Xuất khẩu lao động việt nam giai đoạn 2008 2012 và giải pháp thúc đẩy
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong hơn 10 năm trở lại đây thế giới đã chứng kiến các cuộc khủng hoảng kinh
tế làm suy giảm đáng kể nền kinh tế thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998 và mới đây là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009 Trong thời gian gầnđây nền kinh tế của các nước chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
có dấu hiệu phục hồi trở lại, tuy nhiên tình trạng thất nghiệp vẫn còn diễn ra với số lượng lớn Và cần có một hướng giải quyết cho những lao động thất nghiệp này Một trong những hướng giải quyết đó là: Xuất khẩu lao động Nắm bắt được thời
cơ thuận lợi đó trong những năm qua Việt Nam đã đề ra những chính sách, mục tiêu phương hướng cho việc xuất khẩu lao động nhằm giải quyết việc làm cho người lao động Với định hướng xuất khẩu lao động rõ ràng và phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế đã được Đảng và Nhà nước xác định như là một trong những lĩnh vực đối ngoại đặc biệt, một trong những chiến lược để phát triển nền kinh tế đất nước Tuy vậy việc xuất khẩu lao động của nước ta còn gặp một số hạn chế về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, kỉ luật lao động… Đòi hỏi sự nhập cuộc của các nhà quản lý, doanh nghiệp, người lao động đi xuất khẩu để cùng “chung tay” giải quyết vấn đề trên Đó là lý do để nhóm tìm hiểu về vấn đề: “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Mục tiêu chính của việc tìm hiểu vấn đề này là làm rõ vấn đề xuất khẩu lao động và công tác
mở rộng thị trường và từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm của lao động Việt Nam để lao động xuất khẩu của nước ta ngày càng
có vị thế vững chắc trên thị trường lao động quốc tế
Trang 2I.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG
1 Các khái niệm cơ bản:
Nguồn lao động:
Là nguồn lực về con người bao gồm số lượng dân cư trong độ tuổi lao động và
có khả năng lao động Nguồn lao động được nghiên cứu ở đây là nhằm vào khía cạnh khác: Trước hết nó là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, sau nữa xét vềkhía cạnh kinh tế - xã hội, nó là khả năng lao động của xã hội
Sức lao động:
Là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình tạo ra của cải xã hội, phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội
Thị trường lao động:
Là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường Một thị trường lao động tốt là thị trường mà ở đó lượng cầu về lao động tương ứng với lượng cung về lao động
• Thị trường lao động trong nước
Là một loại thị trường, trong đó mọi lao động đều có thể tự do di chuyển từ nơi này đến nơi khác nhưng trong phạm vi biên giới một quốc gia
• Thị trường lao động quốc tế
Là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường thế giới, trong đó lao động từ nước này có thể di chuyển sang nước khác thông qua Hiệp định, các thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia trên thế giới
Xuất khẩu lao động:
Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động
Trang 32. Thị trường hàng hóa lao động quốc tế
Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển kinh tế xã hội, cũng như
sự phân bố không đồng đều về tài nguyên, dân cư, khoa học công nghệ giữa các vùng, khu vực, và giữa các quốc gia, dẫn đến không một quốc gia nào lại có thể đầy đủ, đồng bộ các yếu tố cần thiết cho sản xuất và phát triển kinh tế
Để giải quyết tình trạng bất cân đối trên, tất yếu sẽ dẫn đến việc các quốc gia phải tìm kiếm và sử dụng những nguồn lực từ bên ngoài để bù đắp một phần thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sản xuất và phát triển kinh tế của đất nước mình
Thường thì các nước xuất khẩu lao động đều là những quốc gia kém hoặc đang phát triển, có dân số đông, thiếu việc làm hoặc có thu nhập thấp không đủ đảm bảocuộc sống gia đình và chính bản thân người lao động Nhằm khắc phục tình trạng khó khăn này, thì các quốc gia này phải tìm kiếm việc làm cho những người lao động đó từ bên ngoài Trong khi đó, ở những nước có nền kinh tế phát triển thườnglại có ít dân, thậm chí có nước đông dân nhưng vẫn không đủ nhân lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất do nhiều nguyên nhân như: Công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại nên không hấp dẫn lao động của chính nước họ gây ra thiếu hụt lao động
Để duy trì phát triển sản xuất thì các nước này chỉ còn cách là đi thuê lao động từ nước ngoài về làm việc ở những nước kém phát triển hơn, có nhiều lao động dư và
có khả năng cung ứng lao động làm thuê
Như vậy đã xuất hiện nhu cầu trao đổi giữa một bên là những quốc gia có nguồn lao động dôi dư với một bên là các nước có nhiều việc làm, cần thiết phải có đủ số lượng lao động để sản xuất Do đó vô hình chung đã làm xuất hiện (Cung - Cầu): cung là đại diện cho bên có nguồn lao động, còn cầu là đại diện cho bên các nước
có nhiều việc lam, đi thuê lao động Điều này cũng đồng nghĩa với việc đã hình thành lên một loại thị trường, đó là thị trường hành hóa lao động quốc tế
3 Các hình thức xuất khẩu lao động
a.Chia theo hàng hóa sức lao động
Xuất khẩu lao đông có nghề: là loại lao động trước khi ra nước ngoài làm việc thì
đã được đào tạo thành thạo một loại nghề nào đó và khi số lao động này ra nước ngoại làm việc có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải bỏ ra thời gian và chi phí để đào tạo nữa
Xuất khẩu lao động không có nghề: là loại lao động mà khi ra nước ngoài làm việc chưa được đào tạo một loại nghề nào cả Loại lao động này thích hợp với những công việc dơn giản, không cần trình độ chuyên môn hoặc phía nước ngoài cần phải tiến hành đào tạo cho mục đích của mình trước khi đưa vào sử dụng
Trang 4b.Chia theo cách thực hiện
Xuất khẩu lao động trực tiếp là hình thức các công ty cung ứng lao động trực tiếpcho các chủ sử dụng ở nước ngoài thông qua hợp đồng cung ứng đi làm việc ở nước ngoài Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về xuất khẩu lao động để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước
Xuất khẩu lao động tại chỗ là hình thức người lao động làm việc cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các tổ chức cơ quan ngoại giao của nước ngoài đóng tại nước của người lao động
c.Các hình thức xuất khẩu lao động mà nước ta đã sử dụng
Sau gần 30 năm thực hiện phát triển lĩnh vực xuất khẩu lao động với những kinh nghiệm bước đầu có được thi nước ta đã áp dụng được một số hình thức khác nhau trong hoạt động xuất khẩu lao động như:
Đưa lao động đi bồi dưỡng học nghề, nâng cao trình độ và làm việc có thời gian ở nước ngoài
Hợp tác lao động và chuyên gia
Đưa lao động đi làm việc tại các công trình doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu khoán xây dựng, liên doanh hay liên kết tạo ra sản phẩm ở nước ngoài
Cung ứng lao động trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nước ngoài thông qua các hợp đồng lao động được ký kết bởi các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch
vụ cung ứng lao động
Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động tại chỗ
4 Những đặc điểm, sự cần thiết và vai trò của việc xuất khẩu lao động
a.Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động
-Xuất khẩu lao động là một loại hoạt động kinh tế và diễn ra trên toàn thế giới
Ở nhiều nước trên thế giới, xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp quan trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng lên của nước họ và thu ngoại tệ bằng hình thức chuyển tiền về nước của người lao động và các lợi ích khác Nhữnglợi ích này đã buộc các nước xuất khẩu lao động phải chiếm lĩnh mức cao nhất thị trường lao động ở nước ngoài, mà việc chiếm lĩnh được hay không lại dựa trên quan hệ cung cầu sức lao động
-Xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội
Trang 5Thực chất, xuất khẩu lao động không tách rời khỏi người lao động Do vậy, mọi chính sách pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động phải kết hợp với chính sách
xã hội: Phải đảm bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài được lao động như cam kết ở trong hợp đồng, cũng như đảm bảo các hoạt động công đoàn hơn nữa, người lao động xuất khẩu dẫu sao cũng chỉ có thời hạn do vậy cần phải có những chế độ tiếp nhận và sử dụng người lao động sau khi họ hoàn thành hợp đồng và trở
về nước
-Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hòa giữa quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của tổ chức xuất khẩu lao động đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài
-Phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động
Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động lợi ích kinh tế của Nhà nước chính là khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về nước và các khoản thuế Lợi ích của các tổ chứcxuất khẩu lao động là các khoản thu được chủ yếu từ các loại phí giải quyết việc làm ngoài nước Còn lợi ích của người lao động chính là các khoản thu nhập -Xuất khẩu lao động là hoạt động mang tính biến đổi
Hoạt động xuất khẩu lao động phụ thuộc rất nhiều vào nước có nhu cầu nhập khẩu lao động do vậy cần phải có sự phân tích toàn diện các dự án ở nước ngoài đang và sẽ được thực hiện để xây dưng chính sách và chương trình đào tạo giáo dục định hướng phù hợp và linh hoạt
b.Sự cần thiết của việc xuất khẩu lao động
Theo số liệu điều tra năm 2009 cho thấy dân số Việt Nam là hơn 86 triệu người, trong độ tuổi lao động là 66% so với tổng dân số, hằng năm tăng thêm 1,2 triệu laođộng/năm, chiếm 3% trong tổng số lực lượng lao động Riêng lao động kỹ thuật cao 3 triệu người tốt nghiệp trung cấp (chiếm 3,9%), 1,1 triệu tốt nghiệp cao đẳng (chiểm 1,3%), 2,7 triệu tốt nghiệp đại học (chiếm 3,4%), 141 nghìn người có học
vị trên đại học (chiếm 0,2%) Chỉ có 4 triệu người chưa đi học (chiếm 5,1%) so vớidân số từ 5 tuổi trở lên
Với tình trạng tốc độ phát triển nguồn lao động nêu trên, mâu thuẫn giữa lao động và việc làm ngày càng trở nên gay gắt với nền kinh tế Nếu không giải quyết một cách hài hòa và có những bước đi thích hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội sẽ dẫn tới mất ổn định nghiêm trọng về mặt xã hội Cùng với hướng giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động là một định hướng chiến lược tích cựcquan trọng, lâu dài, cần phải được phát triển lên một tầm cao mới
Để giải quyết được vấn đề này, xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực cứucánh cho bài toán giải quyết việc làm không những của Việt Nam mà còn đối với
cả hầu hết các nước xuất khẩu lao động trong khu vực và trên thế giới
Trang 6c.Vai trò của việc xuất khẩu lao động
Với tư cách là một lĩnh vực hoạt động kinh tế, cần phải đươc xem xét, đánh giá các mặt hiệu quả tích cực mà xuất khẩu lao động đã mang lại Một khi nhận thức đúng đắn về hiệu quả của xuất khẩu lao động, cùng với việc vạch ra các chỉ tiêu, xác định nó là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hiện trạng và chỉ ra các phương hướng cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động
• Về mục tiêu kinh tế
Trong khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế chưa lâu, kinh tế nước ta còn gặp
vô vàn khó khăn, mọi nguồn lực còn eo hẹp thì việc hàng năm chúng ta đưa hàng vạn lao động ra nước ngoài làm việc đã mang về cho đất nước hàng tỷ USD/năm, đóng góp quan trọng vào việc phát triển đất nước
• Về mục tiêu xã hội
Mặc dù còn những hạn chế nhất định với tiềm năng, song xuất khẩu lao động Việt Nam trong những năm qua đã góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm, ổn định đời sống dân cư và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bước đầu đã đạt được những thành công nhất định về mục tiêu mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng
II.XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
1 Khái quát chung về lực lượng lao động ở Việt Nam.
Theo số liệu thống kê năm 2009 dân số Việt Nam là 85.789.573 người, là một nước đông dân thứ 3 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong những nước đôngdân nhất thế giới Theo báo cáo thì dân số của nước ta đã đạt đến “cơ cấu dân số vàng” với tỉ trọng dân số dưới độ tuổi lao động chiếm 25%, tỉ trọng dân số trong
độ tuổi lao động là 66% và dân số trên độ tuổi lao động là 9% Điều đó cho thấy nước ta đang sở hữu một lực lượng lao động tương đối dồi dào và đây cũng chính
là tiềm năng lớn để phát triển đất nước
Có thể khái quát cơ bản về đặc điểm của lực lượng lao động của nước ta như sau:
Trang 7• Lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, nhanh nhẹn cần cù và có khả năng nắm bắt công việc nhanh, có thể nói thương hiệu “lao động Việt Nam” đã và đang được đánh giá cao trên thị trường lao động quốc tế.
• Tỉ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên rõ rệt, hiện nay nước ta tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của nước ta chiếm khoảng hơn 25,3% trong đó tỉ lệ qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật chiếm khoảng 16,8% lực lượng lao động Điều này chứng tỏ rằng lực lượng lao động Việt Nam ngày càng được củng
cố về chất lượng
Tuy vậy lực lượng lao động nước ta còn gặp một số hạn chế như sau:
• Cơ cấu đào tạo giữa đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân kĩ thuật rất bất hợp lý, nó thể hiện ở chỗ tỉ lệ này là 1 – 2,6 – 4,2 trong khi đó ở các nước khác là 1 – 4 – 10
• Lực lượng lao động nước ta chưa có tác phong công nghiệp còn thấp, tính kỉ luật trong quá trình làm việc chưa cao
Nhìn chung, nước ta là một nước có nguồn lao động dồi dào, tốc độ phát triển
tương đối cao tuy nhiên lao động nước ta còn yếu về kĩ năng và trình độ lao động, một cơ cấu lao động bất hợp lý nên đã tạo ra một khó khăn lớn trong quá trình giải quyết việc làm Trong tương lai nếu không được khắc phục thì nguồn nhân lực không còn là điểm mạnh của nước ta trong quá trình phát triển đất nước
2 Khái quát chung về thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam
Chi phí nhân công rẻ và cung lao động dồi dào nên thị trường xuất khẩu lao độngViệt Nam có tính hấp dẫn cao Và cũng thật dễ hiểu tại sao thị trường xuất khẩu laođộng của Việt Nam ngày càng được mở rộng
Thị trường lao động của nước ta khá đa dạng và phong phú, đáp ứng được nhiều yêu cầu lao động của các nước Chính vì vậy mà lao động Việt Nam đã có mặt ở hầu hết khắp các châu lục trên thế giới Nhưng có thể thấy thị trường xuất khẩu laođộng của Việt Nam tập trung chủ yếu ở một số quốc gia ở châu Á có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán và khí hậu… cộng thêm vào đó là chi phí đi lại rẻ nên thu hút được nhiều lao động Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia…
Bên cạnh những thị trường lao động ở khu vực châu Á đang tiếp nhận lao động Việt Nam thì còn một số thị trường lao động khác vẫn tiếp nhận một số lượng lao động của nước ta không nhiều và chủ yếu tập trung ở các ngành nghề lao động giản đơn
Trang 83 Những thành tựu và hạn chế của xuất khẩu lao động Việt Nam từ năm 1980 đến nay
a.Những thành tựu của xuất khẩu lao động trong những năm qua
Trong những năm qua hoạt động xuất khẩu lao động là một trong những vấn
đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, đó là một trong những hoạt động nhằm giải quyết việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống dân sinh Có thể nói đây làmột trong những hoạt động thường niên mà Quốc hội đưa vào chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, đây cũng à xu hướng tất yếu trong thời kì hội nhập với kinh tế quốc tế
Trong nhiều năm qua hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, số lao động được đi làm việc không chỉ tăng theo cấp số cộng
mà đã tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây Nhìn lại thành tựu mà xuất khẩu lao đông nước ta đã mang lại qua các thời kì từ năm 1980 đến nay sẽ cho chúng ta thấy rõ điều đó
THỐNG KÊ SỐ LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU QUA CÁC THỜI KÌ
(Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
Trang 9Tóm lại, gần 30 năm đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nước ta đã
giải quyết được rất nhiều việc làm cho người lao động và góp phần cải thiện đời sống cho rất nhiều người lao động Có thể nói gần 30 năm qua xuất khẩu lao động
là một lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt mang lại lợi nhuận kinh tế tương đối cao cho cácdoanh nghiệp tham gia vào hoạt động này và góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế trong 30 năm qua Tuy nhiên xuất khẩu lao động ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót cần được khắc phục kịp thời
b.Những hạn chế của xuất khẩu lao động ở Việt Nam
Trải qua gần 30 năm thực hiện việc xuất khẩu lao động đi nước ngoài nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể như ta đã thấy ở trên nhưng công tác xuất khẩu lao động vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế đang nổi cộm mà chúng ta cần phải chấnchỉnh và khắc phục
Về chất lượng lao động là một điều rất được quan tâm của lao động Việt Nam, lao động nước ta được biết đến với những bất lợi thể hiện ở “ba không”: Không nghề, không ngoại ngữ và không tác phong công nghiệp Điều này trở thành một bất lợi lớn cho lao động nước ta khi làm việc ở nước ngoài
Như ta đã biết trình độ tay nghề của lao động Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài là rất thấp, chúng ta chủ yếu xuất khẩu những lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề, không có trình độ chuyên môn kĩ thuật
Sức khỏe của lao động nước ta vẫn còn rất nhiều hạn chế, lao động của nước ta chỉ đủ sức khỏe làm các công việc ở các ngành nghề như công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ, làm việc trong các nhà máy còn các công việc như đi biển, xây dựng thì chưa đạt yêu cầu
Trình độ ngoại ngữ của lao động được đánh giá là rất kém Nhiều lao động bị trả
về nước trước thời hạn do không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ
Kỉ luật lao động là một điều mà đã gây ra tai tiếng cho lao động nước ta khi làm việc ở nước ngoài Lao động nước ta khi làm việc ở các nước sở tại đều thiếu kỉ luật và thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện bảo hộ lao động
Bên cạnh đó tình hình xuất khẩu lao động ở nước ta còn tồn tại một số vấn đề trong công tác quản lý xuất khẩu lao động Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đưangười lao động đi làm việc ở nước ngoài tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp có văn phòng đại diện để giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động của mình
Một điều đáng lo ngại nữa là tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn còn diễn ra nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết Ở một số thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, tỷ lệ vi phạm hợp đồng của lao động nước ta vẫn cao ( khoảng 10 – 15%) làm ảnh hưởng tới uy tín của lao động Việt Nam
Trang 10Hiện tượng các tổ chức, cá nhân lợi dụng để lừa đảo, thu tiền bất chính của ngườilao động đi xuất khẩu lao động vẫn còn.
Ngoài ra vẫn còn một số hạn chế trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu lao động của nước ta còn hạn chế Hiện nay nước ta vẫn đang tập trung chủ yếu vào việc xuất khẩu lao động ở các thị trường truyền thống và chưa có sự phát triển những thị trường mới trong bối cảnh mà thị trường truyền thống đang ngày càng bịthu hẹp
III.XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2012
NĂM 2008 Tình hình kinh tế thế giới 2008:
Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàngloạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ - đã gây ra sự phá sản một loạt các công ty, các tập đoàn
trên thế giới Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo
theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ Thị trường chứng khoán khuynh đảo Kinh tế thế giới suy thoái Thị trường hàng hoá biến động khônlường Hậu quả là tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tình trạng thiếu việc làm trở nên trầm
trọng Các ngành kinh doanh dịch vụ việc làm cũng vì thế mà rơi vào tình trạng
khó khăn chồng chất khó khăn; ngành xuất khẩu lao động cũng có thể nói là một điển hình.
Theo dự đoán của các chuyên gia, kinh tế Mỹ nói riêng và thế giới sẽ tiếp tục đi xuống trong năm 2009 Cường quốc số một thế giới và nhiều nền kinh tế lớn khác
có xu hướng dần chuyển từ lạm phát sang giảm phát, trạng thái báo hiệu sự suy giảm kéo dài của nền kinh tế, biểu hiện ở sự đi xuống của thị trường tín dụng, nhà đất, lao động và hoạt động tiêu dùng Giá hàng hoá sẽ chưa thể sớm khởi sắc Thị trường chứng khoán cũng sẽ chờ tin tốt lành từ tình hình kinh tế mới có thể hồi phục
Mục tiêu xuất khẩu lao động:
Theo kế hoạch năm 2008, Cục Quản lý lao động Ngoài nước thuộc Bộ Lao Thương binh và Xã hội sẽ đưa khoảng 85.000 người đi lao động tại nước ngoài, tậptrung vào một số thị trường chủ lực như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản,Trung Đông Tuy nhiên chất lượng người lao động là những rào cản lớn nhất trong quá trình tiếp cận những thị trường cao cấp Chất lượng nguồn lao động là
Trang 11động-một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự thắng thế trong cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế Muốn mở rộng việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn cho laođộng Việt Nam ở nước ngoài, không có cách nào hữu hiệu bằng nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài Và sự cần thiết và lợi ích của việc gắn kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động và cơ sở dạy nghề trong việc chuẩn
bị nguồn lao động có trình độ kỹ năng nghề và ngoại ngữ cho thị trường ngoài nước
Tình hình xuất khẩu lao động 2008:
nước ngoài, vượt kế hoạch đề ra (85.000).
Hàn Quốc là một trong những thị trường hấp dẫn nhất đối với người lao động, vìđiều kiện làm việc và thu nhập tương đối cao Trong năm đã có hơn 18.000 lao động đi làm việc ở thị trường này
Đài Loan cũng là thị trường thu hút nhiều lao động, với 30.000 người lao động trong năm 2008 Tuy nhiên, một số doanh nghiệp Đài Loan gặp khó khăn do khủnghoảng tài chính toàn cầu nên đã có hơn 500 lao động Việt Nam phải về nước trước hạn
Lượng xuất khẩu lao động tại các thị trường
Đơn vị: người
Nhật
Bản
Hàn Quốc
Đài Loan
Malaysia Cata UAE Ả Rập
xê út
CH Séc
Ma Cao
Khác Tổng
2008 6142 18141 31631 7810 10789 2845 2987 1871 1417 11355 94988
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước
Dựa vào biểu đồ lượng xuất khẩu lao động năm 2008, ta có thể thấy Đài Loan là nước có lượng lao đông xuất khẩu cao nhất với 31631 người, đứng thứ 2 là Hàn Quốc 18141 người, thứ 3 là Cata với 10789 người Hàn Quốc và Đài Loan là 2 điểm đến mà lao động Việt Nam thường chọn lựa, 2 nước này có tốc độ tăng
trường kinh tế cao, thu nhập GDP/ đầu người, phúc lợi xã hội được chú trọng Đầu năm 2008 Việt Nam cũng đã ký hiệp định về hợp tác lao động với Qatar Đó
là cơ sở quan trọng để Trung Đông sẽ trở thành thị trường điểm nhấn của ngành xuất khẩu lao động nước ta Ông Nguyễn Xuân Vui, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại hàng không
(Airseco), một trong những doanh nghiệp đang dẫn đầu về số lượng xuất khẩu lao động sang Trung Đông cho biết, trong khu vực này, Ả rập Xê-út là nước có nhu cầu lao động lớn nhất, mỗi năm cần khoảng 800- 900 nghìn lao động từ các quốc gia có nhu cầu về xuất khẩu lao động, thuộc nhiều ngành nghề
Trang 12Năm 2008 số lượng lao động tăng so với năm 2006 là 14848 người (tương đươngvới 119%), và so với 2007 tăng 10363 người (tương đương với 113%) Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, nên tốc độ tăng của năm 2008 chậm hơn 5,6% so với tốc độ tăng của năm
2007 Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều công ty phá sản, nền kinh tế đình trệ thì con
số trên đã thể hiện những nỗ lực hết mình của chính phủ và các ban ngành đối với
sự phát triển ngành xuất khẩu lao động
Con số này cũng đánh dấu những bước tiến của ngành xuất khẩu lao động trong bước đầu của quá trình suy thoái kinh tế Đó là thành quả của quá trình nỗ lực không ngừng tìm đầu ra cho thị trường lao động nước nhà Nhưng trong cái được của ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam, ta cũng thấy nhiều nhược điểm Thứ nhất, thị trường lao động của chúng ta chủ yếu tập trung vào một số thị trường cũ như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc…; trong đó một loạt các thị trường tiềm năng
có thu nhập cao khác như Mỹ, Anh, Pháp thì chúng ta vẫn chưa chạm tới được Nếu có thì cũng chỉ là một vài doanh nghiệp ký kết hợp đồng trực tiếp, còn thực tế thì Việt Nam chưa có một cung chính thức nào Trong giai đoạn hiện nay, chúng tamới chỉ đang tìm hiểu các thị trường đó một cách dè dặt, chưa có những chính sáchmang tính chiến lược, bứt phá… Thứ hai, lao động của chúng ta xuất khẩu chủ yếu
là lao động thủ công, tay nghề chưa cao Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo xuất khẩu đi các nước của nước ta chỉ đạt15% Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động, nguồn thu cho ngân sách và cho chính bản thân người lao động
Trong năm 2008, Chính phủ đã có những hành động cụ thể để thúc đẩy xuất
khẩu lao động, như phê duyệt dự án "Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần
giảm nghèo nhanh, bền vững tại các huyện nghèo giai đoạn 2009-2015", kết hợp các doanh nghiệp hỗ trợ người lao động diện chính sách về phí đào tạo, ăn ở, đi lại,thủ tục làm việc ở nước ngoài cùng các chính sách tín dụng ưu đãi Cụ thể:
+Chính sách xuất khẩu lao động: hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi
dưỡng văn hóa, đào tạo định hướng (bao gồm cả ăn, ở, đi lại, trang cấp ban đầu, chi phí làm thủ tục và cho vay vốn ưu đãi) để lao động các huyện nghèo tham giaxuất khẩu lao động; phấn đấu mỗi năm đưa khoảng 7.500 - 8.000 lao động ở các huyện nghèo đi làm việc ở ngoài nước (bình quân 10 lao động/xã)
+Tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm: đầu tư xây dựng mỗi huyện 01 cơ sở dạy nghề tổng hợp được hưởng các chính sách ưu đãi, có nhà ở nội trú cho học viên để tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp; dạy nghề tập trung để đưa lao động nôngthôn đi làm việc tại các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động
+Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực các Chương trình giảm nghèo, chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của Chương trình; xây dựng đề án xuất khẩu lao động; trình, ban
Trang 13hành chính sách hỗ trợ học nghề và xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo; chỉ đạo
ưu tiên đầu tư các cơ sở dạy nghề, tổ chức đào tạo nghề gắn với việc làm và xuất khẩu lao động
NĂM 2009
Tình hình thế giới 2009:
Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, năm 2009 kinh tế thế giới giảm sút, đặc biệt là trong nửa đầu năm kinh tế của các nước phát triển trải qua mộtcuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước đến nay Cùng với sự ổn định về tiền tệ, thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế của các nước, đến nửa cuối năm 2009 thị trường tiền tệ quốc tế dần ổn định trở lại, tiêu dùng và đầu tư hồi phục với tốc độ chậm, kinh tế tụt dốc giảm tốc độ và bắt đầu hồi sinh Theo số liệu của Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2009 kinh tế thế giới năm giảm 0,6% và đồng thời cho rằng, thời kỳ khó khăn nhất của kinh tế thế giới đã qua
đi, thị trường vốn của các quốc gia chủ yếu đã dần dần ổn định trở lại, công nghiệpchế tạo đã bắt đầu hồi phục tăng trưởng, thương mại XNK đã tăng rõ nét, dự kiến trong năm 2010 kinh tế thế giới sẽ hồi phục tăng trưởng, tốc độ đạt 4,2%, trong đó tăng trưởng của các nước phát triển là 2,3%, còn thị trưởng mới nổi và các nước đang phát triển là 6,3% Đến năm 2011, dự kiến tăng trưởng của kinh tế thế giới đạt 4,3%, trong đó các nước phát triển đạt 2,4% , còn thị trường mới nổi và các nước đang phát triển là 6,5%
Mục tiêu và tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam trong năm 2009:
Mục tiêu: Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, kế hoạch năm
2009 Việt Nam sẽ xuất khẩu 90.000 lao động Trung Đông (Các tiểu Vương quốc
Ả rập Thống nhất - UAE, Ả rập Xê út, Qatar) được Bộ LĐ – TB&XH nhận định là thị trường ít bị ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính Đây vẫn là thị trường lao độngtrọng điểm của Việt Nam trong năm 2009 Các thị trường truyền thống như
Malaysia, Đài Loan bắt đầu cắt giảm lao động do khủng hoảng kinh tế Nhiều lao động làm việc trong các lĩnh vực điện tử, chế tạo, xây dựng thiếu việc làm, giảm thu nhập Để đối phó khủng hoảng tài chính và thực hiện chỉ tiêu đưa 90.000 ngườingười lao động đi nước ngoài làm việc trong năm 2009, Bộ LĐ-TB&XH khuyến cáo doanh nghiệp và người lao động nên lựa chọn những thị trường có nhu cầu tiếpnhận lao động số lượng lớn Các doanh nghiệp nên thẩm định kỹ hợp đồng và đào tạo bài bản để tránh thiệt hại cho người lao động
Trang 14Tình hình xuất khẩu lao động năm 2009:
Tính đến tháng 8/2009 theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, cả nước đã xuất khẩu được 45.634 người, đạt 50,7% so với kế hoạch cả năm Thị trường tiếp nhận chủ yếu là Đài Loan (13.202 người); Hàn Quốc (5.549 người); Nhật Bản (3.793 người); Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) (3.051 người); Li Bi (2660 người); Ma Cao (2.349 người); Malaysia (1.666 người); Nga (1.484 người); các thị trường khác là 11.880 người Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như vậy, con số 8 tháng đầu năm nêu trên là những kết quả tích cực và đồng thời cũng là kết quả nỗ lực của các ban ngành, đặc biệt là của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, tính trong cả năm
2009 có:
- Số người đi lao động ở nước ngoài: Tính đến 31/12/2009, Việt Nam đã đưa gần
75.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt gần 83% kế hoạch đề ra từ đầu năm (90.000 lao động) Số lượng lao động đưa đi một số thị trường chính:
• Đài Loan: 21.667 lao động
• Hàn Quốc: 7.578 lao động (trong đó: 4.837 là số đi mới và 2.741 là đi lại)
• Nhật Bản: 5.456 tu nghiệp sinh và lao động
Tổng số
- Số lao động về nước trước hạn do không có việc làm: khoảng 9000 lao động;
- Số Doanh nghiệp dịch vụ XKLĐ: có 164 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động dịch vụ XKLĐ; Trong đó nhiều đơn vị còn thiếu kinh nghiệm và năng lực hoạt động Trong ba năm gần đây, có tới 29 doanh nghiệp không xuất khẩu được lao động nào; 16 doanh nghiệp xuất khẩu dưới 100 lao động và chỉ có 81 doanh nghiệpxuất khẩu được trên 500 lao động
- Số lượng các khiếu nại trong lĩnh vực XKLĐ: (Số liệu từ Phòng Thanh tra Cục Quản lý Lao động ngoài nước): 521 đơn khiếu nại trong đó nhiều khiếu nại tập thể
Trang 15và tập trung nhiều ở các thị trường Đài Loan, Cộng hòa Liên bang Nga, Cộng Hòa Czech Năm 2006, số lượng đơn khiếu nại là 212 đơn.
- Lượng kiều hối gửi về của người lao động xuất khẩu mỗi năm: khoảng 2 tỷ USD; Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, để đạt mục tiêu tăng số lượng lao động đilàm việc ở nước ngoài đến năm 2010 là hơn 100.000 lao động, Cục sẽ thực hiện một số giải pháp trọng tâm như đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người lao động sang thị trường trọng điểm Malaysia; mở rộng các thị trường mới, thị trường có thunhập cao, khuyến khích XKLĐ có nghề, lao động kỹ thuật…
So với nguồn lao động dồi dào của Việt Nam hiện nay, thì việc hoàn thành chỉ tiêu trên không phải là khó Nếu như trong thời gian qua, các hoạt động liên quan tới việc XKLĐ được thực hiện nghiêm túc, có sự quản lý tốt, thì con số đi lao động
ở nước ngoài có thể lớn hơn nhiều, so với kết quả đã đạt được
Trong năm 2009 Chính phủ tiếp tục thông qua dự án "Hỗ trợ các huyện nghèo
đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2020", triển khai tại 62 huyện nghèo trong nước Đây là chính sách xuất khẩu lao
2009-động có phạm vi và ảnh hưởng lớn nhất tính đến thời điểm 2009 NLĐ ở các huyệnnghèo trước đây có thể chưa đủ điều kiện kể cả về trình độ văn hoá, trình độ nghề, tài chính thì bây giờ được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ những điều kiện đó để làm việc
ở nước ngoài Đối với các DN, Nhà nước cũng tổ chức đưa họ đến tận những địa phương nghèo, xa xôi để tuyển lao động Chủ trương tuyển lao động này được quán triệt và giao nhiệm vụ cho cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã phổ biến trực tiếp cho NLĐ, giúp họ nắm được để tham gia
Tuy nhiên, việc triển khai Đề án này cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc
Đó là, trình độ văn hóa, tay nghề, sự hiểu biết về xã hội của NLĐ ở các huyện nghèo còn thấp Bên cạnh đó, phong tục tập quán của họ còn có rất nhiều điều chưa phù hợp để có thể đi làm việc ở nước ngoài Việc phổ biến tuyên truyền, tổ chức các lớp học theo Đề án cũng rất khó khăn Ngoài ra, tại một số huyện, chính quyền địa phương vẫn chưa thực sự vào cuộc, còn phó mặc cho các DN, không tiếp tục triển khai đến cấp xã nên người dân không có thông tin về chính sách hỗ trợ của Nhà nước để đăng ký tham gia, như tại Phú Thọ, Thanh Hoá…
Thống kê về lao động xuất khẩu có nghề và không có nghề 2 năm 2008, 2009:
Trang 16Qua bảng số liệu trên cho thấy giai đoạn này nước ta đã chú ý đến xuất khẩu lao động có nghề ra nước ngoài, tỉ lệ không hoàn toàn là 100% nhưng đang từng bước được nâng lên Theo Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam thì đến năm 2010 số
lao động xuất khẩu có tay nghề đạt trên 75% Ngành nghề mà chúng ta có sử dụng
nhiều lao động xuất khẩu cũng chỉ hạn chế như ngành xây dựng, vận tải biển, khán
hộ công và giúp việc gia đình, thuyền viên tàu cá, dệt may…; trong khi đó các ngành nghề đòi hỏi tay nghề và trình độ như các ngành công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng…thì số lượng lao động của Việt Nam còn khiêm tốn Bài toán nhằm giải quyết trình độ của người lao động đang là một vấn đề được đưa ra bàn luận tại các cuộc họp của Quốc hội Bởi Việt Nam xuất phát điểm từ một đất nước thuần nông, mọi lối sống, tác phong của người Việt Nam đều bị ảnh hưởng mãnh
mẽ bởi nền nông nghiệp canh tác lúa nước Đây là một trong những khó khăn mà chúng ta không thể khắc phục trong một sớm một chiều; cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhân dân và chính phủ
NĂM 2010
Dự đoán về xuất khẩu lao động của Việt Nam năm 2010
Theo Cục Quản lí lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội),
năm 2009 cả nước có gần 75.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài, đạt 83%
kế hoạch Mặc dù không đạt kế hoạch đề ra nhưng Bộ vẫn nhận định, năm
2010 thị trường xuất khẩu lao động sẽ có dấu hiệu phục hồi do nhu cầu tuyển dụng lao động của các khu vực thị trường dần tăng cao, nền kinh tế bắt đầu ổn định trở lại Nhiều thị trường lao động lớn truyền thống của Việt Nam như HànQuốc, Đài Loan (Trung Quốc), Ma-lai-xi-a, Nhật Bản đang có nhu cầu tiếp nhận một số lượng lớn lao động trong năm 2010 Một số thị trường lao động mới như Li-bi, Các tiểu vương quốc A Rập thống nhất, các nước Trung Đông tiếp tục có nhu cầu cao về nguồn lao động tạo cơ hội cho thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam phục hồi
Thực tế xuất khẩu lao động năm 2010
Kinh tế thế giới 2010 trải qua một năm đầy những biến động bất ngờ, mà trong
đó nổi bật là sự phục hồi kinh tế không đồng đều giữa các khu vực, tình hình nợ công của khu vực châu Âu, nguy cơ lạm phát khiến nhiều nước quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ và thị trường tài chính biến động phức tạp
Trang 17Trong năm, Bộ Lao động-thương binh và xã hội đã đề ra một số giải pháp như:
hỗ trợ thanh niên, người nghèo vay vốn học nghề; thực hiện đề án hỗ trợ các huyệnnghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững giai đoạn 2009 - 2020; đổi mới căn bản công tác đào tạo, huấn luyện người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; tăng cường quản lý, bảo vệ quyền lợi cho người lao động làm việc ở nước ngoài; kiểm tra, giám sát chặt chẽ, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong XKLĐ
Theo số liệu tổng kết của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2010 Việt Nam đưa được 85.546 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 100,64% kế hoạch, tăng 16,4% so với năm 2009 Trong đó: