ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ NGOẠI HỐ

Một phần của tài liệu thực trạng ngoại hối việt nam (Trang 34 - 36)

16 tuần nhập khẩu.

- Nhu cầu ngoại tệ để thanh toán, nhập khẩu khá cao. Nguồn cung giảm nhẹ từ các nhà băng. Tâm lý trên thị trường ngoại hối không ổn định thể hiện ở sự trồi sụt liên tục của tỷ giá chính thức và sự tăng mạnh của tỷ giá chợ đen.

- Thị trường đô la Mỹ liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức độ ổn định. Thông tin từ các ngân hàng thương mại cho thấy, cung, cầu đô la Mỹ liên ngân hàng không nhiều biến động. Lãi suất không đổi, tiếp tục xoay quanh mức 0,3-0,5%/năm cho kỳ hạn qua đêm đến một tuần, 0,5-1% với kỳ hạn 2 tuần; 1,5-1,6%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và 2- 3%/năm cho kỳ hạn 3 tháng.

Dự đoán rằng:Tiền đồng giảm nhẹ sẽ không đáng lo ngại tại thời điểm hiện nay, nhờ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước đã mạnh hơn và cán cân thương mại thặng dư.

Nhận định rằng trong những tháng tiếp theo, nhiều khả năng Việt Nam sẽ vẫn đạt được thặng dư thương mại do sự suy giảm tổng cầu khiến nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu. Đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng tích cực lên thị trường ngoại hối trong thời gian tới và hướng điều hành tỷ giá năm 2013 sẽ giống như năm 2012.

III. ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝNGOẠI HỐI NGOẠI HỐI

Quản lý ngoại hối là một nhiệm vụ trọng của NHNN trong việc hoạch định và thực hiện chính sách tiền tệ. chính sách quản lý ngoại hối hiệu quả sẽ góp phần đáng kể trong cân bắng cán cân thanh toán, kiểm soát sức mua của đồng tiền,kiềm chế lạm phát, tận dụng nguồn vốn trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện ổn định và phát triển nền kinh tế

1. Thành tựu:

 Cùng với sự biến động của nền kinh tế , chính sách quản lý ngoại hối đã được đổi mới triệt để về tư duy lẫn điều hành. Chính sách nới lỏng quản lý ngoại hối đã dần dần thay thế chính sách độc quyền kiểm soát và kinh doanh ngoại hối nhà nước.

 Cơ chế điều hành tỷ giá cũng được thay đổi căn bản từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát. các công cụ quản lý ngoại hối được sử dụng tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ giá của Việt Nam hiện nay đang được điều hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thị trường. Điều này thể hiện rõ trong quyết định của NHNN về việc thu hẹp biên độ giao dịch về +/-1%, điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 9,3% vừa qua.

 Đồng thời, với các giải pháp mạnh như cơ chế mua bán thay thế cơ chế vay mượn ngoại tệ, nâng dự trữ bắt buộc ngoại tệ, hạ lãi suất huy động ngoại tệ… đã khiến tỷ giá ổn định hơn.

 Có thể quá sớm để nói rằng NHNN đã thành công trong việc quản lý ngoại hối về dài hạn, nhưng mục tiêu ngắn hạn như giảm sốt ngoại tệ, thu hẹp chênh lệch giá… đã phần nào đạt được.

2. Hạn chế:

Bên cạnh những thành quả đạt được, trong những năm vừa qua, chính sách quản lý ngoại hối vẫn còn những tồn tại nhất định. Đó là:

 Tỷ giá chưa thật sự phản ánh đúng cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế.

 Sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các chính sách quản lý vĩ mô đã có nhưng chưa hài hòa.

 Sau những biện pháp siết chặt thị trường ngoại tệ chợ đen của NHNN và cơ quan chức năng, trên thị trường ngoại tệ xuất hiện một nghịch lý là người dân đã bán- gửi ngoại tệ cho các ngân hàng, nhưng phía ngân hàng lại chưa đáp ứng tốt cho những người có nhu cầu chính đáng. Tình trạng này cho thấy, chính sách siết chặt quản lý ngoại tệ chợ đen là đúng, nhưng dường như chưa có sự chuẩn bị tốt từ phía NHNN, dẫn đến sự bức xúc của nhiều người dân và doanh nghiệp. Nhu cầu mua- đổi ngoại tệ chính đáng được pháp luật cho phép của người dân lại bị các ngân hàng từ chối. Tại không ít điểm giao dịch, cán bộ ngân hàng chưa hỏi người mua các giấy tờ chứng minh nhu cầu mua ngoại tệ, đã trả lời là không bán, thậm chí còn hướng người dân quay lại thị trường chợ đen.

 Cú biến động ngày 21/02/2013 làm giá vàng, USD đồng loạt tăng; thị trường chứng khoán tụt dốc (đạt mức giảm mạnh nhất trong vòng 6 tháng) chỉ vì tin đồn lãnh đạo một ngân hàng bị bắt... Sự kiện này cho thấy rằng, các cơ quan chức năng đã phản ứng chậm chạp và lúng túng trước các tình huống bất ngờ, thị trường tài chính Việt Nam còn thiếu minh bạch và dễ vỡ.

 Có thể nhận thấy, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công cụ phái sinh của các ngân hàng chưa hiệu quả. Các sản phẩm chưa đa dạng, phong phú, do đó mặc dù các ngân hàng đã không ngừng đầu tư chi phí để phát triển các sản phẩm này nhưng chưa thu hút được các doanh nghiệp tham gia. Thực tế là các doanh nghiệp hiện nay nhận thức rất ít về kỹ thuật phòng chống rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái và phòng chống bằng công cụ phái sinh lại càng xa lạ.Do đó, các doanh nghiệp không nhiệt tình phòng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn dẫn đến các NHTM gặp khó khăn trong việc phát triển các nghiệp vụ này. Mặt khác, vì đây là các nghiệp vụ hiện đại, phức tạp nên đòi hỏi đội ngũ nhân viên ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao, mới có thể tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ phái sinh đồng thời việc quảng bá, giới thiệu của các ngân hàng đối với doanh nghiệp còn chưa rộng rãi, làm doanh nghiệp chưa biết hoặc không mặn mà với các dịch vụ mới về công cụ phái sinh của ngân hàng.

 Quản lý ngoại hối hiện đi đúng hướng và có chuyển biến rất rõ nét. Nhưng về dài hạn thì phải giải quyết triệt để tình trạng đô la hóa. Đó là gốc rễ của vấn đề tỷ giá.

 Chính sách đúng của NHNN đang được người dân tuân thủ tốt, thì ngược lại, không ít ngân hàng, điểm giao dịch ngân hàng lại thiếu tính tuân thủ quy định pháp luật. Còn nếu xét ở góc độ lợi ích, người dân đang hình thành thói quen giao dịch qua ngân hàng, còn ngân hàng lại vì lợi ích của mình, chưa cung ứng tốt ngoại tệ cho người dân. Điều này làm cho thị trường chợ đen vẫn âm thầm hoạt động.

 Nhìn từ khía cạnh ban hành chính sách để đánh giá cũng dễ thấy có sự chuẩn bị chưa thật chu đáo từ phía NHNN. Nhu cầu giao dịch ngoại tệ của người dân là có thực và chính đáng, nên khi đóng cửa thị trường chợ đen, thị trường chính thức phải được mở rộng hơn để đáp ứng các nhu cầu ấy. Phía ngân hàng không thể đơn thuẩn trả lời một câu đơn giản là không có để bán. Câu hỏi đặt ra là liệu NHNN, các NHTM đã chủ động các giải pháp và có đủ nguồn ngoại tệ khi thực hiện chính sách này hay chưa? Rõ ràng là chưa, vì không ít nhu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp vẫn bị từ chối.

Một phần của tài liệu thực trạng ngoại hối việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w