1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút FDI của hoa kỳ vào việt nam đến năm 2020

62 950 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 448,54 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút FDI của hoa kỳ vào việt nam đến năm 2020

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BỘ MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ

  

BÀI TẬP NHÓM CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI II

Đề tài :

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

Giảng viên hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện :

Lớp Khóa

: :

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triểnmạnh mẽ, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đóng một vai trò quan trọng trong sự pháttriển của mỗi quốc gia nói chung, nhất là những quốc gia đang phát triển như ViệtNam nói riêng Bởi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mang đến cho quốc gia tiếpnhận một nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế, điều mà tất cả các quốc gia đang pháttriển hiện đang thiếu Quốc gia nào thu hút được nhiều và sử dụng có hiệu quả nguồnvốn quốc tế thì quốc gia đó có cơ hội tăng trưởng kinh tế nhanh, rút ngắn khoảng cách

về trình độ phát triển so với các nước công nghiệp phát triển

Trang 3

Từ khi thực hiện đường lối mở cửa do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(1986) của Đảng, đặc biệt là Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ra đời tháng12/1987, Nhà nước đã có những chính tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài,đặc biệt là nguồn vốn FDI.

Có thể nói rằng, thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong nhữngnăm trở lại đây có sự đóng góp quan trọng của nguồn vốn FDI Nguồn vốn FDI đãđóng góp lớn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ phát triểncông nghiệp và dịch vụ, tạo ra tác động tổng hợp trong việc tăng năng lực sản xuất,nâng cao trình độ công nghệ, đào tạo đội ngũ chuyên gia, các nhà quản lý và côngnhân lành nghề, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt ở nông thôn và thành thị nước ta, thu hẹpdần khoảng cách về trình độ phát triển của Việt nam so với các nước trong khu vực,nâng dần vị thế chính trị và kinh tế của Việt Nam trên thế giới

Hoa Kỳ là một quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, có nguồn vốnđầu tư nước ngoài lớn, cùng ưu thế vượt trội về khoa học công nghệ, luồng FDI từ Hoa

Kỳ đang giữ vai trò quan trọng và chi phối nền kinh tế thế giới Trong quá trình pháttriển, nếu khai thác được nguồn lực quan trọng này, thì Việt Nam có thêm một nguồnvốn hùng mạnh để phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

Đó là lý do nhóm nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam đến năm 2020”

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng và giải pháp tăng cường thuhút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hútFDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam đến năm 2020

3. Nội dung đề tài

Trang 4

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu và tài liệu thamkhảo, bài nghiên cứu được kết cấu thành 3 chương chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chương 2: Thực trạng thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam đến năm 2020

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI

1.1 Khái niệm, bản chất, đặc điểm, tác động của FDI

1.1.1 Khái niệm và bản chất của FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là hoạt động di chuyển vốn giữa các quốc gia,trong đó nhà đầu tư nước này mang vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào khác sang

Trang 5

nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư và trực tiếp nắm quyền quản lý cơ sở kinhdoanh tại nước đó.

Bản chất của FDI: FDI là một loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn đểxây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để trởthành chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặctham gia quản lý điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư Đồng thời, họcũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án

Nguồn vốn FDI được thực hiện chủ yếu từ nguồn vốn tư nhân, vốn của cáccông ty nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn thông qua việc triển khai hoạtđộng sản xuất ở nước ngoài

1.1.2 Đặc điểm của FDI

Mức vốn đầu tư trực tiếp: Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn

pháp định của dự án phải đạt mức độ tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước quyđịnh Ví dụ, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 quy định chủ đầu tư nướcngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án, ở Hoa Kỳ quy định 10% vàmột số nước khác quy định là 20%

Mức độ tham gia quản lý vốn: Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia

hoặc tự mình quản lý, điều hành các dự án mà họ bỏ vốn vào đầu tư Quyền quản lýdoanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự

án Nếu nhà đầu tư nước ngoài góp 100% vốn trong vốn pháp định, thì doanh nghiệphoàn toàn thuốc sở hữu của nhà đầu tư đó và cũng do họ quản lý toàn bộ

Lợi ích của các bên: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được phân chia cho

các bên theo tỷ lệ góp vốn và vốn pháp định, sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trảlợi tức cổ phần (nếu có)

1.1.3 Tác động của việc thu hút FDI đến nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận

Tác động tích cực:

Trang 6

Tạo điều kiện khai thác được nhiều nguồn vốn từ bên ngoài do không quy địnhmức vốn góp tối đa mà chỉ quy định mức vốn góp tối thiểu cho các nhà đầu tư nướcngoài.

Tạo điều kiện tiếp thu kỹ thuật và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý,kinh doanh của nước ngoài

Tạo điều kiện thuận lợi để khai thác và phát huy tốt nhất các lợi thế của mình vềcác nguồn nội lực như: tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, nhân lực… từ đótạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng phát triểnkinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện đời sống của người dân

Nâng cao khả năng cạnh của quốc gia, doanh nghiệp và hàng hóa, tạo điều kiệnthuận lợi trong tiếp cận với thị trường nước ngoài

Tác động tiêu cực:

Môi trường chính trị và kinh tế nước sở tại tác động trực tiếp đến dòng vốn FDI.Nếu không có một quy hoạch đầu tư tổng thể, chi tiết và khoa học, thì sẽ xảy ratình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên bị khai thác bừa bãi, và sẽ gây ra ônhiễm môi trường nghiêm trọng

Trình độ của các đối tác nước đối tác nước tiếp nhận sẽ quyết định hiệu quả của

sự hợp tác đầu tư

Nếu không thẩm định kỹ về công nghệ sẽ có thể nhận chuyển giao từ các nước

đi đầu tư các công nghệ lạc hậu hoặc không phù hợp với nền kinh tế trong nước, dễ bịthua thiệt do giá chuyển nhượng nội bộ từ các công ty quốc tế gây ra (công ty đa quốcgia, xuyên quốc gia) dẫn đến

Các lĩnh vực và địa bàn được đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của các nhà đầu

tư nước ngoài, nhiều khi không theo ý muốn của nước tiếp nhận Điều đó gây khókhăn cho nước tiếp nhận trong việc chủ động bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và vùnglãnh thổ

Trang 7

Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới cán cân thanh toán củanước tiếp nhận.

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI

1.2.1 Các yếu tố thuộc về môi trường nước nhận đầu tư

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Một quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi cho

việc giao lưu, vận chuyển…là một yếu tố mang tính chất lợi thế để thu hút FDI Cũngnhư vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của nước tiếp nhận đầu tư cũng là một yếu tố thuhút FDI Điều kiện tự nhiên có thể là điều kiện về khoáng sản, đất, rừng, nước, khíhậu hay không gian của nước nhận đầu tư Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đếnyếu tố đầu vào mà còn quyết định tính chất đầu ra

Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội: Các nhà đầu tư thường coi yếu tố

chính trị là yếu tố hàng đầu để xem xét có nên đầu tư vào một quốc gia nào đó haykhông Sự ổn định về môi trường kinh tế - chính trị - xã hội là một điều kiện tất yếu

để phát triển kinh tế, từ đó thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển Nền kinh

tế càng ổn định thì sự an toàn và sinh lợi của đồng vốn đi đầu tư càng được đảm bảo

Luật pháp và cơ chế chính sách: Hệ thống luật pháp bao gồm các văn bản

luật, các quy định, các văn bản quản lý hoạt động đầu tư…phản ánh một cách rõ ràngmôi trường đầu tư của nước sở tại Điều mà nhà đầu tư quan tâm chủ yếu là liệu có sựđảm bảo về pháp luật đối với các tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh có lànhmạnh hay không? Các quy định về thuế, các mức thuế và quy định về phân chia lợinhuận như thế nào Hệ thống luật pháp cũng có thể tạo thuận lợi cũng có thể làm hạnchế hay cản trở hoàn toàn hoạt động của các công ty nước ngoài Điều này đặt ra vấn

đề cần có cơ chế pháp lý rõ ràng, mềm dẻo tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư mà khôngmất đi chủ quyền quốc gia

Thủ tục hành chính: Đây là công việc đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải làm khi

quyết định đầu tư Thủ tục hành chính bao gồm các khâu như thủ tục đất đai, xét duyệtgiấy phép đầu tư, thủ tục thẩm định dự án…Theo thống kê cho thấy, trở ngại lớn nhất

Trang 8

đối với nguồn FDI chính là thủ tục hành chính Điều này không chỉ riêng ở một nướcnào nhất định mà diễn ra hầu hết ở các nước nhận đầu tư.

Cơ sở hạ tầng: Trong đầu tư FDI, kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến

hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhất là ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển vốn Hệ thống

cơ sở hạ tầng bao gồm cả mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc và các cơ

sở dịch vụ tài chính ngân hàng Trình độ cơ sở hạ tầng phần nào phản ánh được trình

độ phát triển của mỗi quốc gia, nó tạo ra bộ mặt của đất nước và môi trường cho hoạtđộng đầu tư Sự phát triển cân đối và toàn diện cơ sở hạ tầng của một quốc gia được đề

ra như một nhu cầu hàng đầu trong việc thu hút FDI

Nguồn nhân lực: Con người với trình độ lao động bằng tri thức, có kỹ năng

hay lao động chân tay đều trở thành nguồn lực phục vụ cho hoạt động kinh tế Chi phínhân lực chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong chi phí lưu động Ở các nước đang pháttriển, chi phí nhân công rẻ do số lượng dồi dào thường là lợi thế thu hút FDI ban đầu

Do đó, ở các nước đang phát triển, FDI hầu hết tập trung vào những ngành nghề sửdụng nhiều lao động, không đòi hỏi trình độ công nghệ cao

Trang 9

1.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế

Xu hướng toàn cầu hóa và liên kết khu vực: Thực tế cho thấy rằng tốc độ

tăng trưởng thương mại thế giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng sản xuất thế giới.Tính quốc tế hóa nền kinh tế thế giới được thể hiện một cách mạnh mẽ ở khía cạnh tàichính thế giới Với sự phát triển như vũ bão của thông tin, truyền thông đã làm cho cáctrao đổi về tài chính, tiền tệ có thể tiến hành liên tục bất kể thời gian và không gian.Bên cạnh tính quốc tế hóa cao nền kinh tế thế giới là sự hình thành các liên kết kinh tếkhu vực Đây là một trong những sản phẩm của quá trình liên kết kinh tế toàn cầu

Cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ: Thể kỉ 20 là thể kỉ của

sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, nhất là giai đoạn sau đã khiến chokhoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo ra bước ngoặt trong sự phát triểncủa lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của nền sản xuất xãhội, đồng thời tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, khiến cho phân công laođộng ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ

Xu hướng tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia: Hiện nay, phần lớn lượng FDI nằm trong tay các MNCs Tận dụng nguồn lực đầu

vào phong phú với chi phí thấp, một thị trường sẵn có nhiều tiềm năng của các nướcđang phát triển đang và sẽ là những địa điểm hấp dẫn các MNCs trong mạng lưới toàncầu của mình

1.3 Xu hướng cơ bản trong hoạt động FDI trên thế giới hiện nay

Hiện nay, FDI trên thế giới đang diễn ra theo xu hướng khác với trước đây.Điều này được thể hiện ở những mặt sau:

- FDI vẫn vận động chủ yếu trong nội bộ các nước phát triển với nhau

Hầu hết dòng vốn FDI chủ yếu chảy trong khối OECD là khu vực tương đốinhiều vốn của thế giới Ngày nay, 80% tổng số vốn FDI hướng vào các nước có nềnkinh tế phát triển Chẳng hạn, Mỹ đã trở thành quốc gia nhập khẩu vốn lớn nhất thếgiới và cũng trở thành con nợ lớn nhất thế giới.Tính hết tháng 12/2009, tổng nợ nước

Trang 10

ngoài của Mỹ đã lên đến 3689 tỷ USD (số liệu trên website www.forbes.com ngày12/03/2010- Nguồn Bộ Tài chính Hoa Kỳ)

- Dòng FDI chảy nhiều nhất trong nội bộ khu vực, do những ưu thế về khoảngcách địa lý và các điều kiện tương đồng, đặc biệt là các nước Đông Á Các nước NICs

là chủ đầu tư lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á Hiện nay, đại bộ phận vốn đầu tư

ra nước ngoài của các nước NICs Châu Á tập trung vào các nước láng giềng thuộc khuvực Đông Nam Á – Thái Bình Dương (chủ yếu là ASEAN và Trung Quốc)

- Dòng FDI đang chảy mạnh vào các nước đang phát triển, có nền kinh tế tăngtrưởng mạnh, điển hình là các nước Đông Á và Đông Nam Á đang trở thành khu vựchấp dẫn đầu tư nước ngoài vì đây là vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất thếgiới trong những năm gần đây Mặt khác, quy mô thị trường ở vùng này tương đối lớn,giá lao động rẻ, nguồn lao động dồi dào, nhiều tài nguyên thiên nhiên chưa được khaithác, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, mức độ cạnh tranh thấp hơn ở cácnước tư bản phát triển

- Trước đây, các nước chậm phát triển không thu hút FDI thì hiện nay đã có sựthay đổi đáng kể Tuy nhiên, đối với các nước này, các chủ đầu tư thường hướng vào:

+ Các dự án vừa và nhỏ, các lĩnh vực nhanh thu hồi vốn, ít rủi ro

+ Các lĩnh vực và địa bàn mà nước tiếp nhận dành nhiều ưu đãi

+ Các lĩnh vực có thị trường tiêu thụ nội địa rộng lớn

+ Các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động và khai thác các tài nguyên chiến lượcnhư than, sắt, dầu thô…

- Thu hút FDI từ các tập đoàn kinh tế lớn đang là xu thế của các quốc gia hiệnnay Xu hướng hiện nay trên thế giới cho thấy đầu tư trên thế giới chủ yếu là vốn từcác công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia thường được xem như là tổ chức phùhợp tạo điều kiện phát triển hoạt động vay và cho vay quốc tế Những công ty mẹ

Trang 11

thường cung cấp vốn cho các công ty con của nó ở nước ngoài, với kỳ vọng là sẽ thulại được những khoản lợi nhuận chấp nhận được

- Cơ cấu và lĩnh vực đầu tư có nhiều thay đổi so với trước: Nếu đầu thế kỉ 20,các nước đầu tư ra nước ngoài thường hướng và các lĩnh vực truyền thống như khaithác tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp, một số ngành chế biến nông sản…chủ yếu là hướng vào các ngành cần nhiều lao động để khai thác nguồn lao động giá

rẻ và nguồn tài nguyên của họ, thì cho đến những năm của thập kỷ 80 và 90, FDI vàocác ngành dịch vụ có xu hướng tăng lên so với các ngành công nghiệp chế tạo Từ cuốinhững năm 90 cho tới nay, dòng FDI có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ khu vựcchế biến và chế tạo sang các ngành dịch vụ có hàm hàm lượng vốn và công nghệ caonhư viễn thông, giao thông, ngân hàng…vì đó là những khu vực mới phát triển và cókhả năng thu lợi nhuận cao

1.4 Tầm quan trọng của tăng cường thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam

FDI nói chung và FDI từ Hoa Kỳ nói riêng là những nguồn vốn đóng vai tròquan trọng trong toàn cục diện nền kinh tế Việt Nam FDI giúp cải thiện cơ sở hạ tầng,tạo thêm việc làm và gia tăng thu nhập cho người lao động, gia tăng xuất khẩu, cảithiện tình trạng cán cân thương mại, giúp những lợi thế của Việt Nam được khai thác

có hiệu quả hơn

FDI từ Hoa Kỳ là một nguồn vốn đầy triển vọng trong tương lại cho sự pháttriển nền kinh tế Việt Nam Nguồn FDI từ Hoa Kỳ chủ yếu đến từ các công ty đa quốcgia và xuyên quốc gia MNCs Đây là những tổ chức kinh tế có tiềm lực vốn lớn, sởhữu công nghệ nguồn và những thương hiệu mạnh, trình độ quản lý tiên tiến Khi cácMNCs đầu tư vào Việt Nam, họ đồng thời cũng mang đến Việt Nam những công nghệhiện đại mà Việt Nam đang mong muốn cùng đội ngũ quản lý trình độ cao Điều nàygiúp Việt Nam cải thiện trình độ nguồn nhân lực và từng bước tiến gần hơn đến nhữngcông nghệ tiên tiến của thế giới

Trang 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ

VÀO VIỆT NAM

2.1 Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và các chính sách thu hút FDI của Việt Nam

2.1.1 Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ được manh nha ngay từ cuối thế kỷ XIX khi vua

Tự Đức cử một đại sứ đặc mệnh toàn quyền sang Hoa Kỳ để cầu viện chống Pháp.Tuy nhiên, mối quan hệ này đã chuyển sang thế đối đầu suốt nhiều năm dài trong thế

kỷ tiếp theo với sự kiện Hoa Kỳ phát động cuộc chiến tại Việt Nam Ngay sau khicuộc chiến này kết thúc năm 1975, Hoa Kỳ đã áp dụng lệnh cấm vận với Việt Nam.Suốt những năm sau chiến tranh, lệnh cấm vận được thực thi nghiêm ngặt: không cóbất kỳ một hình thức bang giao nào giữa hai quốc gia, ngoại trừ một số có chọn lọc cáchoạt động vì mục đích nhân đạo như gửi thuốc men trị bệnh, sách báo nghiên cứu -nhưng ngay cả việc này cũng bị ngăn trở rất nhiều

Tuy vậy, khi cục diện thế giới có nhiều thay đổi vào đầu những năm 90 của thế

kỷ XX, mối quan hệ giữa hai quốc gia đã biến chuyển theo chiều hướng tích cực Sau

20 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã tuyên bốbình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam Quan hệ ngoại giao Việt Nam -Hoa Kỳ được chính thức thiết lập vào ngày 12/7/1995 Sau đó 5 năm, Hiệp địnhthương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết vào ngày 13/7/2000, có hiệulực ngày 10/12/2001, mở ra triển vọng phát triển mới trong quan hệ ngoại giao giữahai nước Kể từ đó đến nay, hai quốc gia đã có sự hợp tác mạnh mẽ trên nhiều lĩnhvực

2.1.1.1 Về chính trị - văn hóa - xã hội

Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập và duy trì mối quan hệ chính trị - ngoại giaotích cực Hai nước thường xuyên duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp lãnh đạo Trong

Trang 13

chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng 7/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổngthống Obama quyết định xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam–Hoa Kỳ nhằmxây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ Bên cạnh đó, hai nước cũngtăng cường hợp tác trong các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và phối hợp trêncác diễn đàn quốc tế và khu vực như APEC, ARF, EAS, ADMM+

Quan hệ Việt Mỹ trong các lĩnh vực khác như giáo dục – đào tạo, khoa học

-kỹ thuật, y tế, môi trường, văn hoá – xã hội, có những bước phát triển đáng ghi nhận

và đáng mừng Sự hợp tác giữa các tổ chức chính phủ và phi chính phủ Mỹ với ViệtNam trong các nỗ lực giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh hiểm nghèo,xoá đói giảm nghèo, ngày càng tăng Phía Mỹ dành ngân sách viện trợ gần 100 triệuUSD trong năm 2010 cho chương trình phòng chống HIV/AIDS (đến nay là trên 300triệu USD), tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh Số sinh viên và nghiên cứu sinhViệt Nam sang Mỹ học tập, số người Mỹ du lịch sang Việt Nam và số Việt kiều từ Mỹ

về thăm quê, gửi ngoại hối, đầu tư hay xúc tiến các quan hệ kinh tế - thương mại ởViệt Nam cũng ngày càng tăng Việt Nam hiện có hơn 13.000 sinh viên, thực tập sinhđang theo học tại Hoa Kỳ, tăng gấp 6 lần trong thập kỷ qua, đứng thứ 9 trong số cácnước có nhiều sinh viên theo học nhất tại Hoa Kỳ và dẫn đầu trong ASEAN

Mối quan hệ chính trị ổn định cùng sự hợp tác tích cực trong các lĩnh vực xãhội đã tạo môi trường thuận lợi để phát triển về hợp tác đầu tư giữa hai quốc gia

2.1.1.2 Về kinh tế

Đây là lĩnh vực thành công nhất trong quan hệ Việt - Mỹ Điều này nằm trong

chủ trương, chính sách của Việt Nam khi bắt đầu xúc tiến các quan hệ với Mỹ là lấynội dung hợp tác kinh tế - thương mại làm trọng điểm, trọng tâm của các mối quan hệViệt - Mỹ Trên thực tế từ sau khi bình thường hoá quan hệ, các quan hệ kinh tế -thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ bắt đầu phát triển khá nhanh Hai nước đã kýkết nhiều Hiệp định, Thoả thuận về kinh tế như Hiệp định Thương mại song phươngViệt Nam – Hoa Kỳ (BTA-ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001), Hiệpđịnh Dệt – may (có hiệu lực từ 1/5/2003),…

Trang 14

Trên thực tế từ sau khi BTA có hiệu lực, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên lĩnhvực này tiến rất nhanh và nhanh hơn so với các quan hệ kinh tế song phương với cácnước khác của Việt Nam Về thương mại, kể từ sau hiệp định này có hiệu lực, Hoa Kỳnhanh chóng trở thành đối tác thương mại hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn nhấtcủa Việt Nam Năm 2012, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia đã đạt hơn24,494 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 19,667 tỷ USD Đầu tư cũng đạtđược nhiều thành tựu đáng kể với số lượng các dự án đầu tư FDI của Hoa Kỳ vào ViệtNam không ngừng tăng qua các năm.

Hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy mở rộng khuôn khổ hợp tác vềkinh tế tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng hơn cho doanh nghiệp hai nước giaothương và đầu tư, thông qua Hiệp định đầu tư song phương (BIT), củng cố hợp táctrong khuôn khổ Thỏa thuận khu về thương mại và đầu tư (TIFA), đàm phán lập khuvực mậu dịch tự do thông qua Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái BìnhDương (TPP)

2.1.2 Chính sách thu hút FDI của Việt Nam

2.1.2.1 Giai đoạn từ năm 1987 – 2004

Trong những năm 1980, Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầmtrọng, sự vận hành của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp đã cản trở sự phát triển củanền kinh tế Việt Nam, mức lạm phát lên tới trên 700% năm 1986 Đứng trước bối cảnhđất nước như vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đã đề ranhững chính sách hết sức đúng đắn, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng, đưa nềnkinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng, mở ra công cuộc "đổi mới" toàn diện trên mọimặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế Cụ thể hoá đường lối chỉ đạocủa Đảng là mở rộng giao lưu quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm pháttriển kinh tế đất nước Bộ luật này đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần với các mức độ khácnhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000; cùng với các văn bản dưới Luật Có thể nói

sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam xuất phát từ những yêu cầu khách

Trang 15

quan của sự vận động xã hội, nó đã tạo ra được một môi trường pháp lý cao hơn để thuhút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Một số cơ chế chính sách nổi bật trong giai đoạn này:

 Về thuế thu nhập doanh nghiệp, với mục tiêu đẩy mạnh thu hút vốn FDI,chính sách ưu đãi đầu tư đối với khu vực có vốn FDI đã dành mức ưu đãi cao hơn hẳn

cả thuế suất, thời gian miễn thuế, giảm thuế so với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu

tư trong nước Cụ thể, đối với khu vực có vốn FDI, tuỳ theo lĩnh vực, địa bàn đầu tư,doanh nghiệp được áp dụng thuế suất ưu đãi 10%, 15% và 20% và miễn, giảm thuếtương ứng, trong đó mức miễn thuế tối đa là 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm50% trong 4 năm tiếp theo

 Về các hình thức đầu tư, luật đầu tư nước ngoài cho phép chủ đầu tư nướcngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhấtđịnh và được tham gia liên doanh với vốn góp không thấp hơn 30% vốn pháp định của

dự án (trong một số trường hợp, tỷ lệ này có thể xuống đến 20%), không khống chế tỷ

lệ góp vốn tối đa (nhưng một số ngành nghề thì có) Trong khi đó ở nhiều nước kháctrong khu vực, khi tham gia liên doanh, chủ đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn cổphần nhỏ hơn hoặc bằng 49%, 51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ

 Về thời hạn đầu tư, thời hạn hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài không quá 20 năm nhưngchưa quy định thời hạn cho hình thức hợp đồng hợp táckinh doanh

 Về chính sách đất đai, có nhiều văn bản pháp lý liên quan đến Luật đầu tưnước ngoài như: nghị định 18/CP ngày 13/02/1995, quyết định số 1477/TC/TCĐNngày 13/12/1994 của Bộ Tài Chính… Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong đền bù vàgiải tỏa kéo dài

 Về thủ tục cấp phép đầu tư,giới hạn thời gian tối đa là 3 tháng thì cơ quancấp phép đầu tư phải trả lời nhà đầu tư việc việc cấp giấy phép đầu tư

Ngoài ra còn một số chính sách liên quan đến lĩnh vực được phép đầu tư, nhữngbiện pháp bảo đảm đầu tư, ngân hàng và quản lý ngoại hối, quy định về lao động

Trang 16

Tuy vậy nhìn chung, chính sách thu hút FDI trong giai đoạn này còn một số bấtcập:

 Chính sách liên quan tới FDI thường xuyên thay đổi và không rõ ràng làmảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh và gây thiệt hại cho các nhà đầu tư; thiếu nhữngvăn bản pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư; nhiều quy chế chưa được thểchế hoá bằng luật hoặc chậm sửa đổi Bên cạnh đó, việc tồn tại hai giá đối với các dịch

vụ cũng là điều bất hợp lý và thiếu bình đẳng giữa các doanh nghiệp FDI với cácdoanh nghiệp trong nước

 Các thủ tục hành chính rườm rà theo hướng "trên lỏng, dưới chặt" việc phânquyền quản lý hoạt động của các dự án FDI sau giấy phép tiến hành chậm, không rõràng, gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư Quá trình cải cách thủ tục hành chínhchưa có chuyển biến rõ rệt Lấy ngành sản xuất dược phẩm làm ví dụ: nếu là doanhnghiệp trong nước, khi nhập khẩu nguyên liệu, bao bì hoặc xuất khẩu sản phẩm chỉ cầnxin phép Bộ Y tế, trong khi đối với doanh nghiệp FDI, ngoài giấy phép của Bộ Y tế,còn phải được Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) phê duyệt rồi mới được triểnkhai

2.1.2.2 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thốngnhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phânbiệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi đểthu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tếquốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốchội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tưnước ngoài Đi kèm với đó là các nghị định, thông tư đưa ra liên tiếp vào các năm

2005, 2006, 2007 Đây là một nhân tố hấp dẫn nhà đầu tư khi Việt Nam mới gia nhậpWTO

Thời kỳ này các nhà FDI được hưởng mức giá dịch vụ đầu vào bình đẳng nhưcác nhà đầu tư trong nước Mức thuế này là 25% từ năm 2009

Trang 17

Về hình thức đầu tư, quy định rõ hơn về những hình thức đầu tư như: Thành lập

tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tưnước ngoài; Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước vànhà đầu tư nước ngoài; Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợpđồng BTO, hợp đồng BT; Đầu tư phát triển kinh doanh; Mua cổ phần hoặc góp vốn đểtham gia quản lý hoạt động đầu tư…

Về chính sách tài chính đất đai, mở rộng nhiều quyền cho các nhà đầu tư nước

ngoài, cụ thể như: được lựa chọn hình thức thuê đất, đặc biệt là thuê đất trả tiền thuêmột lần cho cả thời gian thuê (lợi thế hơn các doanh nghiệp trong nước); được thuê đất

từ nhiều chủ thể khác nhau; các dự án có 100% vốn nước ngoài đều được áp dụng cơchế Nhà nước thu hồi đất,…

Về thủ tục hành chính, Quyết định số 30/QĐ-TTg năm 2007 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lýnhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là Đề án 30), và từ năm 2011 đến nay là triểnkhai thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 6 năm

2010 về kiểm soát thủ tục hành chính Thủ tục đăng ký và thẩm tra đối với dự án đầu

tư pháp luật đầu tư cũng quy định đơn giản hơn nhiều và trách nhiệm thẩm tra của các

bộ, ngành liên quan đến dự án đầu tư cũng được quy định cụ thể hơn so với trước đây;điều đó tạo thuận lợi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý trong việc xem xétcấp Giấy chứng nhận đầu tư

Bên cạnh đó, nhiều chính sách để hỗ trợ đầu tư cũng được triển khai như chínhsách về hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch

vụ đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khuchế xuất, khu công nghệ cao Các chính sách về ưu đãi đầu tư cũng được cải thiện đểtạo điều kiện thuận lợi hơn trong thu hút vốn FDI

Trang 18

2.2 Tình hình thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ 1987 đến nay

Kể từ khi Việt Nam - Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, FDI từ Hoa

Kỳ vào Việt Nam đã góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của hai nước Để làm rõvấn đề này chúng ta cần đi vào thực trạng của các hoạt động đầu tư trực tiếp của Hoa

Kỳ tại Việt Nam trong thời gian qua từ đó có thể đưa ra một số khuyến nghị về chínhsách nhằm tăng cường thu hút vốn FDI gắn với công nghệ nguồn, công nghệ cao từHoa Kỳ trong thời gian tới

2.2.1 Quy mô FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam

2.2.1.1 Giai đoạn 1987- 2006

Theo những báo cáo của Hoa Kỳ thì lượng vốn FDI vào Việt Nam trong thờigian này tương đối thấp, mặc dù các công ty của Hoa Kỳ đầu tư hoạt động trong khánhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam Bên cạnh đó, số liệu báo cáo còn cho thấy chỉ

có một sự gia tăng nhỏ trong FDI từ Hoa Kỳ sau BTA mặc dù trước khi ký kết hiệpđịnh song phương cả hai bên Việt Nam, Hoa Kỳ đều dự kiến sẽ có một tác động đáng

kể đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam

Để giải thích cho điều này Cục đầu tư nước ngoài (FIA), Bộ kế hoạch và đầu tưHoa Kỳ đã điều tra và nghiên cứu cụ thể hơn về các công ty, doanh nghiệp đầu tư tạiViệt Nam Lý do dẫn đến sự sai lệch về lượng FDI sau đó đã được giải thích do một sốnguyên nhân phát sinh từ sự khác biệt trong số liệu về vốn FDI đăng ký và FDI thựchiện Ngoài ra, còn phát sinh vấn đề của các công ty đa quốc gia đầu tư vốn, cổ phiếuthông qua một công ty con ở nước ngoài hoạt động tại một nước thứ ba Đây là mộtyếu tố quan trọng làm nên sai lệch trong lượng vốn FDI của Hoa Kỳ tới Việt Nam sauBTA (2001) Bởi luật thuế của Hoa Kỳ khuyến khích hồi hương thu nhập ở nước ngoài

có thể sẽ được tái đầu tư trở lại ở nước ngoài từ đó dẫn đến một công ty Hoa Kỳ sẽ cóthể đầu tư vào Việt Nam từ một công ty con ở nước ngoài.Ví dụ như một lượng đầu tưlớn của Intel công bố trong năm 2006 sẽ được thực hiện thông qua công ty con củaIntel ở Hong Kong, do đó sẽ được ghi nhận như FDI từ Hồng Kông đến Việt Nam chứ

Trang 19

không phải từ Hoa Kỳ Từ đó FIA đã thực hiện một cuộc điều tra trên diện rộng các tàiliệu về dự án FDI để xác định được những khoản đầu tư đã được thực hiện thông quamột công ty con của Hoa Kỳ ở nước ngoài FDI từ các công ty con ở nước ngoài đượcthêm vào FDI bình thường có nguồn gốc trực tiếp từ Hoa Kỳ để tính toán một thước đomới cho đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam Do FIA ràng buộc giữ liệu, FDI Hoa Kỳ chỉ

có đến tháng 6 năm 2006 như số liệu bảng bên dưới

Bảng 2.1: Số liệu FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam phân theo số liệu báo cáo và tính

cả lượng FDI thông qua nước thứ 3 giai đoạn 1988-T6/2006

(Đơn vị: Triệu USD)

Vốn ĐK banđầu

Vốn ĐKsau khi cấpmới

(Nguồn Bộ kế hoạch đầu tư - Cục đầu tư nước ngoài Hoa Kỳ

Biểu đồ 2.1:Số liệu FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam phân theo số liệu báo cáo và

tính cả lượng FDI thông qua nước thứ 3 giai đoạn 1988-T6/2006

Trang 20

(Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư – Cục đầu tư nước ngoài Hoa Kỳ)

Từ Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.1có thể thấy, lượng FDI từ Hoa Kỳ tính cả từ mộtnước thứ ba và không qua nước thứ ba có chiều hướng biến động tăng giảm không đềutrong toàn giai đoạn nghiên cứu Hiện tượng này cũng xảy ra đối với số lượng dự ántính cả thông qua một nước thứ ba và không thông qua một nước thứ ba Lượng FDIcủa Hoa Kỳ (tính cả thông qua nước thứ 3) lớn hơn nhiều so với số liệu báo cáo FDIthông thường trong khoảng thời gian khi BTA có hiệu lực vào năm 2001 và giai đoạn2005-2006 Xu hướng này rõ ràng cho thấy hiệp định đã có tác động tích cực đối vớiFDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam Dòng chảy trung bình hàng năm của FDI từ khi BTA cóhiệu lực gần như cao gấp đôi so với trước khi có BTA Trong sáu tháng đầu năm 2006,riêng lượng đầu tư của Intel đã chiếm tới 42% tổng lượng FDI của Hoa Kỳ vào ViệtNam Không phải sự gia tăng mạnh mẽ của quy mô nguồn FDI từ Hoa Kỳ vào ViệtNam đều nhờ có BTA, nhưng rõ ràng lượng vốnFDI đăng ký của Hoa Kỳ (tính cảthông qua nước thứ 3) đã tăng mạnh kể từ khi BTA có hiệu lực

Biểu đồ 2.2: FDI của Hoa kỳ vào Việt Nam giai đoạn 1988-T6/2006

(Đv:Triệu USD)

Trang 21

(Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư – Cục đầu tư nước ngoài Hoa Kỳ)

Biểu đồ 2.2 tiếp tục cho thấy FDI thực hiện của Hoa Kỳ thông qua cả nước thứ

ba (U.S Related) cũng lớn hơn nhiều so với báo cáo FDI thông thường (U.S Reported).

Từ năm 1996 đến 6/2006, vốn FDI thực hiện thực tế gấp gần 4 lần so với số liệu báocáo Nói một cách khác cứ 1USD FDI của Hoa Kỳ được ghi nhận trên báo cáo đến ViệtNam thì 4 đô la bổ sung vốn FDI thực hiện chảy vào Việt Nam thông qua các công tyHoa Kỳ đặt tại nước thứ ba Rõ ràng các công ty của Hoa Kỳ đã liên tục đầu tư vàoViệt Namtrong suốt thập niên 1990 và thập niên 2000 Trong suốt giai đoạn này, khôngchỉ về giá trị của dòng vốn FDI mà còn cả số dự án thực hiện cũng như lượng vốn thựchiện liên tục ở mức cao, đặc biệt là sau sự kiện hiệp định BTA BTA đã đánh dấu bướcchuyển tiếp quan trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Trang 22

Biểu đồ 2.3: Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam giai đoạn 1996-T6/2006

(Đv:Triệu USD)

(Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư – Cục đầu tư nước ngoài Hoa Kỳ)

Lượng FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam giai đoạn 1996 – 6/2006 có sự tăng giảmkhông đều (xem biểu đồ 2.3) Dòng vốn FDI suy giảm mạnh từ năm 1998 đến năm

2000 do chịu tác động khủng khoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 Giai đoạn

2001 - 2005 đánh dấu bằng việc hai nước ký kết Hiệp định thương mại song phươngBTA vào năm 2001, tạo tiền để thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước Kể

từ khi thực hiện Hiệp định Thương mại năm 2001, lượng FDI thực hiện bình quân hàngnăm giai đoạn 2002 – 6/2006 cao gấp đôi so với con số giai đoạn 1996 – 2001 Vàonăm 2005 và 2006, lượng vốn FDI thực hiện của Hoa Kỳ thông qua nước thứ 3 chiếmtới 20% tổng số vốn FDI thực hiện chảy vào Việt Nam, tăng gấp đôi so với trước khi

ký kết hiệp định BTA

2.2.1.2 Từ năm 2007 đến nay

Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007 đến nay, môitrường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện một cách đáng kể thông qua việc thựchiện, tuân thủ nghiêm túc các quy định được đề ra của tổ chức, đồng thời cải tổ bộ máyluật pháp và ban hành các chính sách đầu tư hợp lý Nhìn chung việc gia nhập WTO đã

Trang 23

giúp Việt Nam thu hút một lượng vốn FDI vô cùng lớn từ các quốc gia trên thế giới Vềtổng thể, lượng vốn FDI chảy vào Việt Nam đạt 12 tỷ USD trong 2006 khi còn đangtrong quá trình đàm phán thì đến 2007 đã lên tới 21 tỷ USD, 2008 đạt kỷ lục 72 tỷUSD… Trong đó chúng ta không thể không kể đến sự đóng góp quan trọng của nềnkinh tế lớn Hoa Kỳ.

Biểu đồ 2.4: FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam giai đoạn 2007-2012

(Nguồn: Bộ kế hoạch & đầu tư – Cục đầu tư nước ngoài Việt Nam)

Từ Biểu đồ 2.4 có thể thấy, cả lượng vốn đăng kí, vốn điều lệ và số dự án FDI từHoa Kỳ vào Việt Nam nhìn chung có sự gia tăng trong toàn giai đoạn 2007 – 2012.Tính đến 31/12/2011, cả nước có 601 dự án FDI của Hoa Kỳ còn hiệu lực, với tổng sốvốn đăng ký đạt hơn11,6tỷ USD.Dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam không ổnđịnh qua các năm Từ năm 2006 đến nay, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thànhviên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tác động mạnh mẽ tới môitrường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam theo hướng mở cửa, hội nhập với kinh tế thếgiới, dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam tiếp tục gia tăng Tuy vậy, dòng vốn FDIchịu tác động mạnh mẽ bởi khủng khoảng tài chính năm 2008, khủng khoảng nợ côngChâu Âu vào đầu năm 2010, làm cho nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, vốn FDI

Trang 24

đã sụt giảm mạnh, tổng số vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam năm 2010 đạt giá trị1,96 tỷ USD Đặc biệt, tổng số vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam năm 2011 thấp

kỷ lục trong vòng gần 10 năm trở lại đây, chỉ đạt giá trị 253,99 triệu USD

Trong giai đoạn này ta dễ dàng nhận ra số lượng dự án mà Hoa Kỳ đăng ký đầu

tư vào Việt Nam luôn có chiều hướng tăng, bên cạnh đó năm 2009, Hoa Kỳ đã trởthành nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam với số vốn đăng ký lên tới trên 14 tỷ USD Tácđộng của hoạt động này không chỉ là mở ra nhiều cơ hội đầu tư hơn cho các doanhnghiệp sản xuất trong và ngoài nước mà còn làm tăng sự hấp dẫn trong sự thu hút đầu

tư vào Việt Nam với các quốc gia khác Mặc dù thế giới thời gian này phải chịu ảnhhưởng của khủng hoảng nhưng mức đầu tư của Hoa Kỳ đã cho thấy những tiềm năngcủa Việt Nam có được cũng như sự tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai Tuynhiên tới những năm gần đây, ngoài sự tác động nghiêm trọng của khủng hoảng nợcông Châu Âu và sự yếu kém, trì trệ của các cơ quan ban ngành cùng với các chínhsách ưu đãi không hiệu quả của Việt Nam thì hiện tượng suy giảm vốn FDI đã khôngthể tránh khỏi Tuy rằng số dự án ngày một tăng lên nhưng mức vốn đăng ký vào ViệtNam đã giảm xuống rõ rệt cho thấy một sự ngần ngại của các nhà đầu tư Hoa Kỳ

Tình trạng này diễn ra chung đối với hầu hết các nhà đầu tư FDI ở nước ngoàivào Việt Nam Do các quá trình khảo sát và đánh giá môi trường đầu tư của nước ta đãcho thấy sự tụt dốc trong các yếu tố thu hút đầu tư: từ nguồn lao động giá rẻ nay đãkhông còn tính cạnh tranh so với một số quốc gia trong khu vực đến trình độ công nghệkém phát triển, năng suất lao động thấp…trong khi Indonesia, Thái Lan đang ngàycàng tỏ rõ sự cạnh tranh, phát triển hơn về nhiều mặt so với Việt Nam thì không chỉHoa Kỳ mà Nhật Bản, Hàn Quốc cũng phải đưa ra cân nhắc khi quyết định cấp vốnFDI vào Việt Nam trong thời gian này

Trang 25

Biểu đồ 2.5: FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam giai đoạn T1-T8/2013

(Đv:Triệu USD)

(Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư – Cục đầu tư nước ngoài Việt Nam)

Với nguồn số liệu thống kê FDI các tháng trong năm nay thì chúng ta có thểthấy sự ổn định trong lượng vốn đầu tư, cấp mới, số dự án của các nhà đầu tư FDI tạiViệt Nam Số vốn FDI đăng ký (tính cả cấp mới) chỉ dao động nhỏ với mức trên 10 tỷUSD phần nào cho thấy sự lắng xuống trong quá trình đầu tư vào Việt Nam trong năm

2013 Điều đáng lo ngại ở đây là khi nghiên cứu về cơ cấu đầu tư FDI của Hoa Kỳ sẽcho thấy những ngành đầu tư của Hoa Kỳ ở Việt Nam hầu hết tập trung vào các dịch

vụ ăn uống, khách sạn và các lĩnh vực khác thay vì đi cùng với mục tiêu thu hút côngnghệ nguồn, hoàn thiện và phát triển các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗtrợ như Nhà nước và các cơ quan ban ngành đã đề ra khi thực hiện thu hút FDI Với sựkiện cuộc họp kinh tế cấp cao giữa Nhật Bản và Việt Nam trong thời gian gần đây vàviệc Việt Nam thúc giục phía các doanh nghiệp FDI Nhật Bản chuyển giao công nghệnguồn thì rõ ràng FDI của Hoa Kỳ chỉ là một trong những trường hợp tương tự trongviệc đầu tư tại Việt Nam không đem lại lợi ích như các nhà kinh tế trong nước mongmuốn

Trang 26

2.2.2 Cơ cấu FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam

Để có được một cái nhìn sâu hơn về quá trình đầu tư của Hoa Kỳ trong các giaiđoạn phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ cần đi cụ thể vào các ngành nghề, lĩnh vực đầu

tư mà Hoa Kỳ đã triển khai từ đó mới có thể đưa ra nhận xét chính xác cũng như tạo cơhội thuận lợi cho việc đề xuất chính sách sau này

Tỷ trọng (FDI)

Trang 27

Theo số liệu từ bảng 2.2, tổng FDI thực hiện giai đoạn 1987 – 2006 là 48623triệu USD trong đó ngành khai thác dầu khí là ngành được quan tâm, đầu tư nhiều nhất,đồng thời cũng là một lợi thế của Việt Nam Mặc dù vậy, trong những năm gần đây,Nhà nước đã buộc phải đưa ra các biện pháp hạn chế những hình thức đầu tư kiểu này

do sự lo ngại về sự thiếu hụt tài nguyên khoáng sản trong dài hạn đi kèm với việc giảmthiểu ô nhiễm môi trường tại Việt Nam, một vấn đề nghiêm trọng đã và đang ảnhhưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt của người dân Tiếp theo là các ngành sản xuất vàdịch vụ khác, về cơ bản những dự án này đem lại lợi nhuận tương đối cho phía Hoa Kỳđồng thời giúp Việt Nam hoàn thiện hơn trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, xâydựng hệ thống thị trường tài chính, tiền tệ một cách tốt hơn, phù hợp với các tiêu chuẩnquốc tế nên cần được phát huy Đã có rất nhiều dự án các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã thựchiện thành công tại Việt Nam giai đoạn này, trong đó cần phải kể đến những dự án đặtnền tảng phát triển dài hạn như dự án của Pepsico, Coca-Cola, Cargil, 3M, P&G,Kimberly-Clark…đầu tư xây dựng nhà máy và bán sản phẩm tại Việt Nam

Bảng 2.3: FDI Hoa Kỳ theo ngành kinh tế giai đoạn 2007-2012

USD) Tỷ trọng Số dự án Tỷ trọng dự án

Sản xuất, điện nước, điều

Tài chính, ngân hàng, bảo

(Nguồn: Bộ kế hoạch & đầu tư – Cục đầu tư nước ngoài Việt Nam)

Tiếp đến giai đoạn từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì có một sự thay đổitương đối rõ rệt trong cơ cấu ngành kinh tế được đầu tư FDI Với tình hình Hoa Kỳ đã

Trang 28

đầu tư vào 17/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân thì lũy kế tính đến31/12/2011, đứng đầu là đầu tư vào ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống thay vì khai thácdầu khí như giai đoạn trước Mặc dù số dự án không nhiều (16 dự án, chỉ chiếm 2,66%

số dự án FDI) nhưng quy mô các dự án lớn với số vốn đầu tư hơn 6 tỷ USD, chiếm51,55% tổng số vốn đầu tư Tương tự, ngành kinh doanh bất động sản chỉ có 10 dự án,chiếm 1,66% số dự án FDI, nhưng đứng thứ hai về số vốn đầu tư với hơn 2 tỷ USD,chiếm 17,5% Ngược lại, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu về số dự án(294 dự án, chiếm đến 48,92% số dự án FDI), nhưng quy mô các dự án nhỏ với số vốnđầu tư hơn 1,7 tỷ USD, chiếm 14,71% tổng số vốn đầu tư Tiếp theo, khu vực sản xuất,phân phối điện, khí, nước,điều hòa, với số vốn đầu tư hơn 849,7 triệu USD, chiếm 7%tổng số vốn đầu tư Các ngành khác có số vốn đầu tư trên 100 triệu USD bao gồm: vậntải kho bãi 192,6 triệu USD (chiếm 1,65%); tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 168,2 triệuUSD (1,44%); nông, lâm, thủy sản 126,8 triệu USD (chiếm 1,09%) Chín chuyênngành còn lại có tổng số vốn đầu tư 554,7 triệu USD, chiếm 4,76%, nhưng quy mô dự

án nhỏ với số dự án đầu tư lên đến 237 dự án, chiếm 39,43% tổng số dự án FDI

Một số dự án lớn được đầu tư thành công trong giai đoạn này gồm dự án sảnxuất máy tính xách tay của Compaq tại Vĩnh Phúc trị giá 500 triệu USD (2007), dự áncủa tập đoàn công nghệ Intel đầu tư 1 tỷ USD cho nhà máy lắp ráp và kiểm định chiptại khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh (chính thức đi vào hoạt động từ tháng

10, năm 2010) đánh dấu bước chuyển dòng vốn đầu tư từ Hoa Kỳ tập trung vào lĩnhvực sản xuất ứng dụng công nghệ khoa học hiện đại, mở đường cho việc đầu tư vàolĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam – điều mà các nhà hoạch định chính sách đầu tưcủa Việt Nam luôn mong muốn

Một dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng, ăn uống là dự án khu phứchợp giải trí cao cấp tại Bãi Vòng rộng 1800 do Tập đoàn Limited Investment Zone –Hoa Kỳ với số vốn đầu tư lên đến 2 tỷ USD

Tháng 7/2012, General Electric đã ký với Tổng công ty truyền tải điện quốc giahợp đồng cung cấp thiết bị cho đường dây 500KV Pleiku (Gia Lai) – Phú Lâm (thànhphố Hồ Chí Minh) dài 500 km với số tiền 16,5 triệu USD General Electric còn đầu tư

Trang 29

mở rộng nhà máy sản xuất tuốc bin điện gió ở Hải Phòng, cung cấp thiết bị và hỗ trợthu xếp vốn cho khu điện gió đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh BạcLiêu, do Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý làm chủ đầu tư.General Electric đã cung cấp 10 tuốc bin gió với tổng công suất 16 MW, đồng thời hỗtrợ vận hành và bảo trì thiết bị cho giai đoạn I Tập đoàn đã tiếp tục đầu tư vào các dự

án điện gió khác tại các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh Đó là các dự án nằm trong “Chươngtrình Phát triển điện gió Đồng bằng sông Cửu Long” đã được Ngân hàng Phát triểnViệt Nam (VDB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (US EXIM) ký cam kết thỏathuận hợp tác tài trợ, với hạn mức 1 tỷ USD Không chỉ đơn thuần là hoạt động đầu tưsinh lời, việc cung ứng thiết bị, cung ứng vốn, dự án điện gió còn là hoạt động cụ thểđầu tiên tại khu vực Đông Nam Á cho chính sách phát triển nguồn năng lượng sạch,năng lượng tái tạo và chống biến đổi khí hậu được Hoa Kỳ đề xuất và góp phần cải tạokết cấu hạ tầng tại Việt Nam

Nhiều định chế tài chính lớn của Hoa Kỳ như CitiBank, JP Morgan Chase, WellFargo và Far East National Bank cũng đã đặt chân vào Việt Nam, tạo tiền đề cho các doanhnghiệp, nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ vào Việt Nam, đồng thời giúp cho nền tài chính của ViệtNam hoàn thiện hơn, phát triển hơn, tiến gần đến nền tài chính tiên tiến toàn cầu

Tuy nhiên, cũng không ít dự án FDI từ Hoa Kỳ thất bại khi đầu tư tại Việt Nam Một

dự án hiếm hoi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng thất bại là dự án nuôi tôm Việt Mỹ

do một Việt Kiều Mỹ đầu tư năm 2002 tại tỉnh Hà Tĩnh Thất bại của dự án là do sự nóngvội của các lãnh đạo tỉnh trong việc thẩm định dự án, khả năng của nhà đầu tư, việc quyhoạch, quản lý, triển khai dự án còn nhiều bất cập, yếu kém

Năm 2012, chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tầu đã quyết định thu hồi giấy chứngnhận đầu tư của “siêu dự án” Khu công viên văn hóa thế giới kỳ diệu (Vungtau WonderfulWorld Theme Park)do Công ty TNHH Good Choice USA - Việt Nam làm chủ đầu tư ở khuBàu Trũng, thành phố Vũng Tàu, có tổng vốn đăng ký gần 1,3 tỷ USD do nhà đầu tư khôngtriển khai.Dự án khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Sài Gòn Atlantis Hotel TP Vũng Tàucủa Công ty TNHH Winvest Invesment (Hoa Kỳ), tổng vốn đăng ký 4,1 tỷ USD, diện tích

Trang 30

307 ha, tỉnh đã giao cho công ty này 80 ha Tuy nhiên, Winvest Invesment hiện mới đầu tưthực hiện được 6 triệu USD.

Dự án đình đám một thời - Liên hợp sản xuất dệt - nhuộm - may ITG - Phong Phúcủa Công ty TNHH ITG - Phong Phú (liên doanh giữa Tập đoàn ITG - Hoa Kỳ với Tổngcông ty cổ phần Phong Phú), tên tiếng Anh là Burlington - Phongphu Solutions SupplyChain Cityđã dừng hoạt động từ đầu năm 2012, chỉ sau 3 năm đi vào hoạt động, để lạinhiều nuối tiếc cho ngành dệt may1

2.2.2.2 Theo hình thức đầu tư

Bảng 2.4: FDI Hoa Kỳ theo hình thức đầu tư giai đoạn 1987-2006

Hình thức đầu tư

FDI (tính cả nước thứ 3) FDI (không tính nước thứ 3)

Số dựán

VốnĐK(TriệuUSD)

Vốnthựchiện(TriệuUSD)

Số dự án

VốnĐK(TriệuUSD)

Vốnthựchiện(TriệuUSD)

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư Hoa Kỳ)

Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài FIA Hoa Kỳ thì trong giai đoạn1987-2006 các nhà đầu tư, doanh nghiệp của Hoa Kỳ chủ yếu tập trung với hình thức đầu tưdưới dạng doanh nghiệp sở hữu 100% vốn nước ngoài Ngoài ra còn một số hình thức khácnhư công ty liên doanh hay các hợp đồng liên doanh nhưng không đáng kể Điều đáng nói ởđây là có một lượng vốn FDI lớn từ các công ty của Hoa Kỳ nằm tại nước thứ 3 đầu tư tới

1 Tham khảo từ bài “Vì sao dự án dệt may đình đám ITG - Phong Phú đứt gánh?”, trực tuyến tại địa chỉ

http://bsa.org.vn/?p=viewcontent&menufid=12&id=11968

Trang 31

Việt Nam, cao hơn nhiều so với các công ty đến trực tiếp từ Hoa Kỳ Từ đó cho thấy sự hấpdẫn đầu tư tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư xuyên quốc gia của Hoa Kỳ là tương đối lớn

và đó cũng chính là nguồn FDI quan trọng mà Việt Nam nhận được trong giai đoạn này

Bảng 2.5: FDI Hoa Kỳ theo hình thức đầu tư giai đoạn 2007-2012

Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ lệ số dự án FDI (tỷ USD) Tỷ trọng FDI

(Nguồn: Bộ kế hoạch & đầu tư – Cục đầu tư nước ngoài Việt Nam)

Từ năm 2007 đến nay, theo số liệu thống kê được thì hình thức đầu tư của các doanhnghiệp, công ty của Hoa Kỳ đến Việt Nam không có nhiều thay đổi, chủ yếu là sự gia tăngcủa số lượng dự án và lượng vốn gia tăng FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam đã được thực hiệnthông qua 4/6 hình thức đầu tư được pháp luật Việt Nam cho phép (Hợp đồng BOT, BT,BTO và công ty mẹ con) Tính lũy kế đến 31/12/2011, hình thức 100% vốn nước ngoàiđứng đầu với 478 dự án, chiếm 79,53% tổng số dự án FDI với số vốn đầu tư hơn 8,98 tỷUSD chiếm 76,28% tổng số vốn đầu tư Đứng thứ hai là hình thức liên doanh với 98 dự án,chiếm 16,31% tổng số dự án với số vốn đầu tư hơn 2,56 tỷ USD, chiếm 22,3% tổng số vốnđầu tư; hình thức công ty cổ phần chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ với 13 dự án, chiếm 2,16% tổng số dự

án FDI với số vốn đầu tư hơn 119 triệu USD; hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh với

12 dự án nhưng quy mô vốn đầu tư nhỏ với số vốn đầu tư hơn 77,5 triệu USD

Ngày đăng: 27/02/2014, 00:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Hồng Nhung. Tạp chí tài chính. Chống chuyển giá: kỳ vọng từ phương thức APA (Trực tuyến). Địa chỉ: http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-trao-doi/Chong-chuyen-gia-Ky-vong-tu-phuong-thuc-APA/5674.tctc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống chuyển giá: kỳ vọng từ phương thức APA
4. Phục Lễ. Báo Tiền phong onlie. Ngành điện đơn giản thủ tục, giảm phiền hà (Trực tuyến). Địa chỉ: http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/641484/Nganh-dien-don-gian-thu-tuc-giam-phien-ha-tpp.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành điện đơn giản thủ tục, giảm phiền hà
5. Báo mới.com. Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trực tuyến). Địa chỉ: http://www.baomoi.com/Dau-tu-truc-tiep-cua-My-vao-Viet-Nam-sau-khung-hoang-tai-chinh-toan-cau/45/11970491.epi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
7. Tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam VID Group. QE3 mở thu hút FDI từ Mỹ(Trực tuyến). Địa chỉ: http://www.vidgroup.com.vn/c-tin-tuc/b-tin-dau-tu/qe3-mo-co-hoi-thu-hut-fdi-tu-my/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: QE3 mở thu hút FDI từ Mỹ
11. Viet Finance. Giảm phí “bôi trơn”, tạo môi trường đầu tư thông thoáng (Trực tuyến). Địa chỉ: http://vietf.vn/2013/09/04/giam-phi-boi-tron-tao-moi-truong-dau-tu-thong-thoang.html#.UkT9F9JkPbh Sách, tạp chí
Tiêu đề: bôi trơn
6. Minh Anh. Thời báo ngân hàng. Đầu tư nước ngoài: Thị trường Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Mỹ (Trực tuyến). Địa chỉ: http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/3-dau-tu-nuoc-ngoai--thi-truong-viet-nam-hap-dan-nha-dau-tu-my-6738.html Link
8. Linh Chi. Báo Vietnam plus. Việt Nam đang tụt hậu trong thu hút nguồn vốn FDI (Trực tuyến). Địa chỉ: http://www.vietnamplus.vn/Home/Viet-Nam-dang-tut-hau-trong-thu-hut-nguon-von-FDI/20137/208602.vnplus Link
10. Bùi Thịnh. Hải quan Việt Nam. Từ tháng 11/2013 sử dụng chữ ký số công cộng trong thủ tục hải quan điện tử (Trực tuyến). Địa chỉ:http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=20117&Category=C%E1%BA%A3i%20c%C3%A1ch%20th%E1%BB%A7%20t%E1%BB%A5c%20h%C3%A0nh%20ch%C3%ADnh Link
12. Huy Thắng. Báo điện tử VGP News. Cải thiện môi trường FDI: Giải pháp đã có, cần thực hiện ngay (Trực tuyến). Địa chỉ:http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Cai-thien-moi-truong-FDI-Giai-phap-da-co-can-thuc-hien-ngay/180294.vgp Link
13. Nguyễn Thùy. Việt Báo.vn. Mỹ-nhà đầu tư lớn của Việt Nam (Trực tuyến). Địa chỉ: http://vietbao.vn/Kinh-te/My-nha-dau-tu-lon-cua-Viet-Nam/10945920/87/ Link
14. GS. TSKH Nguyễn Mại. Báo đầu tư.vn. Cần tư duy và hành động mới về FDI (phần 1) (Trực tuyến). Địa chỉ: http://baodautu.vn/news/vn/dau-tu/chinh-sach/can-tu-duy-va-hanh-dong-moi-ve-fdi-phan-1.html Link
1. Viet Nam’s Ministry of Planning and Investment’s Central Institute of Economic Management and Foreign Investment Agency and The U.S Agency for International Development -Funded Support for Trade Acecelation (STAR) Project (July 2007), Assessment of the five – year impacts of the U.S – Viet Nam Bilateral Trade Agreement on Viet Nam’s trade, investment and economic structrure Khác
9. Thư viện pháp luật. Nghị quyết về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới (Trực tuyến) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1:Số liệu FDI của Hoa Kỳ vàoViệt Nam phân theo số liệu báo cáo và tính cả lượng FDI thông qua nước thứ 3 giai đoạn 1988-T6/2006 - Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút FDI của hoa kỳ vào việt nam đến năm 2020
Bảng 2.1 Số liệu FDI của Hoa Kỳ vàoViệt Nam phân theo số liệu báo cáo và tính cả lượng FDI thông qua nước thứ 3 giai đoạn 1988-T6/2006 (Trang 19)
Từ Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.1có thể thấy, lượng FDI từ Hoa Kỳ tính cả từ một nước thứ ba và không qua nước thứ ba có chiều hướng biến động tăng giảm khơng đều  trong toàn giai đoạn nghiên cứu - Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút FDI của hoa kỳ vào việt nam đến năm 2020
Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.1có thể thấy, lượng FDI từ Hoa Kỳ tính cả từ một nước thứ ba và không qua nước thứ ba có chiều hướng biến động tăng giảm khơng đều trong toàn giai đoạn nghiên cứu (Trang 20)
Bảng 2.2: FDI Hoa Kỳ theo ngành kinh tế giai đoạn 1987-2006 - Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút FDI của hoa kỳ vào việt nam đến năm 2020
Bảng 2.2 FDI Hoa Kỳ theo ngành kinh tế giai đoạn 1987-2006 (Trang 26)
Bảng 2.3: FDI Hoa Kỳ theo ngành kinh tế giai đoạn 2007-2012 - Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút FDI của hoa kỳ vào việt nam đến năm 2020
Bảng 2.3 FDI Hoa Kỳ theo ngành kinh tế giai đoạn 2007-2012 (Trang 27)
2.2.2.2. Theo hình thức đầu tư - Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút FDI của hoa kỳ vào việt nam đến năm 2020
2.2.2.2. Theo hình thức đầu tư (Trang 30)
Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ lệ số dự án FDI (tỷ USD) Tỷ trọng FDI - Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút FDI của hoa kỳ vào việt nam đến năm 2020
Hình th ức đầu tư Số dự án Tỷ lệ số dự án FDI (tỷ USD) Tỷ trọng FDI (Trang 31)
Bảng 2.5: FDI Hoa Kỳ theo hình thức đầu tư giai đoạn 2007-2012 - Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút FDI của hoa kỳ vào việt nam đến năm 2020
Bảng 2.5 FDI Hoa Kỳ theo hình thức đầu tư giai đoạn 2007-2012 (Trang 31)
Bảng 2.6: FDI Hoa Kỳ theo hình thức địa phương 1987-2006 - Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút FDI của hoa kỳ vào việt nam đến năm 2020
Bảng 2.6 FDI Hoa Kỳ theo hình thức địa phương 1987-2006 (Trang 32)
Bảng 2.7: FDI Hoa Kỳ theo hình thức địa phương 2007-2012 - Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút FDI của hoa kỳ vào việt nam đến năm 2020
Bảng 2.7 FDI Hoa Kỳ theo hình thức địa phương 2007-2012 (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w