các công cụ phi thuế quan: Hạn ngach, tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, giấy phép nhập khẩu,............
Trang 1CHÍNH SÁCH PHI THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH PHI THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM
1 Hạn ngạch
Là quy định của nhà nước về số lượng hoặc trị giá nhập khẩu hoặc xuất khẩu một
mặt hàng nào đối với 1 thị trường cụ thể trong một thời gian cụ thể (ví dụ một số thành viên WTO có thể áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên WTO)
Phân loại:
Theo đối tượng áp dụng :
- Hạn ngạch xuất khẩu : Đối với mặt hàng thiết yếu, kiểm soát để đảm bảo nhu cầutrong nước Hoặc thị trường nhập khẩu quy định hạn ngạch nhập khẩu
Trang 2- Hạn ngạch nhập khẩu : Thường áp dụng với loại hàng hóa cần thực thi chế độbảo hộ cao,chặt chẽ cho các ngành sản xuất trong nước đặc biệt các ngành non trẻ
có khả năng phát triển trong tương lai hoặc mang lại phúc lợi xã hội lớn
Theo tính chất áp dụng :
- Hạn ngạch tuyệt đối ( chủ yếu đối hàng với nhập khẩu ): Phần hàng hóa vượt quáhạn ngạch cho phép sẽ không được làm thủ tục thông quan Khi đó doanh nghiệpxuất khẩu cần thuê kho ngoại quan cho hạn ngạch năm sau hoặc tái xuất khẩu
- Hạn ngạch thuế quan : Phần hàng hóa vượt quá mức hạn ngạch cho phép vẫn cóthể thông quan nhưng phải chịu mức thuế quan cao hơn thông thường
Ngày 31/12/2010 Bộ công thương đã ra thông tư số 45 /2010/TT-BCT quy địnhviệc nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuếquan năm 2011
Ví dụ: Việt nam đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân khối lớn, phù hợp với quy
định của pháp luật Việt Nam
Với thuốc lá điếu và xì gà, Việt Nam cho phép 1 doanh nghiệp thương mại
nhà nước được quyền nhập khẩu
Với ôtô cũ, Việt nam cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không
quá 5 năm và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật
Việt Nam khẳng định biện pháp cấm nhập khẩu thiết bị và phần mềm mã hóa thuộc diện bí mật nhà nước không ảnh hưởng tới các sản phẩm thương mại
thông thường phục vụ tiêu dùng đại chúng
Việt Nam duy trì cấp phép nhập khẩu văn hoá phẩm nhằm mục đích kiểm
duyệt sẽ tuân thủ theo các quy định về minh bạch hoá của WTO
Việt Nam cam kết tuân thủ Hiệp định về xác định giá tính thúê nhập
Trang 3khẩu của WTO ngay sau khi gia nhập.
Việt nam cam kết tuân thủ Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO từ thời
điểm ra nhập Trên thực tế, Việt Nam không duy trì các quy định về xuất xứ vi phạm quy định của Hiệp định này
Việt Nam cam kết tuân thủ các Hiệp định có liên quan của WTO khi áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ
2 Giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu là các thủ tục hành chính được sử dụng để thực hiện chế độcấp phép nhập khẩu Đòi hỏi đệ trình đơn hay các tài liệu khác (không liên quan tớimục đích hải quan) tới các cơ quan hành chính thích hợp là điều kiện tiên quyết đểđược phép nhập khẩu
Tuy nhiên, thủ tục hành chính để thực hiện chế độ cấp phép không được bóp méothương mại do sử dụng không thích hợp các thủ tục đó Các qui tắc đối với thủ tụccấp phép nhập khẩu phải được áp dụng trung lập (neutral) và được quản lý theomột cách thức công bằng và hợp lý
Mặt khác, cần phải công khai các thông tin liên quan tới thủ tục nộp đơn, tiêuchuẩn của nhà nhập khẩu, cơ quan tiếp nhận, danh sách các sản phẩm đòi hỏi giấyphép trong thời hạn 21 ngày trước khi chúng có hiệu lực
Người nộp đơn chỉ cần tiếp cận tới một cơ quan hành chính Trường hợp đặc biệtkhông được quá ba cơ quan
Cấp phép nhập khẩu tự động: khi tất cả đơn đều được chấp thuận, không hạn chế
khối lượng nhập khẩu trong phạm vi điều chỉnh, không đặt ra hạn chế với nhà nhậpkhẩu, được chấp thuận trong vòng 10 ngày
Cấp phép nhập khẩu không tự động: là thủ tục cấp phép không phải là cấp phép tự
động Cấp phép không tự động không được gây ra hạn chế hay bóp méo thươngmại hơn mức các điều kiện do yêu cầu cấp phép đặt ra Các thủ tục cấp phép không
Trang 4tự động cần phải tương ứng về phạm vi và thời hạn với biện pháp mà chúng được
sử dụng để thực hiện, và sẽ không đặt ra những gánh nặng hành chính hơn mức cầnthiết để quản lý biện pháp đó Trong trường hợp đòi hỏi cấp phép không vì mụcđích quản lý số lượng, các thành viên phải công bố đầy đủ thông tin về cơ sở đểcấp phép
Quyết định số 24/2008/QĐ-BCT ngày 01 tháng 8 năm 2008 về việc áp dụng chế
độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng
Thông tư số 17/2008/TT-BCT ngày 12 tháng 12 năm 2008 về việc Hướng dẫn thựchiện việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặthàng
Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu được xácnhận đăng ký nhập khẩu theo thời gian (theo Phụ lục 4 Thông tư số 17/2008/TT-BCT)
Mẫu Đơn đăng ký nhập khẩu theo chế độ cấp phép tự động (theo Phụ lục 2 Thông
tư số 17/2008/TT-BCT)
Mẫu Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua ngân hàng và Giấy xác nhận thanh toánqua ngân hàng (theo Phụ lục số 03A và 03B Thông tư số 17/2008/TT-BCT)
3 Hàng rào kĩ thuật trong thương mại quốc tế
Là các tiêu chuẩn kĩ thuật đối với hàng hóa nhằm bảo vệ con người và môi trườngsinh thái
Phân loại :
- Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Quy định về bảo vệ môi trường
- Quy định về dãn nhãn sinh thái
Trang 5- Quy định về bao bì và cách thức đóng gói sản phẩm.
Một vài tiêu chuẩn phổ biến:
- Quy định về sức khỏe và an toàn : Hệ thống tiêu chuẩn VSATTP, quy định
về thực tiễn nông nghiệp tốt VIETGAP,…
- Quy định về bảo vệ môi trường : ISO 14000 và các phiên bản khác
- Quy định về trách nhiệm xã hội : SA 8000
- Quy định về quản lí chất lượng : ISO 9000
Ngày 30/9/2011 theo quy định số 682/QD-TTg của thủ tướng chính phủ, Bộ khoahọc và công nghệ đã ra thông tư số25/2011/TT-BKHCN quy định về nội dung chithực hiện các nhiệm vụ thuộc đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trongthương mại giai đoạn 2011-2015 và thông tư số 24/2011/TT-BKHCN quy định về
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuậttrong thương mại giai đoạn 2011-2015và một số văn bản hướng dẫn kèm theo
4 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Nội dung : Là yêu cầu của nước nhập khẩu đối với nước xuất khẩu về việc cắt
giảm quy mô hàng hóa xuất khẩu nhằm giảm thiểu mức độ gây tổn hại đến các nhàsản xuất nội địa ở nước nhập khẩu.Nếu nước xuất khẩu không thực hiện thì nướcnhập khẩu sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa
Trước 1995 do GATT cấm sử dụng hạn ngạch nhập khẩu, nên một số nước đã sử
dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu "tự nguyện" Hạn chế xuất khẩu tự nguyện làmột thoả thuận song phương giữa hai chính phủ Nước xuất khẩu giới hạn xuấtkhẩu một số sản phẩm nhất định tới nước nhập khẩu Nói chung, ngành côngnghiệp đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu tương tự gây áp lực vớichính phủ đàm phán về hạn chế xuất khẩu với nước xuất khẩu để giảm bớt áp lực
Trang 6cạnh tranh Các nhà xuất khẩu bị "bắt buộc" chấp nhận số lượng đó và bị đe doạnhận được các hành động khắc nghiệt hơn nếu không chấp nhận thoả thuận tựnguyện hạn chế số lượng xuất khẩu Chính phủ xuất khẩu hoặc chính các nhà xuấtkhẩu quản lý thoả thuận này Hạn chế xuất khẩu tình nguyện từng là một công cụquan trọng hạn chế thương mại và đã được sử dụng khá rộng rãi Trong khi hạnngạch được áp dụng chung thì hạn chế xuất khẩu tình nguyện chỉ áp dụng với một
số nước xuất khẩu chủ yếu, do đó tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các thành viên và
rõ ràng vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) Mỗi thành viên không được tìmkiếm, thực hiện hay duy trì bất cứ thoả thuận hạn chế xuất khẩu, thoả thuận về thịtrường nào hay bất cứ biện pháp tương tự khác lên phía xuất khẩu hay nhập khẩu.Điều này bao gồm các hành động do một thành viên thực hiện riêng rẽ cũng nhưcác hành động do hai thành viên trở lên thực hiện
Nguyên tắc tối huệ quốc : Trong quan hệ thương mại, các bên tham gia ký kết camkết dành cho nhau sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà mìnhđang hoặc sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ ba nào
Do đó chính sách này bị WTO cấm cũng như hạn chế thực hiện
5 Cấm xuất khẩu, nhập khẩu (Prohibitions)
Cấm xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp bảo hộ cao nhất, gây ra hạn chế lớn nhấtđối với thương mại quốc tế Trong thương mại quốc tế có nhiều trường hợp cấmnhập khẩu như: cấm hoàn toàn, cấm theo mùa, cấm tạm thời, cấm vận, cấm sảnphẩm nhạy cảm, tạm dừng cấp phép nhập khẩu WTO yêu cầu không được phép
áp dụng, nếu không có lý do chính đáng Tuy nhiên, các thành viên có thể thi hànhcác biện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp ngoại lệ sau:Danh mục hàng cấm nhập khẩu của Việt Nam hiện nay bao gồm vũ khí, đạn dược,vật liệu nổ; ma tuý; hoá chất độc; pháo các loại; thuốc lá thành phẩm; hàng tiêudùng đã qua sử dụng; phương tiện vận tải tay lái nghịch; vật tư, phương tiện đã qua
Trang 7sử dụng; sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng Ngoài ra trong nhiều văn bản phápluật của Việt Nam như Luật Bảo vệ môi trường, Luật thuỷ sản, Luật khoáng sản,Luật thương mại, Pháp lệnh an toàn thực phẩm, Pháp lệnh thú y… có quy định vềcấm, hạn chế nhập khẩu các loài động thực vật quý hiếm, gống cây trồng, vật nuôiphù hợp với công ước CITES, các loại phế thải, phế liệu, hoá chất độc hại độc hạitheo công ước BASEL Quy định cấm nhập khẩu ở Việt Nam chủ yếu dựa trênnhững cân nhắc về mục tiêu an ninh xã hội Về cơ bản các quy định về cấm, hạnchế nhập khẩu của Việt Nam vì lý do môi trường, an toàn và an ninh phù hợp vớicác quy định của WTO như không gây phân biệt đối xử, không tạo ra rào cản tráhình đối với thương mại và dựa trên cơ sở khoa học
Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã cho nhập khẩu thuốc lá điếu; cho nhậpkhẩu xe máy trên 175cc (sau 31/5/2007) nhưng bảo lưu quyền áp dụng các biệnpháp hành chính như độ tuổi người sử dụng và chế độ cấp bằng lái đặc biệt ViệtNam cũng đã cho nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng trong thời gian dưới 5 năm nhưngbảo lưu quyền áp dụng thuế nhập khẩu ở mức cao, chỉ cho làm thủ tục tại 4 cảngbiển, hải quan Việt Nam được xác định lại giá nhập khẩu và với những yêu cầukhắt khe về an toàn và khí thải
Thông tư số 43/2009/TT-BTTTT nhằm bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình phát triển của công nghệ thông tin hiện nay Có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2010, thông tư sẽ được áp dụng đối với thương nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại tham gia nhập khẩu hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng
Cụ thể, theo Thông tư 43, có 8 loại mã hàng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu bao gồm:
1 Máy in sử dụng các bộ phận in như bát chữ, trục lăn và các bộ phận in của nhóm84.42; máy in khác, máy coppy và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau; bộ
Trang 8phận và các linh kiện của chúng.
2 Máy chữ trừ các loại máy in thuộc nhóm 84.43; máy xử lí văn bản
3 Máy tính và các máy ghi, sao và hiển thị dữ liệu loại bỏ túi có chức năng tính toán, máy tính kế toán; máy đóng dấu miễn cước bưu phí, máy bán vé và các loại máy tương tự, có gắn bộ phận tính toán; máy tính tiền
4 Máy xử lí tự động và các khối chức năng của chúng; đầu lọc từ hay đầu lọc quang, máy truyền dữ liệu trên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa
và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác
5 Bộ điện thoại, kể cả điện thoại di động hoặc điện thoại dùng cho mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền và nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác bao gồm thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như nối mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng), trừ loại thiết bị truyền và nhận của nhóm 84.43, 85.25, 85.27 hoặc 85.28
6 Thiết bị truyền dẫn dùng cho phát thanh vô tuyến hoặc truyền hình, có hoặc không gắn máy thu hoặc máy ghi hoặc tái tạo âm thanh; camera truyền hình,
camera số và camera ghi hình ảnh nền
7 Màn hình và máy chiếu, không gắn với máy thu dùng trong truyền hình; máy thudùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh vô tuyến hoặc âm thanh hoặc máy ghi hoặc tái tạo âm thanh
8 Dây, cáp điện (kể cả cáp đồng trục) cách điện (kể cả loại đã tráng men cách điệnhoặc mạ lớp cách điện) và dây dẫn cách điện khác, đã hoặc chưa gắn với đầu nối; cáp sợi quang làm bằng các bó sợi đơn có vỏ bọc riêng từng sợi, đã hoặc chưa gắn với dây dẫn điện hoặc gắn với đầu nối
6 Pháp lệnh chống bán phá giá
Theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADP): bán phá giá là việc bán
một hàng hoá nào đó với giá thấp hơn giá của nó trên thị trường nội địa của nướcxuất khẩu
Trang 9Chính sách chống bán phá giá đảm bảo cạnh tranh bình đẳng đồng thời bảo vệ lợiích của các nhà sản xuất trong nước trước áp lực cạnh của hàng hóa nhập khẩunước ngoài
Trong điều kiện hàng rào phi thuế quan đang được loại bỏ dần, chúng ta cần cómột cơ chế mới, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế để bảo vệ quyền lợi chính đángcủa các nhà sản xuất trong nước cũng như quyền lợi trong dài hạn của người tiêudùng khi hiện tượng bán phá giá xảy ra Thực tiễn mười năm trở lại đây, ít nhấtchín lần hàng hóa VN đã và đang là đối tượng bị áp dụng các biện pháp chống bánphá giá tại một số quốc gia, điển hình là hai vụ kiện tôm và cá da trơn ở Mỹ.Ngượclại, thị trường nội địa từng phải đón nhận trường hợp “đại gia” Coca-Cola bán sảnphẩm với giá siêu rẻ, tiêu diệt ngành sản xuất nước ngọt của VN Nhằm giànhquyền chủ động cho doanh nghiệp trong nước trong những tình huống tương tự.Trong điều kiện VN vẫn chưa có nhiều hiệp hội ngành hàng đủ mạnh, các cơ quanChính phủ có thể chủ động điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đểbảo vệ các doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết
Chính từ lí do đó mà Pháp lệnh chống bán phá giá dành cho hàng hòa nhập khẩu
vào Việt Nam (số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29-4-2004) ra đời Pháp lệnh
Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có 6 chương, 29 điều và cóhiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2004
Pháp lệnh bao gồm ba hình thức: áp thuế chống bán phá giá tạm thời, thuế chốngbán phá giá, cam kết của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa đang
bị điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Qui trình xử lý được hình dung theo hai công đoạn Một: khi có hồ sơ yêu cầu ápdụng các biện pháp chống bán phá giá, bộ trưởng Bộ Thương mại sẽ giao cho một
cơ quan tiến hành điều tra trong vòng 60 ngày Căn cứ kết luận sơ bộ, Bộ trưởng
có thể quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời Sau khi có kết luận cuối
Trang 10cùng, bộ trưởng ra quyết định chính thức Hai: khi đương sự đề nghị xem lại vìmức thuế “nặng quá”, bộ trưởng Bộ Thương mại dựa trên các bằng chứng dođương sự cung cấp để phân công việc rà soát trong thời hạn không quá một năm.Kết thúc quá trình rà soát, bộ trưởng sẽ quyết định duy trì, điều chỉnh hoặc chấmdứt áp dụng thuế chống bán phá giá.
7 Các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu :
Bao gồm :
- Các hoạt động xúc tiến thương mại của chính phủ ( cung cấp thông tin thị trường,
hỗ trợ nghiên cứu và khảo sát thị trường, hoạt động tư vấn kinh doanh, tổ chức hộichợ triển lãm ở trong và ngoài nước, hoạt động quảng bá tiêu thủ sản phẩm củanước ngoài )
- Các hoạt động cung cấp tín dụng thương mại nhằm hỗ trợ khách hàng nước ngoàimua các sản phẩm do doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong nước sản xuất
Trang 11- Trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất hàng xuất khẩu
- Bán thanh lý hàng nông sản dự trữ cho xuất khẩu với giá rẻ hơn
- Tài trợ các khoản chi trả cho xuất khẩu, kể cả phần được tài trợ từ nguồn thuthuế, các khoản được để lại
- Trợ cấp cho nông sản dựa theo tỷ lệ xuất khẩu
Đối chiếu theo quy định này, chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trước đây
vi phạm nguyên tắc của WTO là: Thưởng xuất khẩu đối với 7 mặt hàng (gạo, chè,
cà phê, hạt tiêu, rau quả, thịt lợn); Hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ xuất khẩu đối với càphê, gạo; và bù lỗ xuất khẩu (cà phê, gạo, thịt lợn, dứa cô đặc, dưa chuột muối…)
2 hình thức hộp xanh (trong giai đoạn thực hiện, các nước đang phát triển như ViệtNam được ưu tiên áp dụng):
- Trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị, kể cả chi phí xử lý, nâng cấp, tái chế sảnphẩm, chi phí vận tải quốc tế, cước phí vận chuyển
- Ưu đãi về cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu hơnhàng nội địa