Nội dung quản lý của Giám đốc đối với hoạt động dạy học THPT hệ

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện tiên lãng - thành phố hải phòng (Trang 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Nội dung quản lý của Giám đốc đối với hoạt động dạy học THPT hệ

- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch nhằm hoàn thành các nhiệm vụ của trung tâm;

- Quản lý cơ sở vật chất và các tài sản của trung tâm; - Quản lý nhân viên, giáo viên và học viên của trung tâm;

- Bổ nhiệm các tổ trƣởng, tổ phó; thành lập các tổ chuyên môn, nghiệp vụ; - Quản lý tài chính, quyết định thu chi và phân phối các thành quả lao động, thực hành kỹ thuật, dịch vụ theo quy định;

- Ký học bạ, các giấy chứng nhận trình độ học lực và kỹ thuật, nghề nghiệp, chứng chỉ giáo dục thƣờng xuyên cho học viên học tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Đƣợc hƣởng các chế độ theo quy định.

1.3.2. Nội dung quản lý của Giám đốc đối với hoạt động dạy học THPT hệ GDTX ở trung tâm trung tâm

a. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên * Quản lý việc thực hiện chương trình

Chƣơng trình là văn bản pháp quy quy định nội dung, phƣơng pháp, hình thức dạy học các môn học cụ thể; quy định thời gian dạy và học các môn; quy định những yêu cầu cần đạt để hƣớng tới việc thực hiện mục tiêu cấp học.

Chƣơng trình dạy học có ý nghĩa rất quan trọng, nó là căn cứ để Nhà nƣớc tiến hành chỉ đạo và giám sát công tác dạy học trong trung tâm; bảo đảm đƣợc sự thống nhất về nội dung dạy học trong trung tâm; từ đã đảm bảo đƣợc “ mặt bằng chất lƣợng đào tạo nhất định cần đạt ; trách đƣợc tình trạng dạy học tuỳ tiện. Chƣơng trình dạy học cũng là căn cứ để GV tiến hành công tác giảng dạy theo yêu cầu của Nhà nƣớc, một mặt để nhà trƣờng kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên, mặt khác để giáo viên tự kiểm tra hoạt động giảng dạy của mình. Mặt khác, chƣơng trình dạy học là căn cứ để học viên tiến hành học tập, tự kiểm tra và thi theo yêu cầu chung. Quản lý việc thực hiện chƣơng trình dạy học là nhiệm vụ của Giám đốc Trung tâm. Để quản lý việc thực hiện chƣơng trình, Giám đốc Trung tâm cần chú ý những điểm sau đây:

- Nắm vững khung phân phối chƣơng trình và chuẩn kiến thức kỹ năng của từng bộ môn ở các khối lớp.

- Tổ chức cho toàn thể giáo viên nghiên cứu nắm vững khung phân phối chƣơng trình và chuẩn kiến thức kỹ năng của từng bộ môn ở các khối lớp.

- Căn cứ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đầu vào học sinh... hiệu trƣởng lựa chọn hình thức học tập phân hoá cho phù hợp với năng lực học tập và nguyện vọng lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Đồng thời chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng phân phối chƣơng trình chi tiết, cụ thể cho từng bài, từng lớp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chỉ đạo thực hiện chƣơng trình các môn học theo hƣớng phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Bố trí giáo viên tham dự bồi dƣỡng trong hè; có kế hoạch giúp đỡ giáo viên mới ra trƣờng chƣa qua bồi dƣỡng nhằm bảo đảm cho mọi giáo viên nắm vững chƣơng trình giảng dạy.

- Xây dựng thời khoá biểu để tổ chức, điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chƣơng trình dạy học.

- Theo dõi tình hình thực hiện chƣơng trình hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách, qua hoạt động dự giờ, qua báo cáo hàng tháng của tổ trƣởng, qua việc kiểm tra vở ghi của học sinh để kịp thời điều chỉnh việc thực hiện chƣơng trình.

- Nghiên cứu, nắm vững yêu cầu, nội dung, phƣơng pháp dạy học đặc trƣng của từng bộ môn.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của trung tâm, từ đã hƣớng dẫn cho từng bộ môn xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ mình và kế hoạch giảng dạy của từng GV.

- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện chƣơng trình dạy học của từng tổ, nhóm chuyên môn và từng GV.

- Chỉ đạo chuẩn bị cơ sở vật chất- thiết bị dạy học đảm bảo cho việc thực hiện chƣơng trình;

- Theo dõi, kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ (hàng tuần, hàng tháng) việc thực hiện chƣơng trình dạy học của các tổ, nhóm chuyên môn và từng GV qua các phƣơng tiện nhƣ phiếu báo giảng, sổ ghi đầu bài, bài soạn, dự giờ Quản lý việc thực hiện kế hoạch.

Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, phải dựa vào chƣơng trình dạy học, nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế của trung tâm, của GV để đề ra kế hoạch phù hợp. Kế hoạch dạy học giúp Giám đốc và GV cụ thể hoá đƣợc mục tiêu của chƣơng trình, xây dựng đƣợc những hoạt động cần thiết, các công việc cụ thể cần thực hiện để đạt đƣợc kết quả cao.

Giám đốc Trung tâm chỉ đạo cụ thể, chặt chẽ các tổ, nhóm chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch dạy học cả năm, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần.

Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra các tổ, nhóm chuyên môn, GV thực hiện kế hoạch dạy học để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tiến độ của chƣơng trình.

* Quản lý việc phân công chủ nhiệm và giảng dạy

Trong trung tâm, hoạt động giảng dạy là hoạt động xuyên suốt, bao trùm tất cả. Chất lƣợng dạy học phụ thuộc rất lớn vào việc phân công giảng dạy. Phân công giảng dạy phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh; phải căn cứ vào điều kiện thực tế của trung tâm; căn cứ vào năng lực và điều kiện, hoàn cảnh của từng giáo viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để phân công đƣợc đúng ngƣời, đúng việc tạo điều kiện cho mỗi giáo viên đạt hiệu quả giảng dạy cao nhất thì Giám đốc Trung tâm cần phải:

- Nắm vững năng lực, sở trƣờng và những hạn chế của mỗi giáo viên, biết lắng nghe ý kiến và tiếp thu nguyện vọng của giáo viên.

- Nắm đƣợc đặc điểm tình hình, trình độ năng lực học tập của từng lớp và mối quan hệ của các giáo viên đối với GVCN và đối với tập thể lớp.

- Cuối tháng 7 hàng năm, Giám đốc Trung tâm tiến hành rà soát đội ngũ, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phân công kiêm nhiệm, định mức số tiết kiêm nhiệm và gửi các tổ trƣởng nghiên cứu, sắp xếp. Đầu tháng 8, Giám đốc Trung tâm chỉ đạo các tổ xây dựng dự kiến phân công chuyên môn sao cho đảm bảo chất lƣợng giảng dạy và mặt bằng lao động. Khi các tổ xây dựng xong, Giám đốc Trung tâm tập hợp, phân tích, điều chỉnh cho phù hợp và phân công chính thức. Giám đốc Trung tâm có thể phân công theo hƣớng tiếp nối (đối với những giáo viên trẻ mới vào nghề hoặc khi có sự đổi mới về nội dung chƣơng trình) hoặc theo hƣớng chuyên môn hoá.

- Trong quá trình thực hiện, Giám đốc Trung tâm thƣờng xuyên kiểm tra đánh giá nắm bắt thông tin phản hồi từ phía học sinh, cha mẹ học sinh, kết quả kiểm tra đánh giá về chất lƣợng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của từng giáo viên để kịp thời điều chỉnh nhằm đảm bảo chất lƣợng giảng dạy.

* Quản lý việc xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và của giáo viên

Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn là quản lý công tác xây dựng kế hoạch tổ, quản lý triển khai việc thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch của tổ.

Giám đốc thông qua tổ trƣởng chuyên môn để quản lý giáo viên thực hiện kế hoạch dạy học, nội dung chƣơng trình dạy học và kết quả dạy học.

Tổ trƣởng chuyên môn có nhiệm vụ tổ chức cho giáo viên sinh hoạt để trao đổi về nội dung chƣơng trình, trao đổi về đổi mới PPDH, hội thảo chuyên đề, bồi dƣỡng giúp đỡ giáo viên mới, hƣớng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học.

Tổ trƣởng chuyên môn có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình, dự giờ góp ý, đánh giá giảng dạy của giáo viên; tham mƣu đề xuất Giám đốc phân công, bố trí giáo viên giảng dạy, chủ nhiệm, tham gia xây dựng kế hoạch giảng dạy theo sự chỉ đạo của Giám đốc.

Trên cơ sở dự kiến phân công kiêm nhiệm, căn cứ vào phân phối chƣơng trình dạy học của bộ môn, căn cứ kế hoạch hoạt động chuyên môn của Trung tâm các Tổ chuyên môn tiến hành nghiên cứu, trao đổi lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng đối với việc sinh hoạt chuyên môn theo quy chế chuyên môn; cải tiến và nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chuyên môn. Việc sinh hoạt tổ chuyên môn tập trung vào các biện pháp đổi mới phƣơng pháp giảng dạy; kế koạch thao giảng, dự giờ; cách thức dạy tiết ôn tập cho hiệu quả; kế hoạch bồi dƣỡng học viên giỏi và phụ đạo học viên yếu; triển khai các chuyên đề trong tổ và trƣớc học viên; những quy định về hồ sơ sổ sách ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Căn cứ nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý và tình hình cụ thể của đơn vị, của tổ chuyên môn. Giám đốc Trung tâm hƣớng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân theo hƣớng sau:

- Xác định phƣơng hƣớng nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động.

- Xây dựng kế hoạch cả năm, từng tháng, hàng tuần một cách cụ thể, trong đó đặc biệt lƣu ý kế hoạch kiểm tra đánh giá và kế hoạch dạy các tiết thực hành, thí nghiệm.

- Đề ra các biện pháp thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu: Tự học, tự nâng cao trình độ tay nghề, liên hệ thực tế, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm.

- Điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đồ dùng và thiết bị dạy học, kinh phí phục vụ.

Muốn thực hiện tốt các kế hoạch của Trung tâm thì mỗi cá nhân và tổ chuyên môn phải xây dựng tốt kế hoạch của mình. Đồng thời, trong quá trình thực hiện cần linh hoạt điều chỉnh một số nội dung sao cho phù hợp thực tế để đạt đƣợc kế hoạch đã đề ra.

* Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên

+ Quản lý việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn

Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thƣờng xuyên của giáo viên, đƣợc quy định trong Quy chế hoạt động của Trung tâm, Giám đốc Trung tâm quy định thời gian, thời lƣợng, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn. Giám đốc Trung tâm cố định thời gian sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn vào tuần thứ hai, thứ ba hàng tháng để tiện cho việc quản lý, theo dõi và để giáo viên lập kế hoạch cá nhân của riêng mình. Quy định thời lƣợng mỗi lần sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn từ 90 phút đến 120 phút. Nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn tập trung vào một số nội dung:

- Dự giờ thăm lớp và rút kinh nghiệm giờ dạy.

- Thảo luận các vấn đề khó, bức xúc, chƣa rõ ràng trong dạy học.

- Thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học của từng tiết học, từng phần, từng chƣơng.

- Phân chia tiết dạy trên cơ sở khung phân phối chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo sao cho phù hợp với trình độ học viên từng khối lớp.

- Thống nhất đề kiểm tra, thời gian, hình thức và cách thức tiến hành kiểm tra định kỳ các môn, các khối.

- Tổ chức hội thảo trên phạm vi các tổ và phạm vi toàn Trung tâm. - Phân công giáo viên dạy giỏi, giàu kinh nghiệm kèm cặp giáo viên trẻ. + Quản lý việc bồi dƣỡng giáo viên

- Sắp xếp, tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Yêu cầu giáo viên phải tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dƣỡng thƣờng xuyên do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Động viên, khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, báo cáo chuyên đề.

- Kiểm tra việc thực hiện tự bồi dƣỡng thƣờng xuyên theo chu kỳ.

* Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và giờ dạy trên lớp của giáo viên

Hoạt động giảng dạy của giáo viên đƣợc chia thành hai giai đoạn cơ bản, đó là giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn thực hiện. Tuy mỗi tiết học, giáo viên lên lớp 45 phút nhƣng để có đƣợc tiết dạy chất lƣợng thì ngƣời giáo viên phải chuẩn bị rất công phu, họ phải nghiên cứu nội dung, chƣơng trình, chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo; phải nắm bắt đƣợc trình độ học sinh; phải căn cứ điều kiện cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của Trung tâm ... để soạn bài và chuẩn bị lên lớp.

Để chỉ đạo, kiểm tra hoạt động này Giám đốc Trung tâm cần thực hiện:

- Hƣớng dẫn giáo viên soạn bài theo ba bƣớc cơ bản: xác định rõ đặc điểm học tập của học sinh; chuẩn bị tƣ liệu giảng dạy; viết kế hoạch bài giảng.

- Yêu cầu giáo viên bám sát tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng và sự phân chia tiết dạy mà tổ nhóm chuyên môn đã xây dựng để soạn bài.

- Quy định giáo án phải thể hiện đầy đủ nội dung, phƣơng pháp, kiến thức, đồ dùng dạy học, dự kiến các hoạt động của thầy và trò.

- Yêu cầu giáo viên sử dụng sách giáo khoa, sách hƣớng dẫn, sách tham khảo và thiết bị dạy học một cách đầy đủ và hợp lý trong soạn bài và lên lớp.

- Tổ chức kiểm tra giáo án, kế hoạch giảng dạy, phiếu báo giảng, dự giờ dạy trên lớp thƣờng xuyên và đột xuất để giúp giáo viên thực hiện nghiêm túc các yêu cầu quy định của môn học.

* Quản lý nề nếp dạy học của giáo viên

Nề nếp dạy học là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lƣợng dạy học. Chính vì thế ngƣời quản lý phải có những biện pháp tốt nhất để quản lý nề nếp dạy học với mục đích là làm sao tạo dựng đƣợc không khí chan hoà, sôi nổi giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò và giữa các học trò với nhau, từ đó tạo niềm tin của học sinh đối với giáo viên đứng lớp.

Để quản lý hoạt động này, Giám đốc Trung tâm thực hiện:

- Theo dõi, ghi chép, nhắc nhở về thời gian lên lớp của giáo viên theo đúng hiệu lệnh trống, nghỉ việc riêng phải báo cáo để Giám đốc Trung tâm phân công dạy thay. Không đƣợc tự ý bỏ tiết, nhờ giáo viên khác dạy hộ, quản lớp giúp.

- Kiểm tra, theo dõi việc tổ chức, điều khiển hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên thông qua sổ ghi đầu bài và qua việc dự giờ.

- Động viên, khuyến khích và yêu cầu giáo viên vận dụng đổi mới phƣơng pháp dạy học đạt hiệu quả; tích cực sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học.

- Quản lý việc ghi hồ sơ nhƣ sổ ghi đầu bài, sổ gọi tên và ghi điểm .... - Xây dựng thời khoá biểu một cách khoa học, hợp lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thƣờng xuyên thăm dò ý kiến đánh giá từ phía giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác và học viên.

* Quản lý hồ sơ sổ sách của giáo viên

Hồ sơ là một phƣơng tiện phản ánh quá trình quản lý. Các loại hồ sơ cần có của giáo viên đã đƣợc quy định trong Quy chế hoạt động của Trung tâm GDTX, trong quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo và trong quy định riêng của từng Trung tâm. Để quản

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện tiên lãng - thành phố hải phòng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)