Tổng kết kinh nghiệm lượng giá thiệt hại kinh tế do môi trường và thực tiễn Việt Nam

Một phần của tài liệu Ước tính sơ bộ thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra tại Cù Lao Chàm và Cửa Đại (Quảng Nam). (Trang 37 - 41)

tiễn Việt Nam

1.3.6.1Tổng kết kinh nghiệm lượng giá thiệt hại

Kinh nghiệm lượng giá của các nước trên thế giới cho thấy, hầu hết các nghiên cứu lượng giá ô nhiễm dầu tràn đều dựa trên việc mất đi hoặc suy giảm các thành phần thuộc tổng giá trị kinh tế của hàng hóa, dịch vụ môi trường.

Thiệt hại đối với giá trị sử dụng trực tiếp thường được đánh giá thông qua thiệt hại về thu nhập của các ngành như thuỷ sản, du lịch với các phương pháp được sử dụng như phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM), phương pháp chi phí du lịch (TCM) hoặc phương pháp chi phí trực tiếp.

Đối với giá trị sử dụng gián tiếp, lượng suy giảm hay mất đi của các dịch vụ hàng hoá môi trường được xác định thông qua phương pháp phân tích cư trú tương đương (HEA) và được lượng giá thông qua một số phương pháp như phương pháp chi phí thay thế đối với các loài động vật có vú.

Còn phương pháp phổ biến được các nước sử dụng để lượng giá thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên.

Tuy nhiên, một số trường hợp cũng cho thấy thiệt hại đối với tài nguyên môi trường không được lượng hoá đầy đủ và do đó cơ chế đền bù chỉ dựa trên chi phí ứng phó, chi phí làm sạch dầu tràn hoặc những khoản phạt do ô nhiễm môi trường.

Bảng 1.7: Tổng kết kinh nghiệm lượng giá ô nhiễm dầu tràn trên thế giới Giá trị sử dụng Giá trị phi sử dụng Giá trị sử dụng

trực tiếp Giá trị sử dụng gián tiếp

Giá trị lựa chọn Giá trị tồn tại Sự cố Exxon Valdez Câu cá giải trí,

- Thiệt hại: 31 triệu USD (1989) - Phương pháp: CVM

- Thiệt hại: 300 USD (1989)đối với một con gấu trắng đến 100.000 USD (1989) đối với một con cá voi

- Phương pháp: Chi phí thay thế đối với các loài động vật có vú

- Thiệt hại: 2,8 tỷ USD (1992)

- Phương pháp: CVM Sự cố The Prestige

Thiệt hại ngành thủy sản: 156 triệu Eurro do mất thu nhập

Tổng thiệt hại: 5 tỷ Euro (đánh giá nhanh của Thomas- Höfer, Thời báo Môi trường) Sự cố American Trader

- Giá trị giải trí bãi biển bị mất - Thiệt hại: 12 triệu USD - Phương pháp: TCM và CVM Sự cố Lake Barre

- Thiệt hại: 13,7 dịch vụ-ha-năm - Phạm vi khôi phục được xác định thông qua phương pháp HEA Sự cố Alambra 2000

Không tính đến những thiệt hại đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ môi trường

Từ 1997, Việt nam đã xảy ra hơn 50 vụ tràn dầu tại các vùng sông và biển ven bờ gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như ô nhiễm nghiêm trọng và lâu dài cho môi trường biển.

Điển hình là các sự cố tàu Formosa One Liberia đâm vào tàu Petrolimex 01 của Việt Nam tại vịnh Giành Rỏi - Vũng Tàu (tháng 9/2001) làm tràn ra môi trường biển ven bờ khoảng 1.000m3 dầu diezel, gây ô nhiễm nghiêm trọng một vùng rộng lớn biển Vũng Tàu. Ba năm sau, tại khu vực biển Quảng Ninh - Hải Phòng, sự cố đắm tàu Mỹ Đình, chứa trong mình khoảng 50 tấn dầu DO và 150 tấn dầu FO, trong khi đó ta chỉ xử lý được khoảng 65 tấn, số dầu còn lại hầu như tràn ra biển. Đầu năm ngoái, chính xác là từ 28 -29 tháng 1 đến 15 tháng 3 t các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đã có hiện tượng dầu trôi dạt vào biển. Sự cố dầu tràn vào biển này là rất nghiêm trọng, lượng dầu trôi dạt vào bờ lớn, số lượng dầu đã phong hoá, vón cục, đóng thành bánh phải thu gom lẫn cát và rác thải lớn (gần 1.000 tấn) gây ảnh hưởng trên diện rộng, chưa đánh giá hết được mức độ thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường. Tiếp tục sau đó, từ ngày 9 đến 12 tháng 3 năm 2007, dọc các bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xuất hiện váng dầu và nhiều mảng dầu màu đen, trôi dạt từ ngoài khơi vào bờ, làm ô nhiễm các bãi tắm và nước biển ven bờ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế của tỉnh, đặc biệt là du lịch. Gần đây nhất là vụ tàu Ðức Trí chở 1.700 tấn dầu FO đã bị chìm tại vùng biển Bình Thuận vào đêm 2/3/2008, đến sáng 13/3, dầu tiếp tục tràn vào Bãi Sau (TP Vũng Tàu), từ Khu du lịch Paradise đến dốc Nghinh Phong. Rõ ràng các vụ tràn dầu xảy ra với mật độ ngày càng cao và để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hoạt động kinh tế của các vùng chịu ảnh hưởng.

Tuy nhiên, nhiều sự cố tràn dầu cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân, đồng thời việc gắn trách nhiệm cho người gây ô nhiễm và đền bù cho đối tượng chịu tác động còn rất hạn chế. Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, cơ chế đền bù mới chỉ dựa trên chi phí ứng phó, làm sạch dầu tràn. Khoản đền bù này là còn quá ít so với thiệt hại đối với tài sản môi trường, đặc biệt là các giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng của hàng hoá dịch vụ hệ sinh thái. Ở Việt Nam, mới chỉ có một số nghiên cứu tác động của mức độ tràn dầu lên hệ sinh thái chứ chưa có

nghiên cứu lượng giá nào được tiến hành để đánh giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu gây ra.

1.4 LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY RA TẠI KHU VỰC CÙ LAO CHÀM VÀ CỬA ĐẠI

Một phần của tài liệu Ước tính sơ bộ thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra tại Cù Lao Chàm và Cửa Đại (Quảng Nam). (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w