1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng hoạt động xuất khẩu của việt nam và giải pháp thúc đẩy

19 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 842 KB

Nội dung

thực trạng hoạt động xuất khẩu của việt nam, đánh giá chính sách xuất khẩu, biện pháp thúc đẩy xuất khẩu

Trang 1

Phần một: Tóm tắt nội dung 1

I Mục tiêu xuất khẩu và chính sách xuất khẩu của Việt Nam 2

III. Đánh giá về chính sách xuất khẩu và việc thực hiện chính sách của

2 Đánh giá về việc thực hiện chính sách của các doanh nghiệp 12

Trang 2

PHẦN MỘT.

TÓM TẮT NỘI DUNG

Trang 3

I Mục tiêu xuất khẩu và chính sách xuất khẩu của Việt Nam

Bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu “mở cửa” nền kinh tế Trong đó, chính sách ngoại thương lúc này bắt đầu hướng tới mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa thị trường Kể từ đây, hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu nói

riêng của Việt Nam bắt đầu phát triển Nghị định 114-HĐBT ngày 7-4-1992 và Nghị định 33-CP ngày 19-4-1994 thay thế nghị định trên đã được thông qua nhằm đổi mới

quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, theo hướng bảo đảm sự quản lý Nhà nước thống nhất đối với xuất nhập khẩu, nới lỏng cơ chế quản lý để khuyến khích phát triển xuất khẩu, mở rộng quyền trực tiếp xuất khẩu của các doanh nghiệp, thay đổi về thuế và cách thực hiện các công cụ quản lý

Để tiếp tục khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, Nghị định 57-CP ngày 31-7-1998, đã

mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh

tế Chính sách này có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu, do đó góp phần tăng trưởng kinh tế, đồng thời đưa nước ta hội nhập sâu hơn với nến kinh tế thế giới Đây là được coi là bước ngoặt quan trọng là cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng hóa dịch vụ

Trước năm 2001, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ được xuất khẩu hàng hóa

đã đăng ký trong giấy đăng ký kinh doanh Trên thực tế nhiều doanh nghiệp tư nhân còn

bị hạn chế xuất khẩu trong một số lĩnh vực bởi một số quy định của quản lý Nhà nước

Năm 2001, Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg lần đầu tiên công bố cơ chế quản lý xuất

nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005, cho phép mọi thương nhân được phép xuất khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề, ngành hàng đăng ký

Gần đây nhất, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24-2-2011 của Chính phủ, Bộ Tài

chính đã đề xuất đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, giảm nhập siêu Theo đó, sẽ xem xét

miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế với nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu; tiếp tục tạm hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong năm 2011 Bộ Tài chính sẽ rà soát để giảm thuế đối với những nguyên liệu đầu vào trong nước chưa sản xuất được và nghiên cứu tăng thuế xuất khẩu lên mức phù hợp đối với những mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu

Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn đến 2020 cũng đề ra mục

tiêu là: “Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ; mở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh; hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới” (Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ

2011-2020, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI) Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng

được xuất nhập khẩu

Trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế thời kỳ 2011-2020, quan điểm

cụ thể để phát triển xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới là:

Trang 4

- Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

- Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định

và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khẩu

- Phát triển xuất khẩu góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm đảm bảo công bằng xã hội, chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các thành phần tham gia xuất khẩu

Trên cơ sở mục tiêu định hướng chung nêu trên, một số định hướng cụ thể phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2020 là:

- Xác định phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường thế giới và lợi thế của Việt Nam là khâu đột phá trong phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Các mặt hàng mới là các mặt hàng chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao

- Giai đoạn 2011-2015 tập trung phát triển xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động rẻ như thuỷ sản, nông sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm chế tác công nghệ trung bình Tuy nhiên cần chuẩn bị điều kiện để gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến

- Giai đoạn 2016-2020 tập trung phát triển các mặt hàng công nghiệp mới có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ và chất xám cao, trên cơ sở thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, những ngành chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao

- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm xuất khẩu hàng thô, nông sản, thuỷ sản, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng công nghiệp chế tạo như điện tử, viễn thông, vật liệu xây dựng, đồ gỗ…

- Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thu hút nhiều lao động rẻ, ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng thấp Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng năng lượng và tài nguyên

- Tập trung phát triển thị trường cho các sản phẩm có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn Trước hết là khai thác

cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu

và các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN… Khai thác các thị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu, châu Phi và châu Mỹ La tinh… Trước khi gia nhập WTO, Nhà nước đã có một số ưu đãi dành cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp như:

 Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu

 Nhà nước cung cấp tín dụng xuất khẩu

Trang 5

 Nhà nước trợ cấp xuất khẩu

 Chính sách tỷ giá hối đoái được thực hiện theo hướng phá giá đồng nội tệ nhằm thúc đẩy xuất khẩu

 Các ưu đãi về thuế

Ở Việt Nam thuế xuất khẩu được áp dụng đối với một số ít mặt hàng với mục tiêu là nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô, chứ không phải nhằm mục tiêu là ngân sách Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với một số mặt hàng sau:

- Hàng xuất khẩu để trả nợ nước ngoài

- Hàng được khuyến khích xuất khẩu

- Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho nước ngoài

- Hàng xuất khẩu của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài

Chính phủ cũng thực hiện chính sách hoàn thuế đối với một số mặt hàng sau:

- Hàng đã kê khai và nộp thuế xuất khẩu nhưng không xuất khẩu hoặc xuất khẩu rất ít

- Hàng vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu hoàn thuế tương ứng

tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm

- Hàng nhập để tạm xuất- tái xuất- tái nhập để đem đi dư hội chợ triễn lãm

Năm 2007, khi Việt Nam gia nhập WTO, đánh dấu những thay đổi lớn trong hệ thống chính sách của nước ta, trong đó có chính sách về khuyến khích xuất khẩu Theo

đó, ta phải bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp xuất khẩu

Cuối năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ký Văn bản số 124/2008/QĐ-TTg bãi bỏ Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27-9-1999 của về việc thành lập, sử dụng, quản

lý Quỹ hỗ trợ xuất khẩu Trước đây, Quỹ này cho phép các doanh nghiệp (DN) được thưởng trực tiếp nếu có kim ngạch xuất khẩu cao, được hỗ trợ lãi suất ngân hàng khi mua nông sản xuất khẩu nhưng hiện nay, mọi sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không còn

Trước đây, theo Nghị định 36 ban hành năm 1997, doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp, nếu có tỷ lệ xuất khẩu trên 80% sản phẩm làm ra thì sẽ được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian thực hiện

dự án (có thể đến 50 năm) Đây là mức ưu đãi cao nhất lúc bấy giờ Ngoài ra, những doanh nghiệp trong khu công nghiệp nếu chỉ xuất khẩu trên 30% nhưng sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư trong nước thì được hưởng thuế ưu đãi 15% Tuy nhiên, Nghị định 24/2007 đã bãi bỏ tất cả những ưu đãi liên quan đến tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa như trên Các doanh nghiệp chỉ còn tiếp tục hưởng ưu đãi đến cuối năm 2011

Thay vào đó, Nhà nước đã có những ưu đãi khác để hỗ trợ doanh nghiệp mà không

vi phạm các quy định của WTO

Trang 6

Nhà nước có ưu đãi về sử dụng lao động Doanh nghiệp trong khu chế xuất tuy không còn được ưu đãi về “chế xuất” nữa nhưng nếu có từ 500 đến 5.000 lao động thì được xem là “lĩnh vực ưu đãi” và được hưởng mức thuế 20% trong 10 năm; còn nếu có trên 5.000 lao động thì sẽ được xếp vào “lĩnh vực đặc biệt ưu đãi” và sẽ được hưởng thuế suất 10% trong 15 năm

Nhà nước có thể hỗ trợ gián tiếp cho các DN thông qua các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia

Ngoài ra trong năm 2010 vừa qua, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu, đồng thời chỉ đạo ngành hải quan thực hiện cải cách thủ tục để rút ngắn thời gian thông quan và thời gian quyết toán thuế, nhất là đối với nguyên liệu nhập khẩu sản xuất và gia công hàng hóa Đây là những biện pháp hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp mà không vi phạm các quy định của WTO

II Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

1 Thành tựu đạt được của hoạt động xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh qua các năm.

Với chính sách mở, hàng hóa của Việt Nam không còn xa lạ gì với người tiêu dùng trên thế giới Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng nhanh qua các năm Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục từ năm 1992 đến nay, với tốc độ tăng hầu như luôn cao hơn tốc độ tăng GDP Nếu so sánh với năm 1986 thì năm 2010 xuất khẩu tăng gấp 91 lần Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP có xu hướng tăng, những năm gần đây đạt trên 50%, chứng tỏ độ mở cửa của nền kinh tế đã khá phù hợp với định hướng nền kinh tế

Nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn 2001

-2010 ở mức cao, đạt 19%/năm Quy mô xuất khẩu tăng từ 15 tỷ USD năm 2001 lên 72,19 tỷ năm 2010, tăng hơn 4,7 lần Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên GDP tăng 46% năm 2001 lên 70% năm 2010

Trang 7

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

KNXK

(triệu USD)

15029 16706 20149 26485 32447 39826 48561 62685 57096 72191

Mặt hàng xuất khẩu đa dạng và chất lượng hàng xuất khẩu được chú ý nâng cao theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Nhìn chung, tất cả các mặt hàng đã tham gia xuất khẩu đều có số lượng xuất khẩu năm sau tăng hơn năm trước, trong đó có nhiều mặt hàng chủ lực giữ được giá trị ổn định và có mức tăng khá như gạo, dầu thô, hàng dệt may… Năm 1991 mới chỉ có 4 mặt hàng đạt kim ngạch 100 triệu USD trở lên là dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất là dầu thô cũng chỉ đạt 581 triệu USD/năm Đến năm 2010 đã

có đến 18 mặt hàng xuất khẩu chủ lực Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực tăng mạnh

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 trong đó 18 mặt xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD với tổn kim ngạch đạt 54,595 triệu USD, chiếm 76% tổng kim ngạch cả nước

Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú và đa dạng Nếu như năm 2004, Việt Nam chỉ có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD thì đến hết năm 2010 đã có

18 nhóm hàng, trong đó có 10 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và 8 nhóm hàng trên 2 tỷ USD Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đã có mặt trên thị trường của

220 nước và vùng lãnh thổ

18 mặt hàng xuất khẩu chủ lực năm 2010

STT Mặt hàng Kim ngạch (1000USD)

Trang 8

Các mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD năm 2010:

Đạt trên 11,172 tỷ USD Tăng 11 lần so với năm 2001 Thay thế vị trí dẫn đầu của dầu khí

từ năm 2009 Nhiều cơ sở may xuất khẩu đặt ở nông thôn với nhiều thuận lợi về đất đai, nhân công, hạ tầng giao thông được cải thiện

Thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ luôn chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành Dệt may, bằng khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này Tiếp đến

EU chiếm 18%, và Nhật Bản chiếm 11%

Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1,6 tỷ USD năm 2001 lên tới hơn 5 tỷ USD năm 2010 Đó là một “kỳ tích” mặc dù nhóm hàng này luôn bị các thị trường lớn áp thuế chống phá giá

Thị phần xuất khẩu chính năm 2010 là EU với 2 tỉ USD, Hoa Kỳ (1,3 tỉ USD), Nhật Bản (115 triệu USD) Từ ngày 31/3/2011, Ủy ban Châu Âu quyết định ngừng áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam tạo cơ hội tốt để tăng kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá ba sa đã lên tới gần 1,4 tỷ USD, dự kiến năm 2011 đạt 1,55

tỷ USD cùng với vai trò của Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) trong việc bảo vệ người sản xuất trước áp lực, khuyến cáo, kiện tụng ở nước ngoài

Năm tới, kỳ vọng xuất khẩu khoảng 5,5 tỷ USD hàng thủy sản với thị trường chính là Mỹ, Nhật, EU (tương đối ổn định), tiếp tục sang thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc…

Theo số liệu thống kê, lượng dầu thô xuất khẩu đạt mức cao nhất là 20 triệu tấn năm 2004, giảm dần còn gần 8 triệu tấn năm 2010, lý do chính là dầu thô dành cho nhà máy Lọc dầu Dung Quất (5 triệu tấn năm 2010) Tuy nhiên, ngành dầu khi Việt Nam vẫn là đơn vị chủ lực về doanh thu (đạt từ 15 -30% tổng GDP cả nước trong nhiều năm qua)

- Điện tử, máy tính và linh kiện:

Năm 2010 đạt 3.558 triệu USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2001 Tổng thư ký Hiệp hội Điện tử - Tin học Việt Nam, cho biết: “Công nghiệp điện tử ở Việt Nam có thể nói gần như con

số không, 95-98% sản phẩm điện tử, tin học xuất đi từ Việt Nam là của các DN có vốn đầu tư nước ngoài Hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng trong các sản phẩm điện tử, máy tính xuất

đi từ Việt Nam chỉ vài %” Trong “làng điện tử” kể đến các DN nước ngoài đăng kí vốn đầu tư lớn (trên 1 tỷ USD) như: Canon, Intel, Nidec, Foxconn, Samsung, Fujitsu

Năm 2004, xuất khẩu của nhóm đạt 1 tỷ USD, từ đó đến nay mỗi năm tăng bình quân khoảng gần 400 triệu USD (riêng năm 2009 giảm 170 triệu so với năm trước) Thị trường Mỹ chiếm đến trên 40% kim ngạch xuất khẩu Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là đồ nội thất gia đình, văn phòng

Năm 2011 và các năm tới xuất khẩu mặt hàng này gặp khó khăn từ các hàng rào kỹ thuật như: Đạo luật Lacey của Mỹ có hiệu lực từ ngày 1/4/2010, bắt buộc DN xuất khẩu phải có chứng nhận FSC của Hội đồng quản lý rừng bền vững thế giới Đến tháng 1/2012, đạo luật

Trang 9

FLEGT của EU cũng sẽ có hiệu lực đòi hỏi xuất xứ nguồn nguyên liệu Thiếu nguyên liệu cùng với khó khăn khi mua ngoại tệ có thể giảm kim ngạch của ngành gỗ năm 2011

- Gạo:

Năm 2010, xuất khẩu gạo đạt mức cao nhất với 6,8 triệu tấn (gấp 1,8 lần về lượng so với năm 2001) Tương lai có thể vượt Thái Lan về nếu tăng được sản lượng và đạt giá bán bằng Thái Lan

Năm 2011, xuất khẩu gạo theo lộ trình thực hiện các cam kết WTO, thị trường lương thực trong nước năm nay sẽ mở cửa tự do cho các DN nước ngoài

- Máy, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải, phụ tùng khác:

Ở Việt Nam, nhóm hàng hóa này xuất khẩu thấp xa so với nhập khẩu, từ năm 2001 đến

2010 nhập cao hơn xuất từ 3 đến trên 6 lần Với con số xuất khẩu năm 2010 đạt hơn 3 tỷ USD

có sự đóng góp quan trọng của nhóm hàng máy nông nghiệp, động cơ, và phương tiện vận tải ( nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1504 triệu USD)

Năm 2010, nhóm sản phẩm này đạt 2.855 triệu USD chiếm gần 4% tổng kim ngạch Đây

là nhóm sản phẩm nhập khẩu để gia công bán vàng miếng cho nhu cầu trong nước, tạm nhập tái xuất vàng có tỷ lệ lớn trong kim tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nhóm hàng này

Năm 2010 năm, diện tích cao su trong nước ở mức 300.000 ha, xuất khẩu đạt 2.376 triệu USD chiếm 3,32% tổng kim ngạch xuất khẩu Tập đoàn Cao su Việt Nam và một số DN đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, nếu thuận lợi thì tới năm 2020 sẽ có diện tích bằng trong nước, ngành Cao su Việt Nam có cơ hội đứng vào vị trí hàng đầu thế giới (hiện xếp thứ 5 ở Đông Nam Á)

Chất lượng hàng hóa được nâng lên đáng kể, bước đầu tạo ra sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời gây tác động tích cực tới chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước.

Hiện nay, gạo, dầu thô, thủy sản, hàng may mặc, giày dép, cà phê, nhân điều, hạt tiêu… xuất khẩu từ Việt Nam đã từng bước được thừa nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Các nhà trong nước đã chú trong đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm khá nhanh Một số mặt hàng đã dần xác định được vị thế trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê Riêng mặt hàng cà phê nay xuất khẩu đến 86 quốc gia với những thương hiệu mạnh trên thị trường như cà phê Trung Nguyên, cà phê Đăc Lak và Buôn Ma Thuột…

Năm 2009, có 295 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam được EU cấp chứng nhận về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ cấu mặt hàng xu hướng thay đổi tích cực.

Hàng nguyên liệu thô dần dần được thay thế bằng hàng chế biến và chế biến sâu (trong đó có chế tạo), cơ cấu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản giảm dần Nhóm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng dần lên trong tổng kim ngạch xuất khẩu

Trang 10

Thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng và hình thành rõ thị trường trọng điểm.

Vài năm gần đây, nhiều thị trường mới được khai thông hoặc mở cửa rộng thêm về quy mô đặc biệt trong xuất khẩu, như thị trường Mỹ, Australia, các nước Châu Phi và Trung Cận Đông

Xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước

đã có mức tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

2 Những hạn chế của hoạt động xuất khẩu

Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu chưa cao và còn nhiều tự phát thiếu ổn định.

Giá trị xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và lao động

Theo Hiệp hội doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) , kể từ ngày 9/6/2011, Nhật Bản đã chính thức tăng cường tần suất kiểm tra dư lượng enrofloxacin từ 30% lô tôm lên mức 100% ngay sau khi phát hiện thêm 01 lô tôm của Việt Nam nhiễm

dư lượng chất này vượt mức cho phép Điều này đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam

Xuất khẩu thô gia công xuất khẩu còn chiêm tỷ trọng khá lớn với hiệu quả xuất khẩu còn thấp.

Mặt dù cơ cấu có chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng chế biến

và chế biến sâu, nhưng cho đến nay xuất khẩu hàng hóa thô và sơ chế còn nhiều hạn chế vẫn chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch Nhiều mặt có kim ngạch lớn ví dụ như dệt may, giày dép… chủ yếu là gia công nước ngoài Chi phí sản xuất cao và xuất thô, làm gia công xuất khẩu nên hiệu quả thấp

Một biểu hiện nữa của xuất khẩu bộc lộ nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều

về các mặt hàng khoáng sản, nông, thủy, hải sản Các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công Như vậy xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị xuất khẩu

Tính đến hết năm 2009, tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghệ cao của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Trong khi đó, tỷ lệ này của Trung Quốc là 35%, Thái Lan là 40%, Malaysia là 60% Điều đáng nói là tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam ít thay đổi trong 10 năm gần đây

Khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới còn thấp Nhiều vụ kiện gần đây ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.

Có thể nhận định rằng dù Việt Nam là nước chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn các mặt hàng lớn như cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới, gạo cũng đang đứng thứ 2 thế giới

và xu hướng đứng thứ nhất khi Thái Lan tuyên bố sẽ nâng giá gạo lên để đảm bảo thu nhập cho người dân và nhiều mặt hàng khác, nhưng giá của chúng ta thường bị trả thấp

và luôn dao động và bị các doanh nghiệp nước ngoài chi phối Xuất khẩu của chúng ta

Ngày đăng: 07/10/2014, 23:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w