8. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Quản lý giáo dục
Khoa học quản lý là một khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn: Tâm lý học, Xã hội học, Triết học. Khoa học quản lý giáo dục là một chuyên ngành của khoa học quản lý nói chung, đồng thời cũng là bộ phận của khoa học giáo dục, nhƣng là một khoa học tƣơng đối độc lập.
QLGD là một khoa học chuyên ngành, đƣợc nghiên cứu trên nền tảng của khoa học QL nói chung. Sau đây là một số khái niệm về QLGD.
Nghị quyết lần thứ hai Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam khóa 8: “QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đƣa hoạt động sƣ phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [13].
Theo tác giả Trần Kiểm, QLGD là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hƣớng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp độ khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo cho sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em [25].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: QLGD là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đƣờng lối giáo dục của Đảng, thực hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đƣa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất… [30].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các khái niệm trên đều phản ảnh bản chất của QLGD, đó là: Sự tác động có tổ chức, có định hƣớng, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tƣợng quản lý nhằm đƣa hoạt động giáo dục đạt đƣợc mục tiêu đã định.
Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đƣa hoạt động sƣ phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội
Ở cấp độ vi mô, QLGD đƣợc hiểu là hệ thống những tác động tự giác của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên, tập thể học viên, cha mẹ học viên và các lực lƣợng trong xã hội nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục.
Tóm lại, QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục; là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội.