1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

thực trạng ngoại hối việt nam

38 250 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam và các biện pháp quản lý

oTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ o0o BÀI TẬP LỚN Đề tài: Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam và các biện pháp quản lý Hà Nội, 03-2013 STT Họ tên Mã SV Đánh giá Giáo viên hướng dẫn : TS. Đặng Ngọc Đức Th.S Nguyễn Thanh Dương Nhóm thực hiện : Nhóm 06 Chủ đề : 05 Lớp : Tài chính quốc tế 1 Mai Thị Hồng Nhung(NT) CQ522658 100% 2 Nguyễn Thị Nhung CQ522670 100% 3 Nguyễn Thị Hồng Nhung CQ522682 50% 4 Bùi Bích Phương CQ522802 50% 5 Mai Thu Phương CQ522833 100% 6 Phạm Vũ Quỳnh Phương CQ527309 80% 7 Trần Thu Phương CQ522881 80% 8 Đồng Văn Quang CQ514787 100% 9 Nguyễn Ngọc Quang CQ522929 90% 10 Đỗ Thị Quyên CQ522981 90% Bảng đánh giá đóng góp công việc của nhóm MỤC LỤC Trang Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1. Khái niệm, phân loại, các chủ thể tham gia: 1.1. Khái niệm: Để hiểu được thị trường ngoại hối thì trước hết chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm ngoại hối là gì? • Ngoại hối (the foreign exchange) bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế.Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn để chi trả, thanh toán lẫn cho nhau. • Đối với mỗi quốc gia thì ngoại hối gồm: - Ngoại tệ: có thể là kim loại, tiền giấy, tiền trên tài khoản, tiền điện tử và các loại phương tiện thanh toán khác được xem như tiền. - Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ: như séc thương mại,chấp phiếu ngân hàng, kỳ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác. - Vàng tiêu chuẩn quốc tế: là vàng đượcsử dụng với vai trò là tiền ( là phương tiện thanh toán) trong thanh toán quốc tế. - Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ.  Vậy thị trường ngoại hối là gì? Thị trường ngoại hối( viết tắt: FOREX) Là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán ngoại tệ và vốn bằng ngoại tệ. (Ví dụ như Việt Nam tiến hành nhập khẩu hàng và được Mỹ yêu cầu trả bằng USD, nước Anh yêu cầu trả bằng bảng Anh, Nhật yêu cầu trả bằng yên nhật . . . vì vậy nhà nhập khẩu Việt Nam phải mua các đồng ngoại tệ khác nhau để thực hiện mua hàng từ nước ngoài.) Do trong thực tế thì hoạt động mua bán tiền tệ chủ yếu xảy ra giữa các ngân hàng( chiếm khoảng 85 % tổng doanh số giao dịch liên quan đến các ngoại tệ mạnh bao gồm USD, Yên Nhật, Euro, Bảng Anh,DollarÚc ) chính vì vậy:  Như vậy chúng ta có thể thấy là nếu trên thế giới chỉ sử dụng một đồng tiền chung duy nhất thì mọi hoạt động mua bán trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau sẽ không còn tồn tại và do đó thị trường ngoại hối sẽ không còn tồn tại và việc nghiên cứu nó trở nên vô nghĩa, tuy nhiên, đây chỉ là một giả thiết không có trong thực tế. 1.2. Phân loại cấu trúc thị trường ngoại hối • Căn cứ vào sự can thiệp của Nhà nước: - Thị trường chính thức - Thị trường không chính thức • Căn cứ vào khối lượng giao dịch: - Thị trường bán buôn( Thị trường liên ngân hàng – Interbank market) - Thị trường bán lẻ ( Retail market) • Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh: - Thị trường giao ngay - Thị trường phái sinh 1.3. Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối 5 Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam • Nhóm khách hàng mua bán lẻ ( retail client): gồm các công ty nội địa và đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại tệ với 1 trong 2 mục đích là chuyển đổi ngoại tệ hoặc phòng ngừa rủi ro tỷ giá. • Các trung gian tài chính gồm: các ngân hàng Thương Mại (commercial banks), các sàn giao dịch và thể chế trung gian tài chính khác. Các trung gian tài chính tham gia thị trường ngoại hối nhằm mục đích kiếm lời từ việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, thông qua mua bán hộ để thu khoản phí hoặc phí cung cấp dịch vụ nói chung và do chênh lệch tỷ giá để thu lợi, mặt khác tự mình kinh doanh mua bán ngoại tệ kiếm lãi. • Những nhà môi giới ngoại hối ( foreign exchange brokers): nhà môi giới thực hiện thu thập hầu hết các lệnh đặt mua và lệnh đặt bán ngoại tệ từ các ngân hàng khác nhau từ đó cung cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá chào bán cho khách hàng một cách nhanh chóng, rộng khắp với giá trong tay, tuy nhiên các ngân hàng sẽ phãi trả cho các nhà môi giới một khoản phí làm cho chênh lệch tỷ giá bị thu hẹp lại. nhưng các nhà môi giới thì chỉ được cung cấp dịch vụ môi giới chứ không được tự đầu tư. • Các ngân hàng Trung ương (centeral banks): tham gia với 3 mục đích sau: - Can thiệp lên tỷ giá bằng cách mua vào bán ra theo hướng mà NHTW cho là có lợi cho đồng tiền và nền kinh tế nước mình, và đồng thời góp phần tạo sự ổn định cho tỷ giá ngoại tệ. - Mua bán chuyển đổi ngoại tệ nhằm bảo toàn và gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối quốc gia, để có thể ứng biến với sự biến động của thị trường. - NHTW còn là đại lí trong việc mua bán hộ ngoại tệ của chính phủ. • Các nhà đầu cơ ngoại tệ: là các cá nhân tổ chức mua và giữ lượng lớn ngoại tệ nhằm ghim giá, và có đẩy cho giá tăng cao khi đó mới tung ngoại tệ ra thị trường để kiếm khoản lời khổng lồ, nhưng các nhà đầu cơ là một trong những nguyên nhân gây ra thông tin bất đối xứng ảnh hưởng xấu tới thị trường. 2. Đặc điểm và vai trò: 2.1. Đặc điểm: • Thị trường ngoại hối không tồn tại trong một không gian cụ thể nhất định mà hoạt động của nó thông qua các phương tiện thông tin hiện đại. • Có tính quốc tế hoá cao. • Giao dịch mua bán các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi. • Giao dịch với khối lượng lớn (khối lượng tối thiểu và doanh số) 2.2. Vai trò • Cọ sát cung và cầu về ngoại tệ, thỏa mãn nhu cầu khác về ngoai tệ, đáp ứng khả năng thanh toán, hạn chế rủi ro trong các hoạt dộng kinh doanh ngoại tệ và bằng ngoại tệ. • Cơ sở hình thành và điều tiết tỷ giá • Công cụ kiểm soát và điều tiết sự di chuyển của các luồng vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ: nhờ có thị trường ngoại hối mà NHTW can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế. 3. Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối: 3.1. Các giao dịch giao ngay( Spot transactions) 6 Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam • Nghiệp vụ mua bán giao ngay:Là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao được thực hiện ngay lập tức hay là chậm nhất là sau 2 ngày kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. • Nghiệp vụ mua bán khống: Là giao dịch trong đó nhà đầu tư đặt lệnh bán ngoại tệ khi không có ngoại tệ trong tài khoản. • Nghiệp vụ Arbitrages: là giao dịch mua bán chênh lệch tỷ giá(tại cùng một thời gian,nhưng địa điểm khác nhau) • Nghiệp vụ kinh doanh khác 3.2. Các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối( Derivatives) • Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng kỳ hạn( Forwards contracts):Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp đồng. • Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng tương lai( Futures contracts): là nghiệp vụ mua bán ngoại tế giữa hai bên với số lượng và loại ngoại tế xác định với giá thỏa thuận hôm nay nhưng lại giao ngoại tệ vào một thời điểm cụ thể trong tương lai • Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ(Swaps):Là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay và giao dịch ngoại hối có kỳ hạn để kiếm lợi nhuận • Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng quyền chọn( Options ):Là nghiệp vụ giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian . Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐIVIỆT NAM 1. Thực trạng nghiệp vụ phái sinh trên thị trường  Thực trạng: Các ngân hàng thương mại ngày nay kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Ngoài các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống như: tiết kiệm, cho vay thế chấp, cho vay cầm cố, bảo lãnh L/C, chiết khấu giấy tờ có giá, thanh toán bằng séc, chuyển khoản…các ngân hàng đã có nhiều sản phẩm mới như bao thanh toán, cho thuê tài chính, cho vay đồng tài trợ hay các nghiệp vụ tài chính phái sinh…Trong đó, các nghiệp vụ phái sinh có vai trò rất quan trọng, giúp hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra. Nghiệp vụ tài chính phái sinh đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1990, chủ yếu là tại các ngân hàng có giao dịch với các ngân hàng nước ngoài.Một số ngân hàng lớn như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương (Viettinbank)…cũng đã triển khai các nghiệp vụ như: mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi, hợp đồng tương lai…cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại tệ và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, các sản phẩm công cụ phái sinh hiện nay tại các ngân hàng còn ít, chưa thu hút được các doanh nghiệp sử dụng. Vì thế, thu nhập từ các công cụ phái 7 Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam sinh còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đơn cử số liệu về thu nhập và lợi nhuận từ công cụ phái sinh của 3 ngân hàng thương mại hàng đầu hiện nay để có thể thấy được thực tế này. Bảng 1: Thu nhập và lợi nhuận từ công cụ phái sinh tại một số NHTM Nă m Chỉ tiêu BIDV Vietinbank Vietcombank TriệuVN Đ % TriệuVN Đ % TriệuVN Đ % 200 7 Tổng thu nhập 7.794.275 100 6.648.680 100 5.763.393 100 Trong đó: Thu từ các công cụ phái sinh 19.110 0,24 4.256 0,0 6 0 Tổng lợi nhuận 2.028.246 100 1.529.085 100 3.192.119 100 Trong đó: Dịch vụ phái sinh 8.829 0,04 -6.464 0 0 0 200 8 Tổng thu nhập 7.570.430 100 8.694.253 100 10.991.21 9 100 Trong đó: Thu từ các công cụ phái sinh 363.288 4,79 74.764 0,8 6 52.492 0,04 Tổng lợi nhuận 2.368.018 100 2.436.388 100 3.525.877 100 Trong đó: Dịch vụ phái sinh 237.930 10,04 -120.042 0 52.492 1,4 200 9 Tổng thu nhập 9.687.959 100 5.428.316 100 9.286.804 100 Trong đó: Thu từ các công cụ phái sinh 91.272 0,94 200.587 3,7 0 6.420 0,06 Tổng lợi nhuận 3.605.469 100 1.678.289 100 5.004.374 100 Trong đó: Dịch vụ phái sinh -171.695 0 -289.517 0 -288.777 0 (Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của công cụ phái sinh là rất nhỏ so với tổng doanh thu và lợi nhuận của các ngân hàng. Tại BIDV, năm 2007, thu từ công cụ phái sinh là 19.110 triệu đồng, chiếm 0,24% tổng thu nhập, năm 2008 tăng lên 363.288 triệu đồng, chiếm 4,79 % tổng thu nhập nhưng đến năm 2009 chỉ đạt 91.272 triệu đồng chiếm 0.94 % tổng thu nhập; và lợi nhuận năm 2007 là 8.829 triệu đồng, chiếm 0,04% tổng lợi nhuận, năm 2008 tăng lên 237.930 triệu đồng chiếm 10,04% tổnglợi nhuận nhưng đến năm 2009 lại giảm mạnh, lỗ 171.695 triệu đồng. Tại Vietinbank, thu nhập từ công cụ phái sinh tăng qua các năm, năm 2007 chỉ là 4.256 triệu đồng, chiếm 0,06% tổng thu nhập, đến năm 2008 đã tăng lên 74.764 triệu đồng, chiếm 0.86%, năm 2009 tăng mạnh lên 200.287 triệu 8 Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam đồng, chiếm 3,7% tổng thu nhập. Mặc dù có thu nhập tăng qua các năm nhưng ngân hàng lại toàn lỗ khi kinh doanh lĩnh vực này, năm 2007 lỗ 6.464 triệu đồng, năm 2008 lỗ 120.042 triệu đồng, năm 2009 lỗ 289.517 triệu đồng. Tại Vietcombank, năm 2008 thu nhập từ công cụ phái sinh là 52.492 triệu đồng, chiếm 0,04% tổng thu nhập, năm 2009 tăng lên là 6.420 triệu đồng chiếm 0,06% tổng thu nhập. Trong đó, lợi nhuận năm 2008 là 52.492 triệu đồng, chiếm 1,4% tổng lợi nhuận, năm 2009 lại lỗ 288.777 triệu đồng. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng, làm sao để vừa tranh thủ được các nguồn vốn quốc tế, thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, kiều hối, nhưng lại phải đảm bảo được chủ quyền của đồng Việt Nam, thực hiện được mục tiêu của chính sách tiền tệ. Trong thời gian qua, chính sách ngoại hối đã có những thay đổi quan trọng, một số quy định đã thông thoáng hơn, mở ra nhiều nghiệp vụ mới, đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc dù đã triển khai nghiệp vụ option nhưng không có giao dịch. Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá như forward, swap, futures, option đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD. Chính vì vậy, việc ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó,từ khi xuất hiện đến nay, các nghiệp vụ phái sinh ở Việt Nam phát triển rất khiêm tốn. Nhiều nghiệp vụ phái sinh đã được các ngân hàng dần đưa vào triển khai thực hiện. Hiện nay các nghiệp vụ này đã có mặt tại nhiều NHTM trong đó có cả những nghiệp vụ phức tạp song còn hạn chế và chủ yếu là do các ngân hàng nước ngoàiViệt Nam thực hiện. 9 Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam  Nghiệp vụ kỳ hạn: -Các nghiệp vụ kỳ hạn mà các ngân hàng thương mại hay thực hiện đó là mua bán ngoại tệ kỳ hạn. Dù đã trải qua hơn chục năm thực hiện nhưng nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn tại các NHTM vẫn chưa phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng nhỏ so với giao dịch giao ngay. - Thị trường ngoại hối Việt Nam luôn ở trong trạng thái khan hiếm ngoại tệ, buộc các đơn vị phải tìm cách mua kỳ hạn để phòng khan hiếm ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Vì thế mà các NHTM thực 10 [...]... nước Việt Nam bắt đầu áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết: tỷ giá được xác định trên cơ sở bình quân mua bán thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Đây được 19 Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam đánh giá là một bước đổi mới rất quan trọng trong thực tiễn quản lý chính sách tỷ giá hối đoái nói chung, chính sách tiền tệ nói riêng Trong những năm này, khối lượng dự trữ ngoại hối. .. ngoại hối nhà nước của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh Từ năm 1999 đến nay, khối lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng đáng kể, dự trữ ngoại hối năm 2005 tăng gấp 3 lần so với năm 1999 Nếu như trong những năm trước 2004 dự trữ ngoại hối đáp ứng được khoảng trên dưới 8 tuần nhập khẩu thì đến năm 2004 đã đạt 9 tuần nhập khẩu và sang năm 2005, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đáp ứng được 10 tuần... dân và doanh nghiệp vẫn bị từ chối IV MỘT VÀI KIẾN NGHỊ CHO THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM 1 Kiến nghị về đổi mới chính sách quản lý ngoại hối Trong thời gian qua, các biện pháp tăng cường quản lý ngoại hối của nhà nước đã phát huy tác dụng tích cực.Tuy nhiên, các văn bản về quản lý ngoại hối cần được bổ xung sữa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tại của thị trường ngoại hối Đồng thời cần thiết phải... tố tâm lý, nhu cầu thực về ngoại tệ trong thời điểm hiện nay là không lớn và tỷ giá hối đoán sẽ sớm ổn định trở lại vì thị trường ngoại hối hiện vẫn đang ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực Dự trữ ngoại hối ở mức cao, xuất siêu tiếp tục đạt khá (2 tháng đầu năm 2013 xuất siêu ước đạt 1,68 tỷ USD), thị trường tự do được kiểm soát chặt chẽ và chỉ 33 Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam - - hoạt động ở... cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, NHNN đã mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, dự phòng đối phó với nguy cơ dòng vốn đảo chiều, giảm áp lực tăng giá, NHNN đã nới lỏng biên độ tỷ giá từ ±0 25% lên ±0.5% và ±0 75% 21 Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam Hình 2: Diễn biến tỷ giá 2004 Đơn vị: VND/USD Hình 3: Diễn biến tỷ giá 2005 Đơn vị: VND/USD Hình 4: Diễn biến tỷ giá năm 2006 22 Thực trạng. .. các giải pháp mạnh như cơ chế mua bán thay thế cơ chế vay mượn ngoại tệ, nâng dự trữ bắt buộc ngoại tệ, hạ lãi suất huy động ngoại tệ… đã khiến tỷ giá ổn định hơn 34 Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam       Có thể quá sớm để nói rằng NHNN đã thành công trong việc quản lý ngoại hối về dài hạn, nhưng mục tiêu ngắn hạn như giảm sốt ngoại tệ, thu hẹp chênh lệch giá… đã phần nào đạt được 2 Hạn... kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung 18 Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam - • -     và phái sinh ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản... dịch viên chuyên nghiệp, Thực tế có nhiều NHTM được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được Đối với các doanh nghiệp thì việc hiểu biết các công cụ phái sinh để phòng chống rủi ro còn nhiều hạn chế Điều kiện để phát triển các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam Từ thực tế trên, để ứng dụng và phát triển công cụ phái sinh tại Việt Nam cần phải có các điều... tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước 28 Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam •   • Bên cạnh việc điều chỉnh tỷ giá theo tín hiệu thị trường, Ngân hàng Nhà nước cũng đã áp dụng các biện pháp hành chính khác như áp trần lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại từ 6% về còn dưới 2%, thực hiện kết hối và mở rộng đối tượng kết hối, xử lý một loạt các giao dịch ngoại hối bất hợp pháp trên thị trường... hiện tượng ứ đọng ngoại tệ Nhưng từ tháng 5, sự khan hiếm ngoại tệ lại diễn ra căng thẳng trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do Với sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, cũng như năng lực dự trữ ngoại hối lần đầu tiên được công khai một cách chính thức, tỷ giá ổn định dần về cuối năm Từ năm 2009 đến 2011 Diễn biến tỷ giá USD/ VNĐ 26 Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam Năm 2009, tỉ giá . này, khối lượng dự trữ ngoại hối nhà nước của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh. Từ năm 1999 đến nay, khối lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng đáng kể, dự trữ ngoại hối năm 2005 tăng gấp. lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM 1. Thực trạng nghiệp vụ phái sinh trên thị trường  Thực trạng: Các ngân hàng thương mại ngày nay kinh. trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung 18 Thực trạng hoạt động ngoại hối Việt Nam và phái sinh ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực

Ngày đăng: 15/05/2014, 02:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w