các chính sách về tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với hàng hóa nhập khẩu, tác động của chính sách đến ngành xuất khẩu của Việt Nam, phương hướng giải pháp từ phía nhà nước và doanh nghiệp
Trang 1ĐỀ TÀI:
CÁC QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA EU VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ HÀNG HÓA VIỆT NAM VƯỢT QUA
NHỮNG RÀO CẢN ĐÓ
Trang 2MỤC LỤC
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA EU VÀ GIẢI PHÁP CHO HÀNG HÓA
VIỆT NAM VƯỢT QUA HÀNG RÀO ĐÓ 4
1 GIỚI THIỆU TỔ CHỨC EU 4
1.1 Lịch sử hình thành 4
1.2 Cách thức hoạt động 4
1.2.1 Các hiệp ước 4
1.2.2 Cơ cấu tổ chức 6
2 HÀNG RÀO KĨ THUẬT CỦA EU ÁP DỤNG VỚI VIỆT NAM 6
2.1 Tổng quan về hàng rào kỹ thuật 6
2.1.1 Khái niệm 6
2.1.2 Mục đích 7
2.1.3 Các hình thứchàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế 7
2.1.3.1 Các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp 7
2.1.3.2 Kiểm dịch động thực vật 7
2.1.3.3 Xuất xứ, nhãn mác, bao bì và đóng gói hàng hóa 8
2.1.3.4 Các tiêu chuẩn về môi trường và nhãn sinh thái 8
2.1.3.5 Các quy định về phân phối hàng hóa 8
2.2 Yêu cầu rào cản kĩ thuật của EU với Việt Nam 9
2.2.1 Các quy định và tiêu chuẩn của EU đối với hàng công nghiệp 9
2.2.1.1 Bộ tiêu chuẩn EN 9
2.2.1.2 Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 9
2.2.1.3 Nhãn hiệu CE đối với các sản phẩm công nghiệp chế tạo 9
2.2.1.4 Tiêu chuẩn quản lý môi trường 10
2.2.1.5 Bao bì và phế thải bao bì 10
2.2.1.6 Nhãn hiệu sinh thái EU (Eco-label) 11
2.2.1.7 Quy định về nhãn mác hàng hóa 12
Trang 32.2.1.8 Quy định trách nhiệm xã hội SA 8000 12
2.2.1.9 Quy định đăng ký, đánh giá và cấp phép sử dụng hóa chất-REACH 12 2.2.2 Rào cản áp dụng đối với các mặt hàng nông nghiệp 13
2.3 Rào cản áp dụng đối với thủy sản 14
2.3.1 Rào cản chung 14
2.3.2 Một số rào cản cụ thể mới 15
2.4 Tác động tới chính sách, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 16
3 PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP 18
3.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 18
3.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý 18
3.1.2 Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU 19
3.1.3 Gắn hoạt động nhập khẩu công nghệ nguồn với xuất khẩu 20
3.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 20
3.2.1 Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường 20
3.2.2 Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào kênh phân phối trên thị trường EU 20
3.2.3 Linh hoạt, cứng rắn trong đàm phán 21
3.2.4 Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng 21
3.2.5 Tăng cường khai thác quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của liên minh châu Âu EU 21
Trang 4TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA EU VÀ GIẢI PHÁP CHO HÀNG HÓA VIỆT NAM VƯỢT QUA HÀNG RÀO ĐÓ
- Ban đầu, Liên minh châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên: Bỉ, Đức, Ý,Luxembourg, Pháp, Hà Lan Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên.Năm 1981, tăng lên thành 10 Năm 1986, tăng lên thành 12 Năm 1995, tăng lên thành
15 Năm 2004, tăng lên thành 25 Năm 2007 tăng lên thành 27 Từ 1/7/2013 EU có 28thành viên
- Hiện nay, Liên minh châu Âu có diện tích 4.422.773 km² với dân số 492,9 triệungười (2006); tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (xấp xỉ 15.7 nghìn tỉ USD) năm 2007
- 5 quốc gia Tây Âu không phải là thành viên nhưng đã có những thỏa thuận hợp tácnhất định kinh tế, pháp luật của Liên minh châu Âu đó là: Iceland (ứng viên gia nhậpLiên minh châu Âu), Liechtenstein và Na Uy, thành viên thị trường duy nhất thôngqua Khu vực kinh tế châu Âu, và Thụy Sĩ, thông qua hiệp định song phương giữa nướcnày và Liên minh châu Âu Ngoài ra, đồng tiền chung EURO và các lĩnh vực hợp táckhác cũng được áp dụng đối với các quốc gia thành viên nhỏ như Andorra, Monaco,San Marino và Vatican
1.2 Cách thức hoạt động
1.2.1 Các hiệp ước
Hiệp ước Maastricht - Trụ cột thứ nhất
Trang 5Hiệp ước Maastricht còn gọi là Hiệp ước Liên minh Châu Âu (tiếng Anh, "Treaty ofEuropean Union"), ký ngày 7/2/1992 tại Maastricht Hà Lan, nhằm mục đích:
Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền
tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập,
Thành lập một liên minh chính trị gồm thực hiện một chính sách đối ngoại, anninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnhsát và luật pháp
Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu vàdẫn đến việc thành lập Cộng đồng châu Âu
Hiệp ước Schengen
19/6/1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong Ngày 27/11/1990, 6 nước Pháp,Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen Hai nước TâyBan Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25/6/1991 Ngày 26/3/1995, hiệp ước này mới cóhiệu lực tại 7 nước thành viên Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân cácnước thành viên Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên
là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen Tính đến 19/12/2011, tổng sốquốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này là 26 nước thuộc khối liên minh Châu Âu)
Hiệp ước Amsterdam - Trụ cột thứ hai
Hiệp ước Amsterdam còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2/ 10/ 1997 tạiAmsterdam, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/5/1999, đã có một số sửa đổi và bổ sungtrong các vấn đề:
1 Tư pháp và đối nội;
2 Chính sách xã hội và việc làm;
3 Chính sách đối ngoại và an ninh chung
Hiệp ước Nice - Trụ cột thứ ba
Được lãnh đạo các quốc gia thành viên châu Âu kí vào ngày 26/2/2001 và bắt đầu cóhiệu lực vào ngày 1//2003 Hiệp ước Nice là sự bổ sung cho Hiệp ước Maastricht vàHiệp ước Rome Hiệp ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận cácthành viên mới theo chính sách mở rộng về phía Đông châu Âu, vốn ban đầu là nhiệm
vụ của Hiệp ước Amsterdam nhưng không được hoàn thành Trong cuộc trưng cầu dân
ý diễn ra vào tháng 6/2001, các cử tri Ireland đã phản đối việc thông qua Hiệp ướcNice Tuy nhiên, sau hơn một năm, kết quả đã bị đảo ngược
Trang 6Hiệp ước Lisbon - Tái cấu trúc Liên minh châu Âu
Ngày 1/12/2009, Hiệp ước Lisbon chính thức có hiệu lực và đã cải tổ nhiều khía cạnhcủa Liên minh châu Âu Đặc biệt, Hiệp ước Lisbon đã thay đổi cấu trúc pháp lý củaLiên minh châu Âu bằng cách sáp nhập cấu trúc 3 trụ cột thành một chính thể pháp lýduy nhất Hiệp ước là cơ sở pháp lý cho vị trí Chủ tịch thường trực Hội đồng Liênminh châu Âu, chức vụ mà ngài Herman Van Rompuy đang nắm giữ, cũng như vị tríĐại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về ngoại giao và an ninh, chức vụ mà bàCatherine Ashton đang phụ trách
1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Có 7 thể chế chính trị chính đó là: Nghị viện Châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy banchâu Âu, Hội đồng châu Âu,Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Tòa án Công lý Liênminh châu Âu và Tòa án Kiểm toán châu Âu Thẩm quyền xem xét và sửa đổi hệthống luật pháp của Liên minh châu Âu - quyền lập pháp - thuộc về Nghị viện châu Âu
và Hội đồng Bộ trưởng Quyền hành pháp được giao cho Ủy ban châu Âu và một bộphẩn nhỏ thuộc về Hội đồng châu Âu (trong tiếng Anh, cần tránh nhầm lẫn giữa
"Council of the European Union" bản chất thuộc về các quốc gia thành viên và
"European Council" bản chất thuộc về Liên minh châu Âu) Chính sách tiền tệ của khuvực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) được quyết định bởi Ngân hàng Trung ươngChâu Âu Việc giải thích và áp dụng luật của Liên minh châu Âu và các điều ước quốc
tế có liên quan - quyền tư pháp - thực thi bởi Tòa án Công lý Liên minh châu Âu
2 HÀNG RÀO KĨ THUẬT CỦA EU ÁP DỤNG VỚI VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về hàng rào kỹ thuật
2.1.1 Khái niệm
Là một loại hàng rào phi thuế quan liên quan tới các biện pháp mang tính kỹ thuật cầnthiết để ngăn chặn việc thâm nhập của hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo vệ người tiêudùng, lợi ích quốc gia và bảo hộ sản xuất hàng hóa trong nước
Là việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hết sứckhắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật này có thểliên quan đến tất cả các quá trình của sản phẩm từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng
Trang 7Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy địnhbởi cả hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như luật pháp của từng quốc gia, từng vùnglãnh thổ… Vì vậy ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ có các quy định khác nhau.
2.1.2 Mục đích
Tạo ra các trở ngại cần thiết cho hàng hóa của cácquốc gia khác nhập khẩu vào quốcgia của mình để bảo đảm chất lượng hàng hóa, người tiêu dùng là có thể dễ dàng lựachọn và sử dụng những sản phẩm thích hợp có chất lượng và thông số kỹ thuật phùhợp với yêu cầu của mình
Bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật, bảo vệ an ninh và môi trường, ngăn ngừacác họat động gian lận và bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước
2.1.3 Các hình thứchàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
2.1.3.1 Các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp
Những quy định về hàng rào thương mại có tính chất tòan cầu là Hiệp định về hàngrào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của WTO Đối tượng của Hiệp định TBT là cácbiện pháp kĩ thuật Trong phạm vi điều chỉnh Hiệp định TBT, các biện pháp kỹ thuậtđược chia thành 3 nhóm sau:
- Quy định kỹ thuật là những yêu cầu kỹ thuật mang tính bắt buộc đối với hàng hóa,dịch vụ nhập khẩu Điều đó có nghĩa là nếu các sản phẩm nhập khẩu không tuân thủ sẽkhông được phép bán ra thị trường Các doanh nghiệp phải điều chỉnh quy trình sảnxuất, thay đổi các yếu tố để tạo ra các sản phẩm đáp ứng quy định kỹ thuật
- Tiêu chuẩn kỹ thuật: là các yêu cầu kỹ thuật không mang tính bắt buộc đề cập đếnđặc tính của hàng hóa, phương pháp sản xuất, bao gói ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản
và các vấn đề có liên quan khác của hàng hóa Sản phẩm không tuân theo các tiêuchuẩn của nước nhập khẩu vẫn được phép nhập khẩu và bán ra thị trường
- Thủ tục đánh giá sự phù hợp về kỹ thuật là các thủ tục kỹ thuật như kiểm tra, thẩmtra, thanh tra và chứng nhận về sự phù hợp của sản phẩm với các quy định, tiêu chuẩn
kỹ thuật
2.1.3.2 Kiểm dịch động thực vật
Là biện pháp được áp dụng nhằm bảo vệ sức khỏe con người và động thực vật trướcnguy cơ nhiễm bệnh Các yêu cầu và thủ tục liên quan tới các tiêu chuẩn đối với thành
Trang 8phẩm là các phương pháp sản xuất và chế biến, thủ tục xét nghiệm, giảm dịch, xử lýcách li…
Các quốc gia đưa ra các quy định nhằm bảo vệ sức khỏe con người, tuy nhiên đó cũngtạo nên một hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa
2.1.3.3 Xuất xứ, nhãn mác, bao bì và đóng gói hàng hóa
Các quy định về xuất xứ, nhãn mác, bao bì và đóng gói hàng hóa được sử dụng nhưmột hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Nhiều quốc gia quy định ngoài nơi sản xuất, các hàng hóa nhập khẩu phải ghi rõxuất xứ hàng hóa trên bao bì Qui định này thường gắn với những hàng hóa mà luậtpháp quốc gia đó không cho phép nhập khẩu qua nước thứ ba.Nhãn hàng hóa đượcquy định khá chặt chẽ về ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng, ngàysản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nước sản xuất, nơi bán, mã số
2.1.3.4 Các tiêu chuẩn về môi trường và nhãn sinh thái
Các tiêu chuẩn về môi trường chặt chẽ sẽ trở thành hàng rào kỹ thuật đối với hànghóa nhập khẩu Quá trình sản xuất, sử dụng và thải loại sản phẩm như thế nào có ảnhhưởng đến môi trường hay không Áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường từ sản xuất,chế biến với mục đích nhằm hạn chế chất thải ô nhiễm và lãng phí tài nguyên môitrường
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùngbiết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn đối với môi trường Các tiêu chuẩn về dánnhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phầm, từ giaiđoạn sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đối vớimôi trường
2.1.3.5 Các quy định về phân phối hàng hóa
Để bảo vệ thị trường nội địa, nhiều quy định về phân phối hàng hóa được các quốcgia sử dụng như những hàng rào kỹ thuật hữu hiệu Thứ nhất là các quy định về tổ
Trang 9chức hệ thống phân phối như những ai tham gia, được sử dụng loại trung gian nào, tổchức hệ thống phân phối đến cấp nào Thứ hai là quy định về chức năng phân phối nhưbán buôn hay bán lẻ Thứ ba là phạm vi phân phối đến đoạn thị trường nào theo nhómkhách hàng và theo giới hạn địa lý.
2.2 Yêu cầu rào cản kĩ thuật của EU với Việt Nam
2.2.1 Các quy định và tiêu chuẩn của EU đối với hàng công nghiệp
2.2.1.1 Bộ tiêu chuẩn EN
Bao gồm các quy định về đặc tính kỹ thuật, quy trình sản xuất, đóng gói, vậnchuyển… đối với hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường Châu Âu Hànghóa nhập khẩu không phải là đối tượng điều chỉnh của bộ tiêu chuẩn này Tuy nhiên
do phản ánh yêu cầu của thị trường đối với hàng hóa được tiêu thụ tại đây nên việc đápứng các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nướcngoài thâm nhập và cạnh tranh được trên thị trường này
2.2.1.2 Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000
Không bắt buộc phải tuân theo Bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000, tuynhiên những lợi ích mà các doanh nghiệp có được từ việc áp dụng làm cho tiêu chuẩnnày trở nên phổ biến Các doanh nghiệp có được chứng chỉ ISO 9000 sẽ có lợi thế lớntrong kinh doanh tại thị trường đầy tính cạnh tranh như thị trường EU Như vậy, chứngchỉ ISO 9000 cũng là một điều kiện cần thiết đối với các doanh nghiệp nước ngoài khimuốn tạo lòng tin với bạn hàng EU về trình độ quản lý chất lượng và tính chuyênnghiệp, từ đó tạo lòng tin về chất lượng sản phẩm của mình
Lần ban hành mới nhất bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm có 3 tiêu chuẩn cơ bản:
ISO 9000: 2005: Hệ thống quản lý chất lượng – Nguyên tắc cơ bản và từ vựng
ISO 9001: 2008: Hệ thống quản lý chất lượng – Các quy định, yêu cầu
ISO 9004: 2000: Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến
2.2.1.3 Nhãn hiệu CE đối với các sản phẩm công nghiệp chế tạo
Nhãn hiệu CE (European Conformity) là nhãn hiệu tuân thủ theo quy định của Châu
Âu và là sự tuyên bố của nhà sản xuất về việc thực hiện đúng theo các quy định củaChâu Âu Tuy nhiên, nhãn hiệu CE không phải là chứng nhận về chất lượng sản phẩmcủa nhà sản xuất vì CE chú trọng đến sự an toàn của người tiêu dùng và bảo vệ môitrường thiên nhiên hơn là chất lượng sản phẩm Hiện nay, không phải tất cả các sản
Trang 10phẩm nhập khẩu vào Châu Âu đều phải gắn mắc CE Việc gắn mác này chỉ bắt buộcđối với 23 nhóm sản phẩm có tên trong danh sách “Cách tiếp nhận mới” – NewApproach Guide, gồm các sản phẩm như: máy móc, thiết bị điện, đồ chơi, dụng cụ ytế…
2.2.1.4 Tiêu chuẩn quản lý môi trường
Tháng 9/1996 Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa đã ban hành bộ tiêu chuẩn quốc tế
về môi trường ISO 14000 bao gồm các quy định cụ thể và hướng dẫn sử dụng Cấutrúc của hệ thống:
ISO 14001: Quản lý môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng
ISO 14004: Hệ thống quản lý MT - Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹthuật hỗ trợ
ISO 14010: Hướng dẫn đánh giá MT – Nguyên tắc chung
ISO 14011: Hướng dẫn đánh giá MT – Quy trình đánh giá – Đánh giá hệ thốngquản lý MT
ISO 14012: Hướng dẫn đánh giá MT - Chuẩn cứ trình độ chuyên gia đánh giá
2.2.1.5 Bao bì và phế thải bao bì
Bao bì là một phần không thể thiếu của hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất nhậpkhẩu Vì vậy việc xử lý phế thải bao bì sau khi sản phẩm được sử dụng để hạn chếnguồn rác thải sinh hoạt trong việc bảo vệ môi trường là vấn đề đang được quan tâmhiện nay
Những vấn đề liên quan đến bao bì và phế thải bao bì được quy định khá chặt chẽtrong Chỉ thị 94/62/EEC Chỉ thị này quy định cụ thể về thành phần của bao bì như tỷ
lệ kim loại nặng trong bao bì và những yêu cầu trong việc sản xuất bao bì Chỉ thị này
đã được đưa vào luật của các quốc gia thành viên và cũng được áp dụng đối với cảhàng hoá nhập khẩu vào EU
Theo chỉ thị 94/62/EEC, phế thải bao bì là các loại bao bì hoặc các vật liệu làm bao
bì được thải ra sau các quá trình vận chuyển, phân phối và tiêu dùng như các loại túinilông được thải ra sau khi sử dụng sản phẩm, các container sau quá trình chuyên chởhàng hoá…
Chỉ thị 94/62/EEC cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với quá trình sản xuất vàthành phần: