8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy học THPT hệ GDTX ở trung tâm Dạy nghề và
giáo dục thường xuyên huyện Tiên Lãng những năm qua
Từ khi thành lập đến nay Trung tâm Dạy nghề & GDTX huyện Tiên Lãng đã không ngừng lớn mạnh, đóng góp một phần đáng kể vào công tác đào tạo, góp phần nâng cao dân trí, tạo ra một nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển KT - XH của huyện nhà. Trung tâm đã khắc phục những khó khăn, tận dụng mọi điều kiện thuận lợi vƣơn lên thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản.
Trong những năm gần đây tỉ lệ học viên học tại Trung tâm ngày càng tăng. Nguyên nhân tăng sĩ số là do trình độ dân trí của nhân dân địa phƣơng từng bƣớc đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nâng cao, nhân dân đã bắt đầu chú trọng đến việc cho con em mình theo học văn hóa bổ túc THPT; thứ hai là do sự chỉ đạo điều phối kịp thời của Sở GD - ĐT thành phố Hải Phòng về việc tuyển sinh giữa các trƣờng THPT trên địa bàn huyện; thứ ba là do công tác tham mƣu đúng hƣớng của đơn vị trong việc đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa trình độ của đông đảo lực lƣợng cán bộ xã. Có thể khẳng định rằng công tác bổ túc văn hóa của Trung tâm Dạy nghề & GDTX huyện Tiên Lãng đã góp phần giảm tải bậc THPT và đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân địa phƣơng.
2.2.2.1. Đội ngũ CB - GV - HV của trung tâm
Thống kê đội ngũ CB - GV năm học 2013- 2014 qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Ban giám đốc Số TT Họ và tên Chức vụ Văn bằng cao nhất Năm tốt nghiệp Năm vào ngành Thời gian bổ nhiệm lần đầu
1 Nguyễn Văn Pha Giám đốc Đại học 2002 1980 2008
2 Bùi Đăng Khoan Phó GĐ Đại học 1990 1978 2003
3 Nguyễn Văn Hòa Phó GĐ Đại học 2002 1977 2003
4 Nguyễn ĐìnhTrƣờng Phó GĐ Đại học 2000 1996 2006 Bảng 2.2. Tổ trƣởng, tổ phó chuyên môn Số TT Họ và tên Chức vụ Văn bằng cao nhất Năm tốt nghiệp Môn Năm vào ngành
1 Nguyễn T. Hƣơng Sen Tổ trƣởng
Tổ nghề Đại học 2000 Ngữ văn 1996 2 Đào Văn Định Tổ trƣởng Tổ GDTX Đại học 2005 Hóa học 1993 3 Đỗ Thị Thủy Tổ trƣởng Tổ G.Vụ Cao đẳng 1982 Toán 1982 4 Phạm Thị Vân Anh Tổ trƣởng Tổ H.C Đại học 2012 Kế toán 2006 5 Đỗ Thị Hoa Hiên Tổ phó Tổ GDTX Thạc sĩ 2006 Ngữ văn 2006 6 Phạm Quý Huân Tổ phó Tổ H.C Đại học 2008 Sinh học 2001 7 Lƣu Thị Duyên Tổ phó Tổ nghề Đại học 2006 Kỹ sƣ Nông học 2007 8 Bùi Thị Thu Tổ phó Tổ G.Vụ Đại học 1999 Lịch sử 1999
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Năng lực phẩm chất của cán bộ quản lý có thể điểm một số nét nhƣ sau:
Trung tâm gồm một giám đốc và ba phó giám đốc, đội ngũ quản lý đều đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Đội ngũ quản lý đều đƣợc tập huấn thƣờng xuyên về công tác quản lý, nắm vững nghiệp vụ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, nắm bắt kịp thời những chính sách mới của ngành và của thành phố, luôn có tƣ duy đổi mới công tác quản lý để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
Bảng 2.3. Cơ cấu giáo viên
Môn Tổng số GV Số GV BC Số GV HĐ
Trình độ chuyên môn Độ tuổi
> ĐH ĐH CĐ Khác <30 30-40 40-50 >50 Văn 08 05 03 01 07 01 07 Sử 03 01 02 03 02 01 Địa 03 02 01 03 02 01 CD 03 01 02 03 03 Toán 08 05 03 06 02 02 02 01 03 Lý 04 01 03 04 02 01 01 Hóa 04 03 01 03 01 03 01 Sinh 03 02 01 03 02 01 Tin 04 01 03 04 02 02 Anh 03 01 02 03 03 Nghề 07 02 05 01 07 01 03 01 02 01 Cộng 50 24 26 02 44 04 12 27 06 05
Đội ngũ giáo viên: Độ tuổi trung bình khoảng 35 tuổi, 92% giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, do ƣu thế của tuổi trẻ nên tinh thần trách nhiệm của đội ngũ là rất cao, giáo viên bám trƣờng, bám lớp sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Các thầy cô giáo luôn nêu cao tinh thần học hỏi, ý thức tự giác trong việc trau dồi trình độ chuyên môn, 100% các thầy cô có thể áp dụng một cách thành thạo công nghệ thông tin vào giảng dạy, toàn bộ giáo án đƣợc soạn bằng máy tính, các loại đề thi đều đƣợc vi tính hóa 100%, ứng dụng lí thuyết vào sử dụng những thiết bị dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Trung tâm tiếp tục thực hiện hiệu quả các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” cuộc vận động “Hai không ”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức tự học, tự sáng tạo”. Hoạt động tập thể đƣợc nâng cao, mỗi cá nhân giáo viên đều là một đoàn viên tích cực trong việc xây dựng phong trào đoàn của nhà trƣờng.
Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Do tuổi đời còn trẻ, các thầy cô giáo còn non kinh nghiệm, trình độ trên chuẩn chƣa nhiều, hơn nữa hầu hết đội ngũ giáo viên chỉ dạy các môn văn hóa ở khối bổ túc, còn các mảng khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chƣa có nhiều mà phải sử dụng hợp đồng thỉnh giảng, hiệu suất sử dụng trong công việc chƣa cao.
Thực tiễn đội ngũ giáo viên của Trung tâm Dạy nghề và GDTX Tiên Lãng hiện nay tƣơng đối trẻ, không ổn định, thƣờng xuyên biến động, lực lƣợng nòng cốt quá ít, kinh nghiệm, năng lực giảng dạy hạn chế. Điều đó đặt ra nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết cho quản lý trung tâm là quan tâm xây dựng và bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên.
Nhiệm vụ dạy học THPT hệ GDTX luôn đƣợc coi là nhiệm vụ chủ đạo của trung tâm. Bên cạnh những đối tƣợng đƣợc xóa mù tiếp tục theo học, thì các đối tƣợng học hành dang dở do những nguyên nhân khác nhau hoặc không đủ điều kiện vào học ở những trƣờng phổ thông chính quy. Số lƣợng học viên theo học bổ túc THPT ở trung tâm đƣợc thể hiện qua báo cáo tổng kết năm học 2013- 2014:
Bảng 2.4: Quy mô đào tạo
Khối Buổi tối Ban ngày Tự học có hƣớng dẫn Tổng Số lớp H.viên Số lớp H.viên Số lớp H.viên Số lớp H.viên
12 3 88 3 88
11 6 193 6 193
10 6 266 6 266
Cộng: 15 547 15 547
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2013 - 2014 của Trung tâm Dạy nghề & GDTX Tiên Lãng)
Bảng 2.5: Đánh giá xếp loại học lực
Khối Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL %
10 266 60 22,6 195 73,3 11 4,1
11 193 43 22,3 140 72,5 10 5,2
12 88 19 21,6 67 76,1 02 2,3
Cộng 547 122 22,3 402 73,5 23 4,2
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2013 - 2014 của Trung tâm Dạy nghề & GDTX Tiên Lãng)
Bảng 2.6: Đánh giá xếp loại hạnh kiểm
Khối Tổng Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL %
10 266 157 59,0 96 36,1 13 4,9
11 193 123 63,7 64 33,2 06 3,1
12 88 55 62,5 27 30,7 06 6,8
Cộng: 575 335 61,2 187 34,2 25 4,6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các lớp bổ túc THPT có đối tƣợng chủ yếu là các học viên còn ít tuổi, chƣa đi làm, do thi không đỗ vào các trƣờng chính quy. Do phần lớn tuổi đời còn trẻ, chƣa phải tham gia lao động, chính vì thế các em có nhiều thời gian hơn để tập trung cho công việc học tập, hơn nữa do các em vẫn đang duy trì quá trình học tập liên tục vì vậy kiến thức cơ bản vẫn còn và điều này đã tạo thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức ở những bậc học cao hơn . Tuy nhiên việc dạy học các đối tƣợng này cũng gặp không ít khó khăn. Những khó khăn này chủ yếu đến từ ý thức của ngƣời học, đa số những học viên này khi tham gia học ở trung tâm đều vì họ không thi đƣợc vào các các trƣờng THPT, vì thế học lực và hạnh kiểm thƣờng yếu kém, thế nên việc dạy các đối tƣợng này khá khó khăn do ý thức học tập trên lớp chƣa cao, các em còn hay nói chuyện, ít chú ý vào bài giảng, hay trốn tiết và nghỉ học tự do. Cá biệt có một số học viên còn nghỉ học do ý thức kém dù trung tâm đã vận động và phối hợp với gia đình đôn đốc, nhắc nhở.
Đón nhận những khó khăn thách thức, Trung tâm Dạy nghề & GDTX Tiên Lãng luôn cố gắng hết mình vì học viên thân yêu, năm học 2013- 2014, tỷ lệ học viên đạt hạnh kiểm khá, tốt và học lực khá, tốt khá cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều học sinh xếp loại học lực yếu và hạnh kiểm trung bình.
2.2.2.2. Hoạt động dạy của giáo viên a. Thực hiện chương trình:
Về chƣơng trình giáo viên nắm vững chƣơng trình dạy học mới của bộ môn mình ở khối lớp đƣợc dạy học và toàn cấp học, nắm đƣợc những nội dung kiến thức cơ bản của môn học ở từng lớp học, cấu trúc của chƣơng trình, mục tiêu dạy học, phƣơng pháp giảng dạy bộ môn các hình thức dạy học của bộ môn, phân phối thời gian dạy bộ môn theo yêu cầu đổi mới. Hàng năm giáo viên đã lập kế hoạch dạy học môn học của mình trong đó phần thực hiện chƣơng trình dạy học đã đƣợc thể hiện rõ. Trong những năm qua giáo viên đã thực hiện đúng đủ chƣơng trình dạy học, không dồn ép, cắt xén, đảm bảo tiến độ thời gian. Toàn bộ hoạt động dạy của giáo viên từ phần soạn bài lên lớp, ôn tập kiểm tra, dạy các môn tự chọn, tổ chức hƣớng dẫn các hình thức học tập ngoài lớp học… đƣợc thực hiện theo đúng chƣơng trình - kế hoạch dạy học.
Tuy vậy việc thực hiện chƣơng trình dạy học còn có những tồn tại, việc nắm vững mục tiêu chung của chƣơng trình môn học, mục tiêu riêng của từng chƣơng, từng bài, việc quán triệt mục tiêu vào từng bài dạy theo yêu cầu đổi mới chƣa thật sát, chƣa thật nhuyễn, chƣa thật đầy đủ.
Việc điều chỉnh chƣơng trình hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ cho kịp tiến độ chƣa đƣợc coi trọng, có những môn bị xem nhẹ, cá biệt có những môn vì nhiều lý do đã bị dồn hoặc bố trí vào quỹ thời gian khác không phải chính khoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ b. Soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp:
Về cơ bản trong những năm qua giáo viên đã biết thiết kế những giáo án hƣớng tới học viên, lấy học viên làm trung tâm. Xác định đƣợc học viên với vai trò chủ động đƣợc làm việc nhiều hơn, đƣợc nghĩ nhiều hơn, đƣợc nói nhiều hơn. Giáo viên với vai trò chủ đạo, là ngƣời tổ chức hƣớng dẫn, điều khiển các hoạt động nhận thức của học viên, là ngƣời cung cấp thông tin, là trọng tài trong các giờ thảo luận. Kết cấu giáo án đã đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với logíc môn học, tiết học và logíc nhận thức của học viên. Đặc biệt các giáo án đã chú ý đến mục tiêu của bài học không những về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà còn bồi dƣỡng năng lực nhận thức, phẩm chất tƣ duy, năng lực tự học, rèn luyện kỹ năng (kỹ năng học tập, kỹ năng sống), vận dụng kỹ năng vào thực tiễn. Không những các giáo án đã xác định rõ mục tiêu chung cho cả lớp mà còn xác định mục tiêu riêng cho một số nhóm học viên cá biệt. Mục tiêu bài học đƣợc xác định cụ thể, sát với yêu cầu của chƣơng trình với hoàn cảnh và điều kiện dạy và học, giúp giáo viên định hƣớng tốt cho bài giảng.
Các giáo án đã coi trọng việc chuẩn bị các tài liệu, đồ dùng, phƣơng tiện dạy học, thiết kế đƣợc các hoạt động của thầy, của trò, phần giao nhiệm vụ cho học viên, chú ý việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, thiết kế các vấn đề theo các tình huống học tập để khơi dạy niềm hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của học viên. Các giáo án đã xác định đƣợc các đơn vị kiến thức mới, xây dựng các vấn đề tích hợp, các kiến thức trọng tâm, xác định đƣợc các kỹ năng cần hình thành và rèn luyện, xác định phần tự học cho học viên, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp trong đó có những câu hỏi then chốt, dự kiến các phƣơng án giải quyết cho một vấn đề, dự kiến các kết luận và chuyển ý, chuẩn bị các phiếu học tập, đề kiểm tra. Các giáo án đã định rõ các hình thức học tập, các phƣơng pháp dạy học phù hợp, dự kiến thời gian cho các hoạt động, cách trình bày: kẻ cột, nội dung ghi trong giáo án, phần ghi trên bảng đƣợc xác định cụ thể rõ ràng.
Tuy nhiên việc soạn bài và chuẩn bị cho giờ lên lớp còn một số tồn tại, một số giáo viên có tâm lý ngại thay đổi, chƣa thực sự đổi mới cách soạn bài, một số phần chuẩn bị chƣa kỹ, chƣa nắm vững các yêu cầu của một giáo án theo hƣớng đổi mới cách học, cách dạy. Một số giáo viên soạn bài còn sơ sài hoặc là tóm tắt trong tài liệu hƣớng dẫn giảng dạy một cách máy móc, không đầy đủ, chƣa quán triệt đầy đủ những yêu cầu của đổi mới cách soạn bài. Những giáo viên năng lực hạn chế và giáo viên mới ra trƣờng giáo án soạn còn rƣờm rà, nặng nề, tham kiến thức khó có thể “thi công” tốt đƣợc. Một số giáo viên chƣa chú ý phần ghi việc chuẩn bị tài liệu, đồ dùng, phƣơng tiện dạy học, còn xem nhẹ phần này. Có thể nói gọn lại đa số giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào SGK, tài liệu hƣớng dẫn mà chƣa chủ động sáng tạo chuyển hoá thành lối đi của riêng mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ c. Giờ lên lớp:
Về cơ bản đội ngũ giáo viên đã thực hiện đổi mới trong khâu lên lớp, đảm bảo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại một giờ lên lớp của Bộ giáo dục và đào tạo đề ra và những yêu cầu của đổi mới phƣơng pháp trong quá trình lên lớp.
Giáo viên đã quan tâm tới sự tƣơng tác giữa 3 yếu tố: Hoạt động của thầy (chủ đạo) hoạt động của trò (chủ động) và môi trƣờng sƣ phạm (môi trƣờng hƣớng tới ngƣời học). Nhiều giáo viên vào bài hấp dẫn, tạo đƣợc ấn tƣợng, tập trung chú ý, đƣa học viên vào tình huống có vấn đề. Khâu điều khiển các hoạt động nhận thức của học viên đã đƣợc đổi mới. Giáo viên đã biết tạo hứng thú học tập cho học viên trên cơ sở luôn luôn tạo ra các tình huống học tập, phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh trên cơ sở giao nhiệm vụ cho học sinh. Giáo viên đã chủ động giải quyết các tình huống học tập hợp lý, tế nhị, tôn trọng học viên. Cách kiểm tra đánh giá đƣợc đổi mới. Các phƣơng tiện, đồ dùng dạy học đƣợc tích cực sử dụng (80% số tiết). Các hình thức học tập đƣợc áp dụng tƣơng đối phù hợp. Giờ học đã sinh động sôi nổi hơn, giáo viên đã biết kết hợp sử dụng các phƣơng pháp dạy học theo tinh thần đổi mới cho dù thành công ở mức độ này hay mức độ khác.
Tuy nhiên giờ lên lớp của giáo viên vẫn còn một số tồn tại. Một số giáo viên còn dễ dãi hoặc căng thẳng trong tiết dạy, chƣa tạo ra bầu không khí thân mật tạo tâm thế sẵn sàng học tập cho học viên. Lớp học còn ồn ào, phần vào bài còn khô cứng thiếu tự nhiên, chƣa nhuần nhuyễn, chƣa tập trung đƣợc sự chú ý và tạo tình huống có vấn đề cho học viên. Một trong những tồn tại lớn nhất là việc tổ chức, điều khiển các hoạt