8. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Phát triển kinh tế
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP): bình quân trong 2 năm (2010 - 2012) vẫn đạt 11,15%, gấp 1,5 lần mức tăng bình quân chung của cả nƣớc.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiên tiến: tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ từ 87% năm 2005 (dịch vụ 50,8%) lên 90% năm 2012 (dịch vụ 53%). Nguồn nhân lực từng bƣớc đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Công nghiệp tiếp tục giữ vai trò chủ lực, góp phần quan trọng hàng đầu vào tăng trƣởng kinh tế, xuất khẩu, thu hút lao động; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
- Kinh tế dịch vụ phát triển đa dạng, đúng định hƣớng, chất lƣợng và hiệu quả đƣợc nâng lên; GDP chiếm tỷ trọng cao; tăng trƣởng bình quân 12,39%/năm. Hoạt động dịch vụ cảng biển phát triển nhanh. Sản lƣợng hàng thông qua các cảng trên địa bàn đạt mục tiêu đề ra. Năm 2012 đạt 32,5 triệu tấn, tăng 13,7%.
1.687 triệu USD
Du lịch có bƣớc phát triển khá, cơ sở hạ tầng du lịch đƣợc đầu tƣ, thêm nhiều khách sạn, nhà hàng, nhiều công trình văn hoá lịch sử đƣợc tôn tạo. Dự kiến thu hút khoảng 4,2 -> 4,7 triệu lƣợt khách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bƣu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh; mạng viễn thông đã phủ khắp thành phố, cả đảo Bạch Long Vỹ.
Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch nhanh hơn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo đảm an ninh lƣơng thực. Giá trị sản xuất tăng bình quân 4,54%/năm, đạt kế hoạch.
Kinh tế biển, khai thác khá toàn diện các yếu tố tài nguyên, lợi thế biển và cảng biển; tiếp tục đầu tƣ các ngành kinh tế biển truyền thống để nâng cao năng lực, có tốc độ phát triển nhanh, sức cạnh tranh đƣợc cải thiện; khẳng định rõ hơn vai trò là một trong những trọng điểm kinh tế biển của cả nƣớc. Xây dựng, triển khai quy hoạch phát triển kinh tế biển Hải Phòng đến năm 2020 phù hợp với quy hoạch chung của cả nƣớc.
- Các thành phần kinh tế tiếp tục đƣợc quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đƣợc nâng lên. Đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp phát triển nhanh, quy mô ngày càng lớn. Kinh tế tập thể tiếp tục đƣợc củng cố, có đóng góp khá tích cực vào tăng trƣởng kinh tế thành phố, nhất là thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng cộng đồng… Kinh tế tƣ nhân phát triển nhanh số lƣợng, quy mô, mở rộng lĩnh vực hoạt động, thu hút vốn lớn của toàn xã hội, góp phần quan trọng giải quyết việc làm và đóng góp ngày càng lớn vào tổng GDP của thành phố.