BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---o0o--- Công trình tham dự Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại Thương 2013-2014 Tên công trình: Mô hình ph
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-o0o -
Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại Thương 2013-2014
Tên công trình: Mô hình phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu
thủy sản ở Việt Nam
Nhóm ngành: KD2
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Trang 2Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam 3
1.1 Các mặt hàng chủ lực 3
1.2 Các thị trường chủ lực 7
1.2.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy sản tới các thị trường 7
1.2.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản tới một số thị trường chủ lực 10
Chương 2: Các cơ sở lý thuyết phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam 17
2.1 Các mô hình lý thuyết phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam 17
2.1.1 Lý thuyết lợi thế so sánh 17
2.1.2 Lý thuyết Heckscher-Ohlin 21
2.1.3 Lý thuyết thương mại mới 24
2.2 Các mô hình thực nghiệm phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam 26
2.2.1 Mô hình hấp dẫn trong thương mại (gravity) 26
2.2.2 Một số nghiên cứu áp dụng mô hình Gravity và các nhóm ngành liên quan 35
Chương III: Xây dựng mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 39
3.1 Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 39
3.1.1 Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cung của Việt Nam 39
3.1.2 Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cầu của nước nhập khẩu 40
3.1.3 Các yếu tố cản trở, hấp dẫn 41
3.2 Mô hình định lượng phân tích tác động của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 45
3.2.1 Mô hình 45
3.2.2 Số liệu 46
3.2.3 Lựa chọn mô hình 49
Trang 33.2.4 Kết quả ước lượng 50
Chương 4: Hiệu ý chính sách 55
4.1 Các thị trường c ần tập trung 55
4.1.1 Hướng tới các nước có GDP cao 55
4.1.2 Hướng tới các nước có khoảng cách kinh tế lớn 55
4.1.3 Khai thác các thị trường gần 56
4.2 Các mặt hàng cần tập trung 56
4.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm và nguồn hàng tôm và cá 57
4.2.2 Tăng đầu tư vào mặt hàng mực, bạch tuộc 57
4.3 Một số vấn đề gặp phải và đề xuất giải pháp 58
4.3.1 Các rào cản phi thuế quan 58
4.3.2 Áp lực cạnh tranh của các đối thủ 61
4.3.3 Vấn đề về kho ảng cách địa lý 61
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 4Danh mục bảng biểu, đồ thị
Bảng 1 Nhóm mã HS của các nhóm mặt hàng thủy sản 3 Bảng 2 Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản của Việt Nam từ 2001-2011 (đơn vị: nghìn USD) 4 Bảng 3 Chỉ số RCA của các nhóm hàng thủy sản Việt Nam năm 2011 6 Bảng 4 Chỉ số RCA của 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới 2011 6 Bảng 5 Khoảng cách kinh tế của Việt Nam với một số nước (năm 2011) 44 Bảng 6 Kết quả ước lượng mô hình 50
Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản của Việt Nam từ 2001-2011 (đơn vị: nghìn USD) 5 Hình 2: Cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam năm 2011….5 Hình 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2011 8 Hình 4: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới các thị trường lớn giai đoạn 2007-2011 (đơn vị: nghìn USD) 9 Hình 5: Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu tới thị trường Mỹ năm 2011 10 Hình 6: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản chính sang thị trường Mỹ giai đoạn 2001-2011 (đơn vị: nghìn USD) 11 Hình 7: Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2011 12 Hình 8: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản chính sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2001-2011 (đơn vị: nghìn USD) 13 Hình 9: Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU năm 2011 14
Trang 5Hình 10: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản chính sang thị trường
EU giai đoạn 2001-2011 (đơn vị: nghìn USD) 15 Hình 11: Các yếu tố ảnh hưởng đến luồng thương mại quốc tế 28 Hình 12: Tốc độ tăng trưởng GDP và tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (%) 39 Hình 13: Tốc độ tăng GDP của 49 nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất từ Việt Nam (%) 40
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh
tế Nhờ có hoạt động xuất khẩu, nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước được tăng cường; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực giúp thúc đẩy sản xuất; công ăn việc làm trong nước được giải quyết đáng kể; các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước cũng được mở rộng; Chính vì vai trò quan trọng như vậy, xuất khẩu cần được chú trọng phát triển, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay
Để đạt được mục tiêu trên, một trong số những biện pháp là xây dựng và phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực hàng đầu của Việt Nam, các mặt hàng thủy sản có nhiều tiềm năng để phát triển, và thực sự đã đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế khiến cho tiềm năng đó chưa được khai thác triệt để
Để có thể tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm phát huy hết tiềm năng xuất khẩu của mặt hàng này, chúng ta cần phải một cách khoa học xác định các nhân tố cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng tới kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Do đó nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Mô hình phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam” làm đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Đại học Ngoại thương năm 2014
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình lực hấp dẫn thương mại đã từng được sử dụng để phân tích tình hình thương mại Việt Nam, ví dụ
Trang 7như “A gravity model for trade between Vietnam and twenty-three European countries” của tác giả Đỗ Thái Trí Tuy nhiên, theo như tìm hiểu của nhóm, những nghiên cứu này không đi sâu vào một mặt hàng cụ thể nào của Việt Nam mà chỉ phân tích kim ngạch chung Vì vậy nghiên cứu này của nhóm cũng sẽ sử dụng mô hình lực hấp dẫn thương mại nhưng sẽ tập trung vào ngành hàng thủy sản của Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
* Xác định các nhân tố cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng tới kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của nước ta
* Đề xuất các giải pháp tác động tới các yếu tố đó nhằm thay đổi theo hướng tích cực kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng: hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Về phạm vi: các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam
Về thời gian: trong 11 năm từ 2001 đến 2011
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, dựa vào số liệu thống kê từ các nguồn khác nhau
Trang 8Chương 1: Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam
- Tôm: gồm tất cả các mặt hàng tôm xuất khẩu, nổi bật là: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, tôm hùm Tôm được chế biến các kiểu như đông lạnh nguyên con, bỏ đầu, bỏ chân, bột tôm…
- Mực và bạch tuộc
- Cua, giáp xác khác: chủ yếu là cua ghẹ
- Thân mềm khác: chủ yếu là nhuyễn thể 2 mảnh
Cua, giáp xác khác 030614+030619+030624+030629+160510+160540
030760+030771+030779+030789+030791+030799 +160590
Trang 9
Số liệu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua các năm tổng hợp theo bảng dưới đây
Bảng 2 Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản của Việt Nam
Trang 10Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản của Việt Nam
từ 2001-2011 (đơn vị: nghìn USD)
(nguồn: Tổng hợp từ Trademap.org)
Cơ cấu xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản năm 2011 như sau:
Hình 2: Cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam năm 2011
Trang 11Cá và tôm vẫn là 2 mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Tính toán chỉ số RCA năm 2011 của các mặt hàng thủy sản cho thấy:
Bảng 3 Chỉ số RCA của các nhóm hàng thủy sản Việt Nam năm 2011 Mặt
hàng Cá Tôm
Mực, bạch tuộc
Cua, giáp xác khác
Thân mềm khác
Tổng thủy sản Việt Nam
Các chỉ số đều lớn hơn 2,5 rất nhiều chứng tỏ Việt Nam đang có lợi thế so sánh rất cao và có nhiều lợi thế ở tất cả các mặt hàng trong việc xuất khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế
Bảng 4 Chỉ số RCA của 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới 2011
Thân mềm khác
Trang 12Hà Lan 0.98 0.98 1.04 0.14 1.04 1.37
So sánh chỉ số RCA xuất khẩu thủy sản của các nước, ta thấy Việt Nam có RCA cao nhất (9.36), thứ hai là NaUy (8.63), và tiếp theo là Chi Lê (7.18), Thái Lan (5,25) là các quốc gia có RCA lớn hơn 2.5 Ở các nhóm mặt hàng
Cá, Việt Nam (6.90) đứng sau Na Uy (12.95) và Chi Lê (9.36) Ở nhóm mặt hàng Cua và giáp xác khác, Việt Nam (4.67) xếp sau Canada (7.03) Ở nhóm mặt hàng Thân mềm khác, Chi lê cso chỉ số RCA vượt trội (12.60), Việt Nam xếp thứ 2 (3.39) Các nhóm hàng Tôm và Mực, bạch tuộc, Việt Nam đều có RCA cao nhất
Điều này cho thấy nhìn chung Việt Nam thực sự có nhiều ưu thế trong xuất khẩu thủy sản Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn ở các nhóm hàng Cá, Cua và giáp xác khác, Thân mềm khác Ở nhóm mặt hàng Tôm và Mực, bạch tuộc, tuy có RCA dẫn đầu nhưng có 1 số quốc gia khác có RCA>2,5 nên Việt Nam cũng cần nghiên cứu nghiêm túc để cạnh tranh được với các quốc gia này
1.2 Các thị trường chủ lực
1.2.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy sản tới các thị trường
Trang 13Hình 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2011
(Nguồn: Tổng hợp từ Trademap.org)
Qua biểu đồ ta thấy EU, Mỹ và Nhật Bản là ba thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của VIệt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản chiếm hơn một nửa giá trị xuất khẩu tới toàn thế giới Trong đó, thị trường lớn nhất là EU với 22.31% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tiếp theo là Mỹ và Nhật Bản với tỷ trọng lần lượt là 19.04% và 16.62% Một số thị trường nổi bật khác là Hàn Quốc (8%), ASEAN (5%), Trung Quốc (4%), Australia (3%)…
Trang 14Hình 4: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới các thị trường lớn giai đoạn 2007-2011 (đơn vị: nghìn USD)
(Nguồn: Tổng hợp từ Trademap.org) Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ có sự sụt giảm mạnh năm 2004 do Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam, giai đoạn sau từ 2004 đến 2008 có
sự tăng nhẹ và từ 2009 đến 2011 đã tăng trưởng mạnh
Đối với thị trường Nhật Bản, kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam tăng nhẹ trong giai đoạn 2001 – 2006, biến động liên tục trong giai đoạn 2006-
2009 và sau đó tăng nhanh cho đến năm 2011
Thị trường EU trong những năm đầu thập niên 2000 nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam ít hơn nhiều so với hai thị trường còn lại, tuy nhiên giai đoạn 2004-
2008, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này tăng trưởng vượt bậc
và từ năm 2007 đến nay luôn dẫn đầu trong số các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam
Trang 15Trong giai đoạn 2008-2011, xu hướng biến động của kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam của 3 thị trường này giống nhau: có sự giảm nhẹ năm
2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng từ 2009 đến 2011 đều tăng nhanh, trong đó Mỹ tăng nhanh nhất và vươn lên thành thị trường thứ 2
1.2.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản tới một số thị trường chủ lực
1.2.2.1 Thị trường Mỹ
Hình 5: Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu tới thị trường Mỹ năm
2011
(Nguồn: Tổng hợp từ Trademap.org) Qua biểu đồ ta thấy Tôm và Cá là 2 mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ đạo sang thị trường Mỹ năm 2011 với tổng tỷ trọng hơn 90% Trong đó, xuất khẩu
48,16%
46,36%
4,18% 0,66% 0,63%
Tôm Cá Cua, giáp xác khác Thân mềm khác Mực, bạch tuộc
Trang 16Tôm sang thị trường Mỹ dẫn đầu với tỷ trọng gần một nửa Nhóm hàng Cá đứng thứ 2 chiếm tỷ trọng khá tương đương với Tôm (46.36%)
Điều đáng chú ý là nhóm Mực, bạch tuộc xuất khẩu sang thị trường Mỹ lại chiếm tỷ trọng gần như không đáng kể trong tổng kim ngạch thủy sản (1.1%), trong khi nhóm hàng này luôn đứng thứ 3 với tỷ trọng gần 10% ở hầu hết các thị trường khác của Việt Nam
Hình 6: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản chính sang thị trường Mỹ giai đoạn 2001-2011 (đơn vị: nghìn USD)
(Nguồn: Tổng hợp từ Trademap.org) Qua biểu đồ ta thấy Tôm luôn dẫn đầu trong số các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, thứ 2 là Cá (trừ năm 2002) và thứ 3 là nhóm Cua, giáp xác khác
Kim ngạch xuất khẩu Tôm khá biến động Năm 2003, xuất khẩu Tôm sang
Mỹ tăng một lượng lớn so với năm 2002 nhưng đến năm 2004 lại sụt giảm mạnh, do việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng Tôm của Việt
Trang 17Nam Năm 2007 đến 2009 xuất khẩu Tôm có đợt giảm mạnh tiếp theo, tuy nhiên vào năm 2010 đã tăng vọt và phục hồi trở lại
Nhóm hàng Cá vào giai đoạn 2001-2007 có những biến động nhẹ nhưng nhìn chung có kim ngạch thấp hơn nhiều so với Tôm Tuy nhiên từ năm 2008 đến
2011, xuất khẩu Cá đã có tốc độ tăng trưởng rất cao, ngày càng thu hẹp khoảng cách với nhóm Tôm và đến năm 2011, tỷ trọng xuất khẩu nhóm Tôm
và Cá sang thị trường Mỹ đã xấp xỉ bằng nhau
Nhóm hàng Cua, giáp xác khác nhìn chung có kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ thấp hơn nhiều so với 2 nhóm kia, cao nhất vào năm 2002-2003 và sau đó có
xu hướng giảm dần cho đến 2011
Trang 18Đối với thị trường Nhật Bản, hai nhóm hàng Tôm và Cá vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu Trong đó, xuất khẩu Tôm sang Nhật chiếm tỷ trọng áp đảo các mặt hàng khác với tỷ trọng 61.28%, gấp 3 lần
so với nhóm hàng đứng thứ hai là Cá (22.74%) Tiếp sau đó là lần lượt là các nhóm Mực, bạch tuộc; Thân mềm; Cua, giáp xác khác chiếm tổng tỷ trọng xấp xỉ 16%
Hình 8: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản chính sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2001-2011 (đơn vị: nghìn USD)
(nguồn: Tổng hợp từ Trademap.org) Trong 3 nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản, Tôm có kim ngạch lớn nhất và lớn hơn nhiều so với 2 nhóm còn lại trong suốt giai đoạn 2001-2011
Xuất khẩu Tôm sang thị trường Nhật tăng nhanh trong giai đoạn 2002-2006 Tuy giai đoạn sau từ 2007-2009 có sụt giảm nhưng năm 2010 và 2011, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật đã phục hồi và tăng nhanh
Trang 19Hai nhóm Cá và Mực, bạch tuộc có kim ngạch xấp xỉ nhau trong suốt giai đoạn 2001 đến 2006, tuy nhiên giai đoạn sau đó xuất khẩu Cá tăng nhanh và
có kim ngạch vượt trội hơn, trong khi nhóm Mực, bạch tuộc vẫn giữ ổn định
1.2.2.3 Thị trường EU
Hình 9: Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU năm 2011
(nguồn: tổng hợp từ Trademap.org) Khác với Mỹ và Nhật Bản, nhóm hàng Cá dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU, thậm chí với tỷ trọng khá lớn 54.29%, gấp gần 2 lần so với vị trí thứ 2 là Tôm (30.87%) Kế đến là các nhóm Mực, bạch tuộc; Thân mềm khác; Cua, giáp xác khác với tỷ trọng lần lượt là 9%, 4% và 2%
Trang 20Hình 10: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản chính sang thị trường EU giai đoạn 2001-2011 (đơn vị: nghìn USD)
(nguồn: Tổng hợp từ Trademap.org) Giai đoạn 2001-2003, kim ngạch xuất khẩu của cả 3 nhóm hàng Cá, Tôm, Mực, bạch tuộc xấp xỉ nhau, tuy nhiên từ năm 2004 trở đi, tốc độ tăng trưởng của 3 nhóm này thay đổi rõ rệt, làm cho tỷ trọng trong tổng kim ngạch cũng thay đổi
Cụ thể, xuất khẩu Cá có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất, đặc biệt trong giai đoạn 2004-2008 Năm 2009 tuy có sụt giảm đáng kể nhưng đã hồi phục vào năm 2011 Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu Cá vẫn lớn hơn nhiều so với 2 nhóm còn lại từ năm 2004 đến 2011
Nhóm Tôm có tốc độ tăng trưởng kim ngạch chậm hơn, tăng đều đặn trong suốt giai đoạn 2004-2011 và luôn đứng thứ 2 trong số các nhóm hàng thủy sản xuất khẩu sang EU
Trang 21Nhóm Mực, bạch tuộc tăng trưởng chậm hơn 2 nhóm còn lại
Như vậy nhóm tác giả đã trình bày tổng quan về các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam là EU, Mỹ và Nhật Bản Nhìn chung tại các thị trường này, nhóm hàng Tôm và Cá đều dẫn đầu, và có sự khác biệt rõ rệt giữa thị trường Mỹ, Nhật Bản so với EU: tại thị trường Mỹ và Nhật Bản, Tôm đều chiếm trên 50% trong cơ cấu xuất khẩu, trong khi tại thị trường EU, nhóm hàng Cá lại áp đảo với tỷ trọng hơn 60% Ngoài ra, các thị trường này đều có
sự suy giảm vào năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng sau đó đều hồi phục và phát triển nhanh chóng
Trang 22Chương 2: Các cơ sở lý thuyết phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam
2.1 Các mô hình lý thuyết phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam
2.1.1 Lý thuyết lợi thế so sánh
2.1.1.1 Nội dung lý thuyết lợi thế so sánh
"Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình." Đó là điều mà Paul Samuelson (1915-2009) nói về Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1772-1823)
Lý thuyết lợi thế so sánh được David Ricardo nghiên cứu và chỉ ra quy luật lợi thế so sánh vào năm 1817 Theo ông, chuyên môn hóa quốc tế sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia Trong lý thuyết này, Ricardo đã so sánh chi phí
để sản xuất các mặt hàng khác nhau giữa các quốc gia, quốc gia nào sản xuất mặt hàng có chi phí tương đối rẻ hơn so với quốc gia khác thì nên chuyên môn hóa sản phẩm ấy
Các giả định mà David Ricardo đưa ra là:
Chi phí vận chuyển hàng hoá bằng không
Chi phí sản xuất cố định không thay đổi theo quy mô
Chỉ có hai nước sản xuất hai loại sản phẩm
Những hàng hoá trao đổi giống hệt nhau
Các nhân tố sản xuất chuyển dịch một cách hoàn hảo
Không có thuế quan và rào cản thương mại
Thông tin hoàn hảo dẫn đến cả người bán và người mua đều biết nơi có hàng hoá rẻ nhất trên thị trường quốc tế
Trang 23Với những giả định này, ông chứng minh rằng với mô hình 2x2 gồm 2 quốc gia A và B, sản xuất 2 mặt hàng X và Y với chi phí của từng đơn vị như sau:
đã chỉ ra rằng việc chuyên môn hóa sản xuất cho từng quốc gia như thế này sẽ làm gia tăng lợi ích cho từng quốc gia đồng thời tăng tổng lượng sản phẩm của toàn thế giới
Mở rộng
Hai quốc gia, nhiều mặt hàng: Khi có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và có hai quốc gia thì lợi thế so sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đến hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất và mỗi nước sẽ tập trung vào sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh từ cao nhất đến cao ở mức cân bằng Ranh giới mặt hàng nào là có lợi thế so sánh cao ở mức cân bằng sẽ do cung cầu trên thị trường quốc tế quyết định
Để so sánh bằng số liệu tính toán, ta thường dùng chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA Công thức:
𝐑𝐂𝐀 = (𝐗𝐢𝐣/𝐗𝐰𝐣)/(𝐗𝐢𝐭/𝐗𝐰𝐭)
Trong đó:
Trang 24 RCA là chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu của mặt hàng i của nước j trong một thời kỳ nhất định
Xij là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng i của nước j trong thời kỳ tương ứng,
w- thế giới,
t- tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới
Chỉ số này đưa ra cách xác định mức độ lợi thế so sánh từ quan điểm cục bộ và cách nhìn có tính đơn lẻ mặc dù đã có bước tiến đáng kể trong việc khắc phục viêc xem xét lợi thế so sánh chỉ từ góc độ nguồn cung tạo ra lợi thế so sánh Giá trị của RCA càng lớn thì nước đó càng
có lợi thế so sánh trong sản xuất mặt hàng
RCA>2,5: Sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao
1<RCA< 2,5: Sản phẩm có lợi thế so sánh
RCA<1: Sản phẩm bất lợi thế so sánh
Nhiều quốc gia: có thể gộp chung tất cả các nước khác thành một nước gọi là phần còn lại của thế giới và những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường hợp thương mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc gia một cách hoàn toàn tương tự
2.1.1.2 Hạn chế của nguyên tắc lợi thế so sánh
Thực tế các nhân tố sản xuất không dịch chuyển hoàn hảo
Những người sản xuất rượu vang của Anh có thể không dễ dàng tìm được việc làm (chuyển sang sản xuất lúa mỳ) khi nước Anh không sản xuất rượu vang nữa và sẽ thất nghiệp Nền kinh tế sẽ không toàn dụng nhân công làm cho sản lượng giảm sút
Chính vì thế mặc dù nguyên tắc lợi thế so sánh có thể được tổng quát hoá cho bất kỳ quốc gia nào, với nhiều loại hàng hoá, nhiều loại đầu vào, tỷ lệ các
Trang 25nhân tố sản xuất thay đổi, lợi suất giảm dần khi quy mô tăng và là nền tảng của thương mại tự do nhưng những hạn chế như ví dụ vừa nêu lại là lập luận
để bảo vệ thuế quan cũng như các rào cản thương mại
Quốc gia nào sản xuất hàng hóa có hàm lượng nhân tố đầu vào mà mình có lợi thế so sánh cao một cách tương đối thì sẽ sản xuất được hàng hóa rẻ hơn tương đối và sẽ có lợi thế so sánh về những hàng hóa này
Điều này lý giải vì sao Việt Nam lại xuất khẩu nhiều sản phẩm thô (dầu thô, than đá ) hoặc hàng hóa có hàm lượng nhân công cao như dệt may, giày dép còn nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các nước phát triển
Ngành thủy sản là một ngành yêu cầu nguồn tài nguyên lớn và nhân lực có kinh nghiên đánh bắt, chế biến thủy sản Việt Nam là một quốc gia có diện tích biển rộng lớn, chiếm ¾ tổng diện tích lãnh thổ, người dân đã có kinh
Trang 26nghiệm đánh bắt từ lâu đời Cho nên, Việt Nam có lợi thế so sánh khi sản xuất xuất khẩu thủy sản
2.1.2 Lý thuyết Heckscher-Ohlin
2.1.2.1 Nội dung Lý thuyết Heckscher-Ohlin
Lý thuyết Heckscher-Ohlin, gọi tắt là lý thuyết H-O, hay mô hình H-O, được
2 nhà kinh tế người Thụy Điển Eli Heckscher và Bertil Ohlin phát triển dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo Ở mô hình này, ngoài 2 quốc gia, 2 mặt hàng, Heckscher và Ohlin đã bổ sung thêm 2 loại yếu tố sản xuất là
tư bản và lao động (2 yếu tố nội sinh) Vì thế, ban đầu, mô hình được gọi là
• Chuyên môn hoá hoàn toàn không thể xảy ra
• Lợi suất theo quy mô không đổi trong sản xuất (constant returns to scale) : Sự gia tăng về cả lao động và tư bản trong sản xuất bất cứ sản phẩm nào sẽ dẫn tới sự gia tăng tương ứng đầu ra của sản phẩm đó
Yếu tố sản xuất
• Tự do di chuyển trong khuôn khổ quốc gia
• Không di chuyển giữa các quốc gia
• Các yếu tố sản xuất là có giới hạn, sử dụng hoàn toàn
Trang 27r1 <
w2
r2) thì quốc gia 1 có dư thừa lao động hơn quốc gia 2 Lý thuyết cho rằng quốc gia dồi dào yếu tố nào thì chuyên môn hóa sản xuất và xuât khẩu mặt hàng thâm dụng nhiều yếu tố ấy Điều đó giải thích cho lợi thế so sánh từ việc giá thành yếu tố sản xuất rẻ hơn
Lý thuyết Heckscher-Ohlin dự báo rằng các nước sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố dồi dào tại nước đó và nhập khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố khan hiếm tại nước đó
Trang 282.1.2.2 Hạn chế -Nghịch lý Leontief
Lý thuyết H-O đã có sức ảnh hưởng rất rộng trên nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, khi nghiên cứu các số liệu của Hoa Kỳ năm 1953, Wassily Leontief đã chỉ ra kết quả thực tế khác với những gì mà mô hình H-O đã dự báo Theo H-
O, Hoa kỳ là quốc gia dồi dào về vốn nên sẽ xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng vốn, nhập khẩu những mặt hàng thâm dụng lao động Nhưng nghiên cứu
đã phát hiện ra rằng hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ lại kém thâm dụng vốn hơn hàng hóa nhập khẩu
Hiện nay vẫn chưa có câu giải thích rõ ràng cho nghịch lý Leontief nhưng có nhiều nghiên cứu ở một số lớn các nước khác có xu hướng khẳng định sự tồn tại của nghịch lý Leontief Giải pháp mà hiện nay người ta đưa ra để giải thích
là đưa về lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo để giải thích dựa trên năng suất lao động
Một hạn chế của lý thuyết H-O là cho rằng công nghệ ở các quốc gia là như nhau trong khi thực tế không phải như vậy, đặc biệt là trong thời đại công nghệ đua tranh phát triển như hiện nay
2.1.2.3 Áp dụng
Mặc dù những hạn chế trên, lý thuyết này cũng giúp giải thích cụ thể hơn tại sao chi phí sản xuất các mặt hàng của quốc gia này rẻ hơn quốc gia khác Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, rẻ, trong khi nguồn lực vốn lại hạn hẹp nên
có lợi thế trong phát triển các ngành nông, lâm, thủy sản
Ở phần sau của đề tài, chúng ta sẽ phân tích cụ thể những nhân tố nào ảnh hưởng nhiều hơn đến việc sản xuất và xuất khẩu thủy sản
Trang 292.1.3 Lý thuyết thương mại mới
2.1.3.1 Nội dung lý thuyết
Những lý thuyết trên được xếp vào nhóm “lý thuyết thương mại cũ” (đặc điểm chính: Quốc gia này khác quốc gia kia về năng suất của từng công nghiệp, và về các nguồn lực (vốn, lao động, v.v.) mà quốc gia ấy sở hữu) Những “lý thuyết thương mại cũ” đã dẫn giải được hầu hết cơ cấu thương mại trên thế giới nhưng vẫn có một số hiện tượng mà nó chưa giải thích được Chẳng hạn, mặc dù 2 nước Pháp và Đức gần như giống nhau về các điều kiện
tự nhiên (tài nguyên, khí hậu) nhưng lại có khối lượng thương mại giữa 2 nước rất lớn, tương tự với trường hợp Mỹ và Canada Hơn nữa, các nước phát triển cùng buôn bán một thứ (Ví dụ, Mỹ vừa xuất khẩu, vừa nhập khâu ô tô)… Những thắc mắc này đã được giải thích trong Lý thuyết thương mại mới
Lý thuyết thương mại mới (new trade theory) của Paul Krugman (nhà kinh tế học người Hoa Kỳ - Nôben kinh tế 2008) là một trong những lý thuyết về thương mại quốc tế mới nhất có ảnh hưởng lớn trên thế giới Nếu như “lý thuyết thương mại cũ” phân tích chủ yếu đến tài nguyên và sự chuyên biệt của quốc gia, thì lý thuyết “mới” đã đi gần hơn đến các doanh nghiệp Trong lý thuyết này, Paul Krugman đã đưa ra hai đặc tính quan trọng là: Lợi thế do quy
mô sản xuất, và sự ưu thích đa dạng nhãn hiệu của người tiêu dùng
Lợi thế do quy mô
Theo lý thuyết của Paul Krugman, có những ngành công nghiệp khi sản xuất với quy mô lớn sẽ làm cho chi phí giảm dần nhờ “tính tiết kiệm do quy mô”
Ví dụ vua ô tô Henry Ford có thể quyết định xây nhiều nhà máy sản xuất phân
bố rộng khắp nước Mỹ để giảm bớt chi phí vận chuyển Nhưng Ford đã quyết định chỉ tập trung sản xuất ở một nhà máy ở Michigan, tuy rằng chi phí chuyên chở đến khách hàng là cao, tận dụng “lợi thế do quy mô” giảm chi phí
Trang 30sản xuất xuống rất thấp, từ đó giá bán sẽ rẻ hơn là sản xuất ở nhiều nhà máy nhỏ
Krugman chỉ ra rằng: những địa phương trở thành trung tâm sản xuất ban đầu thường do sự tình cờ Những người đầu tiên lựa chọn một vùng đất phù hợp Sau đó, những người khác đến mở rộng sản xuất, dần dần tạo nên thị trường
và nguồn cung lao động Ví dụ về thung lũng Silicon (Silicon Valley, trung tâm công nghiệp điện tử của Mỹ) sở dĩ được như ngày nay cũng vì William Hewlett và David Packard (sáng lập viên đại công ty Hewlett-Packard), bắt đầu sự nghiệp của họ trong gara ở một ngôi nhà vùng đó Thành phố New York là thủ phủ đồ may mặc của nước Mỹ, phần lớn là vì số lượng mậu dịch
về hàng vải đã sẵn có ở đây, và vì đông đảo khách hàng đang sống ở thành phố (lớn nhất nước Mỹ) này
Sự lựa chọn vùng tập trung sản xuất này có phụ thuộc vào một số yếu tố như
ở địa phương ấy số lao động chuyên môn về một ngành nào đó thì đặc biệt hùng hậu, hoặc là ở nơi ấy có nhiều nguồn cung cấp một loại dầu vào mà nơi khác không có
Sự ưa thích đa dạng nhãn hiệu
Mô hình của Paul Krugman giải thích tại sao thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa những nước có lợi thế tương đối về công nghệ và nhân tố sản xuất tương tự nhau Ví dụ Mỹ và châu Âu cùng có lợi thế tương đối về vốn và công nghệ nhưng Mỹ vẫn xuất khẩu xe Ford và nhập xe BMW từ châu Âu Hay giải thích tại sao khối lượng thương mại giữa những quốc gia có đặc điểm tương đồng như Pháp và Đức, Mỹ và Canada lại rất lớn Nguyên nhân là các công ty có được lợi thế từ việc trở nên độc quyền về nhãn hiệu của mình
Do đó, mặc dù ở hai quốc gia có sự tương đòng về nguồn lực nhưng nhờ có
sự đa dạng về nhãn hiệu mà thương mại hóa vẫn diễn ra với khối lượng lớn
Trang 312.1.3.2 Hạn chế
Hạn chế của lý thuyết này là chi phí vận chuyển lớn khi tập trung hóa sản xuất Đối với nhiều công ty, chi phí vận chuyển sẽ là quá lớn so với lợi ích nhận được từ việc tập trung hóa Cho nên, trước khi quyết định tập trung hóa sản xuất hay không thì các công ty nên có sự phân tích cẩn thận và chính xác những lợi ích có thể nhận được
2.1.3.3 Áp dụng
Qua việc phân tích lý thuyết thương mại mới của Paul Krugman, ta thấy được tầm quan trọng của việc tăng quy mô sản xuất và lợi thế từ việc độc quyền nhãn hiệu Việc tăng quy mô sản xuất của mặt hàng thủy sản cũng mang lại lợi thế, nhưng cũng đi kèm với rủi ro lớn nếu không tiêu thụ được hàng Do
đó, điều quan trọng bây giờ là cần phải xác lập được nhưng thương hiệu thủy sản Việt Nam trên thị trương quốc tế, chính là cái mà ngành thủy sản Việt Nam đang còn thiếu
2.2 Các mô hình thực nghiệm phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam
2.2.1 Mô hình hấp dẫn trong thương mại (gravity)
Bên cạnh việc sử dụng các mô hình lý thuyết thương mại, gần đây nhiều nhà nghiên cứu thường sử dụng một mô hình thực nghiệm để phân tích và lượng hóa dòng chảy thương mại quốc tế, có tên là Mô hình hấp dẫn trong thương mại (Gravity Model) Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì mô hình này có dạng giống với công thức định luật vạn vật hấp dẫn trong Vật lý của Newton
Đã có một số nhà nghiên cứu chứng minh rằng mô hình hấp dẫn trong thương mại có căn cứ lý thuyết chứ không phải chỉ bắt chước một cách hình thức công thức trong Vật lý
Trang 32Linneman (1996) là tác giả đầu tiên lý giải mô hình hấp dẫn bằng lý thuyết,
cụ thể là cân bằng cung cầu xuất nhập khẩu Sau đó, những nghiên cứu của Bergstrand (1958) và đặc biệt là Anderson và Van Wincoop (2003) đã thành công trong việc phát triển lý thuyết kinh tế vi mô để giải thích công thức hấp dẫn thương mại Những nghiên cứu này xây dựng hàm cầu trên cơ sở tối đa hóa hàm lợi ích của người tiêu dùng (với điều kiện độ co dãn thay thế không đổi – CES) và hàm cung dựa trên sự tối đa hóa lợi nhuận của hãng sản xuất Sau đó cân bằng cung cầu được thiết lập và ta thu được công thức của mô hình hấp dẫn
Bên cạnh đó, một số tác giả khác lại xây dựng mô hình hấp dẫn bằng việc phát triển những lý thuyết thương mại quốc tế: mô hình thương mại dựa trên
sự khác biệt về công nghệ của Ricardo, thương mại do sự khác biệt về mức độ dồi dào các yếu tố sản xuất trong mô hình của Heckscher – Ohlin, mô hình thương mại mới dựa trên lợi thế kinh tế theo quy mô,…
Mô hình hấp dẫn trong thương mại được áp dụng lần đầu trong kinh tế bởi Timbergen vào năm 1962 và có nhiều sự thay đổi, bổ sung bởi các nhà nghiên cứu sau này Các mô hình có dạng chung như sau:
EXPij = AYia2Yja3Dija4
Với:
EXPij: kim ngạch xuất khẩu từ nước i sang nước j
A: hằng số hấp dẫn
Yi: nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung của nước xuất khẩu i
Yj: nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu của nước nhập khẩu j
Dij: nhóm các yếu tố cản trở, hấp dẫn khác
a2, a3 và a4: hệ số co dãn của Yi, Yj và Dij
Trang 33Dạng log-log của mô hình:
ln EXPij = a1 + a2 ln Yi+ a3ln Yj+ a4 ln DijCác nhóm này được tóm tắt trong sơ đồ sau:
Hình 11: Các yếu tố ảnh hưởng đến luồng thương mại quốc tế
(Nguồn: Đào Ngọc Tiến (2008)) Sau đây chúng ta sẽ phân tích chi tiết các nhóm yếu tố này
2.2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
GDP nước xuất khẩu: Mô hình gravity đầu tiên của Timbergen và rất nhiều
nghiên cứu sau này sử dụng biến GDP của nước xuất khẩu để đại diện cho khả năng cung xuất khẩu GDP thể hiện tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mà
Trang 34quốc gia sản xuất được, nên một mức GDP càng cao đồng nghĩa với sự dồi dào hơn trong sản lượng của nước đó, và lượng hàng hóa, dịch vụ sẵn sàng để cung cấp tăng lên, và ngược lại Do vậy biến GDP nhìn chung có tác động cùng chiều tới xuất khẩu của quốc gia đó Một số ý kiến ngược lại cho rằng GDP của quốc gia càng cao thì khả năng chi trả cho hàng hóa càng lớn, nhu cầu về hàng hóa trong nước tăng lên dẫn đến việc xuất khẩu ra nước ngoài giảm, tác động của GDP tới xuất khẩu trong trường hợp này lại là ngược chiều
Mức độ tác động của GDP tới xuất khẩu theo 2 chiều hướng trên mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào mục tiêu sản xuất của quốc gia Nếu quốc gia sản xuất hướng đến xuất khẩu thì GDP tăng đồng nghĩa với sản lượng hàng dành cho xuất khẩu tăng và kéo theo đó là sự tăng lên của kim ngạch xuất khẩu Ngược lại nếu nền kinh tế tập trung sản xuất để thỏa mãn nhu cầu trong nước thì kim ngạch xuất khẩu chịu ảnh hưởng không đáng kể, thậm chí có thể giảm khi GDP tăng
Tổng giá trị/sản lượng của một ngành/mặt hàng xuất khẩu: Khi nghiên
cứu xuất khẩu của một nhóm hàng, mặt hàng cụ thể của một quốc gia, biến số này có thể sử dụng thay cho GDP của nước xuất khẩu, vì GDP có thể không phản ánh đúng sự thay đổi của một nhóm/mặt hàng cụ thể do chỉ thể hiện tổng giá trị của tất cả các sản phẩm quốc nội Ngoài ra biến số này chỉ thể hiện lượng cung, không hàm chứa cầu trong nó như biến GDP nên tránh được ảnh hưởng 2 chiều
Dân số nước xuất khẩu: Tác động của dân số của một quốc gia tới kim
ngạch xuất khẩu của nước đó có thể được lý giải như sau: dân số càng đông thì quốc gia càng có khả năng sản xuất ra nhiều hàng hóa, lượng cung của nước đó tăng do vậy sự tác động tới kim ngạch xuất khẩu là cùng chiều Tuy nhiên có một số lập luận khác cho rằng dân số nước xuất khẩu còn có thể có
Trang 35những tác động ngược chiều trong một số trường hợp, tùy thuộc vào các nhân
tố sau:
Cầu của thị trường trong nước: tương tự như GDP, dân số cũng là biến
số thể hiện cả 2 mặt: khả năng sản xuất và mức cầu Dân số đông dẫn đến cầu hàng hóa trong nước cũng lớn và hàng hóa sản xuất ra có thể phải dành để đáp ứng nhu cầu đó trước khi xuất khẩu, do đó kim ngạch xuất khẩu có thể giảm
Cơ cấu dân số: Một quốc gia có dân số đông nhưng cơ cấu dân số trong
độ tuổi lao động thấp thì vẫn có thể không có lợi thế về lao động dồi dào trong việc sản xuất, sản lượng có thể không cao như kì vọng
Tính kinh tế theo quy mô lao động: Ngay cả khi lao động của nước xuất khẩu dồi dào thì tác động tới kim ngạch xuất khẩu cũng có thể mang dấu âm nếu như nền sản xuất có tính kinh tế theo quy mô lao động giảm dần (tức là năng suất lao động giảm dần khi số lượng lao động tăng), bởi vì khi đó tốc độ tăng của sản lượng sẽ chậm hơn tốc độ tăng dân số, cũng đồng nghĩa với chậm hơn tốc độ tăng nhu cầu trong nước Do đó sản lượng hàng hóa dịch vụ sẵn sàng để xuất khẩu sẽ giảm
và kim ngạch cũng giảm theo
GDP bình quân đầu người nước xuất khẩu: Một số nhà nghiên cứu sử
dụng biến số này để thể hiện khả năng cung cấp hàng hóa xuất khẩu của quốc gia, với lập luận rằng GDP bình quân thể hiện năng suất lao động của nước xuất khẩu, mà nhân tố này lại tác động cùng chiều lên sản lượng hàng hóa sản xuất được, do đó có tác động tương tự lên kim ngạch xuất khẩu Tuy nhiên việc sử dụng biến số này có thể mắc phải sai lầm khi xét các quốc gia với quy
mô dân số có sự khác biệt lớn Một quốc gia tuy có thể có năng suất lao động cao hơn nhiều, nhưng quy mô lao động, dân số nhỏ, vẫn có kim ngạch xuất khẩu nhỏ hơn nhiều so với các quốc gia đông dân khác (giả sử tỷ trọng xuất khẩu trong GDP không khác nhau nhiều) Trong trường hợp này, rõ ràng năng