Hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện tiên lãng - thành phố hải phòng (Trang 66)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Hoạt động dạy của giáo viên

2.3.1.1. Quản lý chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học

Lập kế hoạch là chức năng quan trọng nhất trong công tác quản lý. Muốn chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra tốt đều phải dựa vào việc lập kế hoạch. Việc quản lý lập kế hoạch, hồ sơ chuyên môn của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý HĐDH. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch của giáo viên thu đƣợc ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động lập kế hoạch

TT Biện pháp quản lý hoạt động lập kế hoạch Nhận thức của CBQL về mức độ cần thiết Đánh giá của GV về mức độ thực hiện Rất cần thiết (3) Cần thiết (2) Không cần thiết (1) X Tốt (3) Khá (2) TB (1) X

1 Cụ thể hóa nhiệm vụ năm

học và qui chế chuyên môn 11 1 0 2,92 44 2 4 2,80

2 Xây dựng qui định cụ thể về

kế hoạch cá nhân 11 1 0 2,92 45 2 3 2,84

3 Tổ chức kiểm tra về XD và

thực hiện kế hoạch cá nhân 10 2 0 2,83 42 3 5 2,74

4 Sử dụng kết quả kiểm tra kế

hoạch để đánh giá xếp loại 10 2 0 2,83 41 4 5 2,72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 57 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vào mỗi đầu năm học, Giám đốc Trung tâm triển khai nhiệm vụ năm học mới của các cấp quản lý giáo dục và nhiệm vụ năm học của trung tâm. Từ đó tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch, trên cơ sở kế hoạch của giáo viên, tổ chuyên môn, trung tâm lập kế hoạch chung, thông qua hội đồng giáo dục để thống nhất và từ đó chỉ đạo thực hiện.

Qua bảng 2.10 ta thấy biện pháp cụ thể hóa nhiệm vụ năm học và qui chế chuyên môn và biện pháp xây dựng qui định cụ thể về kế hoạch cá nhân đƣợc đánh giá thực hiện tốt.

Biện pháp tổ chức kiểm tra về xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân và sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch để đánh giá xếp loại giáo viên đƣợc đánh giá ở mức thấp hơn.

2.3.1.2. Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX Ban hành kèm theo Quyết định: 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trƣởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định:

- Trung tâm thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chƣơng trình giáo dục do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Trung tâm thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Căn cứ chƣơng trình giáo dục và biên chế năm học, trung tâm xây dựng kế hoạch và thời khoá biểu để điều hành hoạt động dạy học.

Nhƣ vậy chƣơng trình giảng dạy là văn bản pháp quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành yêu cầu tất cả các Trung tâm phải tuân thủ nghiêm túc mà ngƣời trực tiếp thực hiện là đội ngũ giáo viên. Giám đốc Trung tâm hƣớng dẫn giáo viên thực hiện chƣơng trình giảng dạy và lấy đó làm căn cứ để kiểm tra, đánh giá giáo viên.

Tại Trung tâm Dạy nghề & GDTX Tiên Lãng, Giám đốc Trung tâm quy định các tổ trƣởng chuyên môn kiểm tra giáo viên tổ mình, sau đó báo cáo tiến độ thực hiện chƣơng trình hàng tháng. Ngoài ra, Giám đốc còn kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình của giáo viên thông qua sổ ghi đầu bài, sổ báo giảng, qua biên bản họp tổ, nhóm chuyên môn, qua vở ghi của học viên và qua việc dự giờ thăm lớp.

Để nắm đƣợc thực trạng việc quản lý thực hiện chƣơng trình giảng dạy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bảy biện pháp mà Giám đốc Trung tâm đã áp dụng. Kết quả cụ thể thu đƣợc qua bảng 2.11 .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 58 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.11. Nhận thức của CBQL về mức độ cần thiết, đánh giá của GV về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý thực hiện chƣơng trình giảng dạy

TT Biện pháp quản lý thực hiện chƣơng trình giảng dạy Nhận thức của CBQL về mức độ cần thiết Đánh giá của GV về mức độ thực hiện Rất cần thiết (3) Cần thiết (2) Không cần thiết (1) X Tốt (3) Khá (2) TB (1) X 1

Tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu nắm vững chƣơng trình

11 1 0 2,92 43 3 4 2,78

2

Hƣớng dẫn, chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch giảng dạy môn học

12 0 0 3,00 45 2 3 2,84

3

Phổ biến kịp thời những điều chỉnh chƣơng trình giảng dạy của Bộ GD &ĐT

10 2 0 2,83 40 6 4 2,72

4

Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình qua hoạt động dự giờ, kiểm tra vở ghi của học viên

10 2 0 2,83 41 5 4 2,74

5

Theo dõi việc thực hiện chƣơng trình qua hoạt động kiểm tra hồ sơ sổ sách và qua báo cáo của tổ chuyên môn.

11 1 0 2,92 42 4 4 2,76

6 Tổ chức dạy bù cho kịp chƣơng trình 10 2 0 2,83 40 6 4 2,72

7 Đƣa việc thực hiện chƣơng

trình vào tiêu chí thi đua. 10 1 1 2,75 39 6 5 2,68

X tổng 2,87 2,75

Kết quả thu đƣợc cho thấy nhận thức của cán bộ quản lý về việc quản lý thực hiện chƣơng trình giảng dạy là rất tốt, rất thống nhất (X tổng = 2,87). Cả bảy biện pháp đều đƣợc cán bộ quản lý nhận thức về mức độ cần thiết với số điểm rất cao, điểm trung bình thấp nhất trong bảy biện pháp là 2,75. Đồng thời, giáo viên cũng đánh giá rất cao mức độ thực hiện mỗi biện pháp và sự thực hiện đồng đều các biện pháp này (X tổng = 2, 75 và X 2,68).

Biện pháp 1: Trong vài năm qua, chƣơng trình giảng dạy thƣờng xuyên có sự thay đổi, bổ sung. Điều này khiến Giám đốc Trung tâm phải tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu nắm vững chƣơng trình trƣớc khi bƣớc vào năm học mới và cả trong quá trình giảng dạy. Giám đốc Trung tâm in hƣớng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn, từng lớp cho các đồng chí giáo viên và tổ trƣởng nghiên cứu, thảo luận. Thực tế, Trung tâm đã làm rất tốt biện pháp trên (X = 2,78).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Biện pháp 2: Hƣớng dẫn, chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch giảng dạy môn học. Đây là biện pháp quan trọng giúp giáo viên triển khai chƣơng trình, đồng thời là căn cứ để Giám đốc Trung tâm kiểm tra, đánh giá việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và giờ dạy trên lớp. Biện pháp này đƣợc các cán bộ quản lý đánh giá là cần thiết nhất với số điểm tuyệt đối (X = 3,00), đồng thời các giáo viên cũng cho rằng Giám đốc Trung tâm đã thực hiện rất tốt biện pháp này (X = 2,84).

Biện pháp 3: Trong vài năm gần đây, việc đổi mới chƣơng trình thƣờng xuyên và cùng với nó là việc liên tục có những điều chỉnh chƣơng trình giảng dạy từ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để đảm bảo việc thực hiện đúng và thống nhất trong toàn tỉnh đòi hỏi Giám đốc Trung tâm phải phổ biến kịp thời những điều chỉnh chƣơng trình. Biện pháp này đƣợc các cán bộ quản lý đánh giá rất cao về mức độ cần thiết (X = 2,83) và cũng đƣợc các giáo viên đánh giá cao về mức độ thực hiện (X = 2,72).

Biện pháp 4: Nếu Giám đốc Trung tâm ít kiểm tra hoặc chỉ kiểm tra trên hồ sơ sổ sách thì chƣa chắc đã nắm bắt, đã đánh giá chính xác việc thực hiện chƣơng trình của giáo viên. Qua điều tra khảo sát, cán bộ quản lý của Trung tâm đều thống nhất cho rằng việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình qua hoạt động dự giờ, qua kiểm tra vở ghi của học viên là rất cần thiết (X = 2,83), đồng thời các giáo viên cũng cho rằng Giám đốc Trung tâm đã thực hiện tốt biện pháp này (X = 2,74) thông qua dự giờ theo kế hoạch, dự giờ kiểm tra toàn diện, dự giờ kiểm tra chuyên đề và dự giờ đột xuất, đồng thời thƣờng xuyên kiểm tra vở ghi của học viên.

Biện pháp 5: Hệ thống hồ sơ sổ sách là cơ sở mang tính pháp lý theo dõi việc thực hiện chƣơng trình. Tổ chuyên môn trực tiếp kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chƣơng trình của các tổ viên và thƣờng xuyên báo cáo với Giám đốc Trung tâm. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết cán bộ quản lý của Trung tâm đều thống nhất cho rằng việc thực hiện chƣơng trình qua hoạt động kiểm tra hồ sơ sổ sách và qua báo cáo của tổ chuyên môn là rất cần thiết (X = 2,92). Biện pháp đó cũng đƣợc các giáo viên đánh giá rất cao về mức độ thực hiện (X = 2,76).

Biện pháp 6: Trong một học kỳ, một năm học với nhiều ngày nghỉ học toàn trung tâm và một số tiết học do giáo viên bận việc riêng, đi họp, đi học, tập huấn mà không thể bố trí dạy thay đúng môn đƣợc. Vì thế, gần cuối học kỳ, Giám đốc Trung tâm kiểm tra sổ ghi đầu bài, tập hợp báo cáo của tổ chuyên môn, tập hợp thống kê số tiết dạy của giáo viên. Từ đó, Giám đốc Trung tâm thống kê số tiết thiếu của từng môn, từng khối so với phân phối chƣơng trình, sau đó lập kế hoạch và tổ chức dạy bù cho kịp chƣơng trình. Qua điều tra khảo sát, hầu hết cán bộ quản lý của Trung tâm đều cho rằng việc tổ chức dạy bù cho kịp chƣơng trình là cần thiết (X = 2,83), đồng thời các giáo viên cũng cho rằng Giám đốc Trung tâm đã thực hiện tốt biện pháp này (X = 2,72).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 60 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Biện pháp 7: Việc thực hiện chƣơng trình vừa mang tính pháp lý, vừa đảm bảo học viên đƣợc trang bị đúng, đủ các kiến thức cơ bản giúp các em vƣợt qua các kỳ thi và bƣớc vào cuộc sống xã hội một cách vững chắc. Vì thế, để đảm bảo cho giáo viên thực hiện đúng và đầy đủ chƣơng trình giảng dạy, hầu hết cán bộ quản lý của trung tâm cho rằng, đƣa việc thực hiện chƣơng trình là một trong những tiêu chí thi đua là cần thiết (X = 2,75). Kết quả điều tra cho thấy, mức độ thực hiện biện pháp này đƣợc giáo viên đánh giá tƣơng đối cao (X = 2,68).

Mặt khác nhận thức của cán bộ quản lý về mức độ cần thiết và đánh giá của giáo viên về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý thực hiện chƣơng trình là rất phù hợp, rất thống nhất với nhau. Trong những năm tới, Giám đốc Trung tâm tiếp tục áp dụng các biện pháp trên một cách sáng tạo nhằm quản lý chặt chẽ hơn nữa việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy.

2.3.1.3. Quản lý phân công chủ nhiệm và giảng dạy cho giáo viên

Phân công chủ nhiệm và giảng dạy phải xuất phát từ yêu cầu của việc giảng dạy, quyền lợi học tập của toàn thể học sinh và vì sự tiến bộ của cả tập thể sƣ phạm.

Phân công công tác giảng dạy và chủ nhiệm cho đội ngũ giáo viên một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của Trung tâm sẽ góp phần quyết định nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Thực tế, Giám đốc Trung tâm thƣờng dựa vào sáu căn cứ (thể hiện trong bảng 2.12) để phân công giảng dạy và chủ nhiệm:

Bảng 2.12. Nhận thức của CBQL về mức độ cần thiết và đánh giá của GV về mức độ thực hiện việc phân công chủ nhiệm và giảng dạy cho giáo viên

T T

Những căn cứ để phân công chủ nhiệm và giảng dạy cho giáo

viên Nhận thức của CBQL về mức độ cần thiết Đánh giá của GV về mức độ thực hiện Rất cần thiết (3) Cần thiết (2) Không cần thiết (1) X Tốt (3) Khá (2) TB (1) X

1 Theo yêu cầu của việc

dạy và chủ nhiệm 11 1 0 2,92 42 3 5 2,74

2 Theo năng lực và sở

trƣờng của giáo viên 10 2 0 2,83 42 5 3 2,78

3 Dựa trên nguồn đào tạo

giáo viên 9 3 0 2,75 40 5 5 2,70

4 Theo thâm niên nghề

nghiệp của giáo viên 9 2 1 2,67 39 6 5 2,68

5 Hoàn cảnh gia đình và

nguyện vọng cá nhân 9 2 1 2,67 39 5 6 2,66

6 Theo đề nghị của tổ

chuyên môn 10 1 1 2,75 36 6 8 2,56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 61 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ nhận thức của cán bộ quản lý về sự cần thiết khi phân công chủ nhiệm và giảng dạy cho giáo viên là tƣơng đối cao (X tổng = 2,76) và tƣơng đối đồng đều (điểm trung bình của sáu căn cứ từ 2, 67 đến 2,92). Đồng thời, theo đánh giá của giáo viên thì Giám đốc Trung tâm đã vận dụng, thực hiện tốt các căn cứ trong việc phân công (X tổng = 2,69 và điểm trung bình trong đánh giá mức độ thực hiện của tất cả các căn cứ đều lớn hơn 2,50).

Trong những năm tới, Giám đốc Trung tâm tiếp tục khai thác, vận dụng các căn cứ này để phân công đúng ngƣời, đúng việc hơn nữa nhằm tạo ra sức mạnh trong tập thể sƣ phạm của trung tâm. Dƣới đây là biểu đồ mô tả thực trạng biện pháp quản lý việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên.

2.3.1.4. Quản lý giáo viên soạn bài, chuẩn bị bài và giờ dạy trên lớp

Nâng cao chất lƣợng đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của trung tâm. Trong đó việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và tiến hành giờ dạy trên lớp là khâu quan trọng góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ đào tạo trong tình hình mới. Chính vì vậy, quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và giờ dạy trên lớp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Giám đốc Trung tâm trong công tác quản lý.

Công tác chuẩn bị cho giờ dạy của giáo viên có vai trò rất quan trọng, thực tiễn giảng dạy trong trung tâm cho thấy: giáo viên nào có ý thức chuẩn bị tốt (soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy) thì chất lƣợng giảng dạy của giáo viên đó sẽ tốt hơn. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, trung tâm đã đề ra một số biện pháp quản lý cơ bản đối với nội dung này.

Các biện pháp Giám đốc Trung tâm đã thực hiện để quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và giờ dạy trên lớp cùng với những đánh giá về các biện pháp đó đƣợc thể hiện qua bảng 2.13.

Qua bảng 2.13 cho thấy: Mức độ nhận thức của cán bộ quản lý về sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp này rất cao (X tổng = 2,93) và rất đồng đều, cả bảy biện pháp đều đạt mức độ rất cần thiết (X 2,83). Đặc biệt biện pháp 2, 3 đƣợc tất cả các CBQL đánh giá là rất cần thiết (X = 3,00). Điều đó cho thấy CBQL nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các biện pháp này. Tuy vậy đánh giá mức độ thực hiện thì mới đạt khá (X tổng = 2,40), chỉ có biện pháp 1 đạt tốt (X = 2,64), sáu biện pháp còn lại đều thực hiện ở mức độ khá với điểm trung bình từ 2, 30 đến 2, 44. Qua bảng cho thấy việc chỉ đạo thực hiện biện pháp: Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và giờ dạy trên lớp Giám đốc Trung tâm là chƣa tốt. Trong những năm tới, Giám đốc Trung tâm cần tập trung thời gian, sức lực, trí tuệ và phối kết hợp thật tốt với các lực lƣợng để thực hiện tốt biện pháp này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 62 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.13. Nhận thức của CBQL về mức độ cần thiết và đánh giá của GV về mức độ thực hiện biện pháp quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và giờ dạy trên lớp

TT

Biện pháp quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và giờ dạy trên lớp

Nhận thức của CBQL về mức độ cần thiết Đánh giá của GV về mức độ thực hiện Rất cần thiết (3) Cần thiết (2) Không cần thiết (1) X Tốt (3) Khá (2) TB (1) X 1 Lập kế hoạch và quy định về kiểm tra việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và giờ dạy trên lớp.

11 1 0 2,92 32 18 0 2,64

2 Kiểm tra việc tổ chức, quản

lý học viên trong giờ dạy 12 0 0 3,00 23 21 7 2,36

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện tiên lãng - thành phố hải phòng (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)