1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

THỰC TRẠNG CHÍNH PHỦ điện tử ở VIỆT NAM

14 6,5K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 45,23 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Trang 1

THỰC TRẠNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

I Xếp hạng Chính phủ điện tử Việt Nam năm 2012:

(Nguồn: E – Government Survey 2012 – United Nations)

Theo xếp hạng Chính phủ điện tử của LHQ năm 2012: VN xếp thứ 83/190, tăng 7 bậc so với thứ hạng 90/190 của năm 2010, vươn lên xếp thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (sau Singapo, Malaysia, Bruney) VN cũng nằm trong 50 nước có ứng dụng trong hoạt động của Chính phủ tốt nhất

II Định nghĩa về Chính phủ điện tử của VN Các cấp bậc phát triển CPĐT của VN: (Nguồn: Wikipedia và egov.org.vn – website của CPĐT VN)

1 Định nghĩa về CPĐT của VN:

a CPĐT là gì?

Chính phủ Điện tử (e-Government) là tên gọi của một chính phủ mà mọi hoạt động của nhà nước được "điện tử hóa", "mạng hóa" Tuy nhiên, chính phủ điện tử không đơn thuần là máy tính, mạng Internet; mà là sự đổi mới toàn diện các quan hệ (đặc biệt là quan hệ giữa chính quyền và công dân), các nguồn lực, các quy trình, phương thức hoạt động và bản thân nội dung các hoạt động của chính quyền trung ương và địa phương,

và ngay cả các quan niệm về các hoạt động đó

Chính phủ Điện tử là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để các cơ quan của Chính quyền từ trung ương và địa phương đổi mới, làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước

b Mục tiêu của CPĐT:

- Tạo môi trường kinh doanh tốt hơn;

- Khách hàng trực tuyến, không phải xếp hàng;

- Tăng cường sự điều hành có hiệu quả của chính phủ và sự tham gia rộng rãi của người dân;

- Nâng cao năng suất và tính hiệu quả của các cơ quan chính phủ;

- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng vùng sâu vùng xa

c Các dạng giao dịch của CPĐT:

Trang 2

- Chính phủ với Công dân (G2C);

- Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B);

- Chính phủ với người lao động (G2E);

- Chính phủ với Chính phủ (G2G)

d CPĐT tại VN:

Hiện nhiệm vụ xây dựng và thực hiện Chính phủ Điện tử ở Việt

nam được giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông phụ trách, đứng đầu là Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng trên cơ sở thừa kế những thành công và khắc phục những thất bại của Đề án 112 (Đề án Tin học hóa hành chính

nhà nước của Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích xây dựng chính phủ

điện tử ở Việt Nam Đây là một chương trình hiện đại hóa hành chính của chính quyền Việt Nam giai đoạn từ 2001 - 2010 về cải cách thủ tục hành chính nhà nước.)

2 Các cấp bậc phát triển CPĐT của VN:

Trải qua 10 năm kể từ khi bắt đầu xây dựng và đưa vào hoạt động, CPĐT của VN đã có nhiều bước phát triển, gắn với từng thời kì cụ thể:

a Năm 2003 – 2005:

- Đây là giai đoạn sơ khai đưa ứng dụng CNTT vào bộ máy quản lý của chính quyền, từng bước xây dựng CPĐT tại Việt Nam

- Sau năm 2003, chính phủ và hầu hết các bộ ngành đều đã có cổng thông tin điện tử riêng, cung cấp lượng lớn các văn bản pháp quy riêng cũng như các thông tin cập nhật trong khu vực bộ - ngành trực tiếp quản

lý, thu được nhiều kết quả tốt đẹp

b Năm 2006:

- Quốc hội chính thức ban hành Luật Công nghệ thông tin quy định cụ thể về nguyên tắc, điều kiện, nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động

cơ quan nhà nước

c Năm 2007:

- Sau 5 năm liên tục góp phần thúc đẩy tiến trình triển khai các dự án,

đề án tin học hướng tới việc xây dựng chính phủ điện tử, nhiều các hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước có những bước thay đổi mạnh mẽ

- Chính phủ lên kế hoạch triển khai Đề án Chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Chương trình 64) thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc đẩy mạnh

Trang 3

ứng dụng CNTT trong các hoạt động của cơ quan chính phủ và là nền tảng pháp lý quan trọng ban đầu cho việc xây dựng CPĐT trong tương lai

d Năm 2008

- Nếu trong giai đoạn trước đây, việc triển khai CPĐT mới chỉ dừng lại ở mức “tin học hóa hoạt động hành chính” thì bước sang năm 2008, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và cải cách các thủ tục hành chính theo hướng xây dựng dịch vụ công trực tuyến (Đề án 30) mới là hướng phát triển chủ đạo

e Năm 2009:

- Hoạt động ứng dụng CNTT trong khối cơ quan chính phủ đã có bước thay đổi lớn, dựa trên kế hoạch chủ động của các bộ ngành và địa phương thay vì dựa theo kế hoạch thống nhất từ Trung ương xuống như cách làm trước đây Đây chính là bước tiến quan trọng trong tầm nhìn của Chính phủ đối với vấn đề CPĐT khi đặt người dân vào vị trí trung tâm bởi lẽ muốn thực hiện CPĐT thành công phải tìm hiểu nhu cầu thực của người dân trong từng địa phương khác nhau

f Năm 2010

- Năm 2010 được coi là một mốc quan trọng trong việc triển khai CPĐT tại Việt Nam Cùng với việc đánh giá việc triển khai Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg về “Ứng dụng CNTT –TT trong các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2009-2010” và tổng kết thực hiện chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị, kế hoạch quốc gia về “Ứng dụng CNTT-TT trong các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015” với tổng đầu tư hơn 40 triệu USD vào 20

dự án quốc gia cũng sẽ được thông qua

 Tổng kết lại giai đoạn 2008-2010, tiến trình triển khai CPĐT đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong năm 2010, tỷ lệ bộ có website đạt 100%, đối với cấp tỉnh, thành phố; con số này cũng đạt đến 98.4% Bên cạnh đó, tỷ lệ trung bình dịch vụ công trực tuyến ở cấp Bộ cũng đạt 76.6%, tăng mạnh so với mức 46.9% của năm 2009; ở cấp địa phương, con số này tuy khiêm tốn hơn nhưng cũng rất đáng khích lệ đó là 55.6%

g Năm 2011

- Mặc dù theo báo cáo xếp hạng của Liên hiệp Quốc (2010), Việt Nam

đã có những bước tiến vượt bậc trong việc ứng dụng CNTT tại các cơ quan chính phủ, cung cấp các dịch vụ của chính phủ cho công dân (cải thiện vị trí từ 126 năm 2006 lên 90 trong năm 2010; xếp thứ 6/10 trong các nước ASEAN), và việc đánh giá xếp hạng dựa trên các chỉ số chính

Trang 4

như sự sẵn sang điện tử, đánh giá web, nhân lực và hạ tầng cơ sở trong nước cũng rất khả quan; thực tế lại cho thấy việc triển khai CPĐT – CCHC vẫn còn nhiều chống chéo, khúc mắc, thủ tục hành chính còn phức tạp, ở nhiều địa phương, CNTT –TT vẫn chưa thể phát huy tối đa vai trò của mình

h Năm 2012

Năm 2012 tiếp tục đánh dấu sự phát triển ứng dụng CNTT vào các hoạt động hành chính cũng như xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT) tại Việt Nam Điều này được thể hiện qua các con số khá ấn tượng như 96,6% các bộ ngành có website riêng, 100% các tỉnh thành phố có cổng thông tin điện tử, 83.6% các thông tin chỉ đạo ban hành được đưa lên mạng (theo báo cáo của IDG về chính phủ điện tử 2012) Đồng thời, chính phủ cũng đã đưa ra các mục tiêu cho giai đoạn 2011 – 2015 về CPĐT, hướng tới bảo đảm hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên quy mô quốc gia, xây dựng hệ thống thông tin quốc gia, hoàn thiện hệ thống thông tin chuyên ngành quy mô quốc gia thiết yếu, phục vụ cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp, thực hiện hiệu quả, định hướng đồng bộ và thống nhất việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước

Báo cáo xếp hạng năm 2012 của Liên hợp quốc về chính phủ điện tử cũng thể hiện sự cải thiện thứ bậc của của Việt Nam khi từ vị trí thứ 90 năm 2010 tiến lên vị trí thứ 83 năm 2012, đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Singapore, Malaysia và Brunei Phần lớn các chỉ số đánh giá của Việt Nam đều đạt cao hơn so với mức trung bình của thế giới cũng như trong khu vực, nổi bật là chỉ số về cơ sở hạ tầng, nguồn lực con người hay chỉ số CPĐT

i Năm 2013

Năm 2013 được coi là năm bản lề trong triển khai Chương trình Quốc gia về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước (2011 – 2015) Mục tiêu trong giai đoạn này là tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan Chính phủ; thiết lập hệ thống thông tin quốc gia toàn diện, minh bạch; cải tiến dịch vụ công và gắn kết với người dân, doanh nghiệp, hướng tới xây dựng một Chính phủ điện tử hiệu quả hơn

III Giới thiệu các dịch vụ công trực tuyến của VN:

1 Dịch vụ công trực tuyến là gì?

Trang 5

Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý

Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng

Theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/07/2009 về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, dịch vụ công trực tuyến được đánh giá theo 4 mức độ như sau:

Mức độ 1: dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về quy

trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ

Mức độ 2: dịch vụ công trực tuyến đã đáp ứng mức độ 1 và cho phép

người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ

Mức độ 3: dịch vụ công trực tuyến mức đã đáp ứng mức độ 2 và cho

phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan,

tổ chức cung cấp dịch vụ Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng Việc thanh toán

lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ

Mức độ 4: dịch vụ công trực tuyến đã đáp ứng mức độ 3 và cho phép

người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng

2 Một số dịch vụ công trực tuyến của VN:

a Cấp giấy chứng nhận Đăng kí tàu cá đối với tàu cá đóng mới của Tổng cục Thủy sản VN: (mức độ 2)

* Nội dung:

+ Bước 1: Tổ chức/Cá nhân đăng ký tài khoản người dùng để đăng nhập

sử dụng hệ thống, điền và nộp hồ sơ điện tử

Tổ chức/Cá nhân điền toàn bộ thông tin cần thiết trên biểu mẫu hồ sơ điện tử và đính kèm các tệp bản quét/bản mềm đối với những văn bản, tài liệu đi kèm hồ sơ

Trang 6

+ Bước 2: Sau khi điền đầy đủ thông tin, Tổ chức/Cá nhân nhấp vào nút Gửi hồ sơ để gửi hồ sơ điện tử

Hồ sơ sẽ được chuyển về đơn vị tiếp nhận và xử lý hồ sơ nêu trên và sẽ được đơn vị này thẩm định, giải quyết.

+Bước 3: Khi hồ sơ hợp lệ và đầy đủ điều kiện giải quyết, Tổ chức/Cá nhân sẽ in và gửi toàn bộ hồ sơ trực tiếp tới bộ phận “một cửa” – Văn phòng Tổng cục Thủy sản hoặc gửi qua đường bưu điện

+Bước 4: Trường hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp, cơ quan Cấp giấy chứng nhận phải xem xét, hướng dẫn cá nhân, tổ chức bổ sung những nội dung còn thiếu hay chưa đúng quy định ngay khi nhận được hồ

sơ Trong trường hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ qua đường bưu điện, cơ quan Cấp giấy chứng nhận phải xem xét, hướng dẫn cá nhân, tổ chức bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong thời hạn

03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ Nếu nộp hồ sơ hợp lệ theo quy định, Tổng cục Thủy sản xem xét và cấp lại Giấy chứng nhận đăng kí tàu cá

+Bước 5: Sau khi giải quyết xong, Tổng cục Thủy sản trả kết quả trực tiếp tại bộ phân “một cửa” hoặc gửi kết quả theo đường bưu điện cho cá nhân, tổ chức

* Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm:

+ Tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng, dễ dàng cho các cá nhân, tổ chức tìm hiểu thông tin, làm hồ sơ và các bộ phận có thẩm quyền giải quyết hồ

sơ, làm thủ tục

+ Cách đăng kí, đăng nhập hệ thống, làm và xử lí hồ sơ nhanh chóng, dễ dàng theo những quyền hạn cụ thể đã được cấp phép

+ Tài liệu hướng dẫn và hệ thống văn bản pháp lý cung cấp qua website đầy đủ, chi tiết

+ Thiết kế website rõ ràng ,dễ nhìn

b Cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị của UBND quận Cẩm Lệ - thành phố Đà Nẵng (nguồn: danangcity.gov.vn)

* Nội dung:

+ 2 bước đầu giống với dịch vụ công ở trên

+ Bước 3: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc văn phòng UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ: kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ và chuyển cho phòng Quản lý đô thị

Trang 7

+ Bước 4: Công chức chuyên môn phòng Quản lý đô thị thụ lý hồ sơ, kiểm tra trình lãnh đạo phòng, trình lãnh đạo UBND cấp huyện ký và chuyển giấy phép cho Bộ phận tổ một cửa để giao cho cá nhân, tổ chức

* Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm:

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân tổ chức có nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng tại một địa chỉ truy cấp duy nhất

+ Cung cấp thông tin một cách tự động và trực tuyến về tình trạng giải quyết hồ sơ, cấp phép Người dân có thể thông qua mạng internet kiểm tra, giám sát về tình trạng giải quyết hồ sơ + Hệ thống cung cấp một nền tảng ứng dụng để từng bước cho phép các

cơ quan hành chính nhà nước phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng một cách xuyên suốt, nhất quán theo tinh thần “một cửa liên thông”

c Dịch vụ công trực tuyến về cấp phép họp báo, hội thảo, hội nghị có yếu tố nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh ( mức độ 4)

(nguồn: baodientu.chinhphu.vn)

* Nội dung:

Dịch vụ này được chính thức triển khai trên trang tin điện tử của sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh tại địa chỉ http://www.ict-hcm.gov.vn Người dân và doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ và nhận giấy phép hoàn toàn qua Internet mà không cần liên hệ trực tiếp, kể cả các giao dịch phát sinh trong quá trình xử lý cũng như các yêu cầu bổ túc hồ

sơ Mô hình này được tiếp tục triển khai tại các quận, huyện, sở, ngành trên địa bàn thành phố từ năm 2010

* Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm: Giảm thời gian, chi phí trong hoạt động đề nghị cấp giấy xác nhận khai báo, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, đồng thời giúp cơ quan quản lý nhà nước có số liệu, báo cáo chính xác, kịp thời Vấn đề an toàn thông tin sẽ được đảm bảo với công nghệ chữ kí số.

IV Chính phủ điện tử một cửa.

1 Khái niệm:

Chính phủ điện tử một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ trực tuyến đến trả lại kết quả chỉ thông qua một đầu

Trang 8

mối là “Bộ phận tiếp nhận và trả lại kết quả” trên các trang thông tin của

cơ quan hành chính nhà nước

Cơ chế một cửa quốc gia Việt Nam là hệ thống tích hợp cho phép:

- Các bên tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh nộp/gửi thông tin và chứng từ chuẩn hóa tới một điểm tiếp nhận duy nhất

- Các cơ quan chính phủ xử lý dữ liệu, thông tin và ra quyết định dựa trên hệ thống các quy trình, thủ tục thống nhất và đồng bộ; ra quyết định

và gửi quyết định này tới hệ thống dựa trên thỏa thuận cung cấp và trao đổi thông tin thống nhất giữa các cơ quan chính phủ

- Cơ quan hải quan ra quyết định cuối cùng về việc thông quan và giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh căn cứ trên các quyết định của các cơ quan chính phủ có liên quan được hệ thống chuyển tới một cách kịp thời dựa trên quy định về cung cấp dịch vụ công của các cơ quan chính phủ

(Nguồn: “Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 2008-2012” do Ban chỉđạo quốc gia phê duyệt tại Quyết định số 2599/QĐ-BCĐASW ngày 21/10/2009)

2 Mục đích:

-Giảm phiền hà cho tổ chức, công dân khi có yêu cầu giải quyết công việc trên các website của các cơ quan hành chính nhà nước

- Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ tổ chức, công dân của đội ngũ cán bộ, công chức

-Nâng cao chất lượng công vụ; hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước

-Làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân

-Đổi mới cơ bản phương thức hoạt động của chính phủ điện tử trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả

3 Nguyên tắc

Việc áp dụng thực hiện cơ chế “Chính phủ điện tử một cửa” cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

-Thủ tục đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật

- Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân trên website, diễn đàn Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

- Việc phối hợp các bộ phận có liên quan trong bộ máy công quyền nhằm giải công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước

Trang 9

-Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng,thuận tiện,đúng thời gian cho

tổ chức, công dân

4 Kinh nghiệm triển khai CPĐT một cửa của một số nước ASEAN:

2012

Xếp hạng năm 2010

a Singapore:

Singapore là quốc gia ASEAN được đánh giá là quốc gia phát triển nhanh và mạnh nhất về việc thực hiện chính phủ điện tử Năm 2000,

Trang 10

chính phủ Singapore đã đề ra kế hoạch hành động CPĐT lần 1, mục đích nhằm định hướng cho hoạt động và đầu tư về CNTT đối với các dịch vụ công Mục tiêu của kế hoạch này là đưa toàn bộ dịch vụ công trở thành dịch vụ công trực tuyến Kế hoạch này được đầu tư khoảng 01 tỷ USD, tập trung phục vụ tương tác giữa chính phủ và doanh nghiệp (G2B), chính phủ với công dân (G2C) và chính phủ với người lao động (G2E) Kết quả là đến năm 2007, đã có khoảng 1.600 dịch vụ công trực tuyến được xây dựng Người dân Singapore có thể truy cập những dịch vụ này thông qua một cổng duy nhất, sử dụng một mật khẩu và một mã nhận dạng chung cho tất cả các dịch vụ Để đảm bảo người dân có thể truy cập dịch vụ công trực tuyến của chính phủ, Singapore đã xây dựng một mạng lưới các ki-ốt cung cập truy cập Internet miễn phí cho người dân Đồng thời nhiều kế hoạch giúp đỡ những người dân có thu nhập thấp nâng cao trình độ cũng như nhận thức về ứng dụng CNTT Một số dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai như đăng ký giấy phép lái xe, khai thuế thu nhập, đặt chỗ, đăng ký thương hiệu Các dịch vụ này luôn sẵn sàng ở chế

độ 24/7 tại các ki-ốt và có sự trợ giúp của chuyên gia nếu cần Một số quỹ phục vụ nghiên cứu được thành lập, cung cấp kinh phí cho các cơ quan chính phủ thử nghiệm công nghệ mới, công bố thành công và chia sẻ kinh nghiệm với tất cả tổ chức khác Song song với đó, chính phủ Singapore cũng thực hiện chương trình các dịch vụ Web với mục đích xây dựng và triển khai các dịch vụ trên nền Web trong lĩnh vực hành chính công, khuyến khích các cơ quan chính phủ đưa thông tin và dịch vụ lên môi trường Internet (1) Chương trình được đầu tư để cải cách cách thức cung cấp và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả chia sẻ thông tin và dịch vụ giữa các cơ quan trong chính phủ nhằm đem lại chất lượng dịch vụ tốt hơn Chương trình dịch vụ cung cấp giấy phép kinh doanh trực tuyến nhằm khuyến khích việc đầu tư vào

Singapore thông qua cơ chế đăng ký một cửa thông thoáng, gọn nhẹ

Điển hình như:

* Giao dịch G2C

Thông qua cổng giao diện Công dân điện tử của Chính phủ

Singapore (www.ecitizen.gov.sg), người dân Singapore có thể truy cập tới 1.600 dịch vụ bao gồm từ kinh doanh, y tế, giáo dục, giải trí đến việc làm và gia đình Trong đó, 1.300 dịch vụ điện tử đã được giao dịch trực tuyến giữa người dân với chính phủ Cổng giao diện Công dân điện tử được chia theo từng danh mục dựa trên nhu cầu thực tế cuộc sống của từng cá nhân, trong đó từng bộ và ủy ban luật pháp cung cấp dịch vụ điện

tử thông qua cùng một cổng Qua đó, người dân Singapore có thể truy cập một cửa đến các dịch vụ của chính phủ: Điều này giúp cho họ không phải đi qua một rừng các thủ tục hành chính Một vài dịch vụ điện tử thông dụng nhất thường được cung cấp là: nộp đơn xin mua nhà, tìm kiếm thông tin về các trường học, tìm kiếm việc làm, phát triển nghề

Ngày đăng: 27/02/2014, 00:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w