Lý thuyết thương mại mới

Một phần của tài liệu mô hình phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản ở việt nam (Trang 29 - 31)

2.1.3.1. Nội dung lý thuyết

Những lý thuyết trên được xếp vào nhóm “lý thuyết thương mại cũ” (đặc điểm chính: Quốc gia này khác quốc gia kia về năng suất của từng công nghiệp, và về các nguồn lực (vốn, lao động, v.v.) mà quốc gia ấy sở hữu). Những “lý thuyết thương mại cũ” đã dẫn giải được hầu hết cơ cấu thương mại trên thế giới nhưng vẫn có một số hiện tượng mà nó chưa giải thích được. Chẳng hạn, mặc dù 2 nước Pháp và Đức gần như giống nhau về các điều kiện tự nhiên (tài nguyên, khí hậu) nhưng lại có khối lượng thương mại giữa 2 nước rất lớn, tương tự với trường hợp Mỹ và Canada. Hơn nữa, các nước phát triển cùng buôn bán một thứ (Ví dụ, Mỹ vừa xuất khẩu, vừa nhập khâu ô tô)… Những thắc mắc này đã được giải thích trong Lý thuyết thương mại mới.

Lý thuyết thương mại mới (new trade theory) của Paul Krugman (nhà kinh tế học người Hoa Kỳ - Nôben kinh tế 2008) là một trong những lý thuyết về thương mại quốc tế mới nhất có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Nếu như “lý thuyết thương mại cũ” phân tích chủ yếu đến tài nguyên và sự chuyên biệt của quốc gia, thì lý thuyết “mới” đã đi gần hơn đến các doanh nghiệp. Trong lý thuyết này, Paul Krugman đã đưa ra hai đặc tính quan trọng là: Lợi thế do quy mô sản xuất, và sự ưu thích đa dạng nhãn hiệu của người tiêu dùng.

Lợi thế do quy mô

Theo lý thuyết của Paul Krugman, có những ngành công nghiệp khi sản xuất với quy mô lớn sẽ làm cho chi phí giảm dần nhờ “tính tiết kiệm do quy mô”. Ví dụ vua ô tô Henry Ford có thể quyết định xây nhiều nhà máy sản xuất phân bố rộng khắp nước Mỹ để giảm bớt chi phí vận chuyển. Nhưng Ford đã quyết định chỉ tập trung sản xuất ở một nhà máy ở Michigan, tuy rằng chi phí chuyên chở đến khách hàng là cao, tận dụng “lợi thế do quy mô” giảm chi phí

sản xuất xuống rất thấp, từ đó giá bán sẽ rẻ hơn là sản xuất ở nhiều nhà máy nhỏ.

Krugman chỉ ra rằng: những địa phương trở thành trung tâm sản xuất ban đầu thường do sự tình cờ. Những người đầu tiên lựa chọn một vùng đất phù hợp. Sau đó, những người khác đến mở rộng sản xuất, dần dần tạo nên thị trường và nguồn cung lao động. Ví dụ về thung lũng Silicon (Silicon Valley, trung tâm công nghiệp điện tử của Mỹ) sở dĩ được như ngày nay cũng vì William Hewlett và David Packard (sáng lập viên đại công ty Hewlett-Packard), bắt đầu sự nghiệp của họ trong gara ở một ngôi nhà vùng đó. Thành phố New York là thủ phủ đồ may mặc của nước Mỹ, phần lớn là vì số lượng mậu dịch về hàng vải đã sẵn có ở đây, và vì đông đảo khách hàng đang sống ở thành phố (lớn nhất nước Mỹ) này.

Sự lựa chọn vùng tập trung sản xuất này có phụ thuộc vào một số yếu tố như ở địa phương ấy số lao động chuyên môn về một ngành nào đó thì đặc biệt hùng hậu, hoặc là ở nơi ấy có nhiều nguồn cung cấp một loại dầu vào mà nơi khác không có.

Sự ưa thích đa dạng nhãn hiệu

Mô hình của Paul Krugman giải thích tại sao thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa những nước có lợi thế tương đối về công nghệ và nhân tố sản xuất tương tự nhau. Ví dụ Mỹ và châu Âu cùng có lợi thế tương đối về vốn và công nghệ nhưng Mỹ vẫn xuất khẩu xe Ford và nhập xe BMW từ châu Âu. Hay giải thích tại sao khối lượng thương mại giữa những quốc gia có đặc điểm tương đồng như Pháp và Đức, Mỹ và Canada lại rất lớn. Nguyên nhân là các công ty có được lợi thế từ việc trở nên độc quyền về nhãn hiệu của mình. Do đó, mặc dù ở hai quốc gia có sự tương đòng về nguồn lực nhưng nhờ có sự đa dạng về nhãn hiệu mà thương mại hóa vẫn diễn ra với khối lượng lớn.

2.1.3.2. Hạn chế

Hạn chế của lý thuyết này là chi phí vận chuyển lớn khi tập trung hóa sản xuất. Đối với nhiều công ty, chi phí vận chuyển sẽ là quá lớn so với lợi ích nhận được từ việc tập trung hóa. Cho nên, trước khi quyết định tập trung hóa sản xuất hay không thì các công ty nên có sự phân tích cẩn thận và chính xác những lợi ích có thể nhận được.

2.1.3.3. Áp dụng

Qua việc phân tích lý thuyết thương mại mới của Paul Krugman, ta thấy được tầm quan trọng của việc tăng quy mô sản xuất và lợi thế từ việc độc quyền nhãn hiệu. Việc tăng quy mô sản xuất của mặt hàng thủy sản cũng mang lại lợi thế, nhưng cũng đi kèm với rủi ro lớn nếu không tiêu thụ được hàng. Do đó, điều quan trọng bây giờ là cần phải xác lập được nhưng thương hiệu thủy sản Việt Nam trên thị trương quốc tế, chính là cái mà ngành thủy sản Việt Nam đang còn thiếu.

Một phần của tài liệu mô hình phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản ở việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)