1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn đánh giá chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013 2015 của ủy ban dân tộc

88 36 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 179,75 KB

Nội dung

Bộ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NOI vụ HÀ NỘI KHOA HÃNH CHỈNH HỌC tx\^°c Nọ KHÓA LUẬN TÔT NGHIỆP Ị ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CHO VAY VÓN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐÓI VỚI Hộ DÂN Tộc THIỂU SÓ ĐẶC BIỆT : THS TÔ TRỌNG MẠNH : ĐÀM THỊ HƯƠNG LY : 1405QLNC041 : 2014 - 2018 : ĐH QLNN 14C KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2013-2015 CỦA ỦY BAN DÂN Tộc Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Người hướng dẫn Sinh viên thực hiện Mã sv Khóa Lóp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong bài khoá luận này Hà Nội, tháng 3 năm 2018 Sinh viên LỜI CẢM ƠN Đe hoàn thành bài khoá luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành với thầy ThS Tô Trọng Mạnh vì đã chỉ dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp Cùng với đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô Hoàng Thuý Quỳnh (Trưởng phòng Chính sách Kinh tế-Tổng hợp, Vụ Chính sách dân tộc, Uỷ ban Dân tộc) trong thời gian thực tập tại cơ quan đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp tài liệu cho bài khoá luận của tôi Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi có gặp những khó khăn và do trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên dù cố gắng song bài khoá luận của tôi không tránh khỏi những sai sót Vậy nên, tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô chấm thi Tôi xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DTTS Dân tộc thiểu số ĐBKK Đặc biệt khó khăn ĐGCS NHCSXH Đánh giá chính sách ƯBND Ngân hàng chính sách xã TTKVV hội Uỷ ban nhân dân 10 tlet kiệm vay von MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề .3 3 Mục đích 5 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 6 Phương pháp nghiên cứu .5 7 Kết cấu khoá luận 6 CHƯƠNG 1 Cơ SỎ LÝ LUẬN VÈ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH 7 • 1.1 Một số khái niệm liên quan .7 1.1.1 Chính sách công .7 1.1.2 Đánh giá và vai trò đánh giá chính sách công 9 1.1.3 Chính sách dân tộc 10 1.1.4 Tín dụng chính sách xã hội 11 1.2 Nội dung đánh giá chính sách công 13 1.2.1 Đánh giá đầu vào của chính sách công 14 1.2.2 Đánh giá đầu ra của chính sách công 14 1.2.3 Đánh giá hiệu lực thực hiện chính sách công 14 1.2.4 Đánh giá hiệu quả chính sách công .16 1.2.5 Đánh giá quá trình duy trì chính sách công 17 1.3 Nguyên tắc đánh giá 17 1.4 Quy trình đánh giá 18 CHƯƠNG 2 THựC TRẠNG THỤC HIỆN CHÍNH SÁCH CHO VAY VỐN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐÓI VỚI Hộ DÂN Tộc THIỂU SÓ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2015 20 2.1 Khái quát chính sách 20 2.1.1 Đối tượng áp dụng 21 2.1.2 Nội dung chính sách 22 2.1.3 Trình tự, thủ tục xét duyệt đối tượng thụ hưỏng chính sách 24 2.1.4 Nguồn vốn thực hiện .25 2.2 Thực trạng thực hiện cho vay vốn 26 2.3 Thực trạng triển khai nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất 28 2.4 Nguyên nhân tồn tại 30 CHUÔNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 33 3.1 Đánh giá đầu vào của chính sách 33 3.2 Đánh giá đầu ra của chính sách .34 3.3 Đánh giá hiệu lực của chính sách .35 3.4 Đánh giá hiệu quả chính sách 38 3.4.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế, giảm nghèo 38 3.4.2 Đánh giá hiệu quả xã hội 42 3.4.3 Đánh giá hiệu quả an ninh, chính trị ở địa phương 42 3.5 Đánh giá quá trình duy trì chính sách 44 3.6 Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất trong các chính sách dân tộc giai đoạn tiếp theo 45 3.6.1 Giải pháp chung 45 3.6.2 Giải pháp về thiết kế chính sách 47 3.6.3 Giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách 47 3.6.4 Đề xuất nội dung hỗ trợ cho vay phát triển sản xuất trong chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi 48 KÉT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC MỞĐẰƯ 1 Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số, còn lại 53 dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khoảng 14% dân số của cả nước Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triến cùng với tiến trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tạo nên một dân tộc Việt Nam thống nhất Trong 53 dân tộc thiểu số, dân số giữa các dân tộc không đồng đều, có dân tộc với số dân trên một triệu người như Tày, Thái, Mường, Khmer Nhưng lại có những dân tộc với dân số rất ít, đặc biệt là 5 dân tộc có dân số dưới 1000 người: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu và ơ Đu Các dân tộc ở Việt Nam sống xem kẽ nhau, không có dân tộc thiếu số nào cứ trú theo vùng lãnh thổ riêng Tính cư trú của các dân tộc đã tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển Phần lớn các dân tộc thiểu số cứ trú ở miền núi với địa bàn rộng lớn chiếm % diện tích cả nước Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là những nguyên nhân do lịch sử để lại và do điều kiện địa lý, tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số, nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc không đồng đều Một số dân tộc đã phát triển kinh tế - xã hội tương đối cao, nhưng phần lớn các dân tộc thiểu số vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, có mức sống thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, chậm phát triển hơn; một số dân tộc còn trong tình trạng tự cung tự cấp, du canh du cư Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa nhìn chung gặp rất nhiều khó khăn Đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam chỉ chiếm khoảng 14% dân số cả nước nhưng chiếm đến 56% tỉ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân chỉ khoáng 1,16 triệu đồng/người/tháng (theo Ket quả điều tra, thu thập thông tin về thực 1 trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015 của Uỷ ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê) Nghèo của dân tộc thiểu số có đặc điểm phức tạp và đa diện, do đó cách tiếp cận phải linh hoạt, có khả năng thích ứng và nhạy bén trong việc đáp ứng nhu cầu thực sự của nhóm dân tộc thiểu số Chính vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng kết hợp việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn liền chặt chẽ với các chương trình giảm nghèo nói chung, với các chính sách thiết yếu, đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triến; đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS Giảm nghèo luôn là mục tiêu hàng đầu trong các chính sách dân tộc của nhà nước ta hiện nay Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiếu số đặc biệt khó khăn là chính sách thuộc lĩnh vực giảm nghèo, theo đó, có ưu đãi về mức đầu tư, hỗ trợ về lãi suất đối với hộ DTTS nghèo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn Ở giai đoạn trước đây cũng đã có Chính sách cho vay vốn đối với hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn để phát triển sản xuất theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 126/2008/QĐ- TTg Tuy nhiên, theo thống kê vào năm 2012 vẫn còn 156.802 hộ DTTS đặc biệt khó khăn có nhu cầu nhưng chưa được vay vốn cũng như tình hình thực tế có nhiều thay đổi mà chính sách này đã được xây dựng lại trong giai đoạn 2012-2015 Ngày 04 tháng 12 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg về chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015 Chính sách được phê duyệt tháng 12/2012 nhưng có hiệu lực và được triển khai thực tế tù’ tháng 1/2013 Trong suốt quá trình thực hiện từ 2013 đến 2015 đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như: cung cấp dịch vụ tài chính nhằm giúp đồng bào 2 DTTS đặc biệt khó khăn tiến hành hoạt động sản xuất theo phương châm “cho cần câu hơn cho con cá”, để họ tự cải thiện, nâng cao chất lượng sống, góp phần giảm nghèo bề vững, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, khi thực hiện chính sách đã bộc lộ một số hạn chế như: nguồn vốn chậm được giải ngân, hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao, mức vay còn thấp chưa phù hợp với nhu cầu thực tế Để tiếp tục củng cố chính sách này, cần tiến hành rà soát, đánh giá lại hiệu quả và tính phù hợp của chính sách với đời sống thực tế, từ đó tìm ra các khoảng trống trong chính sách để đề xuất với nhà hoạch định chính sách làm cơ sở sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện lại chính sách trong giai đoạn 2016-2020 cho phù hợp hơn Chính vì những lý do trên, với tư cách một sinh viên ngành Quản lý nhà nước đã được thực tập tại Ưỷ ban Dân tộc, tôi xin chọn đề tài: “Đánh giá chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đỏi với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013- 2015 của Uỷ ban Dân tộc” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp 2 Lịch sử vấn đề ở Việt Nam, lâu nay Nhà nước đã chú trọng nhiều đến khâu hoạch định và thực thi chính sách, song việc đánh giá chính sách thì dường như bị bỏ qua hoặc rất ít được quan tâm Chính vì vậy, dù đánh giá chính sách cho phép xem xét, nhận định không chỉ về nội dung chính sách, mà còn về quá trình thực thi chính sách, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù họp với đòi hỏi thực tế để đạt các mục tiêu mong đợi và là một bước không thể thiếu trong chu trình chính sách, nhưng có khá ít các nghiên cứu về đánh giá chính sách độc lập mà thường chỉ có những văn bản đánh giá sơ kết, tổng kết chính sách của các cơ quan nhà nước Trong thời gian nghiên cứu, tôi đã tham khảo được một số đề tài sau: Đánh giá cuối kỳ dự án “Nâng cao chất lượng hoạch định và thực hiện chính sách giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” của tác giả Phạm Quang Nam năm 2012 Trước tiên, đây là một dự án hỗ trợ kỹ thuật của 3 ... tập Ưỷ ban Dân tộc, tơi xin chọn đề tài: ? ?Đánh giá sách cho vay vốn phát triển sản xuất đỏi với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013- 2015 Uỷ ban Dân tộc? ?? làm đề tài khoá luận tốt... dân tộc thiểu số - Chính sách bảo tồn phát triển văn hố - Chính sách phát triển thể dục, thể thao vùng dân tộc thiểu số - Chính sách phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số - Chính sách. .. hành Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg sách cho vay vốn phát triển sản xuất hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 -2015 Chính sách phê duyệt tháng 12/2012 có hiệu lực triển khai thực

Ngày đăng: 24/07/2021, 15:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w