Các thị trường cần tập trung

Một phần của tài liệu mô hình phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản ở việt nam (Trang 60 - 70)

4.1.1. Hướng tới các nước có GDP cao

Mô hình ở chương 3 cho kết quả ảnh hưởng thuận chiều của GDP đối với kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam ra quốc tế. Như vậy, hướng xuất khẩu đến các nước có GDP cao sẽ mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn cho thủy sản Việt Nam.

Điều này có thể giải thích rằng các nước có GDP cao thường có trình độ phát triển cao, có nền kinh tế phát triển trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, nên Việt Nam có lợi thế so sánh về nông thủy sản. Bên cạnh đó, quốc gia có GDP cao sẽ là thị trường rộng lớn cho tất cả các ngành hàng nói chung và thủy sản nói riêng. Việt Nam chúng ta đã và đang hướng đến các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, EU... Các thị trường này đang chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

4.1.2. Hướng tới các nước có khoảng cách kinh tế lớn

Đây là các quốc gia có khoảng cách GDP đầu người so với Việt Nam lớn, đồng nghĩa với quốc gia có GDP đầu người cao tốp đầu thê giới. Các nước có

GDP đầu người cao tương tự các nước có GDP cao, là các quốc gia phát triển về công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, đây còn là thị trường của những sản phẩm có giá trị cao, nhờ đó, mang lại nguồn thu lớn cho xuất khẩu thủy sản. Các thị trường có GDP đầu người cao nhất là Qatar, Luxembourg, Singapore, Na Uy, Brunei…

Qua số liệu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước qua các năm, Qatar, Luxembourg, Na Uy, Brunei không thuộc các quốc gia có giá trị nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam lớn. Nguyên nhân đối với Qatar, Luxembourg, Brunei là quy mô dân số nhỏ, còn Na Uy thuộc những những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Như vậy, quốc gia có GDP đầu người cao chỉ là một tiêu chí để tìm thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản.

4.1.3. Khai thác các thị trường gần

Các thị trường gần giúp giảm chi phí chuyên chở, thời gian chuyên chở, chi phí bảo quản, giảm rủi ro cho doanh nghiệp. Hơn nữa, các quốc gia trong khu vực có nền kinh tế ngày càng phát triển, là các thị trường đầy hứa hẹn.

Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang các nước gần chúng ta, việc củng cố mối quan hệ ngoại giao và chính trị là rất quan trọng, đặc biêt là với Trung Quốc, một thị trường rộng lớn sát biên giới nước ta.

4.2. Các mặt hàng cần tập trung

Qua các số liệu ở chương I, chúng ta có thể thấy sản lượng tôm và cá đứng đầu trong các mặt hàng thủy sản. Chỉ số tăng trưởng cao của hai nhóm mặt hàng này đã cho thấy sự đầu tư lớn vào những mặt hàng này. Trong khi đó, mực, bạch tuộc là nhóm hàng có lợi thế so sánh biểu hiện (RCA) rất cao 13,75 nhưng sự gia tăng sản lượng lại rất ít. Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu

thủy sản, chúng ta nên đầu tư mạnh vào nhóm mặt hàng mực, bạch tuộc. Như vậy, chúng ta có hai hướng đầu tư dưới đây.

4.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm và nguồn hàng tôm và cá

Hai mặt hàng tôm và cá chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đồng thời là đối tượng khai thác lâu đời của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại, đây cũng là những mặt hàng gặp nhiều vấn đề nhất như kiện tụng, vấn đề về kiểm định chất lượng. Do đó, giải quyết được những vấn đề của xuất khẩu tôm và cá sẽ tạo nên trụ cột vững chắc để phát triển ngành thủy sản.

Bên cạnh đó, do khai thác lâu dài nên nguồn tôm và cá ngoài tự nhiên đang dần cạn kiệt, việc phân vùng đánh bắt và nghiên cứu nuôi trồng gần bờ là rất cần thiết để bảo vệ nguồn hàng.

4.2.2. Tăng đầu tư vào mặt hàng mực, bạch tuộc

Như đã đề cập ở trên, mực và bạch tuộc Việt Nam có lợi thế cạnh tranh rất cao trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này còn khiêm tốn. Việc đầu tư vào mặt hàng này sẽ có tiềm năng mang lại hiệu quả cao cho ngành thủy sản.

Để tránh gặp phải các vấn đề như đối với mặt hàng tôm, cá, sản xuất mực và bạch tuộc cần chuẩn hóa từ khâu nuôi trồng đến chế biến, kiểm tra chặt chẽ về các loại hóa chất bảo quản, chữa bệnh. Bên cạnh đó, các công ty nên tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông ở thị trường nước ngoài để tạo đầu ra cho sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho mực và bạch tuộc Việt Nam.

4.3. Một số vấn đề gặp phải và đề xuất giải pháp

Hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng của Việt Nam luôn gặp rất nhiều khó khăn và cản trở, do chúng ta là nước có trình độ phát triển không cao so với thế giới. Dưới đây chúng tôi liệt kê một số vấn đề mà Việt Nam gặp phải và đề xuất một số giải pháp giải quyết các vấn đề đó.

4.3.1. Các rào cản phi thuế quan

Như đã phân tích ở chương III, xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay phải đương đầu với rào cản thương mại lớn nhất chính là những rào cản phi thuế, do đặc thù của nhóm hàng thực phẩm và xu hướng thay thế dần rào cản thuế quan bằng rào cản phi thuế trên thế giới. Đặc biệt, khi tập trung xuất khẩu vào các thị trường có GDP cao, khoảng cách kinh tế so với Việt Nam lớn, những rào cản này xuất hiện càng nhiều và khó vượt qua. Sau đây chúng tôi phân tích hai rào cản điển hình: quy định chống bán phá giá và hàng rào kỹ thuật.

 Trên các thị trường của các nước lớn, Việt Nam gặp phải vấn đề bị kiện bán phá giá thủy sản, đặc biệt là từ thị trường Mỹ. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), những năm 1994 - 2010, có 36 vụ kiện tranh chấp bán phá giá liên quan Việt Nam. Trong đó, vụ kiện chống bán phá giá cá tra, basa của Mỹ đối với Việt Nam tháng 6/2002 được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay về quy mô và mức độ tác động. Năm 2013, 2014, Việt Nam lại đang phải đối mặt với một vụ kiện bán phá giá mới từ Mỹ vào năm 2012. Trong đó, Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) luôn tìm mọi cách để gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đã gây thiệt hại không nhỏ gồm chi phí kiện tụng, thuế trừng phạt bán phá giá, chi phí thời gian,… cho ngành thủy sản Việt Nam khi mà cá Basa đang là một trong những sản phẩm chủ lực của ngành. Do đó, giải quyết được vấn đề kiện bán phá giá sẽ mang lại tác động hiệu quả cho ngành thủy sản Việt Nam.

Một mặt hàng bị xem là bán phá giá khi bán với giá thấp hơn chi phí sản xuất và việc bán giá thấp này gây thiệt hại cho nền sản xuất nội địa. Để chứng minh một mặt hàng bán phá giá, quốc gia khởi kiện cần tìm một quốc gia thứ ba tương tự Việt Nam để xác minh các chi phí sản xuất. Tuy nhiên, trong vụ kiện bán phá giá cá Basa vào Mỹ năm 2012, Mỹ lại chọn Indonesia để so sánh (thay cho Bangladesh trong vụ kiện năm 2002) trong khi Indonesia có nền công nghiệp sản xuất và chế biến cá Basa khác xa Việt Nam.

Như vậy, để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể thay đổi cách chế biến sản phẩm, tạo ra kiểu chế biến mới, ví dụ như thay vì xuất khẩu cá fillet, chúng ta sốt cà chua trước khi đóng gói xuất khẩu. Khi đó, không có quốc gia thứ ba nào có thể được đưa ra để so sánh, hơn nữa chúng ta còn có lợi thế về sản phẩm mới.

 Gần đây, hàng thủy sản Việt Nam bị cảnh báo về nhiễm hóa chất, kháng sinh cấm trong quá trình nuôi trồng thủy sản, một số lô hàng bị trả lại do không đáp ứng tiêu chuẩn. Hiện tại, Ủy ban Luật Thực phẩm quốc tế (CODEX) chưa ban hành đầy đủ các quy định về hóa chất, kháng sinh cấm; hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng nhưng phải đảm bảo mức tồn dư tối đa cho phép. Do vậy, các quốc gia đang có những quy định rất khác nhau. Mặt khác, việc khai thác, nuôi trồng thủy sản ở nước ta vẫn là quy mô nhỏ, manh mún, thiếu liên kết giữa các hộ nhỏ lẻ với nhau, thiếu sự gắn kết với đại lý thu gom, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Trong hội thảo “Xu hướng quản lý Chất lượng Thủy sản theo chuỗi sản xuất” diễn ra vào ngày 12/6/2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã đưa ra các kiến nghị sau:

(1) Nhà nước cần tăng cường kiểm soát theo chuỗi sản xuất, chú trọng vào các khâu trước chế biến như tàu cá, cơ sở sản xuất giống, chợ cá,

cảng cá, vùng nuôi… như xu hướng hiện đại mà nhiều nước trên thế giới đang thực hiện;

(2) Xây dựng “Chương trình giám sát sản phẩm (Product surveillance program)” với các tiếp cận là lấy mẫu kiểm nghiệm để thẩm tra theo tần suất thời gian: 3 tháng 1 lần đối với doanh nghiệp đạt loại A, 2 tháng 1 lần với doanh nghiệp đạt loại B… chứ không phải theo tần suất lô hàng như hiện nay.

(3) Không áp dụng mang tính trừng phạt bất hợp lý như buộc doanh nghiệp phải “ngưng xuất khẩu” nếu có quá 3 lô hàng cùng nhóm sản phẩm trong 6 tháng liên tiếp bị cơ quan thẩm quyền cảnh báo về chất lượng an toàn thực phẩm.

(4) Không lấy mẫu kiểm nghiệm theo lô hàng xuất khẩu làm điều kiện để cấp chứng thư mà thay bằng kết quả của quá trình kiểm tra điều kiện sản xuất và chương trình thẩm tra sản phẩm.

(5) Đề nghị cơ quan soạn thảo dự thảo thay thế TT55 áp dụng đúng quy định tại Điều 48 của Luật An toàn thực phẩm về việc cơ quan ra quyết định kiểm tra, thanh tra sẽ phải chịu chi phí cho việc lấy mẫu, kiểm nghiệm và kiểm tra.

Mặc dù có vẫn gặp nhiều ý kiến bác bỏ từ Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) nhưng đây là những ý kiến hợp lý và cần thiết để giải quyết vấn đề về kiểm tra, kiểm nghiệm kháng sinh và các chất độc hại trong sản phẩm thủy sản. Đồng thời những ý kiến này giúp giải quyết tình trạng kiểm nghiệm tại khâu xuất khẩu gây mất nhiều thời gian, chi phí mà lại không hiệu quả, vẫn bị gắn mác cảnh báo cao, làm cho doanh nghiệp trong nước bị giảm sức cạnh tranh.

4.3.2. Áp lực cạnh tranh của các đối thủ

Theo mô hình phân tích ở chương III, quốc gia có chỉ số tự do thương mại càng cao càng là thị trường xuất khẩu lý tưởng cho thủy sản Việt Nam. Một đất nước càng tự do về thương mại thì việc kinh doanh càng thuận tiện do giảm bớt được các rào cản thương mại, qua đó giảm bớt chi phí và tăng khả năng thâm nhập thị trường. Thị trường những quốc gia này hiển nhiên sẽ là mục tiêu hướng tới đầu tiên của thủy sản nước ta.

Tuy nhiên thách thức mà chúng ta phải đối mặt là sự cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Hiện tại, các sản phẩm thủy sản Việt Nam chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường mà chủ yếu tiếp cận thị trường bằng cách nhập hàng cho một công ty nội địa rồi công ty này sẽ cung ứng ra thị trường với cái tên mới. Điều này làm cho nguồn hàng từ Việt Nam có thể dễ dàng thay thế bằng hàng từ quốc gia khác. Đây là một mối lo lớn cho thủy sản Việt Nam khi gần đây lại gặp các vấn đề kiện tụng. Để tăng tính cạnh tranh, doanh nghiệp Việt Nam có thể điều chỉnh mức giá cho phù hợp nhưng lại gặp vấn đề bán phá giá. Những sự kiện này có thể làm giảm niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm từ Việt Nam.

Để chiến thắng trong thị trường tự do kinh tế, chúng ta cần có kế hoạch xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Khi đã xây dựng được thương hiệu, chúng ta sẽ không còn phụ thuộc vào nhà phân phối nước ngoài mà sẽ có thị trường tiêu thụ riêng, từ đó có thể mở rộng thị phần và tăng doanh thu, lợi nhuận.

4.3.3. Vấn đề về khoảng cách địa lý

Theo lý thuyết cũng như mô hình đã phân tích ở chương III, khoảng cách địa lý là một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Để khắc phục điều này, trong ngắn hạn chúng ta có thể hướng tới các thị trường gần để giảm các chi phí vận chuyển. Tuy nhiên về lâu dài, thủy sản Việt Nam vẫn cần mở rộng sang các thị trường ở xa hơn nữa.

Một số nghiên cứu của các tác giả khác đã chỉ ra rằng khoảng cách địa lý có thể không gây ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, đó là trường hợp của những nước phát triển, có cơ sở hạ tầng vận tải, giao thông hiện đại, đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế. Như vậy việc cải thiện hệ thống vận tải có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của khoảng cách địa lý. Đây là một hướng đi dài hạn mà Chính phủ cần xem xét và đầu tư.

KẾT LUẬN

Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng các phân tích định tính và định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản – một trong số 10 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đề tài đã thu được một số kết quả như sau:

 Phân tích tình hình chung của hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2011

 Dựa trên những lý thuyết và những mô hình thực nghiệm của những tác giả trước về mô hình hấp dẫn trong thương mại để phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Với dữ liệu thu thập được từ 49 nước trong 11 năm từ 2001 đến 2011, mô hình đã thu được kết quả như sau: các yếu tố GDP của nước xuất khẩu (Việt Nam) và các nước nhập khẩu, khoảng cách kinh tế, chỉ số tự do thương mại của nước nhập khẩu có tác động tích cực; yếu tố khoảng cách địa lý, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do FTA có tác động tiêu cực; và tỷ giá hối đoái thực tế không có tác động tới kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

 Phân tích thực tế hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam và kết hợp với kết quả thu được từ mô hình để đưa ra một số hướng đi cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam: các thị trường, mặt hàng cần tập trung và giải pháp đề xuất cho một số vấn đề gặp phải của thủy sản Việt Nam Kết quả mô hình cho thấy tỷ giá hối đoái thực tế không có tác động tới hoạt động xuất khẩu thủy sản, tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa thể giải thích được điều này. Ngoài ra, những giải pháp đề xuất ở chương cuối chắc chắn vẫn chưa thể đầy đủ và hệ thống. Đây sẽ là những hướng đi tiếp theo để hoàn thiện đề tài này trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh

Ben Shepherd (2013). “The Gravity Model of International Trade: A User Guide”. United Nations.

Đỗ Thái Trí (2006). “A Gravity Model for Trade between Vietnam and twenty-three European countries”. Departmant of Economics and Society., 12 – 19

Nguyễn Bắc Xuân (2010). “The Determinants of Vietnamese Export Flows: Static and Dynamic Panel Gravity Approaches”. International Graduate School of Social Sciences, Yokohama National University.

Đào Ngọc Tiến (2009). "Determinants to Vietnam’s export flows and government implications under the global crisis". Nghiên cứu về chính sách

thương mại quốc tế. Trường Đại học Ngoại Thương.

Simon J. Evenett và Wolfgang Keller (2002). “On Theories Explaining the

Một phần của tài liệu mô hình phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản ở việt nam (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)