Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ và giáo viên về vị trí, tầm

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện tiên lãng - thành phố hải phòng (Trang 86)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ và giáo viên về vị trí, tầm

trọng của quản lý hoạt động dạy học THPT hệ GDTX.

3.2.1.1. Mục đích

Tác động làm thay đổi nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng, tính cần thiết và cấp bách của quản lý hoạt động dạy học THPT hệ GDTX .

Tác động đến cán bộ quản lý, giáo viên để có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học THPT hệ GDTX, trên cơ sở đó tác động từ nhận thức đến hành động để cán bộ quản lý nâng cao công tác quản lý HĐDH, giáo viên không ngừng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy học.

Nhận thức là cơ sở của hành động. Khi chúng ta nhận thức đúng thì hành động mới đem lại hiệu quả cao, nhƣ mong muốn. Nhận thức có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Trong giai đoạn hiện nay thì việc đề xuất việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học THPT hệ GDTX không thể tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Do vậy, nhiệm vụ của ngƣời CBQL là phải làm thế nào cho tập thể giáo viên, học viên và hơn nữa là các bậc phụ huynh và toàn xã hội nhận thức rõ tầm quan trọng, tính cần phải nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Tổ chức bồi dƣỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức sâu sắc, nắm rõ văn bản pháp quy của ngành giáo dục- đào tạo về nâng cao chất lƣợng dạy học, từ đó chuyển hoá những nội quy, quy định của Trung tâm thành ý thức tự giác tự nguyện, thành trách nhiệm cá nhân, làm cho tất cả các thành viên trong tập thể thừa nhận sự tất yếu và cần thiết của việc quản lý hoạt động học THPT hệ GDTX trong trung tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhận thức đƣợc các vấn đề đó giáo viên cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với chuyên môn để đầu tƣ công sức vào mỗi bài giảng. CBQL cần tạo ra một bầu không khí làm việc cởi mở, thân thiện, biết chia sẻ, hỗ trợ và tin cậy lẫn nhau sẽ góp phần rất lớn để thực hiện thành công mục tiêu.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của quản lý hoạt động học THPT hệ GDTX bằng các chƣơng trình học tập, bồi dƣỡng giáo viên, bồi dƣỡng theo chu kì, bồi dƣỡng thƣờng xuyên.

- Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, các buổi học tập triển khai các nghị quyết, các văn bản hƣớng dẫn…

- Chia sẻ những khó khăn với giáo viên mà khả năng sƣ phạm còn hạn chế. - Đƣa vào tiêu chí thi đua đối với cán bộ giáo viên thực hiện việc đảm bảo chất lƣợng.

- Động viên, khuyến khích cán bộ giáo viên sử dụng cơ sở vật chất và TBDH sao cho có hiệu quả nhất.

- Xây dựng thƣ viện, mua thêm tài liệu, đăng kí các loại báo, tạp chí phục vụ việc dạy và học.

- Thông qua hoạt động và sinh hoạt của tổ chuyên môn của ngành học.

- Động viên cán bộ giáo viên tham gia các khóa học bồi dƣỡng nâng cao trình độ và đề cao vai trò tự học tự nghiên cứu của mỗi cán bộ giáo viên.

- Động viên, khen thƣởng kịp thời đối với những cán bộ giáo viên đi đầu làm nòng cốt và đạt các thành tích cao.

- Tham gia học tập đầy đủ các lớp tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Tăng cƣờng giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm với các cán bộ quản lý của các Trung tâm trong thành phố để làm sáng tổ các vấn đề còn vƣớng mắc khi thực hiện.

- Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ quản lý.

- Sƣu tầm và nghiên cứu đầy đủ các văn bản hƣớng dẫn về quản lý hoạt động học THPT hệ GDTX.

- Tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu học tập của học viên, khả năng về nguồn lực đáp ứng nhu cầu đó.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn để trao đổi, rút kinh nghiệm những vƣớng mắc trong quá trình thực hiện để đi đến thống nhất nội dung và cách thức tiến hành.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

- Trung tâm phải có đầy đủ các văn bản pháp qui của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định chung về hoạt động dạy học.

- Các cấp quản lý cần tạo những điều kiện tốt nhất cho việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xây dựng đƣợc qui chế phù hợp với Trung tâm và phải tiến hành kiểm tra thƣờng xuyên, đảm bảo khách quan, công bằng trong đánh giá, thực hiện phƣơng châm: “Kỷ cƣơng trong quản lý, thực chất trong đánh giá”.

- Có đƣợc đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và đồng bộ về cơ cấu. Đội ngũ giáo viên cốt cán, nắm vững chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy.

3.2.2. Giải pháp 2: Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên

3.2.2.1. Mục đích

Giải pháp tăng cƣờng quản lý hoạt động dạy của giáo viên nhằm mục đích : Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sƣ phạm của giáo viên, giúp họ thực hiện nhiệm vụ đổi mới phƣơng pháp dạy học; đƣa giáo viên tiếp cận với quan điểm dạy học hiện đại: “Lấy học viên làm trung tâm, phát huy tính chủ động tích cực của học viên”.

Nắm đƣợc việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch, tiến độ giảng dạy của giáo viên, đánh giá đƣợc tinh thần, thái độ làm việc, chất lƣợng công tác chuyên môn để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót của giáo viên trong việc thực hiện các qui chế chuyên môn và phát huy vai trò của tổ chuyên môn.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng phát huy tính tích cực của học viên

Xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học. Trƣớc khi xây dựng kế hoạch, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên đặc biệt là về năng lực chuyên môn nghiệp vụ có khả năng tham gia đổi mới phƣơng pháp dạy học; nghiên cứu đặc điểm đối tƣợng học viên; nghiên cứu những mâu thuẫn thực tế trong hoạt động dạy học THPT hệ GDTX, …

Giám đốc Trung tâm tổ chức triển khai kế hoạch theo các bƣớc sau: - Bƣớc 1. Bƣớc chuẩn bị:

+ Triển khai toàn bộ các công văn chỉ đạo, các hƣớng dẫn của các cấp quản lý giáo dục về việc thực hiện nhiệm vụ năm học, về phƣơng hƣớng và những việc cần làm để đổi mới phƣơng pháp dạy học.

+ Tác động tới nhận thức, tạo tâm thế và điều kiện sẵn sàng tham gia đổi mới phƣơng pháp dạy học của giáo viên.

+ Tổ chức hội thảo, toạ đàm trao đổi khai thông về nhận thức, thống nhất chƣơng trình hành động.

- Bƣớc 2. Chỉ đạo điểm (hay còn gọi là thực nghiệm sƣ phạm):

+ Định hƣớng thống nhất về chuẩn đánh giá các tiết dạy theo tinh thần đổi mới, quá trình tiến hành đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Chọn đối tƣợng thực nghiệm: môn học, ngƣời dạy, lớp học … + Tổ chức dạy thí điểm (trong nhóm, trong tổ chuyên môn). + Dự giờ, kiểm tra đánh giá, xếp loại.

+ Sơ kết, rút ra bài học kinh nghiệm bƣớc đầu. - Bƣớc 3. Chỉ đạo mở rộng đại trà:

+ Phát động phong trào thi đua sôi nổi rộng khắp trên phạm vi toàn Trung tâm. + Tổ chức dạy ở tất cả các môn theo tinh thần đổi mới.

+ Theo dõi, giám sát, thu thập xử lý thông tin đa chiều, điều hành, phối hợp hoạt động dạy học ở các Trung tâm khác để cộng tác giúp đỡ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. + Kiểm tra đánh giá từng công đoạn, động viên khuyến khích, uốn nắn, điều chỉnh sai lệch, thúc đẩy hoạt động hƣớng đích.

- Bƣớc 4. Tổng kết, đánh giá:

+ Tổng kết, đánh giá hàng năm, khen thƣởng (trách phạt nếu có). + Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi.

+ Kinh nghiệm giữa cá nhân, tập thể, với các trƣờng bạn.

+ Tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện chu kỳ mới.

Để công tác chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học đạt hiệu quả cao, Giám đốc Trung tâm thực hiện các biện pháp chuyên môn sau:

- Kiên trì tổ chức hƣớng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học. - Chỉ đạo các tổ chuyên môn đổi mới nội dung sinh hoạt tổ; hình thành giáo viên cốt cán về đổi mới phƣơng pháp dạy học; xây dựng các chuyên đề thiết thực phục vụ cho việc đổi mới phƣơng pháp dạy học.

- Chỉ đạo việc tự học, tự bồi dƣỡng của giáo viên; tạo điều kiện cho giáo viên đƣợc tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên môn và các lớp tập huấn chuyên đề về đổi mới phƣơng pháp dạy học; tổ chức cho giáo viên giao lƣu học hỏi kinh nghiệm về đổi mới phƣơng pháp dạy học với các trƣờng bạn.

- Chăm lo các điều kiện, phƣơng tiện phục vụ giáo viên đổi mới phƣơng pháp dạy học.

- Chỉ đạo đổi mới cách ra đề kiểm tra theo tinh thần khuyến khích đƣợc tính tích cực, chủ động sáng tạo của học viên.

- Đánh giá đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong phƣơng pháp dạy học của từng giáo viên trong trƣờng, từ đó kịp thời động viên, khen thƣởng những giáo viên thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học mang lại hiệu quả.

b.Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên

Phân công giảng dạy phù hợp với khả năng của từng giáo viên, đảm bảo bài học cân đối giữa các giáo viên trong cùng bộ môn, các môn trong cùng một lớp có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 80 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chú ý đến yêu cầu nguyện vọng của từng cá nhân. Thời khóa biểu đƣợc xắp xếp một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi môn học với khả năng tiếp nhận kiến thức của học viên trong mỗi tiết học, buổi học. Giám đốc Trung tâm dựa vào thời khóa biểu để duy trì ề nếp dạy học, điều kiển hoạt đọng dạy của giáo viên và hoạt động học của học viên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và cả năm học.

Phổ biến cung cấp tài liệu về các dạng hoạt động cơ bản, phân loại hệ thống giờ dạy trên lớp, giúp giáo viên có thêm hiểu biết về hoạt động của mình trên lớp.

Tăng cƣờng chỉ đạo việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Tìm hiểu yêu cầu chƣơng trình, yêu cầu bài dạy, xác định mục tiêu, nội dung: về việc nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phƣơng pháp nhận thức. Về việc giảng dạy, động cơ thái độ. Về việc phát triển các năng lực nhận thức ghi nhớ, quan sát, tƣởng tƣợng tƣ duy cảm xúc, ý chí, ... .

Giai đoạn 2: Xây dựng nội dung bài học cụ thể

Xác định vững tri thức chính và phụ, phân tích tri thức thành đơn vị, sắp xếp các đơn vị kiến thức theo một trình tự hợp lý, bổ sung kiến thức thành số liệu mới, những câu chuyện lịch sử, những thông tin gắn với địa phƣơng.

Giai đoạn 3: Lựa chọn và sử dụng phƣơng pháp dạy học

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ dạy học, đặc điểm của thầy và trò vào điều kiện cụ thể từng bài, vào trang thiết bị hiện có, vào tính chất và đặc điểm của phƣơng pháp, sự lụa chọn này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và tài năng cũng nhƣ sự nhạy bén của của ngƣời thầy.

Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp, Giám đốc Trung tâm dựa vào tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT về việc cho điểm , xếp loại giờ dạy trên lớp đối với giáo viên, song cũng phải biết vận dụng linh hoạt vào điều kiện cụ thể của Trung tâm để vận dụng cho phù hợp.

Yêu cầu các tổ nhóm chuyên môn trong nội dung sinh hoạt tổ theo quy định nhất thiết phải dành thời gian thỏa đáng để trao đổi nội dung đổi mới phƣơng pháp dạy học. Để làm đƣợc điều đó, tổ trƣởng phải có kế hoạch cử lần lƣợt từng giáo viên trong tổ chuẩn bị kỹ nội dung của một bài cụ thể. Trong các buổi sinh hoạt các giáo viên đó sẽ trình bày trƣớc tổ về phƣơng án soạn giảng của mình, các thành viên trong tổ cùng góp ý, trao đổi đi đến thống nhất những nội dung chính cần thiết cho giờ dạy trên lớp của giáo viên.

Động viên khuyến khích các thành viên trong tổ chuyên môn sử dụng có hiệu quả các đồ dùng trang thiết bị đã có vào bài dạy cho phù hợp, huy động giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học mới.

Giám đốc Trung tâm phải tăng cƣờng kiểm tra chất lƣợng giờ dạy trên lớp của giáo viên thông qua kiểm tra giáo án, sổ điểm , sổ báo giảng, sổ đầu bài, đặc biệt là thông qua việc dự giờ thƣờng xuyên và đột xuất của các giáo viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sau dự giờ có kiểm tra khảo sát một số học viên để đánh giá mức độ hiểu bài của học viên và kết quả giảng dạy của giáo viên.

Giám đốc Trung tâm cần nắm đƣợc thông tin từ giáo viên và học viên về tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy trên lớp để kịp thời điều chỉnh bổ sung công tác quản lý chuyên môn có hiệu quả hơn.

c. Công tác thanh, kiểm tra chuyên môn giáo viên

Hàng năm Giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra một cách cụ thể nhƣ: số lƣợng giáo viên đƣợc kiểm tra, thanh tra; nội dung, hình thức kiểm tra; thời gian kiểm tra, thanh tra...

Hình thức tổ chức: Thành lập ban kiểm tra, thanh tra gồm: Giám đốc Trung tâm làm trƣởng ban; các ủy viên bao gồm: Phó giám đốc, ban thanh tra nhân dân, tổ trƣởng, nhóm trƣởng chuyên môn, giáo viên cốt cán. Trong đó qui định rõ trách nhiệm và quyền hạn của ngƣời kiểm tra và ngƣời đƣợc kiểm tra. Phân công ban kiểm tra thành từng nhóm nhỏ phù hợp đặc trƣng bộ môn để kết quả đánh giá chính xác, khách quan.

Công bố kế hoạch kiểm tra để tất cả các thành viên trong Hội đồng sƣ phạm theo dõi và thực hiện.

Ngoài kiểm tra định kỳ, còn tiến hành kiểm tra đột xuất theo yêu cầu, tình hình cụ thể.

Nội dung kiểm tra, thanh tra bao gồm:

- Kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn: dự từ 2 đến 3 tiết dạy của giáo viên, đánh giá xếp loại theo các tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc dự giờ, thăm lớp của cán bộ quản lý luôn là hoạt động kiểm tra tích cực, nó kích thích giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, làm cho giờ dạy đạt hiệu quả cao, giúp cho cán bộ quản lý có thông tin chính xác về tình hình dạy và học của giáo viên, học viên. - Tập trung vào kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn: Kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình và kế hoạch giảng dạy, chấm và trả bài, cập nhật điểm theo qui định, việc soạn giáo án và chuẩn bị bài lên lớp, việc sử dụng đồ dùng dạy học, ghi sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, kiểm tra hồ sơ chuyên môn.

- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp chuyên môn theo qui định: nề nếp ra vào lớp, tham gia hội họp và sinh hoạt tổ chuyên môn, bồi dƣỡng học viên giỏi, dự giờ đồng nghiệp, đăng ký thao giảng, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm...

- Kiểm tra kết quả học tập của học viên: Đây là khâu gắn liền với quá trình dạy học. Qua kiểm tra kết quả học tập của học viên sẽ bổ sung đầy đủ, chính xác

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện tiên lãng - thành phố hải phòng (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)