Thực trạng quản lý hoạt động dạy học THPT hệ GDTX tại trung tâm Dạy

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện tiên lãng - thành phố hải phòng (Trang 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học THPT hệ GDTX tại trung tâm Dạy

nghề và giáo dục thƣờng xuyên huyện Tiên Lãng

Để đánh giá đƣợc thực trạng quản lý hoạt động dạy học THPT hệ GDTX ở Trung tâm Dạy nghề & GDTX Tiên Lãng chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra, xin ý kiến đánh giá ở hai nhóm khách thể sau:

+ Nhóm 1: Gồm 12 cán bộ quản lý (trong đó có 04 đồng chí trong Ban giám đốc, 08 đồng chí là Tổ trƣởng, tổ phó chuyên môn)

+ Nhóm 2: Gồm 50 giáo viên của Trung tâm.

- Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào hai vấn đề sau:

+ Nhận thức của cán bộ quản lý về mức độ cần thiết phải thực hiện các biện pháp quản lý dạy học.

Với câu hỏi ở 3 mức độ, mỗi biện pháp trả lời “Rất cần thiết” đƣợc tính 3 điểm, “Cần thiết” đƣợc tính 2 điểm, “Không cần thiết” đƣợc 1 điểm.

+ Đánh giá của giáo viên về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý dạy học. Với câu hỏi ở 3 mức độ, mỗi biện pháp trả lời “Tốt” đƣợc tính 3 điểm; “Khá” đƣợc tính 2 điểm; “Trung bình” đƣợc 1 điểm.

- Kết quả điều tra khảo sát sẽ được đánh giá như sau

+ Nhận thức của cán bộ quản lý về mức độ cần thiết: Rất cần thiết nếu

X 2,50, cần thiết nếu 1,50 X 2,49, không cần thiết nếu X 1,49.

+ Đánh giá của giáo viên về mức độ thực hiện: Tốt nếu X 2,50, khá nếu 1,50 X 2,49, trung bình nếu X 1,49.

Chúng tôi đã phân tích và đánh giá kết quả trên cơ sở số phiếu đã thu về theo bảy nhóm biện pháp. Kết quả thu đƣợc qua bảng 2.9 .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.9. Nhận thức của CBQL về sự cần thiết và đánh giá của giáo viên về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý dạy học

TT Các biện pháp quản lý dạy học

Nhận thức của CBQL về mức độ cần thiết Đánh giá của GV về mức độ thực hiện X Thứ bậc X Thứ bậc

1 Quản lý chỉ đạo xây dựng kế hoạch

dạy học 2,88 4 2,78 1

2 Quản lý việc thực hiện chƣơng trình

giảng dạy 2,87 3 2,75 2

3 Quản lý phân công chủ nhiệm và

giảng dạy cho giáo viên 2,76 9 2,69 3

4 Quản lý giáo viên soạn bài, chuẩn bị

bài và giờ dạy trên lớp 2,93 1 2,40 10

5 Quản lý việc thực hiện đổi mới

phƣơng pháp dạy học 2,79 8 2,49 6

6 Quản lý công tác đổi mới kiểm tra

đánh giá kết quả học tập của học viên. 2,88 2 2,63 5

7 Quản lý hồ sơ giáo viên 2,83 6 2,66 4

8 Quản lý công tác bồi dƣỡng chuyên môn

nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho GV. 2,81 7 2,45 7

9 Quản lý hoạt động học của học viên 2,75 10 2,44 8

10 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị,

phƣơng tiện và đồ dùng dạy học 2,85 5 2,44 8

X tổng 2,84 2,57

Căn cứ vào kết quả đánh giá tổng hợp trên có thể thấy mức độ nhận thức của cán bộ quản lý về sự cần thiết của việc thực hiện các biện pháp quản lý dạy học là rất cao (X tổng = 2,84) và rất đồng đều (tất cả các biện pháp đều có X 2,75). Điểm trung bình thấp nhất ở biện pháp 9 (X = 2,75) và cao nhất ở biện pháp 4 (X = 2,93). Tuy nhiên sự đánh giá của giáo viên về mức độ thực hiện các biện pháp chƣa cao (X tổng = 2,57).

Biện pháp 1, 2, 3, 6, 7 đƣợc đánh giá là thực hiện tốt (X 2,63). Trong những năm tiếp theo, Giám đốc Trung tâm tiếp tục tập trung trí tuệ và sức lực để duy trì, giữ vững và thƣờng xuyên đổi mới nhằm thực hiện tốt hơn nữa các biện pháp này: Tìm hiểu, nắm bắt tốt hơn các nhân viên của mình để phân công chủ nhiệm và giảng dạy hợp lý hơn; quản lý hồ sơ giáo viên; xây dựng kế hoạch dạy học; quản lý việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy chặt chẽ hơn; có nhiều đổi mới hơn nữa trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên đảm bảo sự công bằng, chính xác, có tác dụng thúc đẩy học sinh học tập.

Các biện pháp còn lại đƣợc đánh giá ở mức khá (2,40 X 2,49). Các biện pháp này đƣợc các cán bộ quản lý đánh giá cao về mức độ cần thiết nhƣng theo đánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giá của giáo viên thì chƣa đƣợc quan tâm thực hiện đúng mức Qua bảng cho thấy nhận thức của cán bộ quản lý về sự cần thiết và đánh giá của giáo viên về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý dạy học là thuận nhƣng thiếu chặt chẽ.

Trong tình hình chung hiện nay, với sự liên tục đổi mới nội dung chƣơng trình, với sự phát triển mạnh mẽ của thiết bị dạy học và công nghệ thông tin, với nhiều tác động ảnh hƣởng không tốt tới học sinh và giáo viên thì việc quản lý hoạt động soạn bài, chuẩn bị lên lớp và giờ dạy trên lớp; việc tổ chức các hoạt động thúc đẩy việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy; việc quản lý hoạt động học tập của học viên; việc tổ chức các hoạt động thúc đẩy nâng cao chất lƣợng học tập là điều rất cần thiết, rất quan trọng. Thế nên các nhà quản lý phải tập trung đầu tƣ nghiên cứu để thực hiện có hiệu quả các biện pháp trên, đồng thời tìm tòi các biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của trung tâm, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, đáp ứng tình hình mới, nhiệm vụ mới nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy trong trung tâm.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện tiên lãng - thành phố hải phòng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)