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w